Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người khi đông về (Ảnh: Getty).
Theo Healthline, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những phần thịt bị cháy khi nướng ở nhiệt độ cao có thể sản sinh ra các hợp chất hóa học độc hại, đặc biệt là Heterocyclic Amines (HCAs) và Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs). Đây là hai tác nhân được WHO liệt vào danh sách chất gây ung thư.
HCAs - Hợp chất sinh ra từ nhiệt độ cao
Theo nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute), HCAs hình thành khi protein trong thịt (thịt bò, thịt gà, thịt lợn) được nướng trực tiếp trên ngọn lửa ở nhiệt độ cao. Quá trình này xảy ra rõ nhất khi thịt bị cháy xém.
Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, việc hấp thụ lượng lớn HCAs có thể làm thay đổi ADN trong cơ thể, dẫn đến ung thư gan, dạ dày và đại trực tràng.
PAHs - Từ khói than hoa đến miếng thịt cháy
PAHs được sinh ra khi mỡ từ thịt nhỏ giọt xuống bếp than, tạo ra khói độc. Khói này bám lên bề mặt thịt, đặc biệt là các phần cháy xém.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PAHs là chất gây ung thư loại một, có liên quan mật thiết đến các bệnh ung thư phổi và đường tiêu hóa.
Kết hợp HCAs và PAHs - Nguy cơ tăng cao gấp bội
Nếu bạn thường xuyên ăn thịt nướng cháy, cơ thể sẽ hấp thụ đồng thời cả HCAs và PAHs, khiến nguy cơ mắc các bệnh ung thư càng cao hơn.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư (Journal of Nutrition and Cancer) đã khẳng định: "Việc tiêu thụ thịt nướng cháy tăng 28% nguy cơ ung thư đại trực tràng ở người trưởng thành".
Thực tế, thịt nướng cháy rất phổ biến, đặc biệt tại các quán vỉa hè sử dụng bếp than hoa. Việc nướng thịt lâu, để lớp bề mặt cháy vàng hoặc cháy đen là tình trạng thường gặp.
Cũng cần lưu ý rằng, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều nitrite và nitrate. Đây là hai chất dùng để bảo quản màu sắc và kéo dài hạn sử dụng. Khi được nướng ở nhiệt độ cao, các chất này có thể chuyển hóa thành nitrosamine, một hợp chất gây ung thư mạnh mẽ.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Preventioncho thấy, tiêu thụ thịt chế biến sẵn nướng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy lên đến 67%.
Làm thế nào để ăn thịt nướng an toàn?
Thịt nướng vẫn có thể là món ăn an toàn nếu bạn biết cách chế biến đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số khuyến cáo như sau:
Tránh để thịt cháy xém
Nướng thịt ở nhiệt độ vừa phải, không để thịt tiếp xúc trực tiếp với lửa. Nếu thấy phần thịt cháy đen, hãy cắt bỏ trước khi ăn.
Sử dụng bếp nướng an toàn
Ưu tiên bếp nướng điện hoặc bếp nướng không khói để giảm thiểu lượng PAHs từ khói than. Nếu sử dụng than hoa, hãy đảm bảo than cháy đỏ và không còn khói trước khi nướng.
Ướp thịt đúng cách
Sử dụng gia vị như gừng, tỏi, hành, và nước cốt chanh khi ướp thịt. Các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên trong những gia vị này có thể làm giảm sự hình thành HCAs. Tránh tẩm ướp quá nhiều đường, vì đường dễ bị cháy và sinh ra hợp chất độc hại.
Kết hợp rau củ
Rau củ nướng không chứa protein nên không tạo ra HCAs khi nướng. Hãy bổ sung rau củ vào thực đơn để giảm thiểu nguy cơ từ thịt nướng.
" alt=""/>Loại đồ nướng làm tăng nguy cơ ung thư cần tránh xaBạn Sâu chưa bao giờ thích ăn rau và thịt, trong khi trái cây thì chén tì tì, nhất là mấy loại quả chua như cam, bưởi... Mẹ không lo bạn ăn ít thịt, ăn ít thịt càng tốt, miễn là cá, tôm, trứng, sữa chua, đậu phụ, bột đậu không chê là được. Duy chỉ có rau thì thực sự nhiều lúc bạn làm mẹ phát rồ hét lên "Tại sao con tôi không ăn rau". Rất may là bây giờ tình hình ăn rau chủ động và bị động của bạn đã tốt lên nhiều, nhưng mẹ cũng phải dùng kha khá chiêu mới được thế.
![]() |
Điều khiến mẹ đau đầu nhất là bạn Sâu lười ăn rau. |
Dưới đây là một số "chiêu trò" để trị bệnh lười ăn rau của bạn Sâu:
- Nếu để bạn tự nguyện ăn raumà không nhắc nhở gì bạn thì bạn sẽ lờ lớ lơ đi luôn, nên mẹ ngày ngày vẫn phải hò “con ăn rau đi”. Thậm chí có thời gian, bạn lười ăn rau, lại còn bị táo bón thì mẹ đã phải đút canh rau cho bạn ấy ăn, dù việc đút ăn là một điều gần như “cấm kị” ở nhà.
Nếu làm cách mạnh tay tức là không ăn rau thì không được ăn cái gì khác và nhịn luôn bữa đó thì bạn Sâu sẽ nhịn luôn, càng lớn càng lì, bạn sẽ quấy vì đói nhưng nhất quyết không ăn. Thế thôi, không hợp cách này thì ta quay lại cách nhẹ nhàng tình cảm, khuyến khích bạn ăn rau dù bạn ăn ít và lựa theo sở thích của bạn vậy.
- Hãy tìm hiểu xem con thích ăn rau mềm hay rau giònđể nấu cho phù hợp. Bạn Sâu rất thích ăn rau nhừ nên mình bao giờ cũng nấu rau thật nhừ để bạn ăn.
- Tìm hiểu xem con thích ăn rau ở hình dạng nào. Bạn Sâu không bao giờ ăn rau miếng to đùng, dài ngoằng (trừ dưa chuột), hay rau cả cọng to, nhưng bạn sẽ chén nhiệt tình nếu các loại rau như rau muống, rau cải, rau chân vịt mình băm nhỏ hay bí xanh nấu canh, bắp cải xào cà chua... mình thái sợi, hoặc cà rốt, củ cải, su hào... mình thái hạt lựu nhỏ xíu. Vì thế, khi nấu canh mình thường băm nhỏ rau hoặc là thái hạt lựu thật nhỏ để bạn chịu ăn.
- Thử trộn rau cùng các loại sốt ngậy.Bạn Sâu rất thích ăn salad Nga và các loại salad có trộn sốt ngậy ngậy béo béo nên mình thường thái hạt lựu các loại củ, luộc thật mềm rồi trộn với mayonnaise, white sauce (sốt làm từ sữa tươi) - mấy loại rau như bông cải xanh, cà rốt hay lơ trắng trộn cùng nhau ngon lắm. Có hôm bắt chước các bạn Ấn trộn với sữa chua, hoặc làm salad Coleslaw là bạn cũng ăn vèo véo veo hết rau.
![]() |
Các loại rau củ quả chấm với sốt sẽ giúp các bé lười ăn rau cảm thấy ngon miệng hơn. |
Cách làm Coleslaw:Bắp cải thái sợi nhỏ, cà rốt, đường kính trắng, muối, hạt tiêu xay, sữa tươi, mayonaise, dấm trắng, buttermilk, nước cốt chanh. Nhớ trộn đều và để vào tủ lạnh ít nhất 2h trước khi ăn cho salad ngấm).
Các loại salad các bạn rắc thêm phô mai sợi hoặc bột rất ngon. Tất nhiên khi làm salad ở nhà mình vẫn rửa rau cực kỳ kĩ và vẫn trần sơ qua rau rồi.
- Hãy thử cho con ăn rau gia vị. Rau gia vị thật ra rất ngon, thơm này, có vị này, lại có thể thái nhỏ xíu cho vào đủ các thể loại món, từ món xào, sốt, canh, cháo... Bạn Sâu rất thích ăn rau gia vị, tây ta gì ăn hết. Rau gia vị thật ra có giá trị dinh dưỡng ở loại cao, lại chứa kháng sinh thực vật (không phải tất cả) nên tất cả các món ăn của mình đều có thêm rau gia vị, đặc biệt hành (hành lá, hành khô), tỏi là thứ không thể thiếu.
- Sử dụng rau củ để làm sốt. Điển hình chính là món sốt cà chua thần thánh, đậu phụ sốt cà, thịt bằm sốt cà, cá sốt cà, spaghetti bolognese, nui sốt cà. Bạn Sâu mê mẩn món sốt cà chua, có khi bạn chỉ cần ăn cà chua sốt trộn cơm là cũng sướng run người, Mình thường xay rối cà chua (tức là còn lổn nhổn chứ không nhuyễn hẳn) rồi mới làm thành sốt.
Đặc biệt bạn có thể thêm một số các loại củ ẩn trong sốt cà (lượng khoảng 80 cà chua/20 củ khác) như hành tây, cà rốt, cần tây, ớt chuông. Món sốt này ngoài việc làm cùng các món như trên, bạn cho con chấm cùng bánh mì hoặc chấm khoai chiên cũng siêu siêu ngon. Ngoài ra sốt kem nấm cũng có thể giấu một tẹo rau củ được nhưng hiệu quả nhất vẫn là sốt cà.
- Kết hợp rau cùng các món con thích. Bạn Sâu siêu thích ăn trứng, nên mình thường băm thật nhỏ đủ các thể loại rau củ, kể cả rau muống (trừ rau cải, chân vịt, mấy rau ăn hơi ngang và nhơn nhớt), củ thì xay rối hoặc nhuyễn sau khi luộc chín, đánh cùng trứng, sữa tươi, chút phô mai (nếu không dùng gia vị) rồi cho lên bếp rán hoặc chưng (scrambled), tỉ lệ khoảng trứng, rau và các thứ còn lại là khoảng 6:3:1. Nói chung vị béo ngậy của trứng sữa phô mai nó làm bớt cái vị của rau củ đi rồi ạ.
Ngoài ra, nem cũng là món mà có thể “nhồi” cho con ăn được nhất nhiều rau. Mẹ thường biến tấu các loại nem như nem cuốn siêu ngon, nem thịt truyền thống, nem hải sản, nem tôm phô mai cà rốt, nem cá hồi (có hành tây, cà rốt), nem chay, nem rong biển…
Chả đậu phụ cũng là món có thể trộn kèm cùng nhiều loại củ.
Cơm rang, cơm trộn , mỳ xào, mỳ Ý, cơm cà ri là những món hoàn toàn có thể cho thêm rất nhiều loại rau.
Mình cũng hay băm nhỏ rau cải, rau muống, các loại rau lá để xào cùng mỳ hoặc nấu cùng mỳ, bún cho con ăn. Ví dụ như món yêu thích của bạn Sâu là món mỳ rau cải, thịt băm, đơn giản cực kỳ mà bạn lại ăn được nhiều rau.
![]() |
Món mỳ chũ nấu theo công thức cho bé lười ăn rau. |
Làm mỳ rau từ các loại rau củ, nấu canh nhưng sẽ xay nhỏ một ít để hòa lẫn cũng nước canh (áp dụng cho những món rau bạn ấy ghét nhưng bổ dưỡng như bông cải xanh, rau chân vịt, rau mầm).
Thật ra thì bạn Sâu cũng khá dễ tính, vì các món trộn này bạn ấy ăn vèo vèo (ngon mà) nên dù có khi thấy rau lổn nhổn ở trong bát vẫn cứ ăn như thường vì ngon.
- Kết hợp cách ăn rau chủ động và bị động. Nếu cứ giấu rau vào trong thức ăn cũng không phải là cách hay vì con sẽ không học được sự cần thiết của việc ăn rau cho nên mình vẫn giới thiệu song song trong bữa ăn vừa khuyến khích con ăn rau trực tiếp (ví dụ rau xào, rau luộc....) dù con chỉ ăn được có 1 tí nhưng như thế cũng có thể dần dần hình thành khái niệm về thói quen ăn rau của con rồi.
![]() |
Bữa ăn vừa có rau "chủ động", vừa có rau "bị động" của bạn Sâu. |
- Cuối cùng là hãy làm gương cho con.Bố mẹ mà lười ăn rau thì con cũng lười là đúng rồi, con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ mà nên muốn con ăn rau nhiều thì bố mẹ hãy ăn rau nhiều vào nhé, và hãy luôn tỏ ra cho con là rau rất rất ngon nha.
(Theo Afamily.vn)
" alt=""/>Độc chiêu trị 'bệnh' con lười ăn rau của một mẹ ViệtTa hãy nhìn vào ti tỉ chuyện thực tế khi đàn ông thời nay vẫn có thể không những "phòng nhì, phòng ba" mà còn hàng lô hàng lốc em này em nọ qua đêm qua đường đến mức chưa kịp biết tên. Còn người đàn bà của họ? Thử một lần tay trong tay người đàn ông khác xem có trời long đất lở không thì biết liền! Tại sao có sự bất công như vậy? Tôi không nói "bất công" ở khía cạnh "ông ăn chả bà ăn nem", tôi muốn nói bất công ở việc tại sao anh sa đà như thế, vợ anh vẫn có thể tha thứ. Còn khi vợ lỡ một lần chênh chao thì anh sẳn sàng đẩy luôn xuống vực! Đó là bất công.
Hãy nhìn thời khóa biểu của người phụ nữ hiện nay: sáng dậy trước chồng, để có thể là nấu ăn sáng ở nhà hoặc xem lại quần áo, sách vở cho con. Ăn xong thì 95% vợ là người dọn dẹp. Nếu hai vợ chồng mới có một đứa con thì 85% nhiệm vụ đưa con đến trường là của vợ. Nếu đã có hai con thì "may mắn" lắm mới được chồng đưa giùm một đứa. Trưa, nếu con học bán trú thì người mẹ còn đỡ, con học hai buổi là xem như người phụ nữ phải tất tả chạy về "dòm ngó" con. Chiều ra khỏi nơi làm việc. Thao tác đầu tiên của người phụ nữ là đến trường đón con. Trong khi "nhiệm vụ thiêng liêng" của người chồng là nghe điện thoại hoặc gọi cho bạn bè xem có ai "hú" chiều nay không?
Vợ rước con về thì "tiện tay" ghé luôn góc chợ nào đó mua ít thức ăn. Về nhà, con lớp 2, lớp 3 còn đỡ, con dưới 8 tuổi là xem như người mẹ phải phân thân để nấu ăn, dọn dẹp và ngó chừng con. Cơm nấu xong thì mẹ tắm cho con nhỏ, nhắc như nhắc tuồng con lớn mới chịu rời khỏi cái máy vi tính. Cơm dọn lên "hên" thì thằng bé lên 10 dọn giúp cái chén đôi đũa, "xui" thì nó ngồi thừ lừ một chỗ. Có kêu gọi gì nó đều bảo "Ủa, sao mọi khi ba cũng ngồi mà mẹ không kêu". Người mẹ nào không... á khẩu khi nghe con nói vậy là tôi... chết liền!
Cơm dọn rồi tầm sáu giờ hơn nhưng bóng dáng đức lang quân vẫn xa tít mù khơi. Điện thoại reo chán thì nín, bằng có trả lời cũng nhát gừng "Kẹt xe". "Bận". "Mệt quá!". Bao giờ chồng về? Đó là câu hỏi truyền kỳ mạn lục cho người vợ chơi trò "đi tìm ẩn số". Chồng về khi con nhỏ đã ngủ gà ngủ gật. Vợ lật đật buông con ra, hấp tấp hâm thức ăn (hoặc cằn nhằn rồi gây lộn nhau). Kết quả rất nhiều hôm thức ăn bỏ thừa nhưng "người về từ nghìn trùng" thì đói meo và bắt đầu ói tùm lum... Vợ đặt lưng xuống giường đã chạm 23 giờ đêm. Vừa chợp mắt được chút thì con ú ớ mơ ngủ. Dỗ con xong, lại chợp mắt, tầm 2-3 giờ sáng gì đó thì chồng giật mình thức dậy và "kêu gọi hòa bình". Thế là vòng quay 5 giờ sáng phải thức dậy lại tiếp diễn khi ngày mới đã lao xao.
Một ngày và ngàn ngày của 95% đàn bà thời nay như thế đấy! Vậy còn gì thi vị, còn gì tươi tắn cho cuộc sống hôn nhân? Để rồi một ngày nào đó, trong buổi giao lưu Công đoàn hay dã ngoại, về nguồn... người đàn bà mong manh tâm tư, bê tông thời gian gặp một tay "sồn sồn xấu xấu hơn người nhà mình" nhưng biết mở lời khen "Dáng em không cao nhưng người khác phải ngước nhìn; da em không trắng nhưng không bao giờ bắt nắng" và hào phóng tặng một bó hoa dù không vào dịp gì cả. Rồi hẹn cà phê ở cao ốc A. để lắng mình trong buổi trưa yên ả. Rồi mời cơm chiều ở nhà hàng X. để dừng thử món ghẹ sữa chiên bột, sườn dê một nắng nướng than củi... Toàn những món bình dân thôi, nhưng hình như gần 10 năm trời "lão mắc dịch" nhà mình chưa một lần mời mình. Với lão, hàng tháng đưa hai phần ba lương là đã đạt chuẩn chồng tốt rồi!
Thì "tội gì" không đi? Một cái nắm tay, "chậc, có mất mát gì". Hai cái nheo mắt, thì nheo lại có "chết thằng tây" nào. Ba, một nụ hôn lướt qua má "vì quá nể người phụ nữ siêu nhân như em". Chậc, vẫn còn nguyên hình nguyên trạng chứ có rách rời chắp vá chi đâu!
Chuyện có rất nhiều khi chỉ dừng lại ở đó... Vậy đàn bà có ngoại tình không? Vì sao họ ngoại tình?
Cuộc sống bây giờ nhiều áp lực, sợi dây hạnh phúc sẽ vuột mất khi chỉ một người cầm nắm. Dĩ nhiên, tôi không nói vợ ngoại tình là do chồng gián tiếp tạo cơ hội qua những vô tâm, ỷ lại, ơ thờ của quý ông. Nhưng trong cuộc chiến đàn bà ngoại tình thì người chồng là nguyên nhân rất rõ ràng. Thì nếu một ngày bất chợt phát hiện vợ mình ngoại tình, đức ông chồng có cân phân là "tha" hay "bắt" hay không?
(Theo Hoàng Phương/Phunuonline)
" alt=""/>Có chồng như không, tội gì không ngoại tình?