Xuất thân trong một gia đình trí thức,ântỷphúNguyễnThịPhươngThảonỗlựcđặcbiệtvớisựnghiệptrồngngườgiá vàng nhẫn hôm nay bao nhiêu nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, vốn từng có một mong ước nho nhỏ là tốt nghiệp đại học và trở thành một giáo viên giống như mẹ. Nhưng cơ hội được đi du học đã giúp bà mở mang tầm mắt, khai phá những bước đường đầu tiên để trở thành một doanh nhân lớn, với tâm và tầm dành cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, hướng tới “lợi ích trăm năm - trồng người”.
Gần 10 năm học tập ở nước ngoài, bà Phương Thảo học qua 3 trường đại học về kinh tế, tài chính ngân hàng, một bằng tiến sĩ kinh tế - tự động hoá, cùng kinh nghiệm kinh doanh khi tự mình kiếm được 1 triệu USD đầu tiên ở tuổi 21… Có được một nền tảng giáo dục tốt, cùng với sự thông minh, nghiêm túc, quyết đoán, bà Phương Thảo đã trở thành nữ tỷ phú đô la tự thân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á khi đầu tư thành công vào nhiều lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, năng lượng - những lĩnh vực vốn được coi là xương sống cho phát triển kinh tế đất nước.
Thành công trong kinh doanh, nữ tỷ phú cũng đặc biệt coi trọng giá trị của giáo dục. Ít ai biết rằng nữ tỷ phú đã đầu tư - bảo trợ cho không ít trường mầm non đi qua đại dịch, trong số đó có trường giúp trẻ em Việt Nam được tiếp cận với chương trình giáo dục tiên tiến của Nhật Bản, hay “ngôi trường Ước mơ” chuyên tiếp nhận các trẻ yếm thế vốn gặp nhiều khó khăn để tìm được một môi trường giáo dục phù hợp, nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và nhân cách ngay từ những năm đầu đời.
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thường xuyên quan tâm đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống (ảnh: T.L)
Hàng năm, bà Phương Thảo và các doanh nghiệp của mình thường xuyên thăm nom nhiều làng trẻ em SOS trên cả nước để sẻ chia với những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp hơn, mang tới tương lai tươi sáng cho các em nhỏ.
Đề cao và trân trọng giá trị của giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vốn phải chịu nhiều thiệt thòi do định kiến xã hội cũng như dễ bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, bà Phương Thảo khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để các bé gái được quan tâm trong giáo dục trực tuyến, để có được nhiều hơn đại diện, gương mặt nữ giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và tôi sẽ luôn hành động vì một tương lai tươi sáng hơn dành cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số”.
Bà Phương Thảo đã cùng 29 lãnh đạo toàn cầu kí vào lá thư ngỏ kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế cùng thực hiện các hành động cụ thể để nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục trực tuyến và nâng cao kỹ năng số cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thành công, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiểu rất rõ giá trị của giáo dục đối với việc ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Từ 10 năm nay, bà Phương Thảo đã phát động và tổ chức giải cờ vua quốc tế thường niên HDBank với ước vọng mang về vinh quang và định vị trí tuệ Việt Nam trong làng cờ vua thế giới. Giải đã trở thành đấu trường cọ xát uy tín, bổ ích cho các kì thủ để giúp đội tuyển Việt Nam vươn tới vị trí cao trong làng cờ vua thế giới.
Với mong muốn ươm mầm tài năng, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã phát động giải cờ vua quốc tế thường niên HD Bank quy tụ nhiều kỳ thủ trên thế giới (ảnh: T.L)
Đến nay, giải đã có khoảng 1400 lượt kỳ thủ đến từ 42 quốc gia cả 5 châu lục trên thế giới tham gia tranh tài. Từ đây, nhiều đại kiện tướng thế giới Việt Nam đã ra đời như Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Mai Hưng… Đại kiện tướng Lê Quang Liêm đánh giá: “Tôi đã trưởng thành từ những giải thi đấu lớn hàng năm HD Bank là giải mở quốc tế có chất lượng cao nhất được tổ chức hằng năm tại Việt Nam”.
Đại kiện tướng Lê Quang Liêm trong một giải cờ vua HD Bank (ảnh: T.L)
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, nữ tỷ phú đã quyết định thành lập Học viện Hàng không Vietjet để đào tạo nhân lực không chỉ cho riêng Vietjet mà còn đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của ngành hàng không trong nước và thế giới.
Mới nhất, Tập đoàn Sovico do bà Phương Thảo làm Chủ tịch HĐQT và Đại học Oxford đã ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư, đóng góp cho giáo dục dài hạn trị giá 155 triệu bảng Anh.
Đây là thỏa thuận hợp tác phát triển nghiên cứu, giáo dục, bao gồm việc thành lập một Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng dành riêng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và các nước trong khu vực để có cơ hội học tập, nghiên cứu tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới tại Oxford, đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất một trường thuộc hệ thống Viện Đại học Oxford. Số tiền còn lại dành cho xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, dành việc hợp tác đầu tư, nghiên cứu đưa ra giải pháp về chống biến đổi khí hậu, loại bỏ phát thải khí CO2... nhằm giúp các doanh nghiệp, chính phủ Việt Nam và thế giới tiến gần hơn đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và đại diện Đại học Oxford tại lễ kí thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Sovico và Oxford (ảnh: T.L)
TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng việc Sovico hợp tác đầu tư vào Oxford sẽ giúp sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và khu vực có cơ hội tiếp cận ngay với môi trường đào tạo hàng đầu thế giới; mở ra cơ hội học tập ở môi trường đào tạo tốt bậc nhất thế giới; mở ra sự hợp tác về giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và Oxford.
“Đây cũng là một trong những giải pháp bổ sung nhanh chóng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân tài cho nước ta. Qua đó, kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để nước ta thu hẹp khoảng cách với nhiều quốc gia trên thế giới”, ông Lợi nhấn mạnh.
Bà Phương Thảo chia sẻ: “Giáo dục và nghiên cứu là chìa khóa cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại. Tôi tin tưởng những kết quả hợp tác lâu dài với Đại học Oxford sẽ mang tới những cơ hội, những giá trị mới tốt đẹp cho cộng đồng, dành những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ trẻ tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới”.
Tại hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào tháng 8/2021, bà Phương Thảo cho biết ngành giáo dục đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi hầu như tất cả trường học các cấp đều phải đóng cửa vì đại dịch, khiến một thế hệ học sinh phải đối mặt với nguy cơ không được tiếp cận giáo dục đầy đủ. Bà Phương Thảo kêu gọi thúc đẩy giáo dục trực tuyến, đồng thời có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với phương thức giáo dục mới này.
Tỷ lệ tuyển sinh theo nhóm quỹ phúc lợi không đồng đều, thậm chí chênh lệnh lớn.
Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các nhóm kỹ năng của người học và sự chuyển giao các nghiên cứu và công nghệ diễn ra ở mức thấp.
Tài chính phụ thuộc vào học phí
Những thách thức mang tính hệ thống trong việc quản lý giáo dục bậc cao ở Việt Nam, cũng được WB chỉ ra gồm: bị chia thành nhiều cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô khác nhau; các lỗ hổng trong chính sách và cam kết thực hiện; sự liên kết giữa các trường đại học (cơ sở đào tạo) với thị trường lao động còn hạn chế; những đổi mới giáo dục còn hạn chế, bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; thiếu những người có đủ năng lực và chuyên môn để quản lý.
Những thách thức còn nằm ở việc huy động nguồn lực trong tài trợ cho giáo dục đại học khi thực tế nhiều trường phụ thuộc cao vào mức học phí không bền vững.
Theo WB, Việt Nam phân bổ nguồn lực công hơn 5% GDP cho giáo dục, tuy nhiên trong đó, mức đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 0,33% (trong tổng số 6.1% Chính phủ đầu tư cho giáo dục và đào tạo). Trong khi đó, ở các nước, tỷ lệ này cao hơn nhiều.
Tổng quan mức đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Một số thách thức khi phân bổ nguồn lực trong tài chính giáo dục đại học cũng được WB chỉ ra như:
Về kinh phí, việc phân bổ các quỹ công còn hạn chế, dựa trên các định mức truyền thống, không dựa trên kết quả hoạt động hoặc vốn chủ sở hữu.
Hoạt động nghiên cứu của trường đại học nhìn chung còn ít tài trợ, quản lý lỏng lẻo, chất lượng hợp tác còn hạn chế.
Các thủ tục chuẩn bị và giải ngân vốn đầu tư phức tạp, chưa đủ thu hút tài trợ ở cả khu vực công lẫn thị trường tín dụng tư nhân.
Học bổng và các khoản vay dành cho sinh viên thấp, điều khoản vay – trả chưa đủ hấp dẫn.
Từ đó, WB cũng đề xuất các lựa chọn chính sách để hiện đại hóa quản trị như:
Phê duyệt và tài trợ đầy đủ Chiến lược Phát triển giáo dục đại học chuyển đổi trong giai đoạn 2021 - 2030, WB đề xuất tăng ngân sách công cho giáo dục đại học từ 0,23% hiện tại lên 0,8% GDP trước năm 2030.
Đầu tư, nâng cao năng lực cho hoạch định chính sách; thiết kế chương trình; giám sát và đánh giá; Cập nhật các chính sách về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của giáo dục đại học với nguồn tài trợ của nhà nước;
Trao quyền cho các hội đồng trường để bổ nhiệm lãnh đạo và phê duyệt các chiến lược/ngân sách; Khuyến khích giáo dục đại học đổi mới, cải cách hành chính, bao gồm: quản lý nhân sự/giảng viên, hợp tác quốc tế về nghiên cứu & phát triển.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, nguồn chi của ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học giảm mạnh trong thời gian qua, chỉ ở mức 0,23% GDP. Trong khi đó, nguồn thu từ nghiên cứu và các nguồn khác thấp. Vì vậy, tài chính của các trường đại học chủ yếu phụ thuộc vào học phí (phần lớn trường học phí chiếm trên 80%) nên đang thiếu bền vững.
Thanh Hùng - Nguyệt Linh
'Mổ xẻ' những vấn đề từ chính sách đến thực tiễn tự chủ đại học
Các rào cản, khoảng cách giữa quy định chính sách đến thực tiễn thi hành tự chủ đại học sẽ được mổ xẻ tại hội thảo Giáo dục 2020 với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”.
" alt="WB: Nguồn lực cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn thấp" />WB: Nguồn lực cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn thấp
Giang lúc điều trị bệnh ở Bệnh viện Trung ương Huế.
Sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, có bố thường xuyên say xỉn, mẹ đi bước nữa, phó mặc con cái cho ông bà nội chăm sóc, Giang và Sơn vẫn chưa hết bất hạnh khi cùng mắc phải căn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Giang kể: “Em phát hiện bệnh từ khi mới 8 tuổi. Lúc đó, em bị vàng da, người gầy gò nhưng bụng lại to bất thường. Vào Bệnh viện Trung ương Huế khám, bác sĩ chuẩn đoán em bị tan máu bẩm sinh. Không có tiền nên gia đình đã xin phép đưa em về nhà và tự mua thuốc uống”.
Thấy Sơn còi cọc, da hơi vàng và có các biểu hiện tương tự như chị gái, gia đình lo lắng, vội vàng đưa đi thăm khám. Ai nấy thất thần khi biết tin Sơn cũng bị chung bệnh tan máu bẩm sinh như chị Giang.
Bị căn bệnh tan máu bẩm sinh hành hạ, cả hai đều nhỏ hơn so với tuổi của mình.
Bà Hữu nhặt từng củ khoai, củ sắn trong vườn nhà nuôi 2 đứa cháu bạo bệnh.
Hiện, Sơn đang học lớp 10 trên địa bàn nhưng vẫn luôn bị bệnh hành hạ làm gián đoạn việc học. Căn bệnh của em cần phải truyền máu định kì nhưng ông bà lại không có tiền. Không còn cách nào khác, em đành cắn răng chịu đựng.
“Một mình chị Giang đau ốm, em đã thấy cả nhà khốn khổ, xáo trộn lên rồi. Em là con trai, em sẽ cố gắng chịu đựng”, Sơn lạc quan nói.
Lúc đầu, biểu hiện bệnh còn nhẹ nên Giang vẫn gắng gượng đi học. Đến khi em học xong lớp 9, căn bệnh tái phát và ngày một nặng hơn. Sau đó, không trụ nổi nữa, em buộc lòng phải nghỉ học.
Suốt nhiều năm nay, Giang không làm được bất cứ việc gì. Khi lên cơn, em còn không thể đi mà phải giãy dụa, lê lết trên sàn nhà. Ngoài ra, bụng phình to, đau đớn khiến em khóc la dữ dội. Năm nay đã 21 tuổi nhưng cơ thể Giang nhỏ thó, gầy và thiếu sức sống.
Mỗi khi nghĩ về tương lai của hai đứa cháu nội bị bệnh, bà Hữu lại trầm ngâm, mặt buồn rười rượi.
Mới đây, khi đưa Giang đi tái khám tại Bệnh viện Trung ương Huế, bác sĩ phát hiện em bị thêm bệnh u tủy.
Bà Nguyễn Thị Hữu (bà nội của hai em) tâm sự: "Ba mẹ chúng nó có mà cũng như không, không ai ngó ngàng đến chúng nó sống như thế nào cả.
Vợ chồng tôi đã già yếu, hàng ngày, chỉ có thể giúp cho hai đứa bữa cơm bữa cháo. Khi hai đứa đổ bệnh thì các chú thím chúng nó chạy đôn chạy đáo thay nhau vào viện để thuốc thang, chăm sóc".
Anh Trần Văn Tài, chú ruột của hai em chia sẻ: “Không có bố, không có mẹ, lúc điều trị ở bệnh viện, hai đứa tủi thân và khóc rất nhiều. Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng danh mục thuốc thang ngoài bảo hiểm rất đắt đỏ. Bệnh của 2 đứa phải điều trị lâu dài nên chi phí sinh hoạt, đi lại,.. vô cùng tốn kém”.
Ông Phan Ngọc Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh) cho biết, hoàn cảnh hai chị em Giang và Sơn quá đáng thương. UBND cùng các tổ chức xã hội cố gắng giúp đỡ hai cháu nhưng không nhiều. Mong gia đình nhận được sự giúp đỡ để các em được thăm khám thường xuyên hơn.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Trần Văn Tài (chú ruột của 2 chị em Giang, Sơn), trú tại thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. SĐT: 094. 764. 8246. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ủng hộ MS 2021.141 (anh em Giang-Sơn) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt="Bà nội già yếu khẩn cầu bạn đọc giúp hai cháu mắc bệnh tan máu bẩm sinh" />Bà nội già yếu khẩn cầu bạn đọc giúp hai cháu mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng bằng khen cho Linh Thị Hồng
Linh Thị Hồng là người dân tộc Sán Dìu. Ngôi trường em học nằm trên địa bàn xã miền núi duy nhất của thành phố Phúc Yên với gần nửa (147/312) học sinh là người dân tộc thiểu số.
Theo cô giáo Đỗ Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng, Hồng là học sinh khó khăn nhất trong sinh hoạt và học tập.
Từ khi sinh ra Hồng đã bị tật 2 cánh tay. Do bệnh tật, sức khỏe yếu nên khi 10 tuổi, Hồng mới bắt đầu học lớp 1.
Cô học trò nghị lực Linh Thị Hồng
Vượt lên ngịch cảnh, Hồng luyện viết bằng chân. Ở lớp, em được cô giáo bố trí ngồi trên chiếu gần bục giảng.
Chân phải luôn kẹp chiếc bút máy, khi viết Hồng phải cúi khom lưng, rạp người về phía trước, mặt chỉ cách trang vở khoảng 30cm. Các thao tác viết, đặt thước kẻ bài, thay mực cho bút máy, lấy và mở sách vở… được Hồng thực hiện bằng hai chân hết sức nhẹ nhàng, thuần thục.
Nét chữ được viết bằng chân của em Linh Thị Hồng
Nhìn những nét chữ đẹp đẽ, ngay ngắn trên những trang vở sạch sẽ, thỉnh thoảng lại có dòng bút đỏ “Cô khen”, ít ai có thể tưởng tượng được, chúng được viết ra từ đôi chân của Hồng.
Không chỉ viết chữ đẹp, vẽ đẹp, Hồng còn yêu thích làm đồ thủ công, may vá.
Minh Anh
Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu
Nhìn những nét chữ đẹp đẽ, ngay ngắn trên những trang vở sạch sẽ, thỉnh thoảng lại có dòng bút đỏ “Cô khen”, ít ai có thể tưởng tượng được, chúng được viết ra từ đôi chân của cô bé khuyết tật Linh Thị Hồng.
" alt="Học sinh người dân tộc Sán Dìu viết bằng chân nhận bằng khen của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ" />
...[详细]
30 tuổi mới kết hôn, chị Phấn những tưởng con trai chào đời là niềm hạnh phúc mà ông trời ban tặng cho gia đình nhỏ, chẳng thể ngờ lại bắt đầu những ngày tháng chới với vì bệnh của con.
Khi mới 1 tháng tuổi, Mạnh Thiên bị vàng da, đi ngoài phân màu trắng và thường xuyên quấy khóc, vợ chồng chị Phấn đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám mới phát hiện con bị teo mật bẩm sinh. Các bác sĩ sau đó đã tiến hành mổ Kasai nhằm dẫn lưu mật một phần cho con nhưng tiếc là không thành công.
Bệnh tiếp tục tiến triển khiến da, mắt của Mạnh Thiên ngày càng vàng vọt, rồi xuất hiện những biến chứng của xơ gan như báng bụng, đầu ngón tay tím lại, sưng phù. Đến nay, con đã bị xơ gan giai đoạn cuối.
Cơ thể gầy gò, mong manh của đứa trẻ 3 tuỏi bị che lấp bởi cái bụng bự chảng, nếu nhìn không kỹ sẽ chẳng thấy đôi tay, đôi chân nhỏ xíu của con.
Từ nhỏ Mạnh Thiên đã phải làm quen với nỗi đau đớn vì bệnh tật giày vò.
“Lúc trước gia đình tôi cũng đã thực hiện ghép tế bào gốc cho con nhằm kéo dài sự sống, thế nhưng cũng không khả quan, thậm chí bệnh tình còn xấu đi. Bệnh cứ nặng dần, mới đây còn bị thoát vị bẹn, lại phải mổ. Tôi không hiểu vì sao mà số phận của con cứ phải chịu đày đọa, đau đớn đến thế”, chị Phấn cầm bàn tay nhỏ bé của con trai, nước mắt không ngừng rơi.
Khi nhận được thông báo có thể tiến hành ghép gan cho Mạnh Thiên, cả gia đình chị Phấn vừa mừng, vừa lo. Mừng vì trong thời điểm dịch covid phức tạp, để có thể tổ chức một ca ghép tạng không hề đơn giản. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nỗi lo.
“Chúng tôi sợ con sẽ không vượt qua được mà mất trên bàn mổ, rồi lại lo tới khoản chi phí lên tới 500 triệu đồng. Dù vậy, cả gia đình tôi đồng lòng là sẽ ghép gan cho con, nên ngay khi nghe bác sĩ thông báo dự kiến ca ghép, chúng tôi đã chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền, thế nhưng nhiều nhất cũng chỉ được 300 triệu, còn thiếu tới 200 triệu đồng, đến nay chẳng biết kiếm ở đâu”, chị Phấn lo lắng.
Vợ chồng chị không có nhà cửa. Trước khi con trai chào đời, họ mướn nhà trọ, đi làm thuê. Thu nhập của cả 2 khoảng 10-12 triệu đồng. Nhưng từ khi có bé Mạnh Thiên, rồi con bị bệnh, chi phí tốn kém, họ phải về ở nhờ nhà ngoại.
Cha mẹ chị Phấn vốn là hộ nghèo lâu năm, cũng mới thoát nghèo chưa được bao lâu. Thêm nữa, 2 ông bà đều tuổi cao sức yếu, cuộc sống quay quắt trong cái khó, nào có thể lo được tiền chữa bệnh cho cháu.
Xin hãy giúp cậu bé tội nghiệp, để con có tương lai tốt đẹp hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ với VietNamNet: “Bé Mạnh Thiên từng ói ra máu do xuất huyết tiêu hóa, đó là một biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Trước mắt, căn bệnh không khiến con lập tức tử vong, nhưng thời gian của con sẽ không còn nhiều.
Bây giờ là thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành ca ghép gan cho con, nếu bỏ lỡ thì dù sau đó có ghép cũng sẽ không đạt được mức tối ưu như vậy nữa”.
Dù biết rằng trong thời điểm dịch covid diễn biến phức tạp, số tiền 200 triệu đồng cũng không hề nhỏ, nhưng thiết nghĩ số tiền ấy mà đủ để đánh đổi được tính mạng cho một em bé tội nghiệp, thậm chí có thể mang lại cho con một tương lai tốt đẹp hơn thì cũng đáng giá.
Mong rằng sẽ có nhiều nhà hảo tâm dang rộng vòng tay nhân ái để cứu giúp cuộc đời của bé Mạnh Thiên.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc chị Nguyễn Thị Hồng Phấn; Địa chỉ: 33 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM; SĐT: Chị Thu Ngân:0908778175hoặc chị Cẩm Tường: 0907507099(cán bộ phòng CTXH của Bệnh viện) hoặc 0909292041 (chị Phấn). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.143(bé Vũ Mạnh Thiên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Cần gấp 200 triệu đồng cứu mạng bé trai 3 tuổi bị xơ gan" />
...[详细]
Đại hội thường niên VFF khoá 8 tổng kết năm 2020 với nhiều khó khăn
Trong bối cảnh nguồn thu của VFF giảm 25% thì việc Đại hội thường niên VFF khoá 8 chọn được người kế nhiệm ông Cấn Văn Nghĩa làm Phó Chủ tịch phụ trách tài chính - vận động tài trợ mang tới nhiều hy vọng.
"Chắc chắn Đại hội khi đã bầu chọn ông Lê Văn Thành là có niềm tin, và cùng nhau cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra. Chúng tôi tin tưởng ông Thành cùng các ban chức năng VFF vượt qua giai đoạn khó khăn",ông Cao Văn Chóng nói.
Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải chúc mừng tân Phó Chủ tịch phụ trách tài chính - vận động tài trợ, ông Lê Văn Thành
Ngoài việc chọn người lo tài chính, Đại hội thường niên VFF khoá 8 đã chốt thể thức thi đấu V-League, hạng Nhất 2021. V-League mùa tới giữ thể thức như năm 2020, tuy nhiên sau giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn, bước sang giai đoạn 2 sẽ tách nhóm A có 6 đội để tranh ngôi vô địch, nhóm B có 8 đội đua trụ hạng. V-League 2021 có 1,5 suất xuống hạng.
Liên quan đến kế hoạch của các đội tuyển, nhằm chuẩn bị cho các giải đấu quan trọng năm 2021, VFF và HLV Park Hang Seo đồng ý tổ chức 2 trận giao hữu giữa ĐTQG Việt Nam và U22 Việt Nam vào ngày 23 và 27/12. Toàn bộ số tiền thu được từ bán vé sau khi trừ đi kinh phí tổ chức được ủng hộ cho các quỹ từ thiện.
Huy Phong
" alt="VFF giảm thu 25%, đặt niềm tin với tân Phó Chủ tịch tài chính" />