Trong khi đi đánh cá trên biển, 2 ngư dân Nam (28 tuổi, ngụ Kiên Giang) và Tính (42 tuổi, ngụ Cà Mau) thường nghe mọi người trên tàu tranh luận sôi nổi chuyện “súng ống”...
![]() |
Nâng cấp “súng” bằng tiêm silicon để lại nhiều hệ quả khó lường. |
Khi được đồng nghiệp hỏi về “chuyện ấy”, ông Tính cứ lắp bắp trả lời cho qua chuyện. Dù đã có vợ con, nhưng chưa bao giờ ông tự tin về khả năng chăn gối của bản thân.
Còn với Nam - thanh niên chưa vợ, khi nghe bàn tán nhiều về kích cỡ “súng” cũng cảm thấy tự ti, bởi của anh khá hạn chế .
Trong cuộc bàn tán không hồi kết ấy, có ngư dân mạnh miệng tuyên bố rằng, trước đây khi đang thời thanh niên, “súng” của mình “không ăn thua”.
Sau khi được tiêm silicon vào, kích cỡ “cậu nhỏ” được tăng lên, cùng với đó giúp “nâng cao phong độ đàn ông”.
Nghe xong cuộc trò chuyện, Nam và ông Tính như “mở cờ trong bụng”, 2 ngư dân này đã gom góp tiền rồi mua silicon rồi nhờ đồng nghiệp tiêm vào “cậu nhỏ” giữa lúc tàu đi đánh cá giữa biển khơi.
Những ngày đầu, kích cỡ "súng" được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sau đó, chúng bắt đầu đau, sưng to, biến dạng. Tuy nhiên, vì ngượng, nên cả 2 không dám kể cho ai.
Tới khi “cậu nhỏ” bắt đầu có mủ và xuất hiện mùi hôi, chuyện “chăn gối” lại càng không thể, anh Nam và ông Tính mới thú thực với mọi người chuyện gặp sự cố.
Lấy lý do đi đánh bắt dài ngày, cả 2 “không hẹn mà gặp” cùng lên TP.HCM điều trị nhưng cũng không đặt quá nhiều hi vọng sẽ cứu được khẩu “súng” của mình.
Khi nhìn thấy “cậu nhỏ” của các ngư dân, BS Mai Bá Tiến Dũng – Trưởng khoa Nam học BV Bình Dân đoán ra ngay được nguyên nhân. Cả 2 như “bắt được vàng” khi vị BS chuyên khoa bảo “yên tâm, sẽ chữa được”.
Trải qua cuộc phẫu thuật tạo hình lại “cậu nhỏ” rất phức tạp, may mắn mỉm cười với 2 người khi BS thông báo mọi chuyện suôn sẻ, “súng ống” có thể trở lại bình thường.
Cũng trong quá trình điều trị, các bệnh nhân này cũng cho biết, trên thuyền, rất nhiều thuyền viên tự tiêm silicon cho nhau để tăng kích cỡ “cậu nhỏ”.
Cách đây chừng 3 năm, BV Bình Dân cũng đã tiếp nhận và chữa trị cho hàng chục ngư dân ở Cà Mau bị phù nề, nhiễm trùng, hoại tử “của quý” vì tự bơm silicon để nâng cấp “vũ khí”.
Có từ 40 – 50 ngư dân tham gia cuộc “nâng cấp” này. Mỗi người góp từ 300.00 – 400.000 đồng để mua silicon từ Thái Lan.
Trong số các bệnh nhân, có trường hợp biến chứng nặng do silicon lỏng đã thâm nhập các mô nên phải nạo mô, cắt lọc toàn bộ da dương vật để lấy chất lỏng này ra, sau đó tái tạo hình dương vật bằng cách lấy da đùi hoặc da bìu đắp lên.
Theo BS Dũng, cách các ngư dân tự tiêm silicon cho nhau như vậy là rất nguy hiểm. Chưa tính tới trường hợp người tiêm không được huấn luyện, thì việc dùng chung bơm kim tiêm sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lây qua đường tình dục.
BS này khuyến cáo, khi bệnh nhân có biến dạng tổn thương cơ quan sinh dục do tiêm silicon hay các dị vật khác, thay vì nghe lời hứa viển vông từ các lang băm, tránh tình trạng bệnh nặng hơn, thì hãy tới trung tâm chuyên sâu để điều trị.
Văn Đức
" alt=""/>chuyện tình dục: Ngư dân gặp họa khi nâng cấp “súng” giữa biểnVới mong muốn góp phần tạo sự đổi thay cho địa phương còn khó khăn này, từ tháng 4/2020, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Bạch Thông, UBND xã Vi Hương và CMC Telecom thí điểm chuyển đổi số nông nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng.
Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành việc khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp tại Vi Hương; cũng như phân tích, đánh giá, lên phương án và kế hoạch chuyển đổi số. Kết nối với sàn thương mại điện tử Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và các sản phẩm của Vi Hương hiện đã được người dùng trên mọi miền đất nước đặt mua trực tiếp qua sàn Postmart và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Vi Hương là một trong những xã, bản được Cục Tin học hóa tiến lựa chọn tham gia chương trình thí điểm chuyển đổi số để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại địa phương.
Những xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn khác cũng được chọn để được hỗ trợ triển khai chuyển đổi số gồm có: Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, Bình Định), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) và Hồ Thầu (huyện Tam Đường, Lai Châu). Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ.
![]() |
![]() |
Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ. |
Ý tưởng thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn được Cục Tin học hóa đề xuất hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong việc triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Dự kiến được triển khai với 100% nguồn lực xã hội hóa với kinh phí, trang thiết bị do các doanh nghiệp công nghệ đóng góp và nhân lực chủ yếu là đoàn viên thanh niên Bộ TT&TT cùng lực lượng tại địa bàn, chương trình sẽ hỗ trợ các xã được chọn xây dựng dự án chuyển đổi số. Trong đó, nêu rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và các bước thực hiện; đặc biệt phải xác định các công nghệ, nền tảng số được sử dụng trong chu trình chuyển đổi. Mỗi xã/bản thí điểm sẽ chọn lựa một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc trưng của địa phương để thực hiện chuyển đổi số.
Các xã/bản được chọn triển khai thí điểm cũng được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số dựa trên định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ lựa chọn. Người dân được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cùng kỹ năng giới thiệu, bán hàng.
Kết quả chương trình thí điểm triển khai chuyển đổi số cho một số xã/bản khó khăn dự kiến được Cục Tin học hóa tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT trong quý IV năm nay.
Sứ mệnh lớn của Chương trình chuyển đổi số quốc gia
Khi trao đổi với các chuyên gia CNTT tại lễ khai giảng “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” mới đây, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh, sứ mệnh của chương trình chuyển đổi số quốc gia là làm sao mang CNTT “thấm” vào từng cây lúa, củ khoai của người dân.
Khẳng định vai trò quan trọng của các chuyên gia CNTT, người đứng đầu Cục Tin học hóa khuyến nghị, các chuyên gia CNTT đừng giới hạn trách nhiệm, công việc của mình trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà cần nghĩ sứ mệnh của mình rộng hơn thế: mang CNTT vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
“Các chuyên gia CNTT thời gian tới cần đau đáu việc làm thế nào để ứng dụng CNTT giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình”, ông Dũng chia sẻ.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đạt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng xác định Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước, cùng với Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp. Bởi lẽ, đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí.
Vân Anh
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
" alt=""/>Cục Tin học hóa thí điểm chuyển đổi số các xã, bản khó khănSự việc tranh chấp 675,7 m2 đất, của 9 hộ dân có đất trong phạm vi dự án, đã kéo dài, âm ỉ từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, vấn đề này đã nóng lên khi việc đền bù chưa xong, thì chủ đầu tư dự án, đã cho thi công và bán căn hộ. Báo VietNamNet đã thông tin trong bài Dự án Gateway Thảo Điền: Bao giờ hết tranh chấp?
![]() |
Dự án Gateway Thảo Điền dù chưa thỏa thuận đền bù xong vẫn được phép bán? |
Khúc mắc bắt đầu khi UBND quận 2 ra Quyết định thu hồi diện tích 675,7m2 đất, của các hộ dân, để giao đất cho Công ty Cổ phần Bất động sản Sơn Kim (Son Kim Land) làm dự án. Tuy nhiên, người dân cho rằng dự án này không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất dẫn đến khiếu nại kéo dài.
Cơ quan chức năng đã ra phương án, Son Kim Land phải thỏa thuận đền bù với người dân theo giá thị trường. Tính đến cuối năm 2015, công ty này đưa ra mức giá tối đa họ có thể đền bù là 15.000.000 đồng/m2. Hiện tại, mức giá này đã được Son Kim Land nâng lên 38.000.000 đồng/m2. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đền bù vẫn chưa có hồi kết.
Trong khi đó, ngày 9/3 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Son Kim Land đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai, đối với 206 căn hộ, khối nhà B, dự án Gateway Thảo Điền, theo Điều 55 Luật Kinh doanh Bất động sản và Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Cũng theo văn bản này, ngày 3/2, UBND TP có Quyết định số 412/QĐ-UBND về duyệt phương án xác định giá đất cụ thể đối với khu đất 10.943,7 m2, để Son Kim Land thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi sử dụng đất xây dựng dự án Gateway Thảo Điền. Son Kim Land đã nộp giá trị quyền sử dụng đất của dự án là 120.598.800.000 đồng, tính trên diện tích giao đất có thu tiền sử dụng đất là 5.742,8 m2 với giá đất 21.000.000 đồng/m2.
Trước đó, ngày 17/2, Chi Cục Thuế Quận 2 đã ra văn bản số 012/CCT-TrB về việc xác nhận tạm nộp nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức được giao đất. Theo đó, Son Kim Land đã nộp 120.598.800.000 đồng và Chi Cục Thuế Quận 2 sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Tính đến thời điểm hiện nay, dù mức giá đền bù mà Son Kim Land chấp nhận đã tăng hơn gấp đôi. Tuy nhiên, người dân có đất trong khu vực tranh chấp cho biết, mức giá đó được đưa ra 1 chiều, chưa có cuộc gặp gỡ và thỏa thuận chính thức. Như vậy, câu chuyện Son Kim Land vừa bán nhà vừa đi thỏa thuận đền bù vẫn tiếp tục, chưa biết khi nào mới giải quyết xong.
Quốc Tuấn