Tối 16/1, lượt trận cuối cùng của bảng D vòng chung kết U23 châu Á giữa Việt Nam và Triều Tiên đã chính thức diễn ra. Hàng triệu cổ động viên Việt Nam mong đợi đội tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng để có tên trong vòng tứ kết.Thua ngược 1-2 trước U23 Triều Tiên ở lượt đấu cuối cùng, U23 Việt Nam đành chấp nhận sớm rời cuộc chơi ngay từ vòng bảng. Đang ở những ngày cận Tết, nhiều sao Việt vẫn theo dõi là bày tỏ sự tiếc nuối với kết quả này. Mặc dù vậy họ vẫn dành những lời động viên tinh thần cho các tuyển thủ.
MC Mai Ngọc: "Trận đấu vô cùng kịch tính, các cầu thủ của chúng ta đã chiến đấu hết mình. Nhưng thiếu 1 chút may mắn và dù trận này chúng ta có thắng thì cũng không vào được vì Uae và Jordan hoà. Cả năm qua đội tuyển và HlV Park đã quá vất vả rồi, đã đến lúc để nghỉ ngơi và đón Tết".
|
MC Mai Ngọc cho rằng các chàng trai đã đến lúc nghỉ ngơi, về nhà ăn Tết. |
Nói về việc Bùi Tiến Dũng khiến tuyển Việt Nam nhận 1 bàn thua trong trận đấu, nữ MC cho biết: "Tôi không nghĩ Dũng phạm sai lầm, cậu ấy đã làm hết mình. Đời làm thủ môn những lúc cản được thì được tung hô, những lúc lọt lưới lại bị trách móc. Trận này Dũng đã cản được rất nhiều quả, đôi lúc không may thôi. Hai trận trước 2 đối thủ mạnh, Dũng không hề để lọt lưới quả nào. Hãy nhìn vào điều tích cực chứ".
"Cả năm chinh chiến cũng phải có lúc nghỉ ngơi. Hãy vẫn cứ chào đón các chàng trai của chúng ta về nước với tràn đầy tình yêu thương", cô nói thêm.
Chia sẻ sau trận đấu, ca sĩ Đoan Trường nói: "Thế hệ U23 năm nay chủ yếu là thành phần mới và trẻ nên không có nhiều kinh nghiệm như các 'đàn anh' năm nào. Lúc đoạt Á Quân thì U23 vẫn bị đánh giá là 'vô danh' nên không bị áp lực. Năm nay U23 đã bị các đối thủ bắt bài, nghiên cứu rất chi tiết qua từng trận đấu. Cho dù Bùi Tiến Dũng không phạm sai lầm thì đội U23 vẫn chia tay vì mình không thể tự quyết định số phận mình. Mọi người đừng trách anh ấy vì không ai có thể hoàn hảo được trong tất cả trận. Trong các trận trước chính anh ấy là người hùng mà. Có trách thì nên trách tại sao mình không thể có bàn thắng nào trong các trận trước đây để không phải ngồi chờ 'số phận' do người khác quyết định.
Quang Hải, Tiến Linh, Đức Chinh đã cố gắng và cống hiến rất nhiều rồi. Hãy luôn yêu mến và động viên đội tuyển và hướng đến mục tiêu tiếp theo cho vòng loại World cup sắp đến. Xin chúc thầy Park và các cầu thủ đón Tết thật vui vẻ hạnh phúc".
Là một khán giả hâm mộ cuồng nhiệt của tuyển Việt Nam, nghệ sĩ Nhật Cường đã bày tỏ sự thất vọng đối với kết quả trận đấu.
“Tôi xin chia buồn với U23 Việt Nam nhưng phải khách quan nhìn nhận, các bạn hôm nay đá tệ. Chúng ta thiếu đi sự đột phá, không dám dũng cảm vào vùng cấm địa để đọ sức với đối phương. Hơn nữa, tôi cảm nhận các tuyển thủ hôm nay chiến đấu không tự tin – nhất là sau pha lỗi của Bùi Tiến Dũng thì thấy tinh thần các em xuống rất rõ”.
Theo ý kiến Nhật Cường, việc các cầu thủ có thời gian giữ bóng nhiều nhưng không biết cách triển khai khiến Triều Tiên giành lấy ưu thế để vượt lên dẫn đầu ở những phút cuối là điều đáng tiếc.
Về trường hợp Bùi Tiến Dũng với cú bắt bóng hụt gây tranh cãi, Nhật Cường cũng cho rằng đây là lỗi sơ đẳng không nên có ở một thủ môn – nhất là với một người đang đứng ở đẳng cấp cao như anh.
“Một pha bóng rất đơn giản nhưng cách xử lý của Dũng khiến tôi bất ngờ. Tôi nghĩ đây cũng là một bài học cho em, nhưng có lẽ là khá muộn màng”, Nhật Cường bảy tỏ.
|
Danh hài Nhật Cường tiếc nuối trước kết quả trận đấu. |
Trên trang cá nhân, đạo diễn Vượng Râu nêu quan điểm về lỗi của Tiến Dũng khiến tuyển Triều Tiên ghi bàn: "Đừng khen Dũng nữa, em nó bóng bổng rất kém". Anh thẳng thắn nói pha bắt lỗi của Tiến Dũng là "sai lầm cơ bản là không bao giờ được phép". "Nhiệm vụ thủ môn là cứu bóng nên cứu được là bình thường, nhưng để thua những lỗi cơ bản là giết cả đội", đạo diễn nói.
Trong khi đó, Chiến Thắng từng mạnh dạn đoán tuyển Việt Nam "bắn rụng đối thủ" nên tỏ ra buồn trước trận thua. "Buồn quá, đá chả có quyết tâm gì. Thôi đành chờ sang cuối tháng 3 xem Quế Ngọc Hải, Đoàn Văn Hậu... trở lại. Về nhà ăn Tết cho vui vậy", anh viết.
|
Hoàng Bách động viên các chàng trai. |
Ca sĩ Hoàng Bách cho rằng đội tuyển nhà hôm nay đá dở nhưng vẫn động viên các chân sút U23: "Không thể không buồn và hụt hẫng. Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, về quê ăn Tết thôi các em". Anh nhận xét Quang Hải là "quá tải từ trước SEA Games" còn Tiến Dũng "cần rất nhiều thời gian để có thể khẳng định lại mình".
Ban Giải trí
Mai Thỏ cùng 2 con chụp ảnh cổ vũ đội tuyển Việt Nam vô địch U23 Châu Á 2020
Nhân dịp Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị bước vào những trận đấu "nảy lửa" cho giải U23 Châu Á 2020, 3 mẹ con Mai Thỏ đã chuẩn bị bộ ảnh cổ vũ tinh thần các chiến binh sao vàng.
" alt="Sao Việt tiếc khi U23 Việt Nam thua Triều Tiên"/>
Sao Việt tiếc khi U23 Việt Nam thua Triều Tiên
- Những ngày giáp Tết của bà thế nào?Mấy hôm nay tôi vẫn còn đi quay, cứ có lịch là tôi đi suốt, đâu có ở nhà. Vừa web drama phát YouTube, vừa phim lẻ, vừa MV ca nhạc,... anh em đoàn phim mấy ngày này tất bật lắm, mình cũng cố gắng làm cho hết để cho anh em về quê ăn Tết.
Những lúc không đi quay, tôi thường ở nhà đọc sách báo, hoặc rảnh thì chạy lên phường, thăm mấy bà bạn già, nói chuyện đôi câu cho khuây khỏa.
|
Dù đã cận Tết, NSƯT Phi Điểu vẫn miệt mài trên phim trường. Bà chia sẻ cứ 5 giờ sáng là bắt đầu đi, khi nào quay xong thì về, có khi đi đến tận khuya. |
- Hiện tại đã gần 90 tuổi, đi quay nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bà?
Không đâu, tôi quen rồi, bây giờ mà vắng thì buồn lắm. Tất nhiên việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không thoải mái như khi mình ở nhà, làm phim tuy cực mà vui. Làm công việc này phải có tính chịu khó vì nó không cố định.
Nhiều khi mình gật gù chỗ này một chút, chỗ kia một chút, thậm chí ngồi đâu cũng diễn được. Nó rèn cho mình tính nhẫn nại, chịu kham chịu khổ. Những người trẻ không nói, còn mình già cũng phải cố. Ở phim trường có phần hơi khó khăn nhưng khi về mình nghĩ lại thấy rất vui và thú vị.
Đặc biệt, tôi rất thích đi phim với các cháu trẻ. Vì trong một vở kịch, một bộ phim chỉ có một vài người già nên được các cháu quan tâm chăm sóc từng tí một.
- Bà có kỷ niệm nào đáng nhớ khi đi đóng phim?
Kỷ niệm thì rất nhiều, tôi làm phim đã mấy chục năm trời, có vô số kỷ niệm, bây giờ mà ngồi kể thì đến mấy ngày cũng không hết. Tuy nhiên, điều tôi nhớ nhất là những lần đi quay xa, ở các tỉnh lẻ. Bà con họ nhiệt tình, thân thiện lắm. Họ thấy tôi là chạy lại chào hỏi, có người còn kêu tôi cho họ sờ thử xem thế nào. Những lúc ấy tôi hạnh phúc lắm, hạnh phúc vì được bà con yêu thương, nồng nhiệt đón chào.
Những lúc trước giờ quay, chuẩn bị đâu ra đó rồi, tôi thường ra nói chuyện với bà con. Nhiều người họ ít khi tiếp xúc với diễn viên, chỉ nhìn mình qua màn ảnh nên khi được tiếp xúc, nhìn bằng xương bằng thịt họ vui lắm. Nhìn họ vui, tôi cũng thấy hạnh phúc vì mang lại tiếng cười cho họ.
Tình cảm của bà con, khán giả cũng chính là động lực, giúp mình vượt qua tất cả những lúc khó khăn. Nhờ có họ, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều vốn sống, bổ trợ cho các vai diễn của mình.
|
Nữ nghệ sĩ vui vẻ kể lại những kỷ niệm đáng nhớ khi đi cùng đoàn phim. |
- Dù tuổi đã cao nhưng vẫn tự chạy xe máy đi diễn, bà có gặp trở ngại gì?
Trước giờ tôi vẫn thích tự chạy xe đi diễn. Chiếc xe nhỏ cùng tôi đi khắp các điểm diễn xa gần trong thành phố đã mấy chục năm rồi. Nhiều khi đi tối, mất phương hướng hoặc xa quá đi không nổi thì tôi gọi xe công nghệ, còn nếu có địa chỉ cụ thể thì tôi tự đi.
Anh em trong đoàn hay đề nghị cho người qua nhà rước nhưng tôi thích tự đi hơn. Vì như vậy mình chủ động được thời gian, đến nơi tự chuẩn bị rồi vào diễn. Nhiều khi đi về, chạy xe dọc đường vừa mát trời, vừa ngắm cảnh cũng thích lắm
Đường thành phố tuy kẹt xe nhưng mình cứ đi đúng luật thì không sao cả. Cứ đi từ từ, nhìn ngắm phố phường cũng có thú vui riêng. Đôi lúc tôi chạy ngoài đường, khán giả họ thấy quen, họ chạy lại hỏi, cũng thú vị lắm.
Đời nghệ sĩ được cái may mắn là nhiều người biết đến, nên khi tôi không biết đường, hỏi thăm thì được mọi người chỉ dẫn tận tình. Có mấy cháu nhỏ còn dẫn tôi đi đến tận nơi. Nhiều tình huống gặp ngoài đời bổ ích lắm, đó là những trải nghiệm thú vị mà những người đi xe hơi sẽ không thể nào biết được.
Nhiều khi con cháu nó thấy tôi cực, nó cũng góp ý nhưng nói rồi lại thôi. Vì tụi nó biết tính tôi mà, làm sao mà cản được. Hơn nữa, đây cũng là niềm vui của tôi nên con cháu không ngăn cản nhiều.
- Nghệ sĩ bây giờ thường có trợ lý đi theo, bà đi nhiều như vậy có ai đi theo hỗ trợ?
Tính tôi thích chủ động, thích tự do làm theo ý mình nên thường chỉ đi một mình. Con cháu nó có việc của nó nên đâu thể bắt nó đi theo phụ mình hoài được. Hơn nữa, tôi tự sắp xếp công việc của mình ổn nên cũng không cần người hỗ trợ.
Nhiều người cũng kêu tôi nên tìm người đi theo để hỗ trợ, lo quần áo, ăn uống rồi đưa đi nhưng tôi không quen. Tôi thích một mình, quần áo cũng tự chuẩn bị, không cần phiền hà đến người khác.
Mình già cả rồi, không rành công nghệ nên tôi tự nghĩ cách, làm một tờ giấy ghi lịch trình, lúc nào cũng mang theo trong túi. Hễ ai gọi hỏi hay đặt lịch quay, tôi lấy lịch ra dò, còn trống thì sẽ nhận. Một mình tuy hơi vất vả nhưng thoải mái, có thể chủ động mọi thứ.
|
Bà cho hay bản thân thích chủ động làm mọi thứ nên không có ai theo giúp đỡ những lúc đi quay. Bên người bà lúc nào cũng có một chiếc túi nhỏ, đựng thuốc men, những thứ lặt vặt và tờ lịch tay tự ghi. |
- Nhiều người ở tuổi bà đã nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, còn bà vẫn chăm chỉ hoạt động. Nói về kinh tế, hiện tại bà không phải lo ăn lo mặc, vậy cát-xê bà thường làm gì?
Tôi hoạt động nghê thuật từ khi còn nhỏ, đến nay đã mấy chục năm. Tình yêu nghề đã ngấm sâu vào máu nên không bỏ được. Thực sự, tôi đi diễn không vì kinh tế, bởi có nhiều đứa nhỏ khó khăn, tôi toàn diễn giúp tụi nó thôi. Tôi nghĩ, tụi nó quý, có cảm tình với mình thì mới mời, nên lúc nào tôi cũng có gắng, cứ trống lịch là tôi nhận lời ngay.
Bây giờ, tôi không phải lo về vấn đề tiền bạc. Vì nhà cửa thì tôi có rồi, từ khi ông nhà mất, ngôi nhà nhỏ tôi cũng cho đứa con gái luôn, chỉ giữ lại một phòng cho mình ở, có nơi đi về, thờ cúng người chồng quá cố.
Tôi già cả rồi, đâu ăn uống gì nhiều, cũng không cần quá nhiều tiền bạc. Đa số tiền cát-xê tôi thường đem đi làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Tôi thường đem đi cúng chùa chiền, bà con ai cần thì mình giúp đỡ. Suy cho cùng, mình làm nhiều tiền cũng đâu sử dụng hết, chết cũng không thể mang theo, con cái đã lớn, tự làm ăn được rồi nên tôi thường đi từ thiện.
- Ông đã ra đi nhiều năm, hiện tại trong bà nỗi nhớ có còn quá lớn?
Ông ra đi đến nay cũng gần 4 năm rồi. Nói nhớ nhiều như hồi đó thì không còn nữa, nhưng đôi khi vẫn chạnh lòng. Tôi ở đây, luôn nhớ về ông ấy.
Trong phòng, tôi lập một bàn thờ để tưởng nhớ ông, ngày ngày thắp hương. Ngày nào cũng vậy, cứ ở nhà là tôi chạy xe đi chùa, dành một tiếng đồ hồ để tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu cho ông. Mọi người có thể nghĩ tôi tâm linh, nhưng đôi khi cuộc sống cũng cần những điều tâm linh như thế.
Ngoài ông nhà, phòng thờ tôi còn thắp hương cho bà Võ Thị Sáu. Không vì gì cả, chỉ là tôi thích thôi. Vì tôi và Võ Thị Sáu cùng tuổi, tôi ngưỡng mộ bà ấy. Ngày xưa, khi theo đoàn văn công, tôi cũng thường diễn vai Võ Thị Sáu nên thích và thờ trong phòng.
- Bà và gia đình đón Tết thế nào?
Tôi có một đứa con gái dễ thương lắm, nó về hưu rồi nên sắm sửa, chuẩn bị hết, tôi thường không phải làm gì cả. Hoa hòe, bánh trái, dưa mứt có con cháu lo, tôi chỉ an hưởng tuổi già thôi.
Bánh chưng, bánh tét thì con cháu ở nhà gói. Tôi cũng có gói nhưng gói với tổ chức trên phường trên xã chứ không phải ở nhà. Năm nào cũng vậy, tôi hay tới lui thăm hỏi tổ chức, thấy vậy mà vui. Vì tôi làm cho phường, cho hội nữ tù binh ngày trước nữa nên có rất nhiều hoạt động.
Những ngày này, tôi tới lui thăm hỏi, rảnh rỗi nữa thì đi thăm mấy đứa nhỏ xa nhà, không về quê đón Tết. Tụi nó thấy tôi lại thăm, chắc sẽ vui lắm.
|
NSƯT Phi Điểu chia sẻ, những ngày Tết, nhà không đặt ra phong tục, gò bó, ép buộc con cháu. Bà muốn mọi người thật thoải mái để có cái Tết ý nghĩa hơn. |
- Ngày Tết của nhà bà thường thế nào, có phong tục hay điều gì đặc biệt?
Nhà tôi cũng như bao người khác thôi, không có gì đặc biệt cả. Tôi có một đứa con trai, một đứa con gái thôi nên cháu chắt cũng không nhiều. Tết đến tụi nó tụ họp về, quay quần ăn bữa cơm sum họp là vui rồi.
Nhà tôi thoáng lắm, không đặt nặng phong tục hay luật lệ gì hết, để cho con cháu thoải mái, không bị bó buộc nề nếp gia phong. Nhà cửa thì vẫn phải dòn dẹp cho gọn gàng, trưng bày quà bánh để cho con cháu thấy không khí, còn tục lệ thì không.
Con cháu đến chúc Tết, lì xì cũng được, không thì tôi lì xì lại. Bây giờ quan điểm rất thoáng, chỉ cần không làm những điều cấm kỵ, biết lo cho nhau, vui vẻ là được rồi. Nhà tôi quan niệm, cái Tết vui vẻ là khi mọi người cùng thoải mái, không bị bó buộc điều gì.
- Hiện tại, bà mong mỏi điều gì nhất?
Tuổi cũng đã lớn rồi, tôi chỉ mong mình có thật nhiều sức khỏe, làm được gì thì làm, không bỏ phí thời gian.
Về phần gia đình, tôi chỉ mong con cháu thật hạnh phúc, công việc thuận lợi. Không mong gì hơn, tụi nó gia đình đầm ấm, vui vẻ sum vầy là tôi vui rồi.
Nhân dịp Tết đến, tôi cũng xin chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, năm mới vui vẻ, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý. Chúc mọi người vạn sự như ý!
Minh Tuyền
Ảnh: Minh Tuyền
MC Hạnh Phúc ân hận vì không kịp gặp bà nội trước khi mất đúng ngày mồng 1 Tết
- MC của Chuyển động 24h chia sẻ về những ký ức Tết khó quên khi còn bé và những bận rộn của những người làm truyền hình mỗi dịp Tết đến xuân về.
" alt="Phi Điểu gần 90 tuổi vẫn chạy xe đi diễn, dùng cát"/>
Phi Điểu gần 90 tuổi vẫn chạy xe đi diễn, dùng cát
- Tại buổi tọa đàm về các vấn đề của giáo dục tiểu học tổ chức chiều 7/11, Phó GĐSở GD-ĐT Hà Nội đưa lời khuyên: Tôi mong phụ huynh thấy cái gì thực sự cần thìcho con đi, đừng học theo "phong trào, đám đông", sợ con thiệt, đừng sợ áp lựckhông đi học con bị trù úm, thua bạn bè...Cuộc tọa đàm xoay quanh việc thực hiện Thông tư 30, không giao bài tập về nhàcho học sinh, việc dạy thêm học thêm giữa phụ huynh với các nhà quản lý, chuyêngia giáo dục tiểu học.
Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến chia sẻ: "Năm 2009, khi chúng ta thực hiệnThông tư 32 lấy điểm kiểm tra định kỳ cuối năm là tổng kết, xét khen thưởng, lênlớp mọi người cũng quan tâm, băn khoăn. Nếu cả năm học tốt, cuối học kỳ sơ sẩyđiểm kém thì sao?. Nhưng quy định cũng cho phép nếu có bất thường các em họcsinh sẽ được kiểm tra lại không quá ba lần,..Sau một loạt trao đổi chia sẻ thìThông tư 32 cũng không còn nhiều ý kiến nữa".
|
Không gian buổi tọa đàm chiều 7/11. (Ảnh: Văn Chung) |
Nay thay bằng Thông tư T30 phụ huynh băn khoăn không cho điểm con thì không biếtthế nào, giờ không chấm điểm lấy gì thưởng cho con. "Nhưng các vị hãy nghĩ phụhuynh khác khi đón con, trẻ điểm kém không dám nói khi bố mẹ hỏi điểm. Về nhàcha mẹ vặn vẹo con sao lại học hành thế này, tại sao được 3-4 điểm. Thậm chí cónhững phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc đã bạt tai con. ...
"Tuy nhiên, khi bố mẹ đổ lỗi như vậy mấy ai mở vở con ra xem để xem con học bàithế nào, tiếp thu kiến thức ra sao? Đừng quan tâm con có điểm số mới biết conđang ở đâu" - ông Tiến trao đổi.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ câu chuyện: "Tôi từng là nạn nhân đòn roi vì điểm số kém,bố mẹ hay được gọi lên trường để cô trao đổi. Suốt năm học lớp 4 ở một lớp chọnđiểm số tôi luôn rất thấp. Mỗi lần đi về nhà bố mẹ hỏi điểm số là điều thậtkhủng khiếp. Tôi bị mất tinh thần và khổ sở mỗi lần cô gọi lên bảng vì sợ làmsai, điểm kém".
"Chỉ khi thoải mái nhất bạn mới dễ tiếp nhận nhất. Nếu vẫn bài làm đó cô lựa lờinói, trẻ sẽ rất sẵn lòng sửa lại. Quan điểm giáo dục như vậy là rất tiến bộ..."- lời bà Hương. Phụ huynh cũng có quyền đánh giá học tập và nêu ý kiến của phụhuynh về con của mình, có thể đề nghị cô giúp đỡ con trong quá trình học tập.
"Nhưng một ngày bố mẹ dành 5-10 phút để cùng học, cùng giải quyết các vấn đềcùng con" - là lời khuyên của bà Hương đối với các bậc phụ huynh.
Tôi cũng từng cho con đi học thêm...
Có phụ huynh viết câu hỏi gửi lên ông Tiến ở tọa đàm "biết là cấm nhưng cô vẫncho bài tập thậm chí rất khó để ép con đi học thêm. Sở có biết không và vi phạmthế thì xử lí thế nào?"
Ông Tiến cho rằng: "Nếu học thêm xuất phát từ nhu cầu, muốn phát triển sởthích hoặc niềm đam mê thì đó là chính đáng. Tôi cũng từng cho con đi học thêmkhi hồi phổ thông có những lần con tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao,việc học không tập trung nên cần có thêm thời gian để bắt kịp bạn, chương trình.
Học thêm chỉ có tội, có lỗi khi là tràn lan. Có trung tâm dạy thêm đến 22h.Trẻ học như vậy chỉ sinh tâm lí ỉ lại, không chỗ này thì chỗ kia sẽ chữa bài côgiao thôi hay có trẻ vào lớp thì chơi điện tử, vở ghi không có gì, có em mêt quáthì ngủ,...
Tôi mong phụ huynh thấy cái gì thực sự cần thì cho con đi, đừng học theo "phongtrào đám đông", sợ con thiệt, đừng sợ áp lực không đi học con bị trù úm, thua bạnbè. Phụ huynh nên mạnh dạn chia sẻ một cách chân thành với thầy cô, đừng ngại.Tôi thấy nhiều phụ huynh sợ cô như sợ cọp" - ông Tiến chia sẻ.
Nói về chuyện cấm giao bài tập về nhà cho học sinh, ông Tiến dẫn dụ: "Mỗi ngàymình ăn ba bữa cơm cơ thể có thể thích nghi nhưng tối, đêm về lại phải ăn thêmmột bữa như bữa trưa nữa liệu có tiêu hóa được không?. Cái phụ huynh cần biết làở trường trẻ vừa học vừa được tham gia các hoạt động giáo dục rồi. Lúc về nhà làthời gian bố mẹ có thể dành thời gian chơi với con. Các vị muốn con có bài tậpđể bố mẹ có thời gian làm việc khác có thể mua sách tham khảo mua bên ngoài về,đừng bắt nhà giáo dục làm việc này cho các cháu. Tôi nghĩ học 2 buổi/ngày đã đủkiến thức, kĩ năng cho trẻ rồi".
"Quy định không giao bài tập về nhà đã có gần 10 năm nay. Nhưng thực tế rấtnhiều phụ huynh muốn cô giao bài tập và đề nghị cô giao. Cô giao rồi một vài phụhuynh lại đề nghị và ai cũng thế. Lớp có 1-2 phụ huynh không muốn vậy thế là conđơn thư" - ông Tiến chia sẻ.
" alt="'Phụ huynh đừng chạy theo phong trào đám đông'"/>
'Phụ huynh đừng chạy theo phong trào đám đông'