Các bạn trẻ hãy một lần đọc bài này
Đây là bài viết mới cập nhật trên trang "Tony Buổi sáng", một trang chia sẻ những bài học, câu chuyện trải nghiệm trong cuộc sống với cách thể hiện bằng ngôn ngữ “cư dân mạng". Nhiều bài viết đã được tập hợp và in thành sách.
Dưới đây là nội dung bài viết:
1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng và đến làm kiểm tra chỉ số IQ, tiếng Anh và năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.
Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu...để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù ngoài lương thì công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi trước khi vô làm. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ.
Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới là tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm.
Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được thì cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì họ cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?
Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.
2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội.
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.
Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm.
Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn thất nghiệp, riêng những người đi làm thêm trong thời sinh viên thì đều có việc làm, quản lý nhà sách, làm công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó làm mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….
1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.
2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.
Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số. Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù “đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa, thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.
Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền, hay xyz…nào đó để tồn tại.
3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón, kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó. Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.
4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.
Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác của xã hội.
“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”
(Theo Tony Buổi Sáng)
(责任编辑:Thể thao)
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên
- Roser Matas (Tây Ban Nha) là một họa sĩ. Cô đã khắc họa cuộc sống làm mẹ của mình qua bộ tranh vui nhộn, dễ thương.
Qua bộ tranh, ta thấy hiện lên người mẹ 'siêu nhân' với những đêm mất ngủ triền miên, bận rộn với đứa con nghịch ngợm khi bé bắt đầu biết khám phá thế giới xung quanh. Cô nói, những khoảnh khắc này bất kỳ người phụ nữ nào khi sinh con cũng sẽ trải qua.
Ở chỗ đông người, em bé sẵn sàng vén áo mẹ đòi ti, bất chấp sự bối rối của mẹ. Nếu không thấy mẹ, em bé sẽ đi tìm khắp nhà. Em bé đòi mẹ bất cứ thứ gì chúng thích, ngay cả khi xung quanh chúng có nhiều đồ chơi. Bạn phải học cách làm quen với những 'cuộc chiến' khi thay tã cho con. Vì bước sang tháng thứ 3, em bé sẽ vận động liên tục, lật, lẫy... không còn nằm im như lúc mới sinh. Em bé thức dậy vào buổi sáng, tinh thần vui vẻ, tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ vẫn còn mệt mỏi vì mất ngủ vào buổi đêm để thay tã, pha sữa. Đến giai đoạn ăn dặm, em bé bắt đầu cho mọi thứ xung quanh vào miệng, tò mò về mọi món đồ. Thức ăn sẽ bám khắp quần áo của 2 mẹ con, thay vì cáu kỉnh, bạn hãy vui vẻ đón nhận. Vì khoảnh khắc này sẽ trôi qua mau, khi con lớn hơn. Bố cũng là người chăm sóc con tuyệt vời, mẹ đừng lo lắng nhé. Tình trạng ngồi ru con rồi ngủ thiếp đi diễn ra thường xuyên hơn. Đây là trải nghiệm tuyệt vời cho bạn nhưng sẽ khiến bạn bị đau mỏi lưng. Hậu quả của việc bạn quên cắt móng tay cho con là những vết cào xước trên mặt mình. Quần áo, đầu tóc mẹ lúc nào cũng đượm mùi nước tiểu của em bé. Bạn học hỏi mỗi ngày để trở thành người mẹ hoàn hảo. Khi em bé ti mẹ, bạn sẽ không thể thoải mái làm việc khác. Dạy con sử dụng tiền thông minh theo từng độ tuổi
Ở các độ tuổi, cha mẹ có thể lựa chọn cách phù hợp để nói với con về giá trị và cách sử dụng đồng tiền phù hợp.
" alt="Khoảnh khắc người phụ nữ nào cũng trải qua khi nuôi con" />Khoảnh khắc người phụ nữ nào cũng trải qua khi nuôi con Điểm đến an toàn sau đại dịch Covid-19
Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và thị trường vận tải hàng không đã khôi phục mạnh mẽ trở lại sau thời kì giãn cách xã hội, nhưng các đường bay quốc tế vẫn bị hạn chế. Chính vì vậy, các điểm du lịch trong nước trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết nhờ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp vốn có và độ an toàn cao.
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan có thời tiết mát mẻ và nắng ấm quanh năm. Được bao bọc bởi rừng nguyên sinh đan xen với các vịnh biển nên khí hậu nơi đây luôn trong lành. Đặc biệt, chỉ số chất lượng không khí AQI luôn ở mức hoàn hảo dưới 50. Vì vậy, đảo Ngọc là “nơi để trốn” lý tưởng cho du khách dịp hè 2020.
Đa dạng các loại hình du lịch
Vài năm gần đây, đảo Ngọc luôn là lựa chọn hàng đầu trong danh sách các điểm đến nội địa hấp dẫn nhất. Là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều hòn đảo lớn nhỏ, đường bờ biển dài 130km và rừng nhiệt đới đa dạng sinh thái.
Nhờ tiềm năng sẵn có này, các loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, mạo hiểm, thể thao, khám phá…, đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chất lượng của các sản phẩm du lịch này cũng được đánh giá cao, góp phần giới thiệu Phú Quốc tươi đẹp và thân thiện đến du khách trong và ngoài nước.
Nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn
Vui chơi giải trí nói chung đã trở thành hoạt động không thể thiếu của du khách. Hầu hết huyện đảo du lịch thường rất hạn chế các hoạt động này để đảm bảo nét yên bình, nguyên sơ vốn có của thiên nhiên. Nhưng tại Phú Quốc, các tổ hợp giải trí tập trung với quy mô lớn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đa dạng. Hè 2020 là thời điểm đảo Ngọc sôi động và nhộn nhịp với các chương trình giải trí hấp dẫn.
Khai trương công viên chủ đề VinWonders
Công viên chủ đề VinWonders do tập đoàn Vingroup đầu tư vừa có màn ra mắt đầy ấn tượng vào tháng 6/2020. Đây là công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam, có tới 6 phân khu riêng biệt và 12 chủ đề đặc sắc lấy cảm hứng từ các câu chuyện thần tiên và các nền văn minh của nhân loại.
Với hệ thống hàng trăm trò chơi hấp dẫn phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, công viên VinWonders sẽ là nơi cả gia đình thỏa sức vui chơi giải trí, xứng đáng là “Điểm đến mới của châu Á”.
Tuấn Hưng tổ chức liveshow tại nhà hát Corona
Nhà hát Corona thuộc tổ hợp Corona Resort & Casino Phú Quốc được rất nhiều ngôi sao hàng đầu showbiz như Lê, Thu Phương, Lam Trường lựa chọn là địa điểm để tổ chức các đêm diễn hoành tráng, được dàn dựng công phu.
Vào ngày 1/8 tới đây, ca sĩ Tuấn Hưng cũng sẽ hội ngộ khán giả đảo Ngọc và người hâm mộ tại nhà hát Corona trong liveshow “Cầu vồng khuyết”. Đây cũng là một lựa chọn hấp dẫn dành cho du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.
Corona Casino miễn phí vé vào cổng cho khách Việt
Corona Casino là sòng bài đầu tiên tại Việt Nam mở cửa cho khách Việt trải nghiệm. Nhằm kích cầu du lịch nội địa và mang đến cho du khách trong nước cơ hội tiếp cận loại hình giải trí này, từ ngày 15/7 - 14/10/2020, người Việt Nam trên 21 tuổi đáp ứng yêu cầu của pháp luật hiện hành được nhận vé vào cổng miễn phí tại Corona Casino.
Ngoài ra, chương trình rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 tỷ đồng cũng đang diễn ra, hứa hẹn bùng nổ nhiều bất ngờ thú vị.
Được tạo hóa ưu đãi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và sự đa dạng của các hoạt động giải trí, phù hợp với mọi nhu cầu của du khách, Phú Quốc xứng đáng là điểm đến hấp dẫn nhất hè 2020.
Doãn Phong
" alt="3 lý do nhất định phải đến Phú Quốc hè này" />3 lý do nhất định phải đến Phú Quốc hè này- Tôi và vợ cũ học cùng cấp 3, 8 năm yêu nhau, chúng tôi kết hôn và sinh được đứa con trai kháu khỉnh.
Cuộc sống hôn nhân không màu hồng, hai vợ chồng liên tục cãi vã, mâu thuẫn vì tiền bạc.
Lương tôi 15 triệu, vợ 6 triệu, so với nhiều người, nếu biết vun vén, thu nhập như vậy thừa để chi tiêu, thậm chí còn để dành được.
Thế nhưng, vợ tôi quen tiêu xài hoang phí. Ngày xưa, gia đình cô ấy khá giả, tiêu không tiếc tay. Sau này vỡ nợ, bố mẹ cô ấy trở nên khốn khó nhưng vợ tôi không bỏ được thói quen cũ. Tôi đã khuyên nhủ mà cô ấy không sửa được.
Vợ tôi thích mua sắm hàng hiệu, đi cà phê sang chảnh, cuối tuần vào bar tụ tập với hội bạn thân con nhà giàu.
Chồng hết tiền, cô ấy vay mượn để chi tiêu. Lâu lâu, tôi lại nhận được cuộc điện thoại, shipper nhắn ra lấy đồ. Hóa ra cô ấy đặt mua bằng số điện thoại của chồng. Tôi nhận hàng, tôi lo tiền trả.
Đến lúc, tôi cương quyết thắt chặt chi tiêu, tính toán lại nếp sống gia đình, vợ bắt đầu tỏ thái độ, mang bạn này, bạn kia ra so sánh, ngưỡng mộ vì họ lấy được chồng giàu. Từ chỗ đó, cô ấy chê bai tôi kém cỏi, không biết làm ăn…
Thế rồi, tôi thấy vợ được ai đó tặng cho chiếc túi xịn hơn 100 triệu đồng, tiền rủng rỉnh trong túi.
Tôi đã cố gắng tha thứ, tìm cách níu kéo nhưng không được. Con trai tròn 1 tuổi, vợ tôi quyết tâm ly hôn. Cô ấy được quyền nuôi con. Tôi nhường căn nhà đang ở cho vợ, chuyển về sống cùng bố mẹ đẻ.
Vậy nhưng, buổi sáng nhận phán quyết của tòa án, buổi chiều vợ chở con sang đưa tôi nuôi. Cô ấy viết sẵn đơn, xin chuyển quyền nuôi con cho chồng cũ.
Tối đến, tôi đau khổ, bỏ ra ngoài lang thang vì cảm thấy quá bất lực, vì bản thân vẫn còn yêu vợ. Cũng lúc này, tôi gặp vợ vào nhà nghỉ với người đàn ông đứng tuổi. Ông ta là sếp của vợ tôi...
Hai năm làm bố đơn thân, một mình chăm sóc con, tôi thấm thía biết bao nỗi khổ cực. Mỗi đêm, con đòi mẹ, khóc ngằn ngặt, lòng tôi như vỡ vụn, nhói đau trong tim.
Bao nhọc nhằn rồi cũng qua. Công việc tôi gặp thuận lợi, từ vị trí nhân viên, tôi được đề bạt lên làm trưởng phòng, kinh tế cũng khá hơn. Con đến tuổi học mẫu giáo, ngoan ngoãn, thông minh.
Đó cũng là khoảng thời gian, cháu chưa được gặp mẹ, dù nhà cô ấy cách nhà tôi chỉ vài cây số. Tôi thương con nên chưa có ý định đi bước nữa mà muốn dành toàn tâm toàn ý cho cháu.
Tôi nghe bạn báo, vợ tôi sắp tái giá với người đàn ông kia. Hôm nay, cô ấy lên xe hoa, tôi lặng lẽ bế con đứng nhìn từ xa. 8 năm ân tình của chúng tôi, chẳng bằng 1 chiếc túi hiệu người ta mua tặng.
Một nỗi buồn man mác xâm chiếm tâm hồn. Vậy là cô ấy đã rời xa bố con tôi thật rồi. Chẳng còn cơ hội để hàn gắn, để đoàn viên…
Ám ảnh của nữ bác sĩ sau mỗi lần chồng đi công tác
Cuộc hôn nhân những tưởng hạnh phúc của tôi, hóa ra là địa ngục khi chồng mắc chứng ghen tuông thái quá.
" alt="Vợ cũ lên xe hoa, chồng ôm con ứa nước mắt" />Vợ cũ lên xe hoa, chồng ôm con ứa nước mắt - Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà
- Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Macarthur FC, 11h00 ngày 1/2: Củng cố ngôi đầu
- Xe hoa quả nặng trĩu nỗi niềm của tiểu thương chợ Long Biên
- Những cô gái "bán hoa" chuyển hướng nghề, kể chuyện đời tủi nhục với khách
- Tiết lộ của tay buôn đá quý tại khu chợ triệu đô giữa lòng Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
- Câu chuyện tình yêu 60 năm bình dị khiến dân mạng trầm trồ, ngưỡng mộ
- Nghệ thuật mắc 'án treo'
- Cặp đôi tử vong sau khi uống bia tự làm
-
Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
Pha lê - 31/01/2025 17:40 Máy tính dự đoán ...[详细] -
Em làm gì mà giờ này chưa đón con?
Từ đi chợ nấu cơm, rửa bát quét nhà, giặt giũ quần áo, dọn nhà, chăm con, dạy con học, trao đổi với giáo viên về việc học của con… tất tật đều tôi làm.
Lọ mắm lọ muối trong nhà để đâu có khi anh còn không biết. Cơm dọn lên thiếu bát nước mắm anh cũng gọi tôi cơ mà. Con đi học về lúc mấy giờ, cần đi tắm lúc nào để kịp ăn cơm, ăn cơm xong ngồi vào bàn học mấy tiếng thì đến lúc phải lên giường đi ngủ anh cũng đều không quản.
Anh cứ chỉ biết sáng quần là áo lượt do vợ chuẩn bị sẵn bước chân ra khỏi nhà đi làm, chiều tối về đã có cơm nước chờ sẵn, anh ăn xong thì ra sofa ngồi khểnh chơi game trong lúc tôi dọn dẹp.
Đều đặn mỗi tháng anh đưa tôi 20 triệu, còn 5 triệu anh giữ lại để tiêu vặt. Anh nghĩ đưa vợ ngần ấy đã là nhiều lắm. Anh đưa được tiền về cho tôi để mua thức ăn, chi trả chi phí sinh hoạt gia đình là anh “làm việc lớn” rồi. Việc đàn bà cỏn con là tất cả những việc còn lại.
Tôi không có công việc ổn định, ở nhà bán hàng online nên giờ giấc linh hoạt, thu xếp được việc nhà. Tính tôi không thích đôi co với ai nên nhiều lúc chồng ca thán phàn nàn tôi cũng đều mặc kệ cho qua hết. Anh ấy vì không thấy vợ nói gì nên rất hay hoạnh hoẹ: “Em làm gì mà tối qua không là áo cho anh? Anh dặn áo trắng, không phải áo xanh, em làm gì mà lời anh dặn cũng không để vào đầu thế?”. “Em làm gì mà giờ này còn chưa cơm nước?, “Em ốm à? Ở nhà cả ngày có làm gì đâu, sao không ra viện mà khám xem sao?”...
Cho đến ngày, mẹ tôi bên nhà bị tiền đình, tự nhiên đầu óc choáng váng rồi nhìn gì cũng thấy đổ. Bố lo sợ gọi điện cho tôi, tôi chạy ù sang cùng ông đưa bà đi viện.
Lúc lo thủ tục tôi đã gọi cho chồng nhờ anh đón con rồi. Nhưng chiều muộn hôm ấy không có ai đón con tôi. Tầm gần 6 giờ tối cô giáo gọi điện cho tôi nói con vẫn chưa có ai đón, các bạn đã về hết, con đang buồn thiu và bắt đầu khóc.
Tôi gọi điện thông báo cho chồng là con đang khóc ở trường, câu đầu tiên anh bảo tôi là: “Em làm gì mà giờ này chưa đón con?”.
Đến nước này thì tôi hết chịu nổi, gằn giọng từng tiếng: “Anh đón con ngay, rồi về nhà nói chuyện”.
Lo cho mẹ nhập phòng bệnh xong xuôi tôi trở về nhà. Vợ chồng ngồi xuống nói chuyện với nhau, tôi bảo anh ấy:
“Anh ạ, so với anh có công việc ổn định lương tháng 25 triệu, lâu nay em đúng là chẳng làm gì. Không làm gì mà nhà cửa vẫn sạch, cơm nước vẫn sẵn để anh về ăn, quần áo vẫn sạch sẽ phẳng phiu anh chỉ cần với tay lấy là có. Con cái chúng mình, toàn tự hít khí giời mà lớn, tự khôn nên học hành giỏi trong lớp chẳng thua kém bạn nào.
Em lại còn đểnh đoảng quá, tiền anh đưa một tháng chi tiêu tiền điện tiền nước, tiền thức ăn, mua sắm quần áo, vật dụng gia đình, đóng học phí tiếng Anh, Toán, học năng khiếu cho các con, rồi tiền khóc tiền cười cứ thiếu trước hụt sau, phải lấy tiền bán hàng online ra mà bù mới đủ. Em chẳng giúp được gì, nên từ mai xin phép anh em sang chăm sóc mẹ. Mấy bố con tự ở nhà với nhau, anh tự lo, tiền tháng cũng không cần đưa em nữa”.
Chồng tôi im lặng không nói gì. Tới sáng hôm sau, anh ấy bảo tôi: “Để anh đưa em vào viện với mẹ, em cứ chăm bà, việc nhà mấy ngày này cứ để anh lo”.
Kể từ hôm ấy không thấy chồng tôi tua điệp khúc “em làm gì…” nữa. Dường như anh ấy đã hiểu, những gì một người phụ nữ âm thầm làm để chăm sóc cho gia đình cô ấy là không đo đếm được, không nói ra không có nghĩa là nó không có, không tồn tại. Công lao của cô ấy in dấu khắp ngôi nhà.
Clip chồng đánh vợ khiến con văng xuống đất gây phẫn nộ
Hình ảnh em bé 6 tháng tuổi bị ngã văng xuống đất từ tay mẹ khi bố đánh mẹ được ghi lại qua camera an ninh đang khiến dư luận phẫn nộ.
" alt="Em làm gì mà giờ này chưa đón con?" /> ...[详细] -
Vợ chồng sống với nhau có cần nghệ thuật?
Nhưng tại sao khi cưới nhau rồi, nhiều gia đình lại sống dễ dãi, nói như một câu bông đùa dân mạng vẫn hài hước thì là “uốn éo mãi mới thoát kiếp FA, giờ là lúc hiện nguyên hình cho đời thoải mái”. Chỉ là lời nói đùa nhưng cũng không ít phần trăm là sự thật.Đàn ông lấy được vợ rồi, nhiều người không còn chỉn chu đến hình thức, quần áo không là lượt phẳng phiu mỗi khi ra đường. Lúc ở nhà thì bừa bãi, ăn nói cũng tùy tiện hơn. Họ nghĩ được sống thật với chính mình là điều thoải mái nhất, không cần “diễn”, vợ là của mình, mất đi đâu được mà lo.
Phụ nữ lấy chồng rồi cũng chỉ trang điểm khi ra đường, ở nhà đầu tóc bù xù áo quần xộc xệch. Đôi ba các tặc lưỡi “ở nhà mặc đồ đắt tiền làm gì, phí, để tiền đó mua sữa cho con” khiến phụ nữ ngày dần đánh mất giá trị bản thân trong mắt chồng.
Đã là vợ chồng rồi, có cần diễn nữa không? Đương nhiên, không cần diễn, bởi cái gì gồng lên quá cũng khiến người ta mệt mỏi, chỉ hạnh phúc nhất khi được là chính mình. Nhưng vợ chồng sống với nhau lại cần nghệ thuật. Nghệ thuật trong cuộc sống vợ chồng là biết lựa nhau, để tâm đến nhau, làm mình trở nên tốt hơn, đẹp hơn vì nhau, biết hạ bớt cái tôi của bản thân để vừa vặn với đối phương nhiều phần.
Ai bảo đã ký vào giấy kết hôn rồi thì là của nhau vĩnh viễn. Cuộc đời này nhiều sóng gió, chông gai lắm. Một cái chớp mắt thôi sẽ là những phút yếu lòng chông chênh dẫn chúng ta lầm đường lạc lối.
Đàn ông lấy được vợ rồi là tự tin một tấc lên trời. Vì đã chứng minh bản lĩnh chinh phục và sở hữu một bông hoa nên đôi khi họ tự cho mình đi hái thêm vài ba bông hoa khác. Phụ nữ ra ngoài, với người ngoài (chứ không phải với chồng) thì duyên dáng uốn ba tấc lưỡi, nói toàn lời lẽ ngọt ngào bởi câu “lời nói chẳng mất tiền mua”.
Trong vòng luẩn quẩn như thế, cơm nguội nhà này là bát phở ngon ngọt thơm phức của nhà kia. Một phút chông chênh yếu lòng sẽ nhen nhóm niềm vui nhất thời cho người trong cuộc nhưng hệ lụy là sự tổn thương, tan vỡ khó lường.
Nếu đã từng trổ tài đôi ba ngón nghệ thuật để có được người mình yêu thì hãy nỗ lực hơn thế để giữ tình yêu ấy, bởi cuộc đời này không có gì là vĩnh cửu. Hãy yêu nhau như những phút ban đầu. Hãy coi vợ, chồng mình là những vị khách quý, để yêu thương trân trọng và để biết lo sợ nếu mình không trân quý họ sẽ tổn thương mà rời bỏ mình đi bất cứ lúc nào.
Học cách yêu thương, trao đi cảm xúc, trân trọng đối phương chính là nghệ thuật gìn giữ hạnh phúc gia đình.
'Lá thư đánh ghen' 66 chữ Nam Phương Hoàng hậu gửi tình nhân của chồng
Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho "người thứ ba" hiểu vị trí của mình.
" alt="Vợ chồng sống với nhau có cần nghệ thuật?" /> ...[详细] -
Thầy giáo có gia thế ‘khủng’ lên truyền hình tìm bạn gái
Phát sóng từ tháng 4/2020 nhưng mới đây, chương trình Hẹn ăn trưa tập 170 lại được nhiều người xem chia sẻ lại.Xuất hiện trong tập này là anh chàng Phạm Đình Hưng (30 tuổi, quê ở Tiền Giang), hiện là giáo viên dạy môn Lịch sử tại một trường THCS ở TP.HCM. Anh chàng chia sẻ, bản thân là một người tự tin, năng động, luôn có sự thấu hiểu và thông cảm với mọi người.
Thầy giáo Đình Hưng Anh cũng giới thiệu mình có sở trường ca hát và sẵn sàng hát tặng bạn gái ngay tại chương trình. Chàng trai trải qua 3 mối tình, mối tình đầu tiên kéo dài 7 năm nhưng họ không đến được với nhau. “Tính cách cô ấy hung dữ, thường xuyên xưng “mày - tao”, sai khiến em trong công việc… khiến mẹ em không hài lòng vì vậy chúng em chia tay”, anh nói.
Tuy nhiên, điều người xem chú ý là gia thế của thầy giáo này - MC Cát Tường từng phải thốt lên: “Gia đình có điều kiện quá”.
Theo Đình Hưng, ba anh là trưởng khoa Dược của ĐH Y dược. Mẹ anh là phó phòng GD&ĐT Quận 4, TP.HCM.
Không chỉ vậy, anh chàng còn chia sẻ, ngoài công việc giáo viên anh còn có 1 căn hộ để cho thuê. Anh cũng là cổ đông trong công ty Dược của ba anh tại TP.HCM.
Ngoài ra, anh còn kinh doanh một số mặt hàng khác với mức thu nhập 16-20 triệu/tháng. Nhờ chịu khó đầu tư, chàng trai đã tự mua được một căn hộ.
Đến chương trình, anh mong tìm được bạn gái có ngoại hình dễ nhìn, không cần quá xinh đẹp, hiền hậu và biết quan tâm gia đình.
Chàng trai tỏ ra khá thoải mái trong tiêu chí tìm bạn gái. Anh cũng bày tỏ quan điểm, việc ở chung hay ở riêng sau khi là do hai vợ chồng quyết định, thỏa thuận. Dù công việc rất bận rộn nhưng khi có bạn gái, anh sẽ tìm cách “sắp xếp thời gian một cách hoàn hảo nhất”.
Đình Hưng được mai mối cùng cô gái Trần Thị Hải Vân (27 tuổi, quê Gia Lai), đang là nhân viên ngân hàng tại TP.HCM. Hải Vân trải qua 3 mối tình nhưng đều không được như ý. Cô mong muốn tìm bạn trai giàu có về tình cảm, sức khỏe và ý chí.
Hải Vân được ghép đôi với Đình Hưng Phút gặp mặt, chàng trai viết cho cô gái một bức thư rất tình cảm. Không chỉ vậy, anh còn quỳ xuống tặng hoa cho cô nàng với lời nhắn nhủ: “Xin tặng em bó hoa, như hành động đầu tiên của một người con trai rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm”.
Hải Vân thấy Đình Hưng là một chàng trai chân thành, trọng tình cảm, đúng với mẫu người cô đang tìm. Chàng trai cũng hết lời khen bạn gái xinh xắn, dễ thương.
Kết thúc chương trình, tìm được sự đồng điệu về tính cách, quan điểm sống, cả hai cùng đồng ý bấm nút hẹn hò.
'Cưa' nàng bằng 2 tỷ đồng, ông chủ trang trại vẫn bị từ chối hẹn hò
Chàng trai Minh Tân đã bị “mất điểm” trước nhiều khán giả khi có màn thể hiện chưa tế nhị tại chương trình Bạn muốn hẹn hò.
" alt="Thầy giáo có gia thế ‘khủng’ lên truyền hình tìm bạn gái" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs UTA Arad, 22h00 ngày 31/1:
Hoàng Ngọc - 31/01/2025 08:47 Nhận định bóng ...[详细] -
Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt Phượng tím là sắc hoa nổi tiếng tại Đà Lạt. Năm 1960, loài hoa có tên khoa học là Jacranda mimosaefolia D.Don thuộc họ Cúc nác, có quê hương ở tận xứ Châu Mỹ này được mang về trồng tại thành phố ngàn hoa, và theo thời gian, phượng tím trở thành một trong những màu hoa biểu tượng của nơi đây.
Hiện nay, phượng tím đã xuất hiện trên tuyến phố đi bộ dài nhất Thủ đô, mang lại một mảng sắc màu ấn tượng.
Nhờ vào vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát của mình mà nhiều năm trở lại đây, phượng tím được trồng trên khắp cả nước, trong đó có Hà Nội.
Phượng tím là một loài cây bóng mát cho hoa, thân gỗ nhỏ, có hoa màu tím , lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ.
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Thổn thức với thức hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt
Phượng tím là loài cây thân gỗ có chiều cao trưởng thành lên đến hơn 10m. Hoa phượng tím hình ống, dài 4–5 cm, có hình giống quả chuông chứ không hề giống phượng vĩ đỏ mà chúng ta vẫn thường thấy.
Phượng tím nở thành từng chùm, cánh hoa mềm mại và khá mỏng nên rất dễ bị dập nát. So với phượng vĩ đỏ, phượng tím nở sớm và lâu tàn, mùa hoa có thể kéo dài từ 4 đến 7 tháng.
Từng chùm, từng chùm phượng tím thi nhau nở, hoa này chưa tàn đã có hoa khác khoe sắc.
Khác với màu đỏ rực của cánh phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò, cánh phượng tím lại nhắc nhở người Hà Nội nghĩ đến thành phố mộng mơ Đà Lạt.
Sắc màu ấn tượng của phượng tím.
Những cánh hoa vô ưu rớt xuống ven đường làm xuyến xao biết bao người.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đẹp lung linh mùa đổ nước
Ngoài thời điểm lúa chín vàng thì các thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) còn rất đẹp khi vào mùa đổ nước.
" alt="Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt" /> ...[详细] -
Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì không
Quả đúng như vậy. Công sức của con trai tôi không uổng. Kỳ thi năm đó Lý đỗ vào trường đại học Luật. Cử nhân luật học 4 năm còn con trai tôi học để lấy bằng kỹ sư, thời gian học dài hơn. Vì thế hai đứa tốt nghiệp đại học cùng một năm. Con trai tôi tốt nghiệp bằng giỏi nên xin được việc làm ngay. Còn Lý sức học bình thường nên mãi không xin được việc làm. Vả lại cử nhân Luật cũng khó xin việc. Nghe nói ngành luật ở thành phố Hồ Chí Minh dễ xin việc hơn. Con trai tôi nhảy vào Sài Gòn, xin việc làm ở một công ty xây dựng rồi đưa Lý vào đó và chạy vạy xin được việc cho nó. Rồi chúng nó tính chuyện cưới.
Đã cưới vợ thì phải có nhà. Vợ chồng tôi dốc hết vốn gửi cho nó mua 1 căn hộ 60m2 ở thành phố Bình Dương. Lý làm việc ở Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, đường đi làm khá xa. Khi Lý mang bầu, nó nói với chồng: "Em đi làm xa quá, có khi sảy thai mất". Thế là con trai tôi bán căn hộ ở Bình Dương, vay công ty thêm 1.5 tỷ đồng mua 1 căn hộ ở Quận 2. Cá chuối đắm đuối vì con, nhà tôi vào Sài Gòn sống cùng vợ chồng chúng nó để giúp đỡ con dâu vì nó cũng sắp đẻ rồi.
Lý sinh con gái đầu lòng. Nhà tôi mừng lắm. Ao sâu lợn nái không bằng con gái đầu lòng. Hai vợ chồng son thêm đứa con nữa. Việc chi tiêu hàng ngày thành vấn đề nóng. Lý nói với chồng: "Em sẽ quản lương tháng của anh. Anh lĩnh lương về đưa hết cho em, khi cần chi tiêu gì thì bảo em đưa". Con trai tôi nói: "Anh có thể xin tiền bố mẹ chứ không xin tiền vợ. Mọi việc trong nhà từ ăn uống, điện nước anh lo đủ thế là được rồi. Tiền lương của anh một nửa phải gửi phòng kế toán trả nợ dần cho công ty", "Của chồng công vợ. Anh nói thế là không tôn trọng em". Và thế là chúng xảy ra chiến tranh lạnh.
Lý không bao giờ ngồi ăn với cả nhà. Đi làm về mặt nặng như chì, không nói năng gì cả. Ra đường sợ xe công nông về nhà sợ nhất vợ không nói gì. Nhưng con trai tôi là đứa biết tự chủ. Nó mặc kệ rồi chiến tranh lạnh cũng tan đi.
Không thể trông vào đồng lương kỹ sư xây dựng để trả hết nợ cho công ty được, con trai tôi vừa làm ở công ty vừa tranh thủ buôn bán đất đai. Rất may là nó gặp thời. Sau 1 năm buôn bán đất nó trả hết nợ công ty lại còn mua được 1 cái camry mới tinh. Rồi Lý mang bầu và sinh đứa thứ 2 là con trai. Nó gọi điện cho tôi: "Con tự hào lắm bố ạ".
Đến năm nay chúng nó đã có với nhau 2 mặt con một gái, một trai. Tôi yên tâm về chúng nó, nghĩ là chúng nó sẽ hạnh phúc. Nhưng vừa rồi nhà tôi gọi điện nói: "Lại xảy ra chiến tranh lạnh rồi". "Vì sao vậy?" "Cái Lý yêu cầu chồng sáng chở đi làm, chiều đón về. Nó bảo nắng lắm, đi xe máy không chịu được". Tôi nói: " Em động viên con trai bảo nó hết sức bình tĩnh. Không được để chiến tranh lạnh trở thành chiến tranh nóng. Chiến tranh lạnh hoặc sẽ thành chiến tranh nóng hoặc sẽ tự tan đi". "Em không biết có tan không. Sống với chúng nó mà nhà không vui em chán lắm".
Khi tôi viết bài báo này thì chiến tranh lạnh trong nhà con trai tôi vẫn chưa kết thúc. Ngoài đường nắng nóng, không khí trong gia đình còn nóng hơn. Tôi gọi điện cho con trai: "Có một nhà tâm lý học Châu Âu nói rằng: "Các ông chồng đừng bao giờ cố gắng vì vợ, bởi không bao giờ là đủ". Câu nói đó hơi cực đoan nhưng không phải là hoàn toàn vô lý. Con bình tĩnh, làm tròn phận sự của người chủ gia đình. Không nói gì cả. Chiến tranh lạnh rồi sẽ qua đi. Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì không tự đến mà hai vợ chồng phải phấn đấu cả đời mới có. Hãy nhìn nhau mà sống. Và phải biết nhịn. Một sự nhịn là chín sự lành. Nếu để xảy ra chiến tranh nóng thì gia đình sẽ tan, con thất bại và vợ con cũng thất bại".
Có nên từ bỏ cuộc sống gia đình yên ổn để đến với tình yêu đích thực?
Cuộc gặp với em hôm đó ở buổi họp lớp đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời tôi.
" alt="Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì không" /> ...[详细] -
Vết thương tâm lý khó lường khi trẻ chứng kiến bố mẹ 'hành sự'
Mới đây, một video cho thấy đôi vợ chồng vô tư làm "chuyện ấy" trong khi 2 con nhỏ ngồi bên cạnh chơi, xem tivi đã khiến nhiều người quan tâm.Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) về vấn đề này.
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.
Ảnh: iStock Mới đây, một video lan truyền trên mạng cho thấy có cặp vợ chồng trùm chăn "hành sự" trong lúc 2 đứa trẻ khoảng 3 - 5 tuổi đang chơi bên cạnh, bà đánh giá thế nào về việc này?
"Chuyện ấy" của vợ chồng đôi khi "cấp bách", thật khó mà trì hoãn. Tuy nhiên, việc để trẻ bắt gặp khi đang trong tình huống nhạy cảm thường chỉ là “tai nạn”.
Trường hợp bố mẹ vô tư “hành sự’ trước mặt con cái như vậy là cá biệt. Nguyên nhân có thể do nhà không có phòng riêng, không gian chật chội. Bố mẹ thiếu kiến thức giáo dục giới tính, vô tâm, chủ quan cho rằng “trẻ còn nhỏ không biết gì" nên làm liều.
Thực tế, trẻ tò mò về tình dục sớm hơn bố mẹ nghĩ và có thể chịu tác động tâm lý nặng nề khi chứng kiến cảnh bố mẹ “yêu nhau” như vậy.
Bà vừa nói rằng, trẻ có thể gánh chịu tác động tâm lý nặng nề, vậy những ảnh hưởng đó là như thế nào?
Trong quá trình tư vấn, tôi tiếp nhận không ít trường hợp trẻ bị ám ảnh, tổn thương tâm lý khi bắt gặp cảnh hớ hênh của bố mẹ, càng nguy hại hơn nếu sự việc lặp đi lặp lại.
Tùy từng lứa tuổi, sự phát triển của mỗi trẻ, ảnh hưởng của chuyện này sẽ khác nhau.Với trẻ 3-6 tuổi, suy nghĩ non nớt có thể cho rằng bố đang có hành vi bắt nạt, đánh đập mẹ, làm mẹ đau đớn. Từ đó, trẻ có suy nghĩ chán ghét bố. Một số khác nảy sinh tâm lý tò mò, bắt chước hành động thân mật của bố mẹ “chơi trò vợ chồng” dù không thực sự hiểu nó là gì.
Khi trẻ càng lớn, vấn đề sẽ càng phức tạp hơn do bị kích thích phát triển giới tính và tình dục sớm.
Trẻ có thể phải đối diện với hội chứng rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm, sống khép kín hoặc có biểu hiện nổi loạn.
Thực tế không ít câu chuyện đau lòng xảy ra do hệ lụy từ những phút hớ hênh, chủ quan của bố mẹ. Trẻ sa đà nghiện phim đen, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, dễ bị lạm dụng hoặc thậm chí trở thành tội phạm tình dục.
Trường hợp không cố ý nhưng bị trẻ phát hiện khi đang làm "chuyện ấy", theo bà, bố mẹ nên giải quyết như thế nào?
Khoảnh khắc bị trẻ bắt gặp khi đang trong tình huống nhạy cảm, bố mẹ dễ có phản ứng nóng giận, la mắng trẻ vì xấu hổ, bối rối.
Tôi vẫn khuyên các bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh. Bởi vì cách bạn phản ứng, xử lý vấn đề còn quan trọng hơn những gì trẻ nhìn thấy.
Trước hết hãy cố gắng dừng “mọi việc” lại một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng. Bạn có thể tìm cách đánh lạc hướng trẻ như: “Con xuống tủ lạnh lấy kem ăn nhé” (nếu đó là ban ngày). Đây là cách để trẻ rời khỏi phòng nhanh chóng đồng thời cũng là cơ hội để bạn trấn tĩnh sau khi bị con bắt gặp.
Hoặc bạn yêu cầu trẻ ra ngoài đợi, bạn mặc lại quần áo và đưa trẻ trở về phòng ngủ. Lúc này bạn không cần phải nói gì nếu trẻ không hỏi hoặc tạm thời trì hoãn cho đến khi bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để giải quyết vấn đề.Việc hỏi trẻ nghĩ gì về chuyện đã nhìn thấy là rất quan trọng. Khi bạn biết được những gì trẻ thực sự chứng kiến, trẻ hiểu về tình dục bao nhiêu sẽ giúp bạn có cách giải thích phù hợp nhất.
Ở độ tuổi 3-6 thường chỉ cần một lời giải thích đơn giản, ngắn gọn rằng bố mẹ ôm ấp nhau vì bố mẹ yêu nhau. Các bố mẹ đều làm như thế và coi đó là chuyện bình thường.
Nếu trẻ tỏ ra sợ hãi, hãy trấn an trẻ là không phải bố làm đau mẹ như trẻ nghĩ.
Bạn không nên lờ đi xem như không có chuyện gì xảy ra. Bạn cũng không nên nói với trẻ rằng “mẹ mệt không ngủ được nên bố đấm lưng cho mẹ", nếu bạn không muốn con leo lên người bạn chơi trò “bố mẹ đấm lưng cho nhau”.
Với trẻ lớn hơn, bạn có thể xem đây là cơ hội để chia sẻ, trang bị cho con những kiến thức về giới tính, tình yêu và tình dục phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của con. Chúng ta cần một cuộc trò chuyện nghiêm túc nhưng không nghiêm trọng.
Bạn không nhất thiết phải cung cấp hình ảnh chi tiết nhưng hãy đảm bảo con nhận được câu trả lời trung thực và thẳng thắn để giúp con có định hướng đúng đắn.
Theo bà, bố mẹ nên làm như thế nào để tránh xảy ra những tình huống đỏ mặt trước các con?
Tình dục là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ vợ chồng. Tuy vậy, khi có con “chuyện yêu” sẽ không còn thoải mái như khi còn là vợ chồng son. Để tránh trường hợp bị con bắt gặp đang trong tình huống nhạy cảm, bố mẹ nên thu xếp cho trẻ ngủ riêng trước 3 tuổi.
Việc đầu tư khoá cửa phòng ngủ là cần thiết. Bên cạnh đó là tập cho trẻ thói quen gõ cửa trước khi vào phòng ngủ của bố mẹ hoặc phòng tắm. Bạn cũng nên làm gương cho trẻ bằng việc gõ cửa trước khi vào phòng của con.
Trong phòng ngủ vợ chồng hãy sử dụng loại đèn ngủ sáng nhẹ hoặc đèn chụp làm giảm mức sáng, trẻ sẽ không nhìn thấy quá nhiều trong trường hợp vô tình bắt gặp.
Bạn cũng có thể mở nhạc nhẹ hoặc tivi khi vợ chồng đang quan hệ để hạn chế trẻ nghe thấy những âm thanh nhạy cảm phát ra từ phòng của bố mẹ.
'Đừng cho rằng thủ phạm xâm hại trẻ em là người ít học'
Đó là lời cảnh báo của PGS. TS Trần Thành Nam cho các bậc phụ huynh trước tình trạng ngày càng nhiều trẻ em bị dâm ô, xâm hại.
" alt="Vết thương tâm lý khó lường khi trẻ chứng kiến bố mẹ 'hành sự'" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
Linh Lê - 30/01/2025 07:56 Nhận định bóng đá ...[详细] -
Những người có nguy cơ căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng là vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc cạnh tranh, nhịp sống nhanh, hiện đại. Theo MQ Mental Health, ngành nghề nào cũng có thể đối mặt stress - từ người làm chủ, nhân viên công sở, công nhân, lao động tự do đến chính khách. Học sinh, sinh viên, vận động viên, mẹ bỉm sữa, cánh tài xế, mọi thành viên trong gia đình, nhất là người lớn tuổi... cũng khó tránh những lúc căng thẳng.Năm ngoái, bà Jacinda Ardern - nguyên Thủ tướng New Zealand - tuyên bố từ chức, một phần vì muốn dành thời gian cho gia đình, phần khác cảm thấy mình "không còn đủ năng lượng" để tiếp tục công việc "đòi hỏi trách nhiệm to lớn". Trên The Guardian, bà từng nói về tác động công việc gây ra cho sức khỏe tâm thần và tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Bà mong mọi người luôn hạnh phúc tại nơi làm việc, đồng thời nơi ấy không làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng.
WHO cũng công nhận căng thẳng tại nơi làm việc là "đại dịch sức khỏe toàn cầu", cứ bốn người, sẽ có một người rơi vào trạng thái stress. Tình trạng này tác động tiêu cực cả nhân viên lẫn tổ chức như: giảm năng suất, không hài lòng công việc, vắng mặt, tỷ lệ nghỉ việc cao. Căng thẳng cũng dẫn đến loạt vấn đề thể chất như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường...
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng, tương đương khoảng 15 triệu người. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy căng thẳng, kiệt sức liên quan công việc khiến nền kinh tế Anh thiệt hại 28 tỷ bảng mỗi năm, dẫn đến 23,3 triệu ngày nghỉ ốm.
Tại Nhật, nhiều trường hợp tử vong vì đau tim, đột quỵ khi làm việc nhiều giờ. "Ví dụ cực đoan này nêu bật nguy cơ căng thẳng tại nơi làm việc và tầm quan trọng của việc nhận ra vấn đề, giải quyết nó trước khi trầm trọng hơn", cây viết Juliette Burton nói trên MQ Mental Health.
Nhóm ngành stress nhất
Một nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về Quản lý căng thẳngchỉ ra nhân viên y tế, nhân viên xã hội, giáo viên chịu stress cao hơn hẳn nghề khác. Trong khi đó, Tạp chí tâm lý Sức khỏe nghề nghiệpkhẳng định ngành công nghệ, tài chính đặc biệt gây căng thẳng.
Nhân viên y tế: Năm 2018, Hiệp hội Y khoa Anh từng thực hiện một khảo sát, hơn 80% bác sĩ nói luôn trong trạng thái căng thẳng hoặc kiệt sức do giờ làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn.
Trên trang chủ, WHO cũng nhấn mạnh áp lực thời gian, thiếu kiểm soát công việc, làm việc theo ca, thiếu sự hỗ trợ và tổn thương về mặt đạo đức là yếu tố khiến đội ngũ y tế luôn căng thẳng, mệt mỏi.
...[详细]
Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
Nhật ký của con trai 10 tuổi tiết lộ chuyện bố ngoại tình
Nhìn những dòng chữ nguệch ngoạc của con trai viết về sai lầm của bố, trái tim tôi như vỡ vụn. Tôi đập phá mọi thứ, kể cả đồ ăn mà anh ấy mua cho tôi.Thấy tôi như vậy, anh ấy nói một cách giận dữ: "Dù không còn tình cảm nhưng vì đứa trẻ, tôi vẫn muốn sống với em. Nhưng bây giờ, điều đó là không thể, hãy ly dị đi”.
Tôi năm nay 37 tuổi, đã kết hôn được hơn 10 năm, con trai tôi năm nay mười tuổi.
Đầu năm nay, tôi phát hiện chồng mình phản bội. Tôi đã cho anh ta một cơ hội, nhưng anh ta vẫn không rời bỏ được người phụ nữ đó.
Khi tôi bắt gặp chuyện ngoại tình một lần nữa, tôi đã nói với những người thân của mình. Anh trai tôi rất tức giận nên đã đánh anh ta.
Sau đó, dưới sự chứng kiến của gia đình anh, tôi yêu cầu anh ký một thỏa thuận. Nếu anh ta tiếp tục ngoại tình, anh phải rời khỏi nhà và quyền nuôi con thuộc về tôi. Anh ấy phải đóng góp chi phí nuôi con.
Tôi nghĩ rằng thỏa thuận này có thể kiềm chế hành vi của anh ấy, để anh ấy hiểu thực tế và trở về với gia đình. Tuy nhiên, tôi đã thất bại.
Anh ấy từng rất thích về nhà bố mẹ vợ, nhưng giờ anh ấy không bao giờ đến nữa.
Anh cũng không muốn về nhà sau giờ làm việc và luôn về rất muộn. Anh ấy nói rằng, anh không còn tình cảm và không muốn gặp tôi.
Anh ấy mặc kệ tôi mỗi ngày. Tôi thực sự không hiểu, nhân tình của anh là một bà mẹ đơn thân có hai con, lớn tuổi hơn tôi, tại sao anh lại bỏ rơi gia đình và muốn ở bên cô ấy?
Xin nói thêm rằng, cả tôi và chồng đều là người hướng nội và không biết thể hiện tình cảm. Bây giờ tôi đau đớn, nhưng tôi không muốn ly hôn. Xin hãy giúp tôi, làm thế nào tôi có thể khiến cho chồng thực sự trở về với gia đình?
Chuyên gia tâm lý tư vấn:
Nếu muốn cứu gia đình, trước tiên bạn phải hiểu lý do dẫn đến sự tan vỡ trong mối quan hệ của bạn và chồng.
Khi bạn thấy chồng mình phản bội, bạn đã nói với mọi người trong gia đình khiến gia đình bạn đánh anh ta. Sau đó, bạn lại buộc anh ta ký một thỏa thuận không công bằng cho lắm. Quan điểm của bạn là để bảo vệ gia đình và làm cho anh ta thấy ăn năn. Nhưng bạn có suy nghĩ cho anh ấy không? Khi bị gia đình bạn đánh đập, anh ta sẽ cảm thấy bị bắt nạt và thậm chí cảm thấy bị sỉ nhục.
Thêm vào đó, bản thỏa thuận mà bạn ép anh ta ký giống như một sự từ chối anh ta và không tin tưởng anh ta. Điều này sẽ mang lại cho anh ta một cảm giác bất an và áp lực cực độ.
Bạn nói rằng chồng bạn và bạn đều sống nội tâm, không biết thế hiện tình cảm.
Thực tế, chồng bạn không lạnh lùng lắm. Anh ấy thích về thăm bố mẹ vợ, chủ động mua đồ ăn cho bạn... Điều đó cho thấy, chồng bạn thực sự là một người sống tình cảm.
Bạn hãy bình tĩnh suy xét lại mối quan hệ của bạn với chồng xem bạn đã đáp ứng nhu cầu tình cảm của anh ấy hay chưa?
Với những người sống tình cảm, khi không được đáp ứng, anh ấy sẽ dễ tìm đến một người bên ngoài.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nản lòng. Bạn vẫn còn nhiều nguồn lực để cứu vãn cuộc hôn nhân này.
1. Bạn có thời gian sống chung trong nhiều năm và có một nền tảng tình cảm. Trước khi chồng phản bội, anh ấy đã rất vui khi sống với bạn. Vì vậy, miễn là bạn học cách quản lý cảm xúc, bạn vẫn có thể tìm lại cuộc sống gia đình hạnh phúc như vậy.
2. Bạn có một đứa con trai khôn ngoan và thông minh. Đứa con trai mười tuổi khao khát một gia đình trọn vẹn và không muốn bố mẹ ly thân. Gia đình nhà chồng không muốn các bạn ly thân. Đây là những tài nguyên mà bạn có thể sử dụng để phục hồi cuộc hôn nhân của mình.
Những cảm xúc bên ngoài hôn nhân sẽ trải qua thời kỳ đam mê, sau đó đến giai đoạn nhạt nhòa.
Khi niềm đam mê mất dần và cảm xúc đến giai đoạn thờ ơ thì đó là cơ hội để bạn tách chồng ra khỏi người phụ nữ đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngừng việc chỉ trích chồng. Hãy cố gắng tạo ra một bầu không khí hài hòa hơn cho gia đình để chồng và con trai cảm thấy thư thái và hạnh phúc mỗi khi ở nhà.
Khổ sở vì chồng không đi làm nhưng lại thích tiêu hoang
Anh không chịu đi làm nhưng lại luôn ca thán việc vợ mua bán so đo, thực phẩm toàn rau, đậu, họa hoằn mới có thịt, không đủ chất cho chồng con.
" alt="Nhật ký của con trai 10 tuổi tiết lộ chuyện bố ngoại tình" />
- Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
- Chuyển 63 ha rừng đặc dụng ở Phú Quốc làm du lịch
- Đời 2018 nên mua Air Blade, PCX hay Vario?
- Sao không ngoại tình với chính vợ/ chồng mình?
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- Runner Kenya vô địch Boston Marathon hai lần liên tiếp
- Phong cách du lịch ‘chuẩn xanh’ của giới trẻ