-Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói các trường tuyệt đối không được tuyển sinh bằng mọi giá,ỳthiTHPTquốcgiaBộtrưởngyêucầukhôngđượclàmlộđềtuyểnsinhbằngmọigiánhiệt độ ngày mai dẫn tới bức xúc trong dư luận. Phát biểu mở đầu hội nghị trực tuyến thi THPT quốc gia và tuyển sinh 2018 chiều nay, 15/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị tổ chức thi phải lưu ý, tuyệt đối không để lộ đề thi THPT quốc gia. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, mục đích tổ chức hội nghị này nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia sắp tới, hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong kì thi. Theo ông Nhạ, kì thi THPT quốc gia có mục đích "2 trong 1" là xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã được tổ chức 3 năm. Trong ba năm qua kì thi đã có những thành công, nhưng trong mỗi năm đều có những hạn chế cần phải khắc phục. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần phải tập trung bàn về những gì chưa làm được, những bất cập, đặc biệt phải nắm rõ quy chế thi, công tác chuẩn bị trước trong và sau kì thi và đặc biệt không được phép lộ đề thi. Đối với công tác xét tuyển, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý, những đơn vị sử dụng kết quả kì thi cần làm tốt vấn đề lọc "ảo". Năm nay, các trường đại học được tự xác định ngưỡng điểm đầu vào (trừ trường đào tạo giáo viên), như vậy là "được tự chủ hơn" nhưng đi cùng với đó là phải tự chịu trách nhiệm về đầu vào, đầu ra. “Thương hiệu của một nhà trường cũng phụ thuộc vào đầu vào. Các trường phải hết sức lưu ý tới chất lượng tuyến sinh. Nếu làm tốt thì uy tín nhà trường sẽ được nâng lên, sinh viên sẽ chọn vào. Các trường tuyệt đối không được tuyển sinh bằng mọi giá, dẫn tới bức xúc trong dư luận” – ông Nhạ lưu ý. Tại đầu cầu TP.HCM, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát biểu: Công tác coi thi THPT quốc gia phải thực hiện nghiêm để đảm bảo cho việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào ĐH, cần có quy định chung đảm bảo công tác coi thi nghiêm túc. Theo ông Dũng, trong kì thi có thể có một số tiêu cực như thí sinh nộp giấy trắng nhưng sau đó lại được rút ra viết bài đó. Cụ thể thí sinh thi trắc nghiệm thì rút bài ra rồi tô lại, còn thí sinh thi tự luận nộp giấy trắng, sau đó rút bài về viết thêm. Vì vậy, phải đưa thêm một số điều kiện để phòng tình huống tiêu cực xảy ra đó là phải có quy định chung về giấy niêm phong và làm thế nào xử lý việc tô bút chì không sửa được, hoặc sau khi thi xong thì có nền tảng công nghệ dán lên để và rút ra không sửa được, việc này có thể là đề phòng như vậy kì thi sẽ công bằng hơn. Ông Nam Nhật Minh, Phó phòng Quản lý thi và tuyển sinh, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng quy trình thi THPT cực kì nghiêm ngặt, không chỉ một người mà có rất nhiều người. Do vậy, không thể có chuyện bài thi lấy ra để tô lại hoặc bổ sung bài làm được. Theo ông Minh, tại điểm thi đã được hướng dẫn kỹ vì vậy không thể có chuyện bài thi lấy ra để tô lại. Thùng đựng bài thi phải có khóa niêm phong và có công an bảo vệ 24/24. Một quy định khác việc đánh tráo bài thi nhưng nếu làm chặt thì sẽ rất khó xảy ra. Năm nay, việc quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm là duy nhất 1 tờ giấy làm bài thì không thể tuồn ra ngoài. Quy định niêm phong cũng sử dụng tem niêm phong mỏng và trên đó phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ coi thi. Thứ nữa quy trình chấm bài thi trắc nghiệm thì Bộ cử thanh tra cắm chốt về các điểm chấm thi, thanh tra của sở sẽ giám sát chấm thi trắc nghiệm, nơi nào sơ hở nhất thanh tra phải giám sát chặt chẽ. Lê Huyền Đề thi THPT quốc gia 2018 sẽ có độ phân hóa cao hơnBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong phiên trả lời chất vấn kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV cho hay sẽ khắc phục tính phân hóa trong các câu hỏi và các bài thi trắc nghiệm thi THPT quốc gia. |