Chuỗi bán lẻ điện tử M.Video-Eldorado cho biết, thị phần smartphone Trung Quốc tại Nga đang tăng ổn định, từ 50% trong quý I lên 60% trong tháng 4 và hơn 70% trong tháng 6. Nhìn chung, smartphone Trung Quốc chiếm hơn 65% thiết bị bán ra trong quý II, tăng từ 50% so với cùng kỳ năm 2021. Nhà mạng MTS cũng ghi nhận doanh số điện thoại Trung Quốc tăng trong tháng 5.
Theo M.Video, giá bán trung bình của smartphone trong quý II giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021, khi khách hàng Nga chuyển sang các mặt hàng giá rẻ và thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế đi xuống.
Dù Apple và Samsung dừng bán sản phẩm mới tại đây, các nhà bán lẻ Nga vẫn có thể bán hàng tồn kho. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng vừa ký đạo luật hợp pháp hóa nhập khẩu song song, bao gồm thiết bị điện tử của các thương hiệu như Apple, Samsung, Intel, Siemens… Luật nhập khẩu song song cho phép doanh nghiệp Nga nhập khẩu các mặt hàng mà không cần sự đồng ý của các bên có quyền sở hữu công nghiệp với các mặt hàng đó.
Trong một diễn biến khác, ngày 29/6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tiết lộ lượng chip xuất khẩu sang Nga đã giảm 90% từ khi Mỹ và đồng minh áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với Moscow vì xung đột tại Ukraine. Phát biểu tại hội thảo thường niên của Bộ, bà Raimondo cho biết, các biện pháp kiểm soát lĩnh vực hàng không vũ trụ Nga đã ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền và hỗ trợ hàng không quân sự của Nga.
Cùng ngày, bà Raimondo tiếp tục đe dọa “đóng cửa” SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nếu bị phát hiện cung ứng chip cho Nga. “Điều gì xảy ra nếu SMIC hay các công ty bán dẫn Trung Quốc khác bị phát hiện cung ứng chip cho Nga? Chúng tôi sẽ đóng cửa họ và chúng tôi có thể, vì gần như tất cả chip trên thế giới và tại Trung Quốc đều được sản xuất bằng thiết bị, phần mềm Mỹ và tôi sẽ làm điều đó nếu cần thiết”.
Du Lam (Theo Reuters)
Hãng thông tấn Interfax đưa tin, chi nhánh Google tại Nga đã nộp đơn xin phá sản, căn cứ theo các hồ sơ nộp trực tuyến.
" alt=""/>Smartphone Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường NgaTương tự, với hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản, chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận trên tài sản) của doanh nghiệp bất động sản trong mẫu phân tích đạt 4,03% năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức 6,45% năm 2021, và đồng thời là mức hiệu quả sinh lời thấp nhất kể từ năm 2018. ROA của doanh nghiệp nhóm bất động sản cũng thấp hơn mức bình quân toàn ngành (quy mô mẫu trên 1000 doanh nghiệp) là 5,15%.
“Về khả năng trả nợ lãi vay của các DN BĐS, chỉ số ICR (hệ số thanh toán lãi nợ vay) vẫn duy trì ở mức 7,21 lần, thấp hơn nhiều so với mức 9,13 lần năm 2021. Trong nhóm DN niêm yết có 8% doanh nghiệp mất khả năng trả nợ lãi vay và 18% DN có dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ lãi vay” – ông Thành cho hay.
Trao đổi tại hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra ba vấn đề của thị trường bất động sản thời gian qua.
Thứ nhất là vấn đề tài chính, nguồn vốn khiến thị trường chững lại.
Thứ hai là vấn đề về nguồn cung khan hiếm. Nhiều phân khúc, nguồn cung giảm đi khoảng 40 - 50% so với năm 2021.
Vấn đề thứ ba là pháp lý có sự chồng chéo, mâu thuẫn khiến nhiều dự án không triển khai được hoặc đang triển khai bị dừng lại. Cùng với đó, là tâm lý sợ trách nhiệm, nhiều DN BĐS lớn bị xử lý nên các nhà đầu tư cũng không còn hăng hái. Tất cả tạo nên nút đóng băng của bất động sản năm 2022.
“Rã đông” nhà ở vừa túi tiền
Nhìn nhận từ phía DN, ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT CEO Group cho rằng, một trong những nút thắt lớn của thị trường BĐS hiện nay là vấn đề về pháp lý. Theo ông Bình theo lý thuyết, thủ tục hành chính cho một dự án lý thuyết là 1 – 2 năm nhưng thực tế có thể kéo dài 4-5 năm. Thậm chí, có dự án gần 10 năm ảnh hưởng đến nguồn cung khan hiếm.
Đánh giá về điểm sáng thị trường thời gian tới, ông Bình cho rằng phân khúc nhà ở xã hội đang được quan tâm đẩy mạnh.
Nhưng, lãi suất 8,2%/năm nhà ở xã hội cao so với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp. Nếu không thay đổi thể chế điều kiện pháp lý về nhà ở xã hội, nguồn vốn đủ cho người dân vay, huy động các DN lớn tham gia thì khó thực hiện được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Ông Bình nêu ý kiến, Nhà nước nên tập trung tháo gỡ pháp lý cho BĐS thương mại vừa túi tiền. Ví dụ, chủ đầu tư cam kết bán BĐS với giá nào hợp lý “vừa túi tiền” ở các dự án cụ thể. Sau đó, chính quyền địa phương sẽ tập trung giải quyết pháp lý để dự án sớm hoàn thành đưa sản phẩm ra thị trường. Như vậy sẽ linh hoạt, phù hợp với thị trường mà Nhà nước không phải hỗ trợ nhiều về vốn như nhà ở xã hội.
Trong khi đó, để khơi thông vốn cho DN, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, đối với lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp nên cho phép chuyển thành trái phiếu có khả năng chuyển đổi.
“Những người đầu tư trái phiếu đó trong tương lai có thể được hưởng sản phẩm bất động sản. Thực chất đây là hình thức để những người có tiền có thể cùng góp vốn đầu tư. Nếu làm tốt sẽ phát triển được một kênh đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra quy định đối với dự án chưa được đưa vào kinh doanh trong tương lai” – ông Cường nói.
“Giải pháp là không khuyến khích cho cá nhân vay tiền mua nhà mà khuyến khích chủ đầu tư giảm giá để người có tiền mua nhà. Điều này sẽ đi vào giá thị thực chất và tạo ra được thanh khoản bền vững cho thị trường” – ông Cường nhấn mạnh.
Nhà đất giảm giá 50%, người mua vẫn chờ 'bắt đáy'Có những dự án giảm giá tới 40-50% nhưng “ế hàng” do người mua vẫn chờ thị trường “tạo đáy”, thiếu tự tin quyết định xuống tiền, mất lòng tin ở một số chủ đầu tư." alt=""/>Thiếu nhà ở xã hội, đề xuất ‘rã đông’ dự án nhà vừa túi tiềnSở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác trao đổi thông tin với thân nhân người bệnh của ê-kip trực.
"Thông tin phải chính xác, rõ ràng, nhất là khi thông tin về giá các dịch vụ kỹ thuật. Ê-kip trực cần kiên trì thuyết phục người nhà người bệnh an tâm và chấp thuận để người bệnh được tiếp tục điều trị với tinh thần còn nước còn tát", lãnh đạo Sở Y tế nói.
Sở Y tế cũng yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bổ sung quy trình xử lý tình huống cho những trường hợp tương tự. Trong đó, khi không thuyết phục được thân nhân người bệnh, trưởng ê-kip trực cần mời hội chẩn lãnh đạo bệnh viện với sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa có liên quan và chuyên viên phòng công tác xã hội. Từ đó, có quyết định phù hợp nhất có thể.
Trước đó, ngày 23/10, bệnh nhân N.D.K (47 tuổi) được Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp nhận trong tình trạng hôn mê sâu, nhồi máu cơ tim có ngưng tim ngưng thở ngoại viện.
Bệnh nhân được gia đình chuyển từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương về quê lo hậu sự. Tuy nhiên theo người vợ, trên đường đi, thấy tay chân ông K. cử động nên đã đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với hy vọng còn nước còn tát. Sau đó, ông K. được tái thông đoạn động mạch vành bị tắc, hồi phục sau 5 ngày điều trị.