Hình ảnh nội soi cho thấy khối bã thức ăn rắn chắc trong dạ dày bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tại khoa Nội soi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ soi thấy khối dị vật là bã thức ăn màu vàng đặc quánh, đen đặc lòng thân vị dạ dày gây hạn chế lưu thông.
Ê-kíp nội soi đã dùng dụng cụ đặc biệt, xé nhỏ khối bã thức ăn trong dạ dày bệnh nhân. May mắn vì bệnh nhân được phát hiện sớm nên khối dị vật chưa gây biến chứng loét hay chảy máu dạ dày. Sau can thiệp bệnh nhân ổn định và được hướng dẫn theo dõi tại nhà.
Bệnh nhân cho biết gần đây, anh có ăn lượng lớn quả ngõa trồng tại vườn nhà cùng mật ong trong thời gian dài, đặc biệt khi đói.
Bác sĩ cho biết, cây ngõa là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ, sử dụng một lượng lớn thực phẩm có nhiều chất xơ có thể gây tắc ruột.
Sai lầm khi ăn quả, tăng nguy cơ tắc ruột
Các loại trái cây nhiều chất xơ và tannin như hồng, ổi, sung, măng có thể là một trong những nguy cơ hình thành bã thức ăn trong quá trình tiêu hóa.
Thực tế, các bệnh viện gặp rất nhiều các trường hợp tắc ruột do khối bã thức ăn, khi bệnh nhân ăn quá nhiều các loại quả này không đúng cách.
Như trường hợp tắc ruột sau khi ăn 1kg hồng ngâm tại Hà Tĩnh; hay trường hợp tắc ruột chỉ vì 5 quả hồng ngâm ở Hà Nội...
Bác sĩ Vũ Hồng Anh cho biết, tình trạng tắc ruột do khối bã thức ăn trước đây hay gặp ở người già, trẻ nhỏ, những đối tượng có nhu động ruột kém thì nay người lớn, thanh niên cũng gặp phải, do thói quen ăn uống không kiểm soát, thích là ăn mà không lường đến hậu quả.
Hay gặp nhất ở những người ăn nhiều hồng giòn, măng khô, măng tươi, các loại quả nhiều chất xơ như quả ngõa… khi đói.
BS Hồng Anh cho biết, về nguyên tắc, khi ăn uống, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, rồi sẽ thải chất bã ra ngoài. Nhưng với những thực phẩm có nhiều chất tannin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng… thì có nguy cơ tạo khối bã nếu ăn quá nhiều, nhai không kỹ, nhuyễn thức ăn.
"Những thức ăn này, nếu ăn vào thời điểm khi đói, nguy cơ tạo khối bã càng tăng lên. Do khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc", BS Hồng Anh nói.
Theo BS Hồng Anh, nếu không được xử trí kịp thời, tắc ruột do ứ đọng bã thức ăn có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân… dẫn tới tử vong.
Vì thế, để phòng nguy cơ tắc ruột do khối bã thức ăn, cần nhai thật kỹ thức ăn; không ăn quá nhiều các loại quả chát, thực phẩm có nhiều chất xơ. Đặc biệt với người cao tuổi phải nấu chín, ninh nhừ, không ăn thực phẩm cứng như gân, sụn dễ tạo thành nhân khiến thực phẩm khác kết dính vào, gây khối bã.
Bên cạnh đó, phải ăn đủ lượng rau xanh, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn. Rất nhiều bệnh nhân chữa được táo bón sau khi đi bộ 60 phút, uống nước, xoa bụng bởi ruột được kích thích, co bóp và lưu thông tốt, giúp tống chất thải ra ngoài.
" alt=""/>Sai lầm khi ăn những loại quả này, bệnh nhân dễ phải cấp cứuXạ trị là một trong nhiều biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy).
Bức xạ có thể được nhắm vào cổ tử cung từ một máy bên ngoài cơ thể (được gọi là xạ trị chiếu ngoài - xạ trị gia tốc). Hoặc một nguồn phóng xạ có thể được đưa vào âm đạo gần cổ tử cung (được gọi là xạ trị áp sát).
Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, nhưng đôi khi nó được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Đôi khi nó được sử dụng nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Một số tác dụng phụ của xạ trị có thể là mệt mỏi, cơ thể uể oải, không muốn vận động. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Đối với phương pháp sử dụng bức xạ bên ngoài, bệnh nhân thường bị rụng tóc và khu vực chiếu xạ trên da trở nên đỏ, khô, ngứa. Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc phần da xạ trị với ánh sáng mặt trời. Mặc quần áo rộng thoải mái đồng thời không tự ý sử dụng các loại thuốc hay hóa chất lên vùng da bị chiếu xạ. Bệnh nhân đã và đang xạ trị cũng có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.
Theo thống kê Globocan năm 2018, mỗi năm ở nước ta phát hiện hơn 4.100 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và 50% số người bệnh tử vong. Đa số bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư phát triển mạnh đã lan rộng, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn vào hệ thống mạch máu và các cơ quan. Khi đó, bệnh nhân không chỉ được điều trị bằng một mà phải kết hợp nhiều phương pháp.
Đa số trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV - loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua da và phổ biến nhất là qua đường tình dục. Trong hơn 100 chủng HPV thì có 14 chủng HPV gây trên 90% trường hợp ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là type HPV 16 và HPV 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Các bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện ra máu, khí hư âm đạo bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám. Hàng năm, phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung như Thinprep Pap, HPV - DNA genotype… để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả ở giai đoạn đầu, tăng tỷ lệ sống.
" alt=""/>Xạ trị ung thư cổ tử cung là gì?Đôi khi đau cổ dai dẳng, liên tục là dấu hiệu cảnh báo ung thư đầu hoặc cổ. Mặc dù nó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác ít nghiêm trọng hơn, nhưng ung thư đầu và cổ có thể bao gồm một khối u, sưng tấy hoặc vết loét không lành. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư.
Theo Healthline, các triệu chứng khác của ung thư cổ hoặc đầu có thể bao gồm:
- Mảng trắng hoặc đỏ trên niêm mạc miệng, nướu hoặc lưỡi.
- Đau bất thường hoặc chảy máu trong miệng.
- Khó nhai hoặc nuốt.
- Hôi miệng không rõ nguyên nhân.
- Đau họng hoặc đau mặt không biến mất.
- Đau đầu thường xuyên.
- Tê ở vùng đầu và cổ.
- Sưng ở cằm hoặc hàm.
- Đau khi di chuyển hàm hoặc lưỡi.
- Khó nói.
- Thay đổi giọng nói hoặc khàn giọng.
- Đau tai hoặc ù tai.
- Khó thở.
- Nghẹt mũi dai dẳng.
- Chảy máu cam thường xuyên.
- Chảy nước mũi bất thường.
- Đau ở răng trên.
Mỗi triệu chứng này cũng có thể là nguyên nhân cơ bản của các tình trạng khác, vì vậy bạn không nên nghĩ ngay đến ung thư nếu gặp phải chúng.
Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc tăng cường độ, hãy đi khám, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm thích hợp để xác định bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
Nguyên nhân gây ung thư cổ
Các nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư đầu và cổ là sử dụng quá nhiều rượu và sử dụng thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá không khói. Trên thực tế, 75% các trường hợp ung thư đầu và cổ là do rượu và thuốc lá.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác của ung thư đầu và cổ bao gồm: vệ sinh răng miệng kém, tiếp xúc với amiăng, tiếp xúc với bức xạ.
Hầu hết các bệnh ung thư đầu và cổ xảy ra ở: khoang miệng, tuyến nước bọt, thanh quản, yết hầu, hốc mũi và các xoang cạnh mũi.
Các nguyên nhân khác gây đau cổ
Có rất nhiều tình trạng y tế khác không liên quan đến ung thư gây đau ở cổ của bạn, chẳng hạn như:
- Căng cơ: Tình trạng này do làm việc quá sức, làm việc sai tư thế hoặc tư thế ngủ không thoải mái có thể làm căng cơ cổ và gây khó chịu.
- Viêm đốt sống cổ.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Các nguyên nhân phổ biến khác của đau cổ bao gồm: chấn thương, gai đốt sống cổ…
" alt=""/>Đau cổ có phải dấu hiệu của ung thư?