Thời sự

Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Henan SSLM, 18h30 ngày 4/10

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-03 23:52:05 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoShanghaiShenhuavsHenanSSLMhngàbxh bd việt nam Hoàng Ngọc - 04bxh bd việt nambxh bd việt nam、、

ậnđịnhsoikèoShanghaiShenhuavsHenanSSLMhngàbxh bd việt nam   Hoàng Ngọc - 04/10/2022 05:00  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
295921e5 bfaa 4f0d 97d1 e58f86bf1926.jpeg
Trường Đại học Đồng Nai nơi xảy ra sai phạm. Ảnh: A.H

Các bị can trên đều bị khởi tố cùng tội danh “lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”. Các quyết định khởi tố đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn. Lực lượng chức năng tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can để phục vụ công tác điều tra.

Trước thời điểm bị bắt, bà Lan bị kỷ luật và xuống làm giảng viên, ông Hiếu đang công tác tại Trường phổ thông Thực hành Sư phạm (thuộc Trường Đại học Đồng Nai) còn ông Thư đã nghỉ việc. Hiện tại, hoạt động của nhà trường vẫn diễn ra bình thường.

Trước đó, tháng 6/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh cũng đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam đối với ông Trần Minh Hùng (58 tuổi, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai), Phan Văn Thanh (64 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tài chính - kế hoạch, Trường Đại học Đồng Nai) để điều tra về hành vi nói trên.

Tháng 7/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi tài chính tại trường trong giai đoạn 2018-2019. Trường Đại học Đồng Nai dự toán số lượng sinh viên bình quân cao hơn thực tế tuyển sinh dẫn đến được cấp dư ngân sách gần 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trường Đại học Đồng Nai để ngoài sổ sách kế toán doanh thu hơn 37 tỷ đồng dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp gần 700 triệu đồng. Đơn vị này còn lập chứng từ chi quản lý cho các đối tác không có trong hợp đồng số tiền hàng trăm triệu đồng.

Năm 2021, Ban TVTU đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Minh Hùng, Phó bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Tiếp đó, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Đồng Nai đã thi hành kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Phan Văn Thanh. Ông Thanh là một trong những cá nhân mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai kết luận chịu trách nhiệm chính về những sai phạm trong việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, hợp đồng cho thuê tài sản công, quản lý các nguồn thu chi... nhưng để thất thoát, lãng phí.

Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông xin thôi việc

Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông xin thôi việc

UBND tỉnh Đắk Nông vừa chấp thuận cho Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân." alt="Thêm 3 cán bộ cấp phòng trường đại học Đồng Nai bị bắt" width="90" height="59"/>

Thêm 3 cán bộ cấp phòng trường đại học Đồng Nai bị bắt

Trường Mầm non Mai Trung số 2. Ảnh: Đỗ Duy

Theo vị lãnh đạo này, việc quan trọng là yêu cầu xã Mai Trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện các bước để khởi công xây dựng công trình 2 phòng học Trường Mầm non Mai Trung số 2, hoàn thành trước ngày 30/10.

Trong thời gian đầu tư xây dựng 2 phòng học, huyện yêu cầu tiếp tục vận động, tuyên truyền phụ huynh đưa trẻ đến trường; chỉ đạo điểm trường thôn Cẩm Trang sắp xếp cơ sở vật chất để có lớp học cho trẻ các độ tuổi. 

Đồng thời, xem xét, bố trí nhà văn hóa của thôn Cẩm Trang để làm phòng học tạm thời cho trẻ trong thời gian xây dựng.

Đối với Phòng GD-ĐT huyện Hiệp Hòa, lãnh đạo huyện yêu cầu tiếp tục chỉ đạo Trường Mầm non Mai Trung số 2 rà soát, sắp xếp cơ sở vật chất phòng học tại điểm trường thôn Cẩm Trang và điểm trường Mai Phong để trẻ đến học tập; bố trí cán bộ, giáo viên tại 2 điểm trường.

200 trẻ mầm non chưa đến trường tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Đỗ Duy

Mấy tháng gần đây, 200 học sinh Trường Mầm non Mai Trung số 2 điểm trường thôn Cẩm Trang vẫn chưa đến lớp. Phụ huynh phản đối việc đưa hơn 60 học sinh 5 tuổi đến điểm trường mầm non chính của xã Mai Trung được đặt tại thôn Mai Phong do quãng đường xa, đi lại vất vả, lo ngại chính quyền sẽ xóa điểm trường làng.

Ngoài ra, người dân cho rằng việc xây dựng thêm 6 lớp học mầm non tại thôn Mai Phong là không hợp lý, sai quy hoạch do địa phương này dân số ít, lượng học sinh chỉ bằng một nửa so với điểm trường thôn Cẩm Trang.

" alt="Chỉ đạo khẩn vụ 200 trẻ mầm non chưa đến lớp ở Bắc Giang" width="90" height="59"/>

Chỉ đạo khẩn vụ 200 trẻ mầm non chưa đến lớp ở Bắc Giang

W-img-6606-1.jpg
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT).

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.

Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030.

W-truong-dh-trong-diem-nganh-quoc-gia-2.png
Dự thảo danh mục quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2030 được Bộ GD-ĐT xây dựng.

Tọa đàm trở nên sôi nổi khi nhiều đại biểu đại diện cho các trường đại học cho rằng trường mình cũng xứng đáng lọt vào danh sách này với những lý lẽ riêng.

GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường trọng điểm ngành quốc gia phải là những trường dẫn dắt các trường khác; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảng viên ở các trường đại học khác...

Theo ông Nam, hiện nay, ngành dược là một ngành được đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 vừa qua. “Trong khi toàn quốc chỉ có 1 trường đại học dược duy nhất là Trường ĐH Dược Hà Nội. Trường ĐH Y Hà Nội không có khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM chỉ có khoa Dược,...”.

Ông Nam cho hay, ngoài ra, hiện nay, Trường ĐH Dược Hà Nội cũng đào tạo giảng viên cho hầu hết các trường đại học y dược hoặc khoa dược của các trường khác. “Chưa kể, trong chuẩn quy trình đào tạo, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cũng giao Trường ĐH Dược Hà Nội xây dựng chuẩn đào tạo và nhiều công việc khác mang tính chất dẫn dắt, tiên phong. Vì vậy, tôi đề xuất trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia bổ sung thêm Trường ĐH Dược Hà Nội”, ông Nam nói.

W-img-6621-1.jpg
GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội.

Ông Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, nêu quan điểm: “Hiện nay, Bộ VH-TT&DL có 9 trường đại học và 4 học viện về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Tuy nhiên, trong danh mục quy hoạch có đề xuất 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ VH-TT&DL vào nhóm các trường trọng điểm ngành quốc gia. Chúng tôi thấy việc lựa chọn này chưa mang tính đại diện và bao quát trong lĩnh vực VH-TT&DL. 

Thứ nhất, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa theo cách phân cấp quản lý văn hóa thì lĩnh vực nghệ thuật, Bộ VH-TT&DL có nhiều ngành khác nhau như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc... Nếu chọn 2 trường về ngành nghệ thuật và đào tạo đơn ngành như dự thảo (HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - PV) sẽ thiếu các ngành khác...”.

Theo ông Tuấn, nguồn nhân lực về lĩnh vực âm nhạc và sân khấu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực VH-TT&DL nói chung.

Ông Tuấn cho hay, nếu nhìn nhận việc quy hoạch trường đại học trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa cần nhìn nhận khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng. Do đó, ông Tuấn đề xuất lựa chọn và xác định trường trọng điểm về văn hóa theo các tiêu chí: chọn cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa đa ngành; chọn trường lĩnh vực nghệ thuật có nhiều chuyên ngành nghệ thuật khác nhau; chọn trường lĩnh vực thể thao.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, các trường được lựa chọn trọng điểm cần được xem xét, đánh giá đến các tiêu chí như tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, truyền thống của cơ sở...

W-img-6647-2.jpg
Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải.

Ông Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, dẫn văn bản năm 2016 trường được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thành trường trọng điểm quốc gia trong ngành giao thông vận tải theo hướng ứng dụng và công nghệ. Căn cứ vào đó, ông Thanh cho hay, Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đề nghị xem xét việc được ban dự thảo đưa vào danh sách quy hoạch các trường đại học ngành trọng điểm.

Lãnh đạo các Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường ĐH  Mỏ - Địa chất... cũng cho rằng trường mình có đào tạo những ngành, lĩnh vực trọng điểm lần lượt như ngành đào tạo giảng viên/giáo viên nghệ thuật, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản,...

W-img-6645-2.jpg
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương.

Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.

“Lịch sử phát triển giáo dục đại học cho thấy một số dự án tập trung đầu tư cho một số trường song trên thực tiễn, trong một thời gian dài chưa cho thấy hiệu quả”, bà Hương nói.

Bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GD-ĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.

“Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh”, bà Hương nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng những tiêu chí cụ thể, để những trường nào đạt được đưa vào.

W-img-6573-1.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn.

Nói về việc các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT muốn đưa được vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. “Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư vào là có hạn”.

Theo ông Sơn, ở các lĩnh vực, có trường cũng có thành tích rất tốt nhưng cần căn cứ có phải là lĩnh vực trọng điểm mà Nhà nước phải đầu tư hay không. Hiện, theo dự thảo hiện nay, có 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia. 

“Số lượng trường trọng điểm ngành, chúng tôi còn làm việc với các Bộ chủ quản liên quan các ngành. Cần lưu ý nguyên tắc chọn trường trọng điểm quốc gia cũng không phải cho tất cả các ngành. Nếu trọng điểm quốc gia mà tất cả các ngành sẽ không còn là trọng điểm nữa. Trọng điểm ở đây vừa mang tính chất lựa chọn những lĩnh vực, những ngành trọng điểm then chốt bám sát những nghị quyết của Đảng, đặc biệt ưu tiên các trường về lĩnh vực sư phạm, y dược, khoa học công nghệ, pháp luật... không phải chúng ta đưa tất cả các ngành. Tất cả mọi ngành đều quan trọng song cái gì then chốt để tăng trưởng kinh tế, năng suất,... cân nhắc đưa vào”, ông Sơn lý giải.

Ông Sơn cho hay, dự kiến, tuần tới sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này. Nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định có 1 - 2 trường trọng điểm. 

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. "Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư".

Ông Sơn cho biết thêm, những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. “Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình”. 

ĐH Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ trở thành ĐH quốc gia

ĐH Bách khoa Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sẽ trở thành ĐH quốc gia

Năm 2030, Việt Nam sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia. Toàn quốc sẽ có 50 trường đại học tham gia đào tạo ngành Sư phạm theo dự thảo của Bộ GD-ĐT." alt="Trường đại học “tranh nhau” xứng đáng lọt danh sách trọng điểm quốc gia" width="90" height="59"/>

Trường đại học “tranh nhau” xứng đáng lọt danh sách trọng điểm quốc gia