Nhiều nước học Australia, buộc Facebook, Google trả tiền cho báo chí
TheềunướchọcAustraliabuộcFacebookGoogletrảtiềnchobáochíltd phapo CNET,bộ luật Thương lượng Bắt buộc Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông Tin tức được chính phủ Australia thông qua vào tháng 2/2021. Theo quy định mới, Google và Facebook phải đàm phán với các nhà xuất bản để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook.
Cách tiếp cận này của Australia đang sắp được áp dụng cho Anh, Canada và Mỹ.
Nhiều nước học theo Australia
Trang Insidercho rằng nhiều quốc gia bị ấn tượng bởi áp lực Australia gây ra với những gã khổng lồ công nghệ, khiến họ “khiếp sợ”.
Trong bài phỏng vấn gần đây với Sunday Times, Bộ trưởng Văn Hóa Vương quốc Anh, Nadine Dorries bày tỏ sự hào hứng với triển vọng xây dựng một hệ thống thương lượng tương tự ở Australia. Theo Press Gazette, các nhà xuất bản Anh cũng ủng hộ ý tưởng này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã cam kết giới thiệu một hệ thống tương tự ở đất nước này.
Thủ tướng Canada cam kết áp dụng quy tắc tương tự Australia ở nước này trong thời gian tới. Ảnh: Getty. |
Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức, đại diện của hơn 2.000 tổ chức báo chí trên đất nước đã kêu gọi các nhà lập pháp thông qua Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA). Quy định của đạo luật cũng sẽ buộc Google, Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí tại địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters tại Đại học Oxford, việc sao chép bước đi của Australia không hẳn là điều tốt.
“Nếu người ta cố gắng dùng chính sách công để làm cho báo chí hoạt động bền vững thì vốn đã có những công cụ khác như giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, đầu tư có mục tiêu…”, ông Nielsen nói.
Theo chuyên gia thuộc đại học Oxford, vấn đề của những phương cách này là tốn kém tiền bạc. Do đó, báo chí gây áp lực lên chính trị gia, yêu cầu họ đưa ra quyết định.
Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho báo chí
Theo một báo cáo từ AlphaBeta, doanh thu ngành báo chí Australia đã giảm từ 4,4 tỷ USD năm 2002 xuống còn 3 tỷ USD vào 2018. Trong khi đó, báo cáo điều tra cạnh tranh cho thấy Facebook và Google chiếm hơn 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở nước này.
Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản. Ảnh: Getty. |
“Những nền tảng này đã xây dựng tệp người dùng dùng bằng cách sử dụng nội dung từ các nhà xuất bản”, Nick Shelton, Giám đốc Điều hành Tạp chí văn hóa trực tuyến Bradsheet nói với Insider.
“Facebook và Google đã phổ cập tin tức bằng thuật toán mang lại lợi nhuận cho nền tảng”, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nói vào năm 2018.
Đến tháng 7/2020, chính phủ Australia đưa ra dự thảo đầu tiên, buộc Google và Facebook phải trả tiền trực tiếp cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức trên trang tìm kiếm và nguồn cung bảng tin. Nhà chức trách đưa ra thời hạn 3 tháng để những gã khổng lồ công nghệ thương lượng cùng các nhà xuất bản.
Google mô tả đề xuất này là “không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Facebook phản ứng bằng cách tắt nguồn cấp dữ liệu tin tức tại Australia trong 6 ngày.
Cuối cùng, Australia từ chối các đề xuất sửa đổi bộ luật. Facebook và Google buộc phải thỏa hiệp bằng cách đàm phán những thỏa thuận hàng triệu USD với các nhà xuất bản lớn như ABC, News Corp.
Không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận được tiền
Sau khi áp dụng quy định mới, các nhà xuất bản lớn nhận được tiền của Google, Facebook, nhưng những doanh nghiệp nhỏ thì không. “Họ thực hiện giao dịch với hầu hết nhà xuất bản lớn. Nhưng họ không đàm phán với công ty của tôi”, Nick Shelton nói.
Chỉ những công ty truyền thông lớn ở Australia được Facebook, Google trả tiền. Ảnh: Insider. |
Broadsheet vẫn được hưởng lợi từ lượng truy cập Facebook và Google. Nhưng không giống như những công ty báo chí lớn, họ không nhận được tiền từ nền tảng.
Nick Shelton cho rằng kết quả thể hiện sức mạnh của Google và Facebook với truyền thông. “Thực tế, chính họ chọn ra người thắng, kẻ thua trong cuộc chiến này. Người nhận được tiền thì hài lòng, những kẻ bị bỏ lơ thì tức giận”, ông nói thêm.
Theo Insider, các quan chức Australia sẽ xem xét lại bộ quy tắc vào tháng 3 để cải thiện điều luật.
Theo Zingnews
Facebook đang đi vào 'vết xe đổ' của Google?
Các cuộc đánh cược kinh doanh của Google đã khiến công ty thất thoát hàng tỷ USD, Meta dường như đang lặp lại điều này với các dự án metaverse.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- Những chuyện tình yêu khác quốc tịch luôn mang đến điều thú vị mà chẳng phải ai cũng hiểu được. Thế nhưng, đằng sau đó nhiều mối quan hệ cũng gặp phải các lời đồn đại không đáng có khiến những người trong cuộc chẳng hài lòng nổi.
Lê Chiêu Đức 26 tuổi, hiện làm công việc liên quan đến phúc lợi xã hội ở Nhật Bản. Vợ Chiêu Đức là Mio, 21 tuổi. Thời gian rảnh, Mio thường đi làm part-time.
Đức kể: "Mình và vợ quen nhau khi cả hai cùng đi làm part-time chung. Ban đầu mình thấy cô ấy quá dễ thương nên nói chuyện. Nói chuyện qua lại thì thân thiết rồi mình bắt đầu hẹn hò. Mình có tỏ tình mấy lần và lần thứ 3 cô ấy đồng ý.Đức và Mio đã đăng ký kết hôn từ tháng 9/2019, vì nhiều lý do nên họ chưa thể tổ chức lễ cưới được.
Thời gian từ lúc quen biết đến khi chính thức thành một cặp chỉ có 3 tuần. Mio có má lúm đồng tiền, tính tình vui vẻ dễ chịu và khiến người ta cảm thấy muốn yêu thương, che chở".
Cặp đôi với nhan sắc tương xứng.
Yêu một người khác quốc tịch chắc chắn sẽ dẫn đến những bất đồng trong ngôn ngữ và cả văn hóa. Với Chiêu Đức, những điều ấy thật sự không đáng ngại vì anh đã học tập, sinh sống ở đất nước Nhật Bản hơn 6 năm nay.
"Về tiếng nói thì mình không lo, văn hóa Nhật mình cũng rất thích và tìm hiểu nên gần như hai vợ chồng không có khoảng cách gì cả. Hai đứa cứ vui vẻ và bên nhau từng ngày như thế", Đức bộc bạch.
Bình thường, Đức vẫn thường chia sẻ những đoạn clip quay cùng Mio lên tài khoản mạng xã hội của mình. Trong những video ấy, cô gái người Nhật luôn thể hiện sự dễ thương, có phần hơi trẻ con của mình. Thế nhưng với mối quan hệ này, cả hai người rất nghiêm túc và sớm tính chuyện trăm năm.
Đức kể: "Khi yêu được 6 tháng thì tụi mình quyết định gắn bó suốt đời. Khi đó, mình đã đến nhà Mio để gặp mặt và bày tỏ mong muốn được đăng ký kết hôn, chăm sóc và xây dựng gia đình hạnh phúc với cô ấy. Bố mẹ Mio thoải mái lắm, coi mình như con cái trong nhà nên đồng ý thôi. Về gia đình mình thì mình chỉ có thể gọi điện về xin phép được.
Thật sự lúc đưa ra quyết định rồi về nhà Mio và gọi điện cho gia đình mình không hồi hộp lắm đâu. Mình rất kiên định với sự lựa chọn của bản thân. Cô ấy cũng muốn gắn bó với mình suốt đời. Vì Mio còn đi học nên bọn mình chưa thể tổ chức đám cưới được".
Gia đình của Đức cũng hơi bất ngờ với quyết định của con trai. Thế nhưng họ luôn luôn ủng hộ những dự định và kế hoạch của anh. Đôi bên phụ huynh đều đồng ý và tôn trọng con cái. Họ chỉ mong cặp đôi trẻ sống hạnh phúc, vui vẻ.
"Chắc chắn là bọn mình sẽ tổ chức đám cưới trong tương lai. Đã lấy con gái nhà người ta thì phải làm đám cưới đàng hoàng chứ. Mio trên video nhìn trẻ con và nũng nịu nhưng cô ấy hiểu chuyện lắm đấy.
Cũng nhờ vậy mà cuộc sống của hai vợ chồng mình ngày nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Cô ấy thường hài hước đùa rằng muốn sinh một đội bóng. Tuy nhiên kế hoạch sinh con bọn mình sẽ thực hiện sau 2-3 năm nữa", Đức tâm sự.
Hằng ngày, mẹ Đức đều video call sang để hỏi thăm con dâu và con trai. Ở những clip Đức đăng lên, Mio lúc nào cũng nói chuyện với mẹ anh bằng vốn tiếng Việt lơ lớ của mình. Cô chưa sõi tiếng Việt nhưng luôn cố gắng dùng nó để nói chuyện với mẹ chồng. Mio cũng biết dạ, vâng và trả lời những câu hỏi cơ bản khiến mẹ Đức rất vui.
Mối quan hệ của Đức và Mio rất hạnh phúc. Tuy nhiên trong nhiều bình luận, nhiều người cho rằng Đức vội vàng cưới một cô sinh viên làm vợ là để lợi dụng. Những bình luận đó khiến chàng trai 26 tuổi chẳng mấy bận lòng.
Đức giãi bày: "Mình ở Nhật đã hơn 6 năm, visa hiện tại của mình là visa đi làm chứ đâu phải visa theo vợ để người ta bình luận như thế. Mình không quan tâm nhiều đến chúng nhưng cũng muốn nói một lần để tất cả hiểu hơn.
Gia đình mình cũng thuộc dạng khá giả, mình học lực cũng khá nên không hề có chuyện lợi dụng nào ở đây hết. Mình và Mio đến với nhau là thật lòng. Hai vợ chồng yêu nhau, muốn gắn bó với nhau cả đời thì ở bên nhau thôi.
Những người nói ra các câu tiêu cực, phỏng đoán vớ vẩn ấy khiến cho mình có cảm giác họ đang ghen tị đấy".
Vợ chồng Đức đang có cuộc sống sung túc và hạnh phúc ở Nhật Bản. Hằng ngày, Mio làm việc nhà. Nếu rảnh rỗi Đức cũng xắn tay vào giúp đỡ vợ. Cô gái 21 tuổi cũng cố gắng trở thành người vợ đảm đang bằng cách ngày ngày chuẩn bị cơm cho chồng đi làm. Cô coi đó là một điều tự hào và muốn thực hiện hằng ngày.
"Hai đứa mình có nguyên tắc đó là khi tranh luận hay cãi cọ đến giận dỗi rồi thì chỉ cần đối phương ôm một cái hoặc hôn một cái thì vẫn phải nhẹ nhàng. Chuyện nhỏ hóa không có, coi như chưa có gì xảy ra. Hai vợ chồng phải tranh luận trên nguyên tắc xây dựng chứ không phải cố lao vào nói nhau. Có như vậy cuộc sống mới vui vẻ được", Đức chia sẻ thêm.
Tình yêu và hôn nhân giống như uống một tách trà vậy, nóng hay lạnh chỉ có người trong cuộc mới biết. Chúc cho vợ chồng Chiêu Đức và Mio luôn luôn hạnh phúc, tiếng cười ngập tràn như bây giờ nhé.
Bí quyết kìm chế cơn giận dữ trong hôn nhân
Muốn hôn nhân được lâu dài, bền vững, các cặp vợ chồng cần học cách khắc phục những xung đột và tìm tiếng nói chung giữa hai bên.
" alt="Hôn nhân của cặp vợ Nhật, chồng Việt" /> - Vừa ra mắt vài ngày, nhóm Zero 9 đã gây phản ứng trái chiều. Nhóm nhạc bị gắn mác “bản lỗi Kpop” hoặc “hậu bối HKT”.Nhóm nhạc sắp ra mắt có 3 thành viên từng đóng phim người lớn" alt="Zero 9: Nhóm nhạc mới của Tăng Nhật Tuệ vừa ra mắt đã gây tranh cãi" />
- - 7 tác phẩm múa đương đại được dàn dựng theo nhiều phong cách khác nhau của các đoàn nghệ thuật đến từ 6 quốc gia (Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan, Đức và Việt Nam) sẽ được giới thiệu tới công chúng tại liên hoan múa “Châu Âu gặp châu Á trong múa đương đại 2014” diễn ra từ ngày 24-28/9 tại Nhà hát Tuổi Trẻ Hà Nội ."Người mẫu nude bên ngựa" Cao Thùy Linh giỡn luật" alt="Múa đương đại Châu Âu gặp châu Á" />
- - Tục truyền, nếu ai đó bị quả chúi, quả phết rơi vào đầu hay chạm tay thì người ấy sẽ may mắn, cả năm. Vì thế, hàng nghìn người đã nhảy vào tranh cướp thậm chí đổ máu để cầu mong may mắn.
Báo cáo: 'Chưa năm nào hội Gióng thành công như 2015'" alt="Tranh cướp bạo lực tại Hội phết Hiền Quan" />
- Lê Phương, Quách Ngọc Ngoan ly hôn?" alt="Quách Ngọc Ngoan: 'Với bạn gái, luôn chung thủy'" />
- Ngày 14/4, “Mộc Miên concert” lần đầu được tổ chức, đánh dấu sự ra mắt chính thức của nhóm nhạc gồm 4 cô gái.Quyền Linh phấn khích vì món quà chàng trai Phú Thọ mang đến trường quay" alt="Mộc Miên làm đêm nhạc bán cổ điển" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- ·DJ Minh Trí không sợ lép vế trước bộ ba huyền thoại Above & Beyond
- ·Cụ bà 101 tuổi ở Huế khéo léo xâu chỉ, may gối cung đình
- ·MC Phan Anh 'giễu' Lệ Rơi trên sóng truyền hình
- ·Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
- ·'Kỳ quan' hội họa giữa các tòa nhà chọc trời
- ·Những màn giả gái đỉnh cao ở Gương mặt thân quen
- ·Chỉ 20% chỉ tiêu tuyển sinh ĐH sớm, xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 369: Cô gái Hà Nội đòi điều tra 'nợ xấu' của chàng trai trước khi hẹn hò
Ông Stuart Turner, Quản lý cấp cao chương trình Tiếng Anh học thuật, Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, Đại học RMIT Việt Nam nhận định IELTS là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, khác hẳn một khóa học hoặc phương pháp học tiếng Anh.
Theo ông Stuart Turner, điểm số IELTS là cánh cửa tiềm năng để làm việc và học tập ở nước ngoài, dẫn lối đến các chương trình học thuật và là một trong những cách đo lường trình độ tiếng Anh được công nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
"IELTS đã phát triển qua nhiều năm, với cả một "ngành công nghiệp" chuyên cung cấp cho thí sinh những cách tốt nhất, nhanh nhất và rẻ nhất để đạt được điểm số mong muốn", giảng viên này nhận định.
Như nhiều chuyên gia giáo dục, học để thi không giống như việc học một ngôn ngữ. Nếu chỉ tập trung vào việc đạt được điểm số cao nhất trong thời gian ngắn nhất thì phương pháp sư phạm cơ bản sẽ không được bảo đảm và thí sinh không thể học tiếng Anh theo cách ý nghĩa và thú vị.
"Đáng lo ngại hơn là việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và làm bài thi vốn thiết kế dành cho những học viên trưởng thành. Điều này có thể khiến các em chán nản với tài liệu học, không hiểu chủ đề và cảm giác bị ngợp bởi các tài liệu IELTS", chuyên gia Đại học RMIT cho hay.
Quản lý cấp cao chương trình tiếng Anh học thuật cho rằng học ngôn ngữ phải là một quá trình từ tốn, cân nhắc đến nhu cầu của người học và được điều chỉnh phù hợp. Tài liệu học nên hấp dẫn và không quá khó hiểu.
Điều này không thể xảy ra khi người học phải gấp rút đạt được điểm số trong khoảng thời gian định trước. Thay vì dùng IELTS như một công cụ để kiểm tra thực lực, có thể họ chỉ học tiếng Anh vừa đủ để vượt qua được bài thi.
TS Lê Xuân Quỳnh, Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam nhận định việc sử dụng IELTS phù hợp còn tùy thuộc vào ý định của người học.
Nếu mục tiêu chính là công nhận năng lực tiếng Anh của thí sinh dự thi đại học thì IELTS là một trong những thước đo góp phần đánh giá tư duy và năng lực tổng thể của thí sinh.
"Dùi mài" IELTS cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc học tập ở các trường đại học quốc tế.
Trong quá trình này, thí sinh sẽ rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cần thiết, nhằm đảm bảo rằng họ có thể thích ứng và thành công trong môi trường học tập quốc tế.
Đặc biệt, việc luyện tập các kỹ năng tiếng Anh thông qua quá trình chuẩn bị cho kỳ thi cũng sẽ giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ và logic của mình. Điều này giúp đảm bảo rằng sinh viên có khả năng học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường tiếng Anh và tăng cơ hội thành công sau này.
Mặc dù vậy, TS Quỳnh nhận định việc sử dụng IELTS cần được điều chỉnh để tránh bị lạm dụng do hiểu biết hạn chế về mục đích thực sự của kỳ thi này. Điều quan trọng là tập trung xây dựng kỹ năng tiếng Anh cốt lõi, như khả năng giao tiếp, vốn hữu ích cho việc học hơn là một chiến lược để đối phó với bài thi.
Làm thế nào để thích nghi?
Các chuyên gia cho rằng cần thừa nhận nhu cầu IELTS hiện nay và bài thi IELTS là một công cụ hữu ích để đo lường trình độ và sẽ tiếp tục được các trường đại học và cơ quan di trú chấp nhận. Cách tiếp cận đúng đắn trong tương lai là sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong lớp học và đặt việc học ngôn ngữ lên trên điểm thi.
Điều này có thể không dễ dàng trong 1 thị trường với những trung tâm kém uy tín tập trung quảng bá và sẵn sàng hứa hẹn cam kết để học viên đạt điểm số cao.
Ông Stuart Turner cho biết đơn vị của mình đã tìm điểm giao thoa giữa phương pháp giảng dạy và nhu cầu của người học thông qua việc phát triển ngôn ngữ trước khi làm bài kiểm tra, cũng như phát triển người học với tư cách là những cá thể độc lập thông qua các kế hoạch học tập phù hợp.
Các giảng viên còn thúc đẩy tư duy phản biện để khắc phục những lỗ hổng kiến thức tổng quát và trao quyền cho các thầy cô để họ tập trung vào những khía cạnh phù hợp nhất với nhu cầu của học viên. Đó là một con đường chậm nhưng cho thấy những kết quả tích cực.
TS Lê Xuân Quỳnh khuyên rằng khi tham gia bài thi IELTS, mỗi người cần cân nhắc đến mức độ phù hợp theo lứa tuổi, cần xét đến trình độ tiếng Anh và sự quen thuộc của từng nhóm tuổi.
Học sinh cấp trung học phổ thông nên đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia kỳ thi của bản thân và cần được hỗ trợ cũng như khuyến khích cải thiện năng lực tiếng Anh một cách bài bản và hiệu quả.
Ở cấp trung học cơ sở, học sinh lớp 8 hoặc 9 có thể bắt đầu làm quen với bài thi. Nếu đạt kết quả tốt, các em nên được tuyển vào các lớp chuyên Anh hay dùng làm điểm xét tuyển chuyển lên cấp trung học phổ thông.
"Ở cấp học tiểu học, không nên khuyến khích các em ở độ tuổi này học IELTS bởi năng lực tư duy của các em chưa đủ để hiểu và thích ứng với nội dung học thuật cần thiết cho kỳ thi này", Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ nêu quan điểm.
Theo ông Quỳnh, học sinh tiểu học cần tập trung bồi dưỡng khả năng lập luận, tổ chức thông tin, trình bày logic và hợp lý bằng tiếng Việt và nếu có điều kiện thì giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.
Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua đọc và viết bằng tiếng Việt sẽ cho các em nền tảng vững chắc để tiếp tục học tập và từ đó phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh khi học lên các cấp cao hơn.
" alt="Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh" />Cô ấy luôn bận rộn với công việc, với việc chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và sắc đẹp. Ngoài thời gian làm việc, cô ấy đi đến trung tâm yoga, aerobic. Thời gian rảnh rỗi, cô ấy đi café chém gió, rủ nhóm mấy cô bạn thân đi du lịch. Cô ấy lúc nào cũng trẻ trung hơn tuổi 32 của mình và luôn rạng ngời hạnh phúc.
Có lần tôi hỏi em về chuyện yêu đương. Em cười bảo: “Chị ơi, không biết em có phải là một đứa không biết yêu không, sau mỗi lần chia tay, em chẳng buồn chút nào. Chỉ mới chia tay một tuần thôi, em còn quên mất người đó mình đã từng yêu thế nào”.
Tôi cũng ngạc nhiên, thường thì khi chia tay một mối tình ai mà chẳng buồn. Nhưng cô ấy nói đúng. Có cuộc tình nào đẹp, vui vẻ hạnh phúc mà người ta muốn chia tay đâu. Chia tay là khi đã không còn vui bên nhau nữa rồi. Bỏ lại một điều khiến mình không vui để tiến đến cuộc sống tốt hơn, có gì phải buồn cơ chứ.
Mỗi một cuộc tình tan, cô em tôi chưa bao giờ bi lụy. Cô ấy luôn là chính mình, luôn vui vẻ, tràn đầy năng lượng.
Cuộc đời con người ai cũng mong được sống vui vẻ, hạnh phúc và an nhiên tự tại. Nếu coi hôn nhân là đích đến của tuổi trưởng thành thì có lẽ con người ta phải đạt được điều đó bằng mọi cách. Đến cái tuổi thiên hạ rục rịch cưới xin, cũng phải tìm đại cho mình một người tàm tạm để mà cưới. Cưới đi còn sinh con, có người dựa dẫm lúc tuổi già.
Lúc ấy chẳng còn cưới vì thấy mình được yêu thương, thấy mình có thể hạnh phúc, cưới chỉ bởi đủ tuổi rồi. Thậm chí có người còn chẳng kịp tìm hiểu đối phương, qua lời mai mối nói đối phương là người tốt, cũng có thể gật đầu đám cưới. Một đám cưới không có tình yêu, liệu mấy ai được hạnh phúc?
Hôn nhân đâu phải đích đến của tuổi trưởng thành, phụ nữ đâu cần gặp người đàn ông không ra gì cũng cố nhắm mất đưa chân kết hôn cho mình không lạc lõng.
Hôn nhân là một lựa chọn, vì yêu mà chung sống để cùng nhau hạnh phúc mỗi ngày. Hôn nhân không chỉ là cuộc sống của hai người, còn kéo theo cả hai bên gia đình nội ngoại. Nếu vì yêu, vì thương thì những việc khác dù khó khăn cũng vui vẻ cùng nhau cố gắng. Nếu tình yêu không đủ, thì tất cả những trách nhiệm sẽ thành gánh nặng.
Thế nên dù ở cái tuổi mà thiên hạ ai cũng bảo là ế thì cô em họ tôi vẫn luôn xinh đẹp nhất có thể. Cô ấy bảo, dù độc thân hay có gia đình, vẫn phải luôn yêu quý bản thân, trân trọng bản thân mình nhất. Luôn vui mới có thể mang đến niềm vui hạnh phúc cho người khác.
Phụ nữ làm đẹp là vì chính bản thân mình, làm mọi việc vì mình thích, vì mình thấy nó quan trọng. Con người sinh ra là để yêu thương, để tận hưởng cuộc sống và cống hiến vì đam mê, chứ không phải siêu nhân để luôn gồng mình gánh những trách nhiệm mà xã hội mặc định. Vì hôn nhân là một lựa chọn nên em tôi sẽ lựa chọn cho đến khi nào tìm được người khiến cô ấy chẳng muốn rời xa.
Chán ngán khi vợ là tiểu thư đểnh đoảng
Lắng nghe lời tâm sự của anh từ ngày “rước nàng về dinh”, mọi người không khỏi bật cười.
" alt="Hôn nhân là một lựa chọn hay chỉ là đích đến của tuổi trưởng thành?" />- Thời gian vừa qua giá chung cư cũ tại Hà Nội liên tục tăng cao và xác lập các đỉnh giá mới. Có một thực tế là sau cơn sốt, mặt bằng giá chung cư nói riêng và các bất động sản nhà ở nói riêng tại các thành phố lớn chỉ tăng hoặc đứng yên chứ không giảm như nhiều người kỳ vọng. Giá tăng cao khiến cho khả năng sở hữu nhà ở của đại bộ phận dân chúng trở nên càng xa vời.
Lúc này, những tranh luận về chuyện đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, thuế chuyển nhượng bất động sản hay chậm chí là thuế thừa kế bất động sản lại trở nên sôi nổi trên các diễn đàn. Một bộ phận người dân tin rằng việc áp dụng các loại sắc thuế đánh mạnh vào bất động sản sẽ kéo giảm giá nhà ở. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều này là không đơn giản như vậy.
Vấn đề đánh thuế bất động sản thứ hai đã được Chính phủ quan tâm, nghiên cứu cụ thể trong Đề án Luật Thuế tài sản năm 2018. Tuy nhiên, đến nay dự luật vẫn chưa được thông qua. Điều này là bởi các lo ngại về tác động tiêu cực của một sắc thuế mới, đặc biệt là bất động sản được áp dụng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống nhân dân và toàn xã hội.
Xin nêu một ví dụ đơn giản để các bạn thấy rõ điều này: Ông M có hai bất động sản (một bất động sản để ở và một bất động sản xây dựng phòng trọ để cho thuê). Khách thuê trọ của ông M gồm bốn gia đình A, B, C và D. Gia đình anh A bán rau, gia đình anh B bán cơm, gia đình anh C làm công việc văn phòng và gia đình anh D làm công nhân.
Bỗng một ngày, nhà nước quyết định đánh thuế vào các bất động sản thứ hai. Như vậy, ông M phải đóng thuế cho bất động sản thứ hai là dãy nhà trọ của mình. Mức thuế áp dụng là 5 %/năm tính trên giá trị bất động sản. Để không bị giảm thu nhập từ việc cho thuê, ông M liền thông báo tăng giá cho thuê thêm 5% đối với các gia đình thuê trọ.
>> 'Kiểm soát giá nhà không chỉ bằng đánh thuế'
Lúc này, do tiền thuê nhà tăng, trong khi chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình vốn đã đắt đỏ, anh A bắt buộc tăng giá bán rau thêm 5% để bù vào tiền thuê nhà. Do giá nguyên liệu đầu vào (rau củ) tăng, cộng với tiền thuê nhà tăng, nên anh B cũng phải tăng giá bán mỗi đĩa cơm thêm 5%. Do thu nhập không đổi nhưng tiền thuê trọ tăng, tiền ăn tăng nên tiết kiệm giảm, dẫn đến khả năng mua nhà của anh C càng trở nên xa vời. Còn anh D làm công nhân nên thu nhập thấp, mọi chi phí sinh hoạt đều tăng cao dẫn đến gia đình không thể trụ nổi và phải dắt díu nhau về quê.
Sau một thời gian, anh A, anh B thu nhập tăng được chút ít, nhưng giá cả, chi phí đều tăng mạnh, dẫn đến mức sống không được cải thiện và vẫn không có khả năng mua nhà. Anh C đòi công ty tăng lương để bù lại cho chi phí sinh hoạt. Công ty tăng lương cho anh C dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và phải tăng giá bán hàng hóa.
Còn vợ chồng anh D sau khi về quê một thời gian, không có việc làm, lại phải dắt díu nhau lên thành phố. Lúc này không chỉ tiền thuê nhà mà mọi chi phí, hàng hóa đều tăng cao, anh D ngoài làm công nhân vào ban ngày, còn phải chạy xe ôm vào ban đêm để trang trải chi phí. Thay vì làm việc 10 tiếng một ngày thì bây giờ phải làm hai công việc 14-15 tiếng một ngày để duy trì được mức sống như cũ.
Sau một thời gian đánh thuế sở hữu bất động sản thứ hai, giá cả hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, mọi chi phí đều tăng khiến sống người dân càng khó khăn hơn. Người lao động phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì được mức sống như cũ. Trong khi đó, chủ thể mà luật thuế hướng đến là ông M thì hầu như không bị ảnh hưởng.
" alt="'Bốn người thuê nhà gánh hết thuế bất động sản thứ hai cho ông chủ trọ'" /> - Nếu như gặp Thạc sĩ Đỗ Công Nguyên (SN 1982 - Thái Bình), giảng viên khoa Khách sạn - Du lịch, trường Đại học Thương Mại (Hà Nội) ngoài đời, không ai biết, anh từng có quá khứ đầy cơ cực, làm phụ hồ mưu sinh.
Thạc sĩ, giảng viên Đỗ Công Nguyên. Quá khứ làm phụ hồ và ước mơ đổi đời
Anh Nguyên sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc diện nghèo của địa phương. Tuổi thơ anh là những tháng ngày thiếu thốn. Bố mẹ lao động vất vả, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn.
“Trước đây, căn nhà của gia đình tôi ở quê tuềnh toàng đến mức, bố mẹ ra đồng làm cả ngày, cửa không cần khóa. Vì trong nhà không có tài sản giá trị”, thạc sĩ 8X nói.
Gia cảnh khó khăn, học xong cấp 3, anh quyết định nghỉ học, từ giã giấc mơ giảng đường đại học, dành tiền cho chị gái đang học Đại học Sư phạm và em trai học cấp 3.
Trước khi trở thành giảng viên, anh Nguyên có quá khứ làm phụ hồ, phục vụ nhà hàng. Năm 2001, anh xuôi tàu vào TP. Hồ Chí Minh. Hành trang anh mang theo là vài trăm nghìn cùng 3 bộ quần áo. Ở thành phố sầm uất, anh lao vào kiếm sống bằng nhiều việc. Ban đầu là phục vụ quán ăn, rửa bát thuê.
Chuỗi ngày đó, không ít lần anh bị ông chủ mắng té tát hay gặp khách gây sự. Sau này, anh xin làm công nhân xưởng sản xuất thuốc trừ sâu nhưng công việc quá độc hại, ảnh hưởng sức khỏe nên đành xin nghỉ.
Anh chuyển sang bán vé số, xay xát gạo thuê và cuối cùng là phụ hồ cho các công trình xây dựng. Đôi bàn tay anh vốn đã sần sùi càng trở nên chai sạn.
Những bữa cơm ăn vội trong công trình ngổn ngang vật liệu xây dựng, chẳng biết đến ngày mai khiến anh giật mình nhìn lại. Hai năm tha phương, cầu thực, không có gì ngoài 2 bàn tay trắng, quần áo lúc nào cũng khét mùi mồ hôi, anh tự hỏi: "Chẳng lẽ cuộc đời mình rồi cũng vất vả như bố mẹ? Lâu nay, mình bươn chải, lam lũ cũng không khá được vì không được đào tạo nghề bài bản. Nếu muốn thay đổi, phải học nghề".
Hôm sau, anh quyết định khăn gói về Hà Nội. Điều đầu tiên anh nghĩ đến là học nấu ăn. Bởi, quãng thời gian ở TP. Hồ Chí Minh, làm giúp việc cho nhà hàng, anh bắt đầu thấy thích công việc bếp núc.
“Tôi đơn thuần nghĩ, mình học nấu ăn, đi đến đâu cũng không sợ chết đói”, anh Nguyên mỉm cười nhớ lại.
Từ thợ phụ bếp thành giảng viên đại học
Năm 2002, anh đỗ vào hệ sơ cấp của trường Trung cấp Nghiệp vụ du lịch Hà Nội. Anh tự làm thêm kiếm tiền đóng học phí, mua nguyên liệu thực hành và trang trải sinh hoạt.
Ngoài chạy xe ôm, làm phụ bếp trong nhà hàng, anh nhận rửa bát đĩa cho khu công nghiệp với thù lao 500 nghìn đồng/tháng. Sáng anh đi học, trưa tranh thủ đến rửa chén đĩa, chiều làm phụ bếp.
“Tôi nhớ lần rửa bát đĩa cho công ty của Nhật Bản. Văn hóa của Nhật Bản có nhiều đặc thù, họ rất sạch sẽ và đòi hỏi sự nghiêm túc trong công việc.
Với họ, rửa bát cũng phải tỉ mỉ. Tôi rửa 99 chiếc bát rất sạch nhưng chiếc thứ 100 có 1 vết bẩn nhỏ, họ cũng yêu cầu rửa lại tất cả”, giảng viên Nguyên kể.
Nam giảng viên thừa nhận, chính những khắt khe đó đã tôi rèn anh trở thành con người có trách nhiệm, đam mê với công việc. Đặc biệt, với nghề bếp, càng đỏi hỏi sự kỹ tính, cẩn thận và vệ sinh.
Ví dụ như việc tỉa rau củ quả, có lần để tạo hình chiếc lá từ củ cải, anh làm đi làm lại đến cả trăm lần, sao cho chiếc lá khi bài trí trên đĩa thật sinh động, mềm mại.
Anh Nguyên thực hiện tỉa dưa hấu trong một chương trình dạy nghề. “Nghề bếp không phải nghề nguy hiểm nhưng vất vả. Thời gian mới học, việc tôi bị dao cắt vào tay, phỏng rộp xảy ra như cơm bữa. Nhiều hôm tôi về nhà với đôi bàn tay đau nhức vì vết phỏng”, anh Nguyên kể.
Tuy nhiên, anh cũng cho biết, khi đã thành thục kỹ năng, các tai nạn đó hiếm khi xảy ra. Anh có thể thái rau củ không cần nhìn xuống bàn hay nấu không phải nêm nếm, chỉ cần nhìn khói, ngửi mùi cũng biết mặn hay nhạt…
Sự cố gắng và rèn luyện đã giúp anh từng bước thay đổi số phận mình. Năm 2004, anh tham gia thi “Kỹ năng nghề Quốc gia” và đạt giải Nhất.
Công Nguyên tiếp tục tham dự “Kỹ năng nghề Asean” (Cuộc thi do các nước Asean tổ chức thường niên 2 năm/lần, bao gồm nhiều nghề như: Điện tử, may mặc, nấu ăn, xây dựng... Mỗi lần hội thi diễn ra ở một quốc gia khác nhau).
Anh như vỡ òa khi giành được huy chương vàng, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Với kết quả này, anh được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen.
Sau khi tốt nghiệp, anh trúng tuyển vào một khách sạn cao cấp ở Hà Nội. Năm 2005, anh được công ty cử đi học nghiệp vụ ngắn hạn ở Nhật Bản.
Giảng viên 8X tham gia đào tạo các lớp học nấu ăn. Chia sẻ về việc trở thành giảng viên đại học, anh bộc bạch, đây là chặng đường dài.
Khi anh trở về từ Nhật Bản, Việt Nam có chính sách khuyến khích, ưu tiên các trường hợp giành giải cao trong các kỳ thi kỹ năng nghề được tuyển thẳng vào Đại học.
Công Nguyên thấy đây là thời điểm thích hợp để quay lại con đường học văn hóa mà anh bỏ dở nhiều năm trước. Anh lựa chọn thi vào khoa Khách sạn - Du lịch của trường Đại học Thương Mại.
“Tôi nghĩ nghề nấu ăn là một phần của ngành du lịch nên quyết tâm học, nâng cao trình độ cho mình. Trong các môn học cũng có tiết về nấu ăn, cắm hoa...”, thầy giáo quê Thái Bình cho hay.
Tốt nghiệp, Công Nguyên thi và trở thành giảng viên khoa mình từng theo học. Mặc dù giảng dạy chuyên ngành khách sạn - du lịch nhưng anh vẫn đảm đương vị trí đầu bếp cho một vài nhà hàng, khách sạn. Nơi anh có thể thỏa sức sáng tạo.
“Ai cũng cho rằng, làm nghề bếp chỉ cần học vài tháng là đủ nhưng thực tế, kiến thức nghề này là vô biên. Lúc nào, tôi cũng hà khắc với chính bản thân mình.
Chế biến 1 món ăn, dù mọi người khen ngon nhưng tôi vẫn tự nhủ, chắc chắn sẽ có cách nấu ngon hơn. Tôi lại lao vào tìm tòi, nghiên cứu công thức mới”, anh Nguyên nói tiếp.
Anh quan điểm, nấu nướng không chỉ là chế biến thực phẩm mà còn là môn nghệ thuật, đòi hỏi sự tâm huyết của người đầu bếp trong từng món ăn.
Cách đây 4 năm, anh Nguyên lập gia đình. Mặc dù bận rộn với công việc giảng dạy, kinh doanh, anh vẫn dành thời gian vào bếp, nấu cho vợ con ăn, để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh
‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.
" alt="Quá khứ cơ cực, làm phụ hồ của giảng viên đại học 8X ở Hà Nội" />
- ·Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
- ·Xúc động hình ảnh trung vệ Tiến Dũng miệng đổ máu, vẫn muốn 'chiến' đến cùng
- ·Đăng Khôi va MV Vì đã tìm thấy em
- ·U23 Việt Nam lập kỳ tích, toàn dân ăn mừng trong niềm tự hào, hân hoan
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút
- ·Tinh trùng bất thường do kiêng quan hệ
- ·Bùi Anh Tuấn cover bản hit của Đan Trường cực ngọt
- ·PVCFC tặng nhà tình nghĩa tại Lai Châu
- ·Nhận định, soi kèo Dibba Al
- ·Bùi Anh Tuấn cover bản hit của Đan Trường cực ngọt