Dân mạng nên ngừng chửi bới nhà báo Mỹ viết bài về bệnh nhân thứ 17
Sau bài viết “TheânmạngnênngừngchửibớinhàbáoMỹviếtbàivềbệnhnhânthứtennis hôm nay public-shaming pandemic” có nhắc tới N.H.N., bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 17 của Việt Nam, D.T. Max, cây bút của tạp chí The New Yorker (Mỹ), bị không ít dân mạng tràn vào tài khoản Twitter để lại bình luận chửi bới, xúc phạm.
Trang Facebook của nhà báo này, dù không cập nhật bài đăng mới kể từ tháng 3/2018, vẫn bị nhiều người để lại lời lẽ quá khích bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
![]() |
Dân mạng Việt tấn công trang Facebook của D.T. Max. |
Lý do là một bộ phận dân mạng không đồng tình với một số thông tin về N.H.N. được đề cập trong bài báo của ông.
Vài ngày qua, tạp chí The New Yorker cũng nhận về hàng chục nghìn bình luận trên Facebook từ người dùng Internet Việt.
Bên cạnh những comment lịch sự, chỉ ra các chi tiết chưa đúng trong bài viết trên, không ít lời chửi bới, kêu gọi mọi người đánh sập trang này.
Nhiều người cho rằng nếu họ im lặng, độc giả quốc tế khi đọc bài đăng trên tạp chí Mỹ có thể nhìn nhận không chuẩn xác về cách chống dịch của chính phủ Việt Nam, cũng như lý do thật sự bệnh nhân 17 bị ném đá là khai báo gian dối để tránh kiểm dịch.
Trao đổi với Zing về cách hành xử quá khích của một bộ phận dân mạng Việt trong trường hợp trên, ông Nguyễn Ngọc Long - chuyên gia truyền thông xã hội - nói: “Tương tự câu chuyện về bệnh nhân thứ 17, việc cô đó bị bệnh thì không có gì sai. Thế nhưng, bệnh nhân này dối trá để làm ảnh hưởng đến cả đất nước thì cần phê phán và lên án. Việc nào ra việc đó. Động cơ của các bạn là 'bảo vệ thể diện quốc gia' thì đúng đắn, nhưng cách làm thì sai và đáng trách. Chúng ta cần rạch ròi và sòng phẳng”.
Chuyện "như cơm bữa"
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI).
Thực tế, những năm qua, thói quen làm loạn, chửi bới và bình luận quá khích của một bộ phận người dùng Internet được thể hiện qua nhiều sự việc.
Đầu tháng 9 vừa qua, Pho King Bon, một nhà hàng ở thành phố Montreal (Canada), khiến cộng đồng mạng tức giận khi nhiều món ăn được đặt tên theo nghĩa xúc phạm Việt Nam. Nhiều người nhanh chóng kéo vào bình luận bằng tiếng Việt, Anh, Pháp dưới các bài đăng, rate 1 sao vào phần đánh giá và kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận giải thích tình hình và yêu cầu lời xin lỗi, hành động sửa sai từ Pho King Bon, không ít người lấy cớ “đòi lại công bằng” để tấn công trang Facebook của nhà hàng bằng các bình luận thô tục, chửi bới. Dễ thấy mục đích của các comment này là “chửi cho sướng”, hùa theo hơn là mang tính xây dựng.
![]() |
Nhà hàng Canada bị dân mạng tấn công vì đặt tên chế giếu món phở Việt. |
Chịu chung số phận với fanpage của Pho King Bon, hồi tháng 7, diễn đàn Memes_puaka (Malaysia) cũng phải hứng chịu làn sóng chửi bới, bình luận thô tục từ một bộ phận cư dân mạng Việt. Lý do là trang này chế giễu món gỏi cuốn của Việt Nam bằng cách so sánh phần vỏ bánh tráng với da chết ở bàn chân.
Thậm chí, sau khi đánh sập diễn đàn này, nhiều người dùng mạng còn hả hê tuyên bố “Đừng đùa với dân mạng Việt Nam” hay “Động vào ai chứ đừng động vào dân mạng Việt”.
Chanathip Songkrasin, ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan, nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công của một bộ phận dân mạng Việt quá khích.
Tháng 6/2019, sau trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan, cầu thủ này viết trên trang cá nhân một dòng trạng thái bằng tiếng Thái, tạm dịch: “Tát trúng đầu. Haha”. Dòng chữ này trùng với lúc Đoàn Văn Hậu bị chân sút Thái Lan Thitipan Puangchan tát vào mặt.
Ngay lập tức, nhiều dân mạng lao vào tấn công trang của Chanathip, lẫn fanpage của CLB Consadole Sapporo - nơi anh khoác áo ở giải J1 League (Nhật Bản).
![]() |
Tháng 11/2019, Changsuek - fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan - chặn IP đến từ Việt Nam. Nhiều người tin rằng động thái này xuất phát từ thói quen bình luận quá khích tại trang cá nhân các cầu thủ "Voi chiến" của một bộ phận người hâm mộ Việt. |
Một số chân sút của “Voi chiến” như Thitipan Puangchan hay Supachai Jaided cũng từng bị dân mạng quá khích tràn vào trang cá nhân chửi bới, chỉ trích xuất phát từ các tình huống phạm lỗi với cầu thủ Việt.
Tương tự, trợ lý đội tuyển Thái Lan Sasa Todic cũng từng phải chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư sau khi hứng loạt bình luận quá khích, tấn công cá nhân bằng những ngôn từ hằn học do trước đó, ông có hành động khiếm nhã với HLV Park Hang-seo.
Trong các trường hợp trên, bên cạnh một bộ phận dân mạng quá khích, nhiều cổ động viên Việt cũng bình luận khuyên mọi người nên bình tĩnh, giữ thái độ tôn trọng thay vì chửi bới, mạt sát các cầu thủ nước bạn.
Tuy nhiên, điều này dường như đã trở thành thói quen khó bỏ, nhất là khi những hành vi quấy rối trên mạng xã hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có hình thức xử lý nào cụ thể, hiệu quả.
Chửi bới bất cứ ai đều là không văn minh
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định việc chửi bới, xúc phạm bất cứ ai, dù ngoài đời hay trên mạng, đều là hành động không văn minh và không thể cổ xúy dưới mọi hình thức.
“Bên cạnh đó, đây cũng là hành vi vi phạm luật pháp. Bởi vậy, việc làm này vừa dở mà vừa dại, có khi còn tự làm hại bản thân”, ông nhận định.
Trong trường hợp một bộ phận dân mạng Việt tấn công nhà báo D.T. Max, cũng như tạp chí The New Yorker, ông Long cho rằng nhóm người chửi bới, xúc phạm xuất phát từ hai nguyên nhân.
“Thứ nhất là vì một số người mà sự tức giận của họ đang lên tới đỉnh điểm, theo kiểu cả giận mất khôn (biết là sai nhưng vẫn làm). Thứ hai là vì một số người thuộc nhóm 'Chí Phèo', có gì cũng chửi. Chẳng riêng sự việc này, sự việc nào họ cũng muốn chửi cho vui”.
Theo vị chuyên gia truyền thông, việc dân mạng bày tỏ quan điểm bằng cách chửi bới, xúc phạm các tài khoản khác là hoàn toàn sai trái.
![]() |
Dù xuất phát từ lý do nào, việc chửi bới, xúc phạm bất kỳ ai cũng là điều sai trái. |
Ông Long từng đọc các báo cáo về nghiên cứu cho thấy chỉ số mức độ văn minh trên không gian mạng của Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên, ông cho rằng những báo cáo đó chỉ mang tính chất thống kê khoa học và không thực tế.
“Tôi không có cảm nhận rằng về tổng thể, hình ảnh cộng đồng mạng Việt Nam là xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế, dù rằng có những nhóm người chưa đẹp và có những việc làm chưa đẹp”, ông nói.
Vị chuyên gia phân tích phía dưới bài viết của The New Yorker, rất nhiều bạn trẻ người Việt đã vào bình luận bằng tiếng Anh, phân tích rõ đúng sai. Ông biết có nhiều người đã inbox cho tờ tạp chí, liên hệ với tác giả qua mạng xã hội hoặc gửi email để bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng thẳng thắn.
"Đó là cách làm văn minh, lịch sự", ông nhận xét.
Theo ông Long, trong trường hợp này, một số hành động vừa văn minh, vừa hiệu quả khác là sử dụng sự đoàn kết đúng cách và vận dụng các công cụ quốc tế. Cụ thể là viết thư phản đối, ký tên tập thể hay tố cáo nội dung bài viết sai lệch đến nền tảng phát hành là Facebook.
"Hãy thử tưởng tượng, nếu số đông cùng report bài viết có chứa nội dung sai lệch, fake news. Facebook gắn thông báo vào đường link bài viết thì rõ ràng đó mới là thắng lợi và là một thắng lợi chính nghĩa vì có tính chính danh. Các bạn cũng có thể gửi thư phản đối đến các nhà tài trợ, đối tác của tờ báo đề nghị họ lên tiếng không ủng hộ nội dung sai lệch. Cách nữa là viết thỉnh nguyện thư thông qua các nền tảng ký tên trực tuyến như Change, Avaaz", ông nói.
Theo chuyên gia này, cách để cải thiện chỉ số DCI của Việt Nam chỉ có con đường là giáo dục, bằng nhiều cách thức khác nhau, không cứ phải cần đến trường lớp.
“Chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch trực tuyến, thông qua báo chí, mạng xã hội. Cái chính vẫn là cần có một cơ quan tiên phong phất cờ và dẫn dắt. Sau đó chương trình cần triển khai đồng bộ và lâu dài, tránh làm kiểu phong trào, chỉ tốn tiền, tốn thời gian vô ích”, ông đánh giá.
![]() |
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). |
(Theo Zing)

Dân mạng sục sôi quanh câu chuyện “bệnh nhân 17 chữa Covid-19" trên báo Mỹ
“Bệnh nhân số 17” đã trở thành tâm điểm chỉ trích của cư dân mạng sau khi xuất hiện trên tờ The New Yorker của Mỹ, trong một bài viết về chủ đề chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
-
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs AlNhận định, soi kèo Atletico Mineiro vs Fluminense, 5h ngày 16/9Nhận định, soi kèo Aguilas vs Alianza, 6h ngày 9/10Nhận định, soi kèo U23 Nepal vs U23 Tajikistan, 21h ngày 28/10Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2Nhận định, soi kèo Universitario vs Motagua, 9h00 ngày 24/9Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữaNhận định, soi kèo Sleman vs Barito Putera, 18h15 ngày 15/10Nhận định, soi kèo Atlas vs Club Necaxa, 10h10 ngày 19/2: Khó cho chủ nhàNhận định, soi kèo Preston vs Coventry, 1h45 ngày 21/10
下一篇:Nhận định, soi kèo Nữ Mỹ vs Nữ Colombia, 08h00 ngày 21/2: Có cơ hội nào cho khách?
- ·Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
- ·Nhận định, soi kèo Hồng Kông (W) vs Nepal (W), 17h00 ngày 20/9
- ·Bị 'tra tấn' không thương tiếc, pin xe điện vẫn chạy như mới
- ·Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 18/9
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Ventforet Kofu, 12h00 ngày 25/9
- ·Nhận định, soi kèo Motagua vs Universitario, 9h15 ngày 1/10
- ·Nhận định, soi kèo Kuwait SC vs Al Salt, 23h30 ngày 21/9
- ·Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
- ·Phân khúc MPV trong tháng 7 tăng trưởng, KIA Carens thế chỗ Toyota Innova Cross
- ·Nhận định, soi kèo Temperley vs Talleres Cordoba, 7h10 ngày 30/9
- ·Nhận định, soi kèo Đức U21 vs Israel U21, 23h15 ngày 7/10
- ·Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
- ·Nhận định, soi kèo U23 Lào vs U23 Thái Lan, 14h ngày 28/10
- ·Top 10 xe bán chậm nhất tháng 7/2024: Toàn bộ xe Suzuki góp mặt
- ·Nhận định, soi kèo Đài Loan vs Indonesia, 20h00 ngày 11/10
- ·Nhận định, soi kèo Atlas vs Club Necaxa, 10h10 ngày 19/2: Khó cho chủ nhà
- ·Nhận định, soi kèo Barranquilla vs Huila, 8h ngày 23/9
- ·5 mẫu xe cũ tiết kiệm nhiên liệu nhất trên thị trường
- ·Các mức ô nhiễm không khí tác động đến từng nhóm người thế nào?
- ·Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục bét bảng
- ·Nhận định, soi kèo Italia vs Tây Ban Nha, 1h45 ngày 7/10
- ·Nhận định, soi kèo Pisa vs Reggina, 21h15 ngày 2/10
- ·Nhận định, soi kèo Cosenza vs Frosinone, 21h15 ngày 16/10
- ·Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
- ·Nhận định, soi kèo Weiz vs Austria Klagenfurt, 19h30 ngày 26/10
- ·Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
- ·Nhận định, soi kèo Hull vs Blackpool, 1h45 ngày 29/9
- ·Xe điện đầu tiên của Land Rover thu hút sự quan tâm mạnh mẽ
- ·Nhận định, soi kèo Azerbaijan U21 vs Phần Lan U21, 23h30 ngày 8/10
- ·Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
- ·GS top 1 châu Á chia sẻ bài học đưa Singapore thành nơi xanh, sạch nhất thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Sion vs Luzern, 1h30 ngày 24/9
- ·Nhận định, soi kèo Reading vs Peterborough, 2h00 ngày 15/9
- ·Nhận định, soi kèo Ajax vs Saint
- ·Tuabin gió mới làm từ thép phát thải thấp thân thiện với môi trường