您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
Công nghệ324人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 09/02/2025 09:36 Máy tính dự đoá ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Preston North End vs Wycombe, 22h00 ngày 8/2: Xóa nhòa đẳng cấp
Công nghệPha lê - 08/02/2025 08:34 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Từng là tỷ phú USD, ông Bùi Thành Nhơn còn sở hữu bao nhiêu ở Novaland?
Công nghệTừng là tỷ phú USD, ông Bùi Thành Nhơn còn sở hữu bao nhiêu ở Novaland? Mai Chi
(Dân trí) - Suốt hơn một năm qua, sở hữu của nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Novaland tại doanh nghiệp này đang bị thu hẹp mạnh do hoạt động giải chấp và bán ra.
Thị trường phiên sáng nay (14/12) tiếp tục giao dịch lình xình với khối lượng 318 triệu đơn vị trên HoSE tương ứng 6.952 tỷ đồng; trên HNX là 41 triệu cổ phiếu tương ứng 807 tỷ đồng và UPCoM là 13 triệu cổ phiếu tương ứng 167 tỷ đồng.
Các chỉ số dao động hẹp quanh ngưỡng tham chiếu. VN-Index tăng 1,78 điểm tương ứng 0,16% lên 1.115,98 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm tương ứng 0,19% lên 228,85 điểm và UPCoM-Index tăng 0,12 điểm tương ứng 0,14% lên 85,2 điểm.
Độ rộng thị trường tương đối cân bằng. Phía tăng có 400 mã với 13 mã tăng trần còn phía giảm có 371 mã với 14 mã giảm sàn.
Cổ phiếu ngành tài chính, bất động sản có nhiều mã tăng nhưng mức đóng góp cho VN-Index không lớn. Trong khi đó, VIC quay đầu giảm.
Top ảnh hưởng tích cực tới VN-Index có sự góp mặt của VCB, ACB, FPT, GVR, SSI… ngược lại phía ảnh hưởng kém tích cực là VIC, BID, NVL, CTG, BCM.
Top cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất sáng 14/12 (Nguồn: VDSC).
NVL sáng nay điều chỉnh 2,4% còn 16.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 19,4 triệu đơn vị và đang là mã có thanh khoản dẫn đầu thị trường.
Liên quan đến giao dịch cổ phiếu NVL thời gian gần đây, Công ty NovaGroup cho hay, tập đoàn này đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 500.078 cổ phiếu NVL vào ngày 4/12, theo đó, giảm sở hữu tại Novaland xuống còn hơn 403,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,6%.
Trước đó, NovaGroup cũng bị công ty chứng khoán bán giải chấp 60.401 cổ phiếu NVL vào ngày 1/12 và bị bán giải chấp hơn 1,47 triệu cổ phiếu NVL vào các ngày 22,23 và 23/11/2023.
Trong vòng 1 năm qua, ước tính NovaGroup chủ động bán và bị giải chấp tổng cộng hơn 169 triệu cổ phiếu Novaland.
Bên cạnh NovaGroup thì Công ty Cổ phần Diamond Properties cũng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 76.705 cổ phiếu NVL, giảm sở hữu tại Novaland xuống còn 180,2 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 9,24% vốn điều lệ. Hai cổ đông lớn nhất trên tại Novaland có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Novaland.
Nhóm cổ đông liên quan đến gia đình ông Bùi Thành Nhơn đã giảm tỷ lệ nắm giữ tại Novaland xuống khoảng 42,74% tương ứng 833,6 triệu cổ phiếu. Tính theo thị giá thì số cổ phần này tương ứng với 13.838 tỷ đồng.
Còn nhớ, vào hồi tháng 6/2022, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn vẫn còn nắm giữ gần 1,19 tỷ cổ phiếu NVL tương ứng tỷ lệ 60,85% vốn điều lệ Novaland.
Ông Bùi Thành Nhơn cũng từng góp mặt trong danh sách những tỷ phú USD của Việt Nam do Forbes thống kê trước khi bị bật ra khỏi bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới do giá cổ phiếu lao dốc.
Lịch sử giá cổ phiếu NVL (Nguồn: Tradingviews).
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Novaland vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến việc điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) được thông qua trước đó.
Trên thị trường sáng nay, cổ phiếu ngân hàng ghi nhận diễn biến tăng giá tại nhiều mã như ACB, TPB, VCB, MBB, TCB, OCB, MSN, VIB, LPB, HDB… song mức tăng không đáng kể.
Một số cổ phiếu chứng khoán có đà tăng khá tốt, đạt trên 1% như BSI, VCI, CTS, SSI, ORS; bên cạnh đó, VDS, AGR, HCM, VIX, FTS, VND cũng tăng giá. Dù vậy, diễn biến tích cực tại nhóm này ảnh hưởng không lớn đến chỉ số chung.
">...
阅读更多Vàng nhẫn lập kỷ lục mới 89,2 triệu đồng/lượng
Công nghệVàng nhẫn lập kỷ lục mới 89,2 triệu đồng/lượng Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng mạnh 700.000 đồng/lượng chiều mua và 400.000 đồng/lượng chiều bán. Giá bán đã đạt kỷ lục mới 89,2 triệu đồng/lượng, chỉ còn cách giá vàng miếng 800.000 đồng.
Vàng nhẫn có đỉnh mới, tiến sát giá vàng miếng
Sáng 31/10, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 88-90 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên giá. Hôm qua, vàng miếng tăng giá 1 triệu đồng mỗi chiều. Mức đỉnh vàng miếng SJC từng đạt là 92 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn trơn sáng nay tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, được giao dịch tại 87,7-89,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây là vùng giá cao nhất của vàng nhẫn trơn từ trước đến nay.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 88-90 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn được niêm yết tại 88,58-89,58 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng trong nước diễn biến theo thị trường quốc tế. Trên thế giới, giá vàng hôm nay đạt 2.787 USD/ounce, tăng tiếp 13 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng tương đương 85,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới chưa đến 4 triệu đồng mỗi lượng.
Sản phẩm vàng của doanh nghiệp (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Từ đầu năm, giá vàng quốc tế đã tăng hơn 35%, do xung đột tại Trung Đông, bầu cử Tổng thống Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất.
Nhà đầu tư hiện chờ hàng loạt số liệu kinh tế Mỹ sẽ công bố tuần này, gồm báo cáo việc làm và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Các số liệu này có thể tác động đến quyết định lãi suất của Fed trong cuộc họp ngày 7/11.
Cuối năm cũng là mùa lễ hội tại Ấn Độ, là thời điểm tiêu thụ vàng mạnh nhất tại đây. Điều này càng thúc đẩy nhu cầu vàng.
Giá USD giảm
USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 104,04 điểm, giảm 0,26% so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.243 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá 23.030-25.455 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.125-25.455 đồng (mua - bán), giảm 3 đồng so với trước đó theo điều chỉnh của cơ quan điều hành. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.090-25.455 đồng (mua - bán).
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.670-25.780 đồng (mua - bán), giảm 40 đồng mỗi chiều.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Villarreal, 0h30 ngày 9/2: Chủ nhà sa sút
- Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" trở lại đường đua; thị trường giảm điểm
- Trung thu cận kề, TPHCM xử lý hơn 15.000 bánh trung thu vi phạm thực phẩm
- Anh Đức sẽ trở thành tân HLV trưởng của B.Bình Dương?
- Soi kèo góc Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
- Techcombank lan tỏa thông điệp "Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn"
最新文章
-
Kèo vàng bóng đá Empoli vs AC Milan, 00h00 ngày 9/2: Đối thủ kỵ giơ
-
Tập đoàn Lộc Trời lại biến động nhân sự cấp cao Khổng Chiêm
(Dân trí) - Ông Johan Sven Richard Boden, quốc tịch Thụy Điển, có đơn từ nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời vì lý do cá nhân.
Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) vừa công bố nhận được đơn từ nhiệm của ông Johan Sven Richard Boden - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Trong đơn, ông này nêu từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Ông Johan Sven Richard Boden mới được bầu vào HĐQT Lộc Trời nhiệm kỳ 2024-2029 trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào ngày 26/6 vừa qua. Như vậy, ông mới đảm nhận chức vụ được gần 2 tháng qua.
Theo giới thiệu, ông Johan Sven Richard Boden có quốc tịch Thụy Điển, hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH DenEast Việt Nam. Tại Lộc Trời, ông và người liên quan không nắm giữ cổ phần doanh nghiệp.
Ông Johan Sven Richard Boden là một trong những gương mặt mới trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới. Chỉ có ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT là "người cũ". Một số nhân vật khác trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới như ông Mandrawa Winston Leo, ông Võ Trí Thành và bà Vũ Hồng Trang.
Tập đoàn Lộc Trời biến động nhân sự cấp cao sau khi miễn nhiệm tổng giám đốc (Ảnh: LTG).
Trước đó vào tháng 7, Lộc Trời công bố miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Duy Thuận. Trong thư ngỏ của Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Thòn, ông thông báo việc sẽ trực tiếp chỉ đạo và điều hành các hoạt động của tập đoàn cho đến khi có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc mới.
Ông Thòn cũng cam kết sau khi ổn định nhân sự, ổn định sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ hoàn thành mọi trách nhiệm và nghĩa vụ với các cơ quan quản lý, đối tác, ngân hàng, nhà phân phối, bà con nông dân...
Đến nay, Lộc Trời chưa công bố báo cáo tài chính quý II năm nay. Trong quý đầu năm, công ty lỗ sau thuế hơn 96 tỷ đồng và cùng kỳ năm trước cũng lỗ hơn 81 tỷ đồng.
Công ty giải trình lỗ do tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm nay cao hơn so với cùng kỳ. Giá vốn tăng 65% trong khi doanh thu chỉ tăng 57% so với cùng kỳ. Đồng thời, chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn mức tăng của các khoản doanh thu, thu nhập khác nên lợi nhuận giảm.
" alt="Tập đoàn Lộc Trời lại biến động nhân sự cấp cao">Tập đoàn Lộc Trời lại biến động nhân sự cấp cao
-
Con gái bầu Đức và nữ tướng bí ẩn đứng sau chuỗi cà phê Ông Bầu Ninh An
(Dân trí) - Con gái bầu Đức góp 24,5% vốn cổ phần tại công ty vận hành chuỗi cà phê Ông Bầu. Tuy nhiên bà Đoàn Hoàng Anh không giữ vị trí Chủ tịch hay Tổng giám đốc của công ty này.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, người Việt Nam đang chi tiêu cho việc ăn uống bên ngoài nhiều hơn trước. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình năm 2023 tăng thêm 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng chú ý là có tới 14,9% khách hàng sẵn sàng bỏ ra hơn 100.000 đồng cho một bữa tối, gấp hơn 3 lần so với năm 2022. Bên cạnh đó, thói quen thưởng thức cà phê cũng có sự thay đổi đáng kể. Gần 60% người được hỏi sẵn sàng chi hơn 41.000 đồng cho một ly cà phê.
Với dân số đông, độ tuổi trẻ, thu nhập tăng và văn hóa cà phê đậm nét, thị trường cà phê tại Việt Nam từ lâu là ngành kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng khốc liệt. Các thương hiệu lớn như Trung Nguyên Legend, Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Starbucks... chiếm khoảng 1/3 thị phần. Còn lại là miếng bánh của các chuỗi bé hơn và những quán cà phê không có thương hiệu.
Năm 2019, 3 vị doanh nhân đồng thời là "ông bầu" của 3 đội tuyển bóng đá cũng góp vốn tham gia vào cuộc chơi với chuỗi cà phê Ông Bầu. 3 nhân vật này gồm ông Trần Thanh Hải (Nutifood), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai) và ông Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm).
Các ông bầu đang chia sẻ tại một cửa hàng của chuỗi cà phê Ông Bầu (Ảnh: Cà phê Ông Bầu).
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu được thành lập vào ngày 25/11/2019. Trụ sở doanh nghiệp được đặt tại Cao ốc H3, 384 Hoàng Diệu, quận 4, TPHCM. Đây cũng là trụ sở của Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutifood.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là bà Trần Thị Kim Oanh (sinh năm 1979). Bà Oanh cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Tại thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Trong đó bà Kim Oanh cũng là cổ đông lớn nhất với mức vốn góp 51 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ.
2 cổ đông còn lại là những nhân vật đáng chú ý. Ông Võ Quốc Lợi (con trai bầu của bầu Thắng) góp 24,5 tỷ đồng, tương đương 24,5% vốn điều lệ. Ông Lợi từng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Kienlongbank. Ông này hiện nắm giữ 4,74% cổ phần Kienlongbank.
Cổ đông còn lại là bà Đoàn Hoàng Anh (con gái bầu Đức) góp 24,5 tỷ đồng, tương đương 24,5% vốn góp ban đầu. Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm cho thấy bà Hoàng Anh hiện sở hữu 11 triệu cổ phần, tương đương 1,04% vốn Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Đến tháng 7/2023, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên 134,5 tỷ đồng. Theo thông tin về thuế tại thời điểm này công ty có 10 lao động.
Cơ cấu cổ đông góp vốn vào Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu (Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ).
Bà Oanh đồng thời cũng là người đứng đầu của 10 chi nhánh và 12 địa điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Cà phê Ông Bầu. Ngoài ra, bà còn là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Dinh dưỡng US Cali. Công ty này có địa chỉ cùng tòa nhà nhưng khác tầng với Công ty cổ phần cà phê Ông Bầu.
Tại thời điểm góp vốn vào cà phê Ông Bầu, bà Trần Thị Kim Oanh là thành viên ban kiểm soát (không sở hữu cổ phiếu) của Công ty cổ phần Cà phê Phước An. Lúc này, ông Trần Thanh Hải (Nutifood) là Chủ tịch HĐQT cà phê Phước An với tỷ lệ sở hữu 60,67%. Bà Trần Thị Lệ (vợ ông Hải) không nắm giữ cổ phiếu nào.
Đến năm 2020, bà Lệ đại diện cho Nutifood giữ 77,31% cổ phần cà phê Phước An còn ông Hải không còn nắm giữ cổ phiếu. Đến tháng 12/2021, cả 2 người đều rời khỏi HĐQT cà phê Phước An. Ngày 28/12/2022, Nutifood thoái hoàn toàn vốn khỏi doanh nghiệp này.
Báo cáo thường niên năm 2022 cho thấy bà Trần Thị Kim Oanh vẫn đảm nhiệm vị trí thành viên ban kiểm soát của cà phê Phước An. Thông tin từ bản cáo bạch của cà phê Phước An năm 2019 cho biết bà Oanh từng là kế toán, sau đó là trưởng văn phòng đại diện - Công ty TNHH Thuốc bảo vệ thực vật Song Mã.
Bà Oanh cũng từng có thời gian dài làm việc tại Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM từ vị trí chuyên viên đến kế toán trưởng. Từ năm 2015 đến thời điểm thành lập báo cáo, bà Oanh là kế toán tại Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Thông tin về bà Trần Thị Kim Oanh (Ảnh: BCTN).
Chuỗi cà phê Ông Bầu hoạt động theo mô hình kinh doanh nhượng quyền. Thông tin trên website cho biết với mô hình đầu tư cố định diện tích 70-220m2 có mức đầu tư từ 260 triệu đồng. Mô hình quầy bar di động có diện tích 2-5m2 thì mức đầu tư từ 170 triệu đồng. Những mức đầu tư này chưa gồm thuế giá trị gia tăng.
Số liệu của một hãng nghiên cứu dữ liệu cho biết doanh thu năm 2023 của chuỗi cà phê Ông Bầu được ghi nhận đạt mức thấp nhất trong 3 năm qua, đạt khoảng 50 tỷ đồng, giảm 45% so với năm 2022.
" alt="Con gái bầu Đức và nữ tướng bí ẩn đứng sau chuỗi cà phê Ông Bầu">Con gái bầu Đức và nữ tướng bí ẩn đứng sau chuỗi cà phê Ông Bầu
-
EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện Tiến Thịnh
(Dân trí) - Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đang phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nhằm kiểm tra và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho khách hàng sử dụng điện tại 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Kế hoạch chia làm nhiều đợt với ưu tiên trong các tháng cuối năm 2024 hoàn thành cho hơn 71.000 khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ, tiếp tục triển khai qua năm 2025 cho hơn 48.000 khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ còn lại và mở rộng đến 4,7 triệu khách hàng là hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt.
Kiểm tra an toàn điện tại khu vực nguy cơ cao
Gần đây, tại thành phố Huế, Điện lực Bắc Sông Hương phối hợp cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra an toàn điện tại chợ Đông Ba, nơi tập trung nhiều gian hàng kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như vàng mã, hàng vải và sạp quần áo.
Nhân viên điện lực đã hướng dẫn tiểu thương về cách bố trí và sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn, đồng thời thay đổi vị trí ổ cắm và nâng cấp hệ thống điện để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Trong đợt kiểm tra này, Điện lực Bắc Sông Hương còn sử dụng camera nhiệt để kiểm tra toàn diện hệ thống tủ tổng và tủ phân phối điện của Ban quản lý chợ. Việc đo kiểm dòng tải và kiểm tra các bảng điện cấp cho các hộ tiểu thương giúp đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống điện nội bộ tại chợ Đông Ba, bảo đảm an toàn tối đa.
Ngành điện miền Trung phối hợp với công an, chính quyền địa phương kiểm tra, hướng dẫn an toàn điện cho khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ trên địa bàn 13 tỉnh/thành miền Trung - Tây Nguyên.
Trước đó, vào giữa tháng 7 tại Đắk Lắk, Điện lực Krông Pắk phối hợp với chính quyền địa phương ở thị trấn Phước An kiểm tra hệ thống điện tại các khu trọ, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
13 công ty điện lực trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên đã thực hiện kiểm tra và tuyên truyền an toàn sử dụng điện cho gần 120.000 khách hàng.
Đối tượng kiểm tra bao gồm các khu trọ thấp tầng, khu tập thể cũ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh, kho hàng, chợ, trung tâm thương mại, quán bar, karaoke, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm hội nghị và xưởng sản xuất trong khu công nghiệp.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn điện
Bên cạnh việc kiểm tra, EVNCPC còn chú trọng đến công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về an toàn điện trong cộng đồng.
Tại chợ Đông Ba, ngoài việc kiểm tra và hướng dẫn trực tiếp, các nhân viên điện lực còn phát tài liệu hướng dẫn và giới thiệu thông tin qua các kênh truyền thông xã hội như Facebook và YouTube.
Những buổi tuyên truyền trực tiếp tại các cơ sở có nguy cơ cao cũng được tổ chức thường xuyên. Tại đây, người dân và chủ cơ sở kinh doanh được hướng dẫn cách nhận biết nguy cơ cháy nổ, cách sử dụng điện an toàn và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Ông Nguyễn Sanh Nghi - Phó trưởng Ban quản lý chợ Đông Ba chia sẻ: "Hoạt động tuyên truyền này đã góp phần nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ trong các hộ kinh doanh và khách hàng tiêu thụ điện".
EVNCPC cũng triển khai nhiều hình thức tuyên truyền khác qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung đã bổ sung chuyên mục "An toàn sử dụng điện" trên website và ứng dụng EVNCPC CSKH để cung cấp thông tin hữu ích về an toàn điện. Trung tâm cũng cập nhật luồng tổng đài tra cứu tự động để hướng dẫn và cung cấp kiến thức về an toàn sử dụng điện phục vụ nhu cầu tra cứu của khách hàng.
Ngoài ra, EVNCPC sử dụng các chương trình cảnh báo sản lượng điện bất thường thông qua dữ liệu thu thập từ xa. Việc này giúp phát hiện kịp thời các trường hợp tăng đột biến về sản lượng điện, từ đó cảnh báo khách hàng về nguy cơ chạm chập dây dẫn sau công tơ, giúp ngăn ngừa sự cố điện có thể xảy ra và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Các đơn vị điện lực cũng kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh với các hình thức giao tiếp khách hàng như lắp đặt mới, tách (tăng) số hộ, di chuyển công tơ, thay công tơ định kỳ, sang tên đổi chủ, thông báo ngừng, giảm cung cấp điện, tiếp nhận đơn thư và kiểm tra sử dụng điện. Các hoạt động này không chỉ nhằm kiểm tra và hướng dẫn mà còn để tuyên truyền về an toàn điện và phòng ngừa cháy nổ tại các cơ sở và hộ gia đình.
Ông Lê Hoàng Anh Dũng - Phó Tổng giám đốc EVNCPC nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi sự tham gia chủ động của khách hàng trong việc đảm bảo an toàn điện. Khách hàng cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện và tuân thủ các quy định về an toàn điện. Đối với các cơ sở kinh doanh, việc kiểm tra định kỳ và nâng cấp hệ thống điện là cần thiết để giảm thiểu rủi ro cháy nổ".
Với nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao nhận thức và tăng cường kiểm tra, EVNCPC hy vọng sẽ giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ do điện và bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân và khách hàng.
"Chúng tôi mong muốn thông qua các hoạt động này, khách hàng sẽ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng điện an toàn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bản thân và tài sản của mình", ông Dũng chia sẻ.
" alt="EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện">EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs TPHCM, 19h15 ngày 8/2: Đối thủ yêu thích
-
Thanh Hóa cầu cứu bầu Đệ trước trận gặp HAGL