Your Name tuy đã có bản lậu nhưng vẫn được chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam.
" alt=""/>Your Name được công chiếu và câu chuyện về một kẻ đã từng… xem lậu phim
Thông tin này được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và công ty Brand Finance công bố tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2017 diễn ra ngày 4/12. Tổng giá trị thương hiệu của Top 50 Việt Nam là 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái. Trong đó, ngành viễn thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 35% tổng giá trị; tiếp đến là ngành thực phẩm và ngân hàng lần lượt chiếm 15% và 11% tổng giá trị.
Theo bản báo cáo này, các thương hiệu Top 10 có tổng giá trị lên tới 7,627 tỷ USD, góp phần tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50. Tổng công ty Viễn thông MobiFone đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu giá trị của Việt Nam năm 2017. Riêng trong lĩnh vực viễn thông, giá trị thương hiệu của MobiFone đứng thứ 2 chỉ sau Viettel.
Brand Finance Plc là Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, thành lập từ năm 1996, đặt trụ sở tại London, Vương Quốc Anh. Hiện công ty đã hiện diện tại hơn 20 quốc gia trên toàn cầu. Hàng năm Brand Finance tiến hành định giá 70.000 thương hiệu trên thế giới và đây là năm thứ 3 Việt Nam được đưa vào danh sách các nước được định giá thương hiệu bởi Brand Finance. Theo ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương, năm 2017 ghi dấu tiến bộ của các doanh nghiệp Việt Nam về giá trị thương hiệu nói riêng và giá trị kinh nghiệm tư vấn toàn cầu.
Giá trị thương hiệu do Brand Finance hiện công bố được phép sử dụng với cơ quan thuế, kiểm toán và sử dụng trong các cuộc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Báo cáo giá trị thương hiệu của Brand Finance giúp các doanh nghiệp đánh giá và xây dựng định hướng phát triển thương hiệu trong tương lai.
" alt=""/>MobiFone nằm trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017Tình hình tấn công mạng ngày càng diễn ra phổ biến hơn và đang gia tăng cả về quy mô, số lượng và tính chất phức tạp dẫn đến lộ lọt thông tin và gây nguy hại cho các cơ quan, tổ chức.
Theo thông tin từ Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 10/2017, Việt Nam đã ghi nhận hơn 11.000 cuộc tấn công mạng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT), xu hướng tấn công hiện nay đã khác so với trước đây. Có thể thấy rằng vấn đề lây nhiễm phần mềm độc hại nói chung và các cuộc tấn công APT đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là đối với những hệ thống thông tin có chứa nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng thì càng phải chú trọng hơn nữa vấn để bảo mật.
Trả lời phỏng vấn ICTnews, ông Nguyễn Huy Dũng cho hay: "Đảm bảo an toàn thông tin là vấn đề phải làm tổng thể bởi khi các thiết bị kết nối với nhau thì không có thiết bị nào có thể an toàn một mình được. Chính vì vậy, khi triển khai xử lý các phần mềm độc hại hay xử lý các cuộc tấn công APT thì chúng ta phải làm đồng bộ từ các thiết bị đầu cuối đến các hệ thống lõi, phần cứng phần mềm và cả các quy trình cũng như nhận thức của cán bộ quản lý, vận hành nữa".
Trong vài năm qua, sự quan tâm và mức độ đảm bảo ATTT của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là chuyển biến tích cực của chúng ta dường như vẫn chậm hơn so với sự chuyển biến nhanh chóng của những nguy cơ đe dọa ngày nay.
" alt=""/>Công tác đảm bảo ATTT phải được thực hiện tổng thể