Bác sĩ Võ Hoàng Khoa đã tiến hành nội soi cấp cứu trong đêm, lấy ra dị vật từ thực quản bệnh nhi. Đó là món đồ chơi hình Pikachu bằng nhựa, màu xanh, có kích thước 2x2,5x1 cm. Do hình thù đồ chơi có sừng dài nên dễ đâm thủng thực quản, gây khó khăn trong quá trình xử trí. Sau khi gắp thành công dị vật, sức khỏe của bé đã ổn định.
Trước đó, các bác sĩ tại đây cũng vừa lấy thành công một chiếc nhẫn vàng, đường kính 2cm trong thực quản một bé gái 7 tuổi.
Ngày 21/8, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cũng thông tin về bệnh nhi 6 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng quấy khóc, bụng chướng nhẹ, hoảng loạn.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết có gắn kim băng sắt lên áo bé vì nghe quan niệm tâm linh, dân gian truyền miệng làm như vậy sẽ giúp con ăn ngủ ngon.
Tuy nhiên, bé bất ngờ giật kim trên áo bỏ vào miệng. Cha mẹ đã đưa bé đi cấp cứu ngay sau khi xảy ra sự việc 1 tiếng. Kết quả chụp X-quang ngực thẳng nghiêng phát hiện dị vật hình kim băng (1,5 x1 cm) mắc tại khu vực dạ dày bệnh nhi.
Ngay trong đêm, các bác sĩ nội soi cấp cứu, lấy được một kim băng sắc nhọn đã bung đầu ghim ra.
Tiến sĩ, bác sxi Hà Văn Thiệu, Quyền điều hành khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM nhận định, tình trạng trẻ nuốt/hóc dị vật đang có chiều hướng gia tăng thời gian gần đây. Trong đó, ghi nhận trẻ nuốt vật dụng như chìa khóa, muỗng nhựa bị vỡ, đồ chơi, pin đồ chơi, trang sức… Hầu hết dị vật đều có kích thước nhỏ.
Bác sĩ lưu ý, phụ huynh nên quản lý đồ chơi của trẻ và các vật dụng có kích thước nhỏ. Nếu phát hiện con trẻ nuốt dị vật, cần bình tĩnh xử trí, nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
Phụ huynh tuyệt đối không dùng tay moi hay dùng nước để đẩy xuống dạ dày, vì sẽ đẩy dị vật vào sâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà anh Dương vốn thuộc diện hộ cận nghèo của xã, nay lại càng điêu đứng hơn khi con gái, vợ lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo. Hơn 20 năm nay, cô con gái Nguyễn Thị Ánh (23 tuổi) mắc chứng bại não, chân tay teo tóp, nằm liệt giường. Dù đã lớn tuổi nhưng Ánh mang hình hài của một đứa trẻ, chỉ nằm một chỗ, miệng ú ớ la hét.
Thế nhưng, bi kịch một lần nữa ập đến gia đình anh khi người vợ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo - ung thư vú đã di căn, bước sang giai đoạn 3.
“Từ khi Ánh chào đời đến nay đã 23 năm, con chỉ nằm một chỗ, không nhận biết được điều gì, mỗi lần nhìn con tôi thấy buốt lòng lắm. Mọi sinh hoạt, tắm rửa cho con đều trên đôi tay của tôi và vợ. Tôi cứ tưởng số phận an bài thế thì mình ráng chịu, nào ngờ nỗi khổ vẫn không buông tha khi vợ mắc bệnh ung thư. Lúc nghe tin vợ bị bệnh hiểm nghèo, tôi cảm thấy trời đất như sụp đổ”, anh Dương tâm sự.
![]() |
Hai đứa con của anh Dương đón nhận món quà của em Phan Đức Thắng, lớp 7A, Trường THCS Trường Albert Einstein |
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, gia đình anh Dương đón nhận nhiều tình cảm yêu thương, chia sẻ của độc giả. Thông qua số tài khoản của báo, độc giả đã gửi ủng hộ gia đình anh Dương hơn 72 triệu đồng.
Đón nhận số tiền, anh Dương xúc động cho biết: “Từ khi con gái, vợ lần lượt mắc bệnh, tôi cảm thấy buồn và thất vọng nhiều lắm. Nhưng sau khi Báo VietNamNet làm cầu nối, viết bài giúp đỡ, gia đình đã đón nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của mọi người. Gia đình tôi thật sự rất xúc động và biết ơn. Số tiền này sẽ dùng vào việc lo thuốc thang cho vợ, và cho con gái. Thông qua Báo VietNamNet, tôi chân thành cảm ơn tấm lòng của độc giả, nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ gia đình tôi trong lúc hoạn nạn”.
Thiện Lương
Cụ ông nằm trên giường bệnh, cơ thể gầy hom hem, lọt thỏm trong bộ quần áo bệnh nhân. Đôi mắt cụ vô hồn, nhìn đăm đăm lên trần nhà như một người khờ. Vậy mà nghe con gái thổn thức, nước mắt cụ lặng lẽ tuôn trào.
" alt=""/>Trao 72 triệu đồng đến người phụ nữ ung thư nuôi con bại liệt ở Hà TĩnhSố liệu thống kê cho thấy, từ hai nguồn này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 9.994 tỷ đồng, cho 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội. Trong số dư nợ trên có 3.717 tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi, với số lượng 9.527 khách hàng.
Cùng với đó là sử dụng nguồn của các ngân hàng thương mại cho vay, nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, phần này các bộ, ngành chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện chưa có tiền và chưa hoàn thiện cơ chế, nhưng các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, có nguồn ngân hàng thương mại cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
"Đây cũng là một trong những chủ trương nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 và năm 2023. Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định đây là đối tượng khuyến khích và đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay", ông Tú nói.
Nhiều giải pháp gỡ vướng thủ tục xây dựng nhà ở xã hội
Cũng liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; không ít doanh nghiệp có "đốc" nhưng cũng không được cấp phép xây dựng và phải chờ đợi rất lâu.
Theo Thứ trưởng, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội, qua đó nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Thứ nhất, sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó Chính phủ đã sửa đổi một số điều tại Nghị định 100 về đầu tư phát triển nhà ở xã hội; Nghị định 49 cũng đã sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, làm rõ các quy định theo hướng dễ thực hiện.
Tại Nghị định 49 năm 2021, Chính phủ cũng đã quy định các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Theo đó, một dự án đầu tư nhà ở xã hội gồm 3 bước. Một là chuẩn bị đầu tư gồm các thủ tục liên quan đến việc dành quỹ đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất; các vấn đề thủ tục trình tự đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư cũng như các bước liên quan đến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án. Bước hai là thực hiện các dự án đầu tư và bước ba liên quan đến kết thúc nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Cũng theo ông Sinh, thời gian qua Chính phủ cũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tại thông báo Kết luận số 242 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
“Hiện nay theo các quy định pháp luật, việc thực hiện dự án đầu tư này đã được phân cấp và giao cho các địa phương toàn quyền quyết định thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội” – ông Sinh nói.
Thông tin thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, liên quan đến nhà ở xã hội, có Nghị định 100, Nghị định 49 tháo gỡ cho các địa phương cũng như các chủ đầu tư nhà ở xã hội, cho cả người mua, cho cả các tổ chức tín dụng.
Vừa qua, Chính phủ có chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội, đưa ra một số giải pháp then chốt, quyết định để xây dựng đúng tiến độ 1 triệu căn nhà ở xã hội.
"Xây dựng nhà ở xã hội thì quỹ đất rất quan trọng và quỹ đất là phải gắn với hạ tầng xã hội. Quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp phải quy hoạch phải đồng bộ, có hạ tầng và kèm theo đó là các giải pháp như vấn đề đền bù, vấn đề lãi suất cho cả nhà đầu tư, cho cả người mua", theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn.
Đề án xây 1 triệu căn nhà ở xã hội sẽ giúp giảm giá nhàTrao đổi tại cuộc họp báo cuối năm của Bộ Xây dựng mới đây, trả lời câu hỏi về việc Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội được hoàn thành có giảm được giá thành hay không khi hiện nay giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tiệm cận với giá nhà ở thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, giá nhà còn xác định dựa trên quy luật cung cầu. Tuy nhiên với những chính sách ưu đãi, khi giảm bớt các thủ tục, giảm chi phí lãi vay…, giá nhà ở xã hội sẽ phù hợp với người lao động.
“Chi phí xây dựng nhà ở xã hội sẽ được tính toán là chi phí tính đúng, tính đủ để giá bán nhà ở xã hội ngày càng hợp lý hơn. Đề án 1 triệu nhà ở xã hội hoàn thành sẽ tạo ra nguồn cung góp phần làm giảm giá nhà đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhiều lao động”, Thứ trưởng nói.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến nay trên cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.790.000m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22.718.000m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.
" alt=""/>Loạt giải pháp xây 1 triệu căn nhà ở xã hội dân rộng cửa mua nhà