Thế giới

Điểm mặt những chung cư trở thành “ác mộng” năm 2016

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-03 23:41:43 我要评论(0)

-Trong năm 2016,Điểmmặtnhữngchungcưtrởthànhácmộngnătt bóng đá hôm nay những cái tên như Quốc Cường Gtt bóng đá hôm naytt bóng đá hôm nay、、

-Trong năm 2016,Điểmmặtnhữngchungcưtrởthànhácmộngnătt bóng đá hôm nay những cái tên như Quốc Cường Gia Lai, Hoàng Quân, 584, Thanh Nien Corp, Long Hưng Phát… được nhắc đến cùng với nhiều chung cư tai tiếng. Những vụ tranh chấp nảy lửa càng khiến người dân thận trọng hơn khi “chọn mặt gửi vàng”.

Ám ảnh sản phẩm của Quốc Cường Gia Lai

Chung cư 6B, tên thương mại The Easter City, do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư, tọa lạc tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Từ khi dự án mới bàn giao, cư dân đã phản ánh tình trạng bị thấm dột, gạch lát nền bong tróc, thang máy hư hỏng... Nhiều khách hàng tại đây còn bị sàn bất động sản Nam Tiến thu tiền chênh 100 - 200 triệu/căn, không có hóa đơn.

{ keywords}

The Easter City là một trong những dự án tai tiếng nhất 2016

Đặc biệt, cư dân liên tục phàn nàn về chất lượng PCCC của chung cư này. Đã có trường hợp căn hộ bị chập điện thì không thấy hệ thống báo cháy, sau đó mấy hôm thì chuông báo cháy của chung cư liên tục phát đi “tín hiệu”. Cư dân mệt mỏi với kiểu báo cháy thật giả lẫn lộn, “cháy không chuông, chuông không cháy”.

Nhà ở xã hội HQC Plaza “cháy nhà ra mặt chuột”

Tình trạng cũng không khá hơn với cư dân chung cư HQC Plaza, đường Nguyễn Văn Linh, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, do Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân làm chủ đầu tư. Giữa tháng 7/2016, cư dân ở đây được một phen thất thần khi lửa bùng phát tại tủ điện kèm theo nhiều tiếng nổ lép bép ở tầng 11 block 4. Ít phút sau, khói đen lan ra các tầng xung quanh chung cư cao 24 tầng, hàng trăm hộ dân hốt hoảng dìu nhau chạy xuống đất .

Bảo vệ của chung cư cố gắng chữa cháy tại chỗ nhưng không thành. Khói đen mù mịt trong lối thoát hiểm cầu thang bộ, khiến nhiều người bị kẹt trên các tầng cao kêu cứu. Được biết block nhà bị cháy khi đó chưa được nghiệm thu PCCC, đang còn trong giai đoạn hoàn thiện. Sự tắc trách khi chưa hoàn thiện PCCC đã cho người dân vào ở, khiến không ít người đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ những chủ đầu tư này coi tính mạng con người không bằng lợi nhuận của công ty?

Đại gia thế chấp nhà đã bàn giao cho dân

Tọa lạc trên đường Trương Công Định, quận Tân Bình, chung cư The Harmona có tổng diện tích 9.137m2, gồm 3 block tòa nhà cao 19 tầng, quy mô khoảng 600 căn. Tháng 5/2016, nhiều cư dân tại chung cư này như “ngồi trên lửa” khi Công ty CP Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình bị Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn phát hành văn bản yêu cầu thực hiện bàn giao tài sản thế chấp tại công ty do vay nợ quá hạn.

Được biết, CTCP Vật tư Xuất nhập khẩu Tân Bình, chủ đầu tư, đã thế chấp dự án The Harmona cho ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay của CTCP Thanh Niên (Thanh Nien Corp). Dù sau đó, sự việc đã được giải quyết êm thấm, nhưng cũng đã gây hoang mang, xôn xao dư luận trong một thời gian dài.

Dự án “đắp chiếu” dân kêu cứu khắp nơi

Nhiều khách hàng mua căn hộ tại dự án 584 Lilama SHB Building tại 348 Trịnh Đình Trọng, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú đã gửi đơn lên Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng hàng loạt cơ quan chức năng để “cầu cứu”. Được biết, chủ đầu tư dự án là Công ty Lilama SHB. Dự án được bán lại cho chủ đầu tư mới là Công ty 584 vào tháng 5/2013.

Vào tháng 11/2013, Công ty 584 gửi thông báo về việc bàn giao và hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng, trong đó ghi rõ: “Từ ngày 1/1/2013 Công ty 584 đã hoàn thành công tác nhận bàn giao hiện trạng dự án từ Công ty Lilama SHB, đồng thời chịu trách nhiệm tiếp tục triển khai và hoàn thành dự án cũng như giải quyết các nhu cầu của khách hàng đã ký hợp đồng mua bán”.

Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn ngưng trệ, chủ đầu tư và khách hàng đã nhiều lần ngồi lại tìm phương hướng giải quyết nhưng bất thành. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng vụ việc vẫn bế tắc, dự án vẫn ngưng thi công thời gian dài.

Dự án chưa nghiệm thu đã “lùa” dân vào ở

Dự án Bảy Hiền Tower trước đây là “Trung tâm thương mại và căn hộ Thăng Long” do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng - Thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư. Dự án được đổi tên sau khi chủ đầu tư này chuyển nhượng dự án cho Công ty Long Hưng Phát.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, dự án đã bàn giao cho khách hàng trong tình trạng ngổn ngang. Hồi tháng 6, cư dân phải ra đường vì tòa nhà bị cắt điện, theo yêu cầu của Thanh tra xây dựng. Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, chung cư Bảy Hiền Tower đã xây dựng sai phép so với thiết kế được duyệt, chưa hoàn thành hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thang máy chỉ mới lắp ráp tạm, hệ thống hạ tầng chưa làm xong...

Do dự án chưa hoàn thành nên chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Cơ quan chức năng phải cưỡng chế bằng cách cắt điện, nước, buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ phần xây dựng sai thiết kế.

Quang Nam

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

"Vào ngày 29/3 tới đây, Samsung sẽ giới thiệu smartphone cao cấp mới nhất của họ là Galaxy S8 nhưng tôi sẽ không mua nó", đó là lời khẳng định của nhà báo Sean Hollister tới từ trang công nghệ Cnet của Mỹ. Dưới đây là bài viết của Sean Hollister về quan điểm của anh ta khi đưa ra quyết định kể trên, VnReview chuyển ngữ để bạn đọc tham khảo.

"Đầu tiên, cần phải khẳng định là các lí do của tôi không đơn giản như bạn đang nghĩ:

- Tôi không sợ Galaxy S8 phát nổ vì Samsung thật sự đang nghiêm túc trong vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Tôi không hề thất vọng về những hình ảnh và thông số đã bị rò rỉ của Galaxy S8. Thật lòng mà nói thì nó rất tuyệt.

- Tôi không hề thích các nhãn hiệu smartphone khác như LG, Moto hay Apple hơn Samsung.

- Tôi cũng không sợ mặt lưng kính dễ vỡ khi bị đánh rơi.

Sự thật là tôi đã mua Galaxy S6 và Galaxy S7 vì nghĩ đó là những smartphone tốt nhất vào thời điểm ra mắt với thiết kế đẹp nhất, camera chụp ảnh tốt nhất và cấu hình mạnh nhất. Tôi nghĩ Galaxy S8 cũng sẽ tiếp tục là chiếc smartphone tốt nhất ở thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, cái tôi muốn không chỉ là một chiếc smartphone tốt ở thời điểm ra mắt. Tôi muốn một chiếc smartphone có thể sử dụng tốt trong thời gian dài. Và Galaxy S7 có lẽ không phải là một chiếc smartphone như vậy.

Sau một năm gắn bó với Galaxy S7, dưới đây là 5 lí do để tôi bỏ qua chiếc Galaxy S8 sắp tới:

Sau một năm sử dụng, pin trên chiếc Galaxy S7 của tôi không bao giờ có thể dùng được cả ngày. Nếu Galaxy S7 còn 30% pin vào giờ nghỉ trưa và tôi không sạc nó trong giờ làm việc buổi chiều, tôi sẽ chẳng còn pin để sử dụng máy vào trước bữa ăn tối.

Thực tế là tuổi thọ pin của smartphone luôn giảm theo thời gian sử dụng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy là tốc độ giảm của Galaxy S7 hơi nhanh hơn so với bình thường.

Tôi đã thử gỡ bớt ứng dụng nhưng pin của Galaxy S7 vẫn tiếp tục giảm nhanh bất kể mọi cố gắng của tôi.

Thật đáng tiếc khi pin chính là lí do khiến tôi bỏ Galaxy S6 để mua Galaxy S7. Và tôi sẽ không lặp lại sai lầm này lần nữa với Galaxy S8.

Sau một năm sử dụng, tôi vẫn có thể khẳng định Galaxy S7 là chiếc smartphone có camera tốt nhất thế giới. Không chỉ vì chất lượng ảnh chụp mà còn bởi vì tốc độ để tôi có thể chụp được một bức ảnh một cách nhanh chóng. Chỉ cần nhấn đúp vào nút Home là tôi đã có thể sẵn sàng để chụp ảnh.

Tuy nhiên, hiện giờ luôn có một độ trễ nhất định trước khi tôi có thể vào được ứng dụng camera. Tốc độ của Galaxy S7 đã giảm so với thời điểm một năm trước đó.

Một lần nữa, tôi đã thử gỡ bỏ tất cả các ứng dụng vì nghĩ có thể giải quyết được vấn đề. Tôi cũng đã thử cài lại máy trở về trạng thái ban đầu của nhà sản xuất (reset factory) và cập nhật lên phiên bản Android 7.0. Tuy nhiên, không có gì có thể khiến cho Galaxy S7 của tôi có thể nhanh được như lúc ban đầu. Và tôi cũng không phải là cây bút công nghệ duy nhất nhận thấy điều này trên chiếc smartphone của Samsung.

Trong hầu hết mọi trường hợp, Galaxy S7 của tôi vẫn đủ nhanh để sử dụng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng máy lại bị đóng băng trong 2 giây khi tôi gõ bàn phím cảm ứng hoặc xem các thông báo.

Bloatware là thuật ngữ được sử dụng trong cả lĩnh vực máy tính và điện thoại di động. Hiểu một cách đơn giản, bloatware là những ứng dụng được bổ sung cho thiết bị do nhà sản xuất thiết bị đó đưa vào cùng với hệ điều hành.

Tôi đã nghĩ thủ phạm chính khiến thời lượng pin và tốc độ của Galaxy S7 giảm nhanh theo thời gian là do các phần mềm được Samsung cài sẵn vào máy, tức bloatware.

Tôi đã từng viết một bài đánh giá cho thấy chiếc điện thoại Nexus 5 của Google có hiệu suất gần như ngang với Galaxy S6 dù có cấu hình kém hơn nhiều. Nguyên nhân là do Google không cài đặt quá nhiều ứng dụng không cần thiết vào smartphone như Samsung. Tôi chẳng có lí do nào để sử dụng trình duyệt web, lịch hay trợ lý giọng nói của Samsung khi phiên bản của Google tốt hơn hẳn.

Với bản cập nhật Android 7.0 mới đây, Samsung lại bắt đầu không thể kiềm chế được sở thích thêm các ứng dụng mới. Galaxy S7 hiện đang có thêm một tính năng kì lạ tên là Performance Mode, chỉ để nhằm mục đích là giảm độ phân giải của màn hình xuống.

Dưới đây là danh sách ngắn về các ứng dụng và tính năng của Samsung mà tôi không bao giờ động tới và có lẽ bạn cũng vậy:

- Trình duyệt web của Samsung.

" alt="Cây viết công nghệ Cnet chia sẻ lý do sẽ không mua Samsung Galaxy S8" width="90" height="59"/>

Cây viết công nghệ Cnet chia sẻ lý do sẽ không mua Samsung Galaxy S8