Nhận định

Sân chơi cho các nhà lập trình game

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-07 00:48:47 我要评论(0)

Buổi hội thảo này sẽ được tổ chức tại tòa nhà VDC,ânchơichocácnhàlậptrìlịch thi đấu bóng hôm nay Lô lịch thi đấu bóng hôm naylịch thi đấu bóng hôm nay、、

 giới trẻ ngày càng quan tâm đến các nghề về game
 

Buổi hội thảo này sẽ được tổ chức tại tòa nhà VDC,ânchơichocácnhàlậptrìlịch thi đấu bóng hôm nay Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long, Hà Nội vào lúc 14h.

Game – ngành giải trí công nghệ cao thu hút giới trẻ

Có lẽ nếu vài năm trước đây, những cụm từ như “Game Master”, “Game Tester”… khá xa lạ với xã hội, nhiều người quan niệm có lẽ đó chỉ là những công việc chơi bời vớ vẩn thì bây giờ thì bây giờ đó đã trở thành những công việc hoàn toàn bình thường.

Xuất hiện ở Việt Nam muộn với tuổi đời còn khá non trẻ, nhưng ngành công nghiệp game Việt Nam đã sớm ghi danh vào một trong những ngành công nghệ hàng đầu về giải trí với số lượng lợi ích kinh tế khổng lồ đem lại mỗi năm. Mặc dù chưa có trường lớp đào tạo phát triển, đồ họa game chuyên nghiệp nhưng đây vẫn là một trong những ngành nghề được giới trẻ vô cùng quan tâm.

“Mình rất thích game và mong muốn được làm việc đúng với sở thích. Mình nghĩ đây là một nghề rất thu hút với giới trẻ. Đến với game, bạn có thể được làm việc trong một môi trường năng động trẻ trung sáng tạo và đầy cơ hội. Vậy tại sao lại không nhỉ?” Võ Văn Việt, sinh viên khoa CNTT ĐH Bách Khoa HN nói.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Giáo sư Mona Khoury, Phó Chủ tịch trường Đại học Hebrew tại Jerusalem (Israel) đã chia sẻ về tầm quan trọng của bình đẳng và đa dạng trong giáo dục.

"Chúng ta cần tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cho tất cả người học dù có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, vùng miền, ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo...", Giáo sư Mona Khoury cho biết tại Hội thảo Đa dạng và Hoà nhập trong giáo dục đại học, do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức

Theo giáo sư, vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến các sinh viên như thế nào?

Thực tế, khả năng kinh tế không phải là vấn đề lớn bằng nền giáo dục, sự hỗ trợ của cha mẹ, quan hệ cha mẹ-con cái, cộng đồng xung quanh. Dù bạn có sống trong một gia đình giàu có, nhưng môi trường xung quanh lại đầy bạo lực, tiền bạc cũng không ngăn được bạn trở nên bạo lực hơn so với những người khác. 

Về hỗ trợ tài chính, tại Israel chúng tôi có một chương trình hỗ trợ quốc gia, trao học bổng chính phủ cho các nhóm thiểu số, như cho người Arab, người Ethiopia, người Chính thống giáo… Họ có thể nộp đơn, đáp ứng các điều kiện, dù số lượng có hạn, ngoài ra sinh viên cũng có thể nhận học bổng từ trường đại học.

Tại Việt Nam, có trẻ em thậm chí cha mẹ không khuyến khích đi học, nhưng nhiều em vẫn cố gắng đi học và đạt được thành công, bà đánh giá gì về vấn đề này?

Các em cần một ai đó để tin tưởng và chính những người đó mới là người sẽ giúp đỡ các em. Trong các nghiên cứu của tôi về bạo lực và phạm tội của thanh thiếu niên, chỉ cần một giáo viên ở trường học là đủ để giúp đỡ các đối tượng như vậy. 

Họ nói nếu một người tin vào các em có thể sẽ khiến các em thay đổi. Đôi khi, trong gia đình, người như vậy là ông bà hay họ hàng chứ không phải cha mẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đó sẽ là người ở trường học bởi họ dành nhiều thời gian hơn với học sinh. 

Nếu chúng ta kiên trì đưa các học sinh có hoàn cảnh như vậy tới trường, nhiều em nữa sẽ tiếp bước bởi họ tin rằng đã có những người đi trước trong cộng đồng của mình đạt được thành công, đã đổi đời. Ngày càng nhiều cha mẹ sẽ cho con đi học, sẽ có sự thay đổi mang tính thế hệ. 

Giáo sư Mona Khoury (áo trắng, đeo kính) trao đổi tại hội thảo

Nhắc đến sự đa dạng, có một đối tượng ít được nhắc tới là trẻ phạm tội và được giáo dục trong các trường giáo dưỡng. Vậy đâu là cách để các em hòa nhập trong môi trường trường học và xã hội?

Bạn cần cho các em nền tảng giáo dục để sau đó được vào đại học. Ở Israel, tài xế taxi của phải hoàn thành 12 năm học. Bạn phải chuẩn bị cho các em kĩ năng để kiếm việc làm trong tương lai. 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần nhiều các vấn đề phải được giải quyết trước khi vào trường đại học, trong cộng đồng, hệ thống giáo dục hay an sinh xã hội. 

Ở Việt Nam, học sinh ở các vùng khó khăn như miền núi thường được cộng điểm trong các kì thi. Có ý kiến cho rằng việc này cũng tạo ra sự bất bình đẳng nhất định. Vậy kinh nghiệm của Israel trong vấn đề này là gì?

Israel cũng có cách làm tương tự. Theo luật, mỗi khoa ở đại học có thể nhận tới 5% số sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khi còn học phổ thông. Không nhất thiết là vì năng lực kinh tế của các em, mà có thể là vì ai đó trong gia đình như cha mẹ các em qua đời, hay do các em mắc bệnh. 

Chúng tôi xem xét những lí do ảnh hưởng tới điểm số của các em. Các em vẫn thi và lấy điểm. Tiếp đó chúng tôi mới tiếp nhận các em theo từng diện. Đó là một quá trình khách quan và trường đại học không liên quan đến việc cộng điểm của các em.

Nhưng chúng tôi coi đó là số lượng sinh viên bổ sung. Các em này không hề lấy chỗ của các sinh viên bình thường khác. Ví dụ trong ngành công tác xã hội, chúng tôi có 120 suất cho sinh viên mới và sẽ có thêm 6 suất nữa cho các em thiểu số. Các em buộc phải đáp ứng điều kiện đầu vào rồi mới được xét duyệt cho số lượng 5% đó. 

Một điều hay của chương trình này là nó không chỉ áp dụng cho những nhóm nhất định. Trợ cấp hoàn toàn có thể dành cho học sinh nhà giàu nhưng gặp vấn đề về gia đình khi đang đi học phổ thông. Trong rất nhiều trường hợp, nếu bạn chỉ định hỗ trợ cho một nhóm riêng biệt, điều đó thực tế sẽ tạo ra nhiều sự phản đối. Bạn cần bao quát nhiều nhóm trong xã hội nhất có thể. 

Theo bà, sự đa dạng hay sự bình đẳng quan trọng hơn trong cơ sở giáo dục?

Hai điều này có thể coi là ngang nhau. Nhưng theo tôi, bình đẳng là một điều rất quan trọng. Ở Việt Nam có nhiều sinh viên học sinh nghèo. Nếu các em vào đại học mà không được hỗ trợ, khoảng cách giữa họ và sinh viên giàu có càng rõ ràng hơn. Chúng ta cần phải hỗ trợ các em để họ thành công.

Hoài Sa

" alt="Giáo sư đại học ở Israel: Sự bình đẳng, đa dạng là chìa khóa phát triển giáo dục" width="90" height="59"/>

Giáo sư đại học ở Israel: Sự bình đẳng, đa dạng là chìa khóa phát triển giáo dục

Mức học phí mới của các tỉnh, thành căn cứ theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 

Cụ thể, căn cứ theo khung học phí năm học 2022-2023 của Chính phủ quy định tại Nghị định 81, từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Khung học phí (mức sàn - mức trần) năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định 81. Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng.

Đến thời điểm này, loạt địa phương như Hà Nội, Điện Biên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bình Thuận, Long An... đã đưa ra mức học phí cho năm học mới.

Bắc Giang

Mới nhất, cuối tháng 7 vừa qua, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí và mức thu, cơ chế quản lý sử dụng các khoản thu dịch vụ phục vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục từ năm học 2023-2024 và các năm học tiếp theo tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/8/2023.

Theo đó, học phí mầm non,khu vực thành thị năm học 2023-2024 là 320 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 340 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2025-2026 là 360 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Khu vực nông thôn năm học 2023-2024 là 130 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 140 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2025-2026 là 150 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng. Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm học 2023-2024 là 95 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 100 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2025-2026 là 110 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Học phí THCS (bao gồm cả bổ túc THCS), khu vực thành thị năm học 2023-2024, là 320 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 340 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng. Khu vực nông thôn năm học 2023-2024 là 105 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 110 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng. Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm học 2023-2024 là 55 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 60 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Học phí THPT (bao gồm cả GDTX cấp THPT),khu vực thành thị năm học 2023-2024 là 320 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 340 nghìn đồng/học sinh, trẻ /tháng, năm học 2025-2026 là 360 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Khu vực nông thôn năm học 2023-2024 là 215 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 230 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 240 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng. Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm học 2023-2024 là 105 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 110 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2025-2026 là 115 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Mức hỗ trợ tiền học phí cho học sinh tiểu học (trường tư thục), khu vực thành thị năm học 2023-2024 là 320 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 340 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng, năm học 2025-2026 là 360 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Khu vực nông thôn năm học 2023-2024 là 130 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 140 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 150 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng. Khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm học 2023-2024 là 95 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2024-2025 là 100 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng; năm học 2025-2026 là 110 nghìn đồng/học sinh, trẻ/tháng.

Học sinh học trực tuyến từ 13 ngày/tháng trở lên thu học phí bằng 80% mức thu học trực tiếp.

Bắc Ninh

Từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025-2026, mức học phí được tính bằng mức sàn theo quy định tại Nghị định 81.

Cụ thể, ở khu vực thành thị, mức học phí cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS và THPT, GDNN-GDTX là 300 nghìn đồng/học sinh/tháng. Ở nông thôn, mức học phí cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS là 100 nghìn đồng/học sinh/tháng; cấp THPT, GDNN-GDTX là 200 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Ngân sách tỉnh Bắc Ninh sẽ hỗ trợ kinh phí chênh lệch mức học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập do tăng so với năm học 2021-2022 theo quy định. Đối với trường hợp học trực tuyến, mức học phí được tính bằng 75%.

Hà Nội

Mức thu học phí năm học 2023-2024 bằng với mức học phí năm học 2022-2023 và bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81.

Tuy nhiên, năm học tới, Hà Nội không hỗ trợ 50% học phí như các năm học trước đó. Vì vậy, số tiền thực đóng của học sinh năm nay sẽ tăng gần gấp đôi năm trước.

Mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp. Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến. Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Việc quy định mức thu học phí đối với học sinh tiểu học của Hà Nội là để dùng làm căn cứ để thực hiện mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định (theo quy định tại Nghị định 81, học sinh tiểu học trường công lập thuộc đối tượng không phải đóng học phí).

Vĩnh Phúc 

Theo quy định của địa phương, đối với học sinh tại vùng thành thị (các phường thuộc TP Vĩnh Yên và Phúc Yên), học phí mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở mức 300.000 đồng/học sinh/tháng (không quá 9 tháng/năm học).

Vùng nông thôn gồm các xã, thị trấn không phải là vùng dân tộc thiểu số miền núi, mức học phí với các cấp học là 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mức thu học phí các cấp học trên được điều chỉnh về chung mức 50.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối với cấp THPT và GDTX cấp THPT, mức thu học phí là 300.000 đồng/học sinh/tháng ở vùng thành thị; đồng/học sinh/tháng ở vùng nông thôn; đồng/học sinh/tháng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, mức học phí là đồng/học sinh/tháng.

Nam Định

Từ năm học 2023-2024 trở đi, UBND tỉnh căn cứ mức trần quy định trong Nghị định 81, chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo và tình hình thực tế của địa phương quyết định điều chỉnh học phí cho phù hợp nhưng không quá 7,5%/năm.

Trường hợp không điều chỉnh, mức thu học phí sẽ thực hiện theo mức thu của năm học 2022-2023.

Nghệ An

Theo “Quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026”, mức thu học phí của năm học 2023-2024 như sau:

Đối với vùng thành thị gồm các phường, xã thuộc TP Vinh; các phường, xã thuộc các thị xã: Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai (không bao gồm các phường, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; thị trấn các huyện đồng bằng), mức thu học phí của ba cấp mầm non, THCS, THPT là 315.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối với vùng nông thôn, các xã thuộc huyện đồng bằng (trừ xã thuộc vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền) mức thu học phí của cấp mầm non, trung học cơ sở là 105.000 đồng/học sinh/tháng. Riêng cấp học THPT là 210.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi (các phường, xã thuộc huyện, thị xã thuộc vùng đồng bằng dân tộc và miền núi; các xã thị trấn thuộc huyện miền núi và các xã, thị trấn thuộc huyện vùng cao), mức thu học phí của cấp mầm non, THCS là 52.000 đồng/học sinh/tháng, riêng cấp học THPT là 105.000 đồng/học sinh/tháng.

Mức thu học phí học trực tuyến bằng 80% mức học phí học trực tiếp.

Mức hỗ trợ tiền đóng học phí học trực tiếp cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí như sau: đối với vùng thành thị, một học sinh sẽ được hỗ trợ trong 4 năm học (từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026), tương ứng 310.000-315.000-330.000-345.000 đồng/tháng; vùng nông thôn là: 100.000-105.000-110.000-115.000 đồng/học sinh/tháng; vùng dân tộc thiểu số và miền núi là: 50.000-52.000-54.000-56.000 đồng/học sinh/tháng. Mức hỗ trợ học phí học trực tuyến bằng 80% học trực tiếp.

Đà Nẵng

Theo nghị quyết được HĐND TP Đà Nẵng thông qua, trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập, kể cả học viên học tại các trung tâm GDTX theo chương trình giáo dục phổ thông; trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông ngoài công lập được hỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024.

Trẻ mầm non và học sinh phổ thông thuộc cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được hỗ trợ.

Mức kinh phí dự kiến để hỗ trợ học phí của Đà Nẵng là hơn 408 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ công lập là 316,8 tỷ đồng, ngoài công lập là 92,2 tỷ đồng. 

Lâm Đồng

Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, mức thu như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX tự bảo đảm chi thường xuyên: Bằng 1,5 lần mức học phí trên. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Bằng 2 lần mức học phí trên. Trường hợp học trực tuyến (học online), mức thu học phí bằng 60% mức thu quy định.

Cơ sở giáo dục công lập thu học phí theo số tháng thực học nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Gia Lai

HĐND tỉnh Gia Lai đã thông qua Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2023-2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/7/2023 đến hết 31/5/2024.​

Theo đó, cơ sở giáo dục thuộc các xã, phường, thị trấn không có trong Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 sẽ thu học phí bậc mầm non và THCS là 66.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT là 115.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối với cơ sở giáo dục thuộc xã khu vực I, mức thu học phí bậc mầm non và THCS là 60.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT là 110.000 đồng/học sinh/tháng; thuộc xã khu vực II, bậc mầm non và THCS thu học phí 55.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT thu 105.000 đồng/học sinh/tháng; thuộc xã khu vực III, bậc mầm non và THCS là 50.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT là 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Trong trường hợp học trực tuyến, mức học phí đối với cơ sở giáo dục phổ thông công lập bằng 75% mức học phí quy định ở trên và không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học.

Long An

Mức thu học phí năm học 2023-2024 được quy định cụ thể như sau:

Cấp học mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), THCS có mức học phí 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng thành thị (phường thuộc thành phố, thị xã; thị trấn thuộc huyện) và mức 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng nông thôn (các xã còn lại); cấp học THPT có mức học phí 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng thành thị và 200.000 đồng/học sinh/tháng đối với vùng nông thôn.

Cơ sở GDTX thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức thu học phí tương đương với mức thu học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.

Học phí sẽ được thu tối đa 9 tháng/năm...

Học phí năm học 2023-2024 của các tỉnh thành trong cả nước như sau (tiếp tục cập nhật):

STT

Tỉnh, thành

Học phí năm học 2023-2024

1

An Giang

- Tiếp tục cập nhật -

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

- Tiếp tục cập nhật -

3

Bạc Liêu

- Tiếp tục cập nhật -

4

Bắc Giang

Mức học phí cao nhất là 390.000 đồng/tháng.

Học phí của Bắc Giang cao hơn 5000-45.000 đồng so với mức sàn học phí do Chính phủ ban hành.

5

Bắc Kạn

 - Tiếp tục cập nhật -

6

Bắc Ninh

Bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81

7

Bến Tre

 - Tiếp tục cập nhật -

8

Bình Dương

 - Tiếp tục cập nhật -

9

Bình Định

- Tiếp tục cập nhật -

10

Bình Phước

- Tiếp tục cập nhật -

11

Bình Thuận

Bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81

12

Cà Mau

- Tiếp tục cập nhật -

13

Cần Thơ

- Tiếp tục cập nhật -

14

Cao Bằng

 - Tiếp tục cập nhật -

15

Đà Nẵng

Miễn phí

16

Đắk Lắk

- Tiếp tục cập nhật -

17

Đăk Nông

- Tiếp tục cập nhật -

18

Điện Biên

Bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81

19

Đồng Nai

- Tiếp tục cập nhật -

20

Đồng Tháp

- Tiếp tục cập nhật -

21

Gia Lai

Mức học phí theo bậc học và khu vực, cao nhất là bậc THPT 115.000 đồng/học sinh/tháng.

22

Hà Giang

- Tiếp tục cập nhật -

23

Hà Nam

- Tiếp tục cập nhật -

24

Hà Nội

Bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81.

Học sinh thực đóng gấp đôi năm ngoái vì không còn hỗ trợ.

25

Hà Tĩnh

- Tiếp tục cập nhật -

26

Hải Dương

 - Tiếp tục cập nhật -

27

Hải Phòng

- Tiếp tục cập nhật -

28

Hậu Giang

- Tiếp tục cập nhật -

29

Hòa Bình

- Tiếp tục cập nhật -

30

Hưng Yên

- Tiếp tục cập nhật -

31

Khánh Hòa

- Tiếp tục cập nhật -

32

Kiên Giang

- Tiếp tục cập nhật -

33

Kon Tum

- Tiếp tục cập nhật -

34

Lai Châu

 - Tiếp tục cập nhật -

35

Lâm Đồng

Cao nhất là 300 nghìn đồng/ học sinh/ tháng

36

Lạng Sơn

- Tiếp tục cập nhật -

37

Lào Cai

- Tiếp tục cập nhật -

38

Long An

Bằng mức sàn khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81

Tuy nhiên, so với năm học trước, học phí năm 2023-2024 tăng từ 2-5 lần.

39

Nam Định

- Tiếp tục cập nhật -

40

Nghệ An

Cao nhất là 315.000 đồng/học sinh/tháng

41

Ninh Bình

- Tiếp tục cập nhật -

42

Ninh Thuận

- Tiếp tục cập nhật -

43

Phú Thọ

- Tiếp tục cập nhật -

44

Phú Yên

 - Tiếp tục cập nhật -

45

Quảng Bình

- Tiếp tục cập nhật -

46

Quảng Nam

- Tiếp tục cập nhật -

47

Quảng Ngãi

- Tiếp tục cập nhật -

48

Quảng Ninh

- Tiếp tục cập nhật -

49

Quảng Trị

- Tiếp tục cập nhật -

50

Sóc Trăng

- Tiếp tục cập nhật -

51

Sơn La

- Tiếp tục cập nhật - 

52

Tây Ninh

- Tiếp tục cập nhật -

53

Thái Bình

- Tiếp tục cập nhật -

54

Thái Nguyên

- Tiếp tục cập nhật -

55

Thanh Hoá

- Tiếp tục cập nhật -

56

Thừa Thiên Huế

- Tiếp tục cập nhật -

57

Tiền Giang

- Tiếp tục cập nhật -

58

TP.HCM

- Tiếp tục cập nhật -

59

Trà Vinh

- Tiếp tục cập nhật - 

60

Tuyên Quang

- Tiếp tục cập nhật -

61

Vĩnh Long

- Tiếp tục cập nhật -

62

Vĩnh Phúc

Bên cạnh mức học phí đại trà, Vĩnh Phúc quy định thêm mức học phí cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên là 360.000 đồng/tháng. 

63

Yên Bái

- Tiếp tục cập nhật -

" alt="Học phí năm học 2023" width="90" height="59"/>

Học phí năm học 2023

binhduong.png
Họp báo Tuần lễ Văn hóa & Nhân vật Biểu tượng quốc tế Việt Nam 2023 (ảnh minh hoạ).

Được biết, trong chuỗi sự kiện thúc đẩy công nghiệp dịch vụ sáng tạo Bình Dương 2023, Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) và Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) đã phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa & Nhân vật quốc tế Việt Nam 2023. 

Trước hết là “Tuần lễ văn hóa sáng tạo và nhân vật biểu tượng quốc tế Việt Nam 2023”. Sự kiện thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như thể hiện được sự đa dạng về văn hóa, ghi dấu ấn của Bình Dương trên bản đồ du lịch thế giới. Diễn ra đồng thời là cuộc thi sáng tạo nhân vật biểu tượng với mong muốn đón nhận những bài dự thi xây dựng hình ảnh biểu tượng và nhân vật cho tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, để xây dựng một thế hệ trẻ Bình Dương năng động, sáng tạo, công dân thông minh trong tương lai, Bình Dương tổ chức Lễ hội Học và Chơi 2023 dành cho cộng đồng cư dân tại địa phương, cơ sở giáo dục, mong muốn tìm kiếm những nội dung phong phú, đa dạng cho công tác dạy và học trong thời gian tới.

Chia sẻ về các hoạt động dịp này, ông Hong Jeong Yong – Giám đốc KOCCA Việt Nam cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu quá trình xây dựng kế hoạch cho chương trình này, KOCCA Việt Nam đã chọn tỉnh Bình Dương là địa điểm để thúc đẩy sự kiện, vì tỉnh luôn hỗ trợ chúng tôi rất nhiều về mọi mặt. Chúng tôi hy vọng có thể phát triển tỉnh Bình Dương trở thành một thị trường mang tính biểu tượng cho ngành Nhân vật tại Việt Nam và Khu vực Đông Nam Á thông qua việc tổ chức Ngày hội Nhân vật biểu tượng và Bản quyền hàng năm. Để thực hiện được tầm nhìn này, chúng tôi đã và đang nỗ lực hết sức trên toàn cầu để chuẩn bị cho Ngày hội Nhân vật biểu tượng & Bản quyền Việt Nam– Hàn Quốc 2023.”

Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã xác định sáng tạo, đổi mới là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu. Cụ thể, chuỗi sự kiện này là nền tảng quan trọng, giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, quy trình và xu hướng kinh doanh mới mẻ, độc đáo, nổi bật, mang lại những lợi thế cạnh tranh cần thiết. Sự kiện là bản lề tạo tiền đề thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ sáng tạo tại tỉnh Bình Dương, đánh dấu sự tiếp nối trong lộ trình hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam – Hàn Quốc nói chung và giữa KOCCA Việt Nam – Trung tâm thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương nói riêng.

Hôm 14/9, phát biểu tại lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa và  Nhân vật quốc tế Việt Nam 2023, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tin rằng, với nội dung phù hợp và thú vị, sự kiện sẽ mang đến một làn gió mới, thúc đẩy ngành sáng tạo nội dung và ngành giáo dục giải trí, giúp các doanh nghiệp tiếp cận một công cụ hứa hẹn tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, cũng như tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhà. Đồng thời, ông cũng bày tỏ hy vọng rằng sự kiện sẽ được tổ chức thường niên, trở thành một hoạt động văn hóa – thương mại đặc sắc của tỉnh Bình Dương để giới thiệu đến cộng đồng dân cư tại địa phương cũng như ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch trong mắt bạn bè quốc tế.

Cửu Long

" alt="Xây dựng một thế hệ trẻ Bình Dương năng động, sáng tạo, công dân thông minh" width="90" height="59"/>

Xây dựng một thế hệ trẻ Bình Dương năng động, sáng tạo, công dân thông minh