|
Tiếng ho có thể được ghi lại và dùng máy tính để phân tích, từ đó tìm ra những đặc điểm riêng biệt để chẩn đoán bệnh về đường hô hấp. |
Theo Phó Giáo sư Udantha Abeyratne, các bác sĩ thường coi ho là một triệu chứng hơn là những dấu hiệu mô tả bệnh tật. Tuy nhiên, có nhiều dạng ho khác nhau, ho có thể ướt hoặc khô, khàn khàn, khò khè hoặc kêu lên thành tiếng,...
Với những biểu hiện đó, người ta gọi chung đó là triệu chứng ho. Tuy nhiên, những mô tả này vẫn chỉ rất chung chung. Đó là lý do các nhà khoa học muốn sử dụng các công nghệ xử lý tín hiệu và học máy để đọc được ý nghĩa của những tiếng ho đó.
Với công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland, việc sử dụng smartphone thu tiếng ho dùng cho chẩn đoán có thể hỗ trợ công tác y tế tại những vùng sâu vùng xa, nơi người dân khó có thể tiếp cận với các cơ sơ y tế.
Chẩn đoán bệnh bằng tiếng ho được thực hiện thế nào?
Một chiếc ống nghe đơn thuần có thể nhận biết được âm thanh khoảng 3kHz. Trong khi đó, tiếng ho có thể bao gồm những âm thanh với tần số lên tới 60 kHz, vượt xa phạm vi nghe được của con người. Đó là lý do cùng một âm thanh ho đó nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin khác nhau mà tai của con người không thể nhận biết được.
Ngoài ra, tiếng ho cũng bao gồm những thông tin về tốc độ hơi thở, sự co thắt của lồng ngực. Ví dụ với người bị bệnh hen suyễn, sự co thắt của phế quản sẽ hạn chế tốc độ dòng khí trong cơn ho và cũng tạo ra những âm thanh cộng hưởng đặc trưng khác.
Trong bệnh viêm phổi, các mô phổi có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sự tích tụ dịch tiết trong phế quản và các túi khí (phế nang). Điều này làm hạn chế tổng thể tích, tốc độ luồng khí và gây ra những âm thanh cụ thể. Đây là thông tin đầu vào quan trọng để nhận biết và tìm ra căn bệnh.
|
Trong tiếng ho có chứa những âm thanh mà tai người không thể nghe thấy được. Tuy nhiên những khác biệt này có thể dễ dàng được nhận ra bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. |
Để phân tích tiếng ho, việc đầu tiên, công cụ chẩn đoán sẽ cho phép ghi lại tiếng ho bằng điện thoại. Sau đó, công cụ này sẽ tự động trích xuất âm thanh tiếng ho, phân tích nó bằng các thuật toán máy học để xem những âm thanh đó giống với các triệu chứng của căn bệnh nào nhất.
Ở dạng đơn giản nhất, công nghệ này có thể được phát triển thành một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Người dùng có thể tải về và sử dụng ứng dụng mà không cần đến phụ kiện, các cảm biến đi kèm hay thậm chí cả kết nối mạng.
Với công trình nghiên cứu của Đại học Queensland, công nghệ của họ có thể cung cấp như một công cụ tại các phòng khoa chuyên môn về phổi trong các bệnh viện. Thành quả của nhóm nghiên cứu này giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi với độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp của WHO. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cách làm này có thể áp dụng cho các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp khác như hen suyễn, viêm phế quản,...
Cách Việt Nam dùng tiếng ho tìm người nhiễm Covid-19
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Hưng - điều phối viên dự án dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19 (AICOVIDVN) cho biết, nhóm nghiên cứu Việt Nam sẽ tận dụng các kết quả từng được công bố của các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ).
Theo đó, khác với tiếng ho của người thường, tiếng ho của người mắc Covid-19 có thể được phát hiện ra thông qua 4 dấu ấn sinh học.
Các dấu ấn này bao gồm sự loạn dưỡng cơ bắp, thoái hóa, nhão cơ (Muscular degradation), sự thay đổi về âm thanh được phát ra từ dây thanh quản (Changes in vocal cords), sự thay đổi về sự diễn cảm/ biểu đạt trạng thái cảm xúc (Changes in sentiment/mood) và sự thay đổi về âm thanh từ phổi cùng đường hô hấp (Changes in the lungs and respiratory tract).
|
Việc phân tích tiếng ho hoàn toàn có thể giúp tìm ra người nhiễm Covid-19. |
Để tìm ra người mắc Covid-19, nhóm nghiên cứu Việt Nam sẽ sử dụng thuật toán AI để phân tích hàng ngàn mẫu tiếng ho của người dương tính với Covid-19. Ngoài ra, còn cả hàng ngàn mẫu ho của người không bị bệnh hay bị các bệnh gây tổn thương phối khác.
Hệ thống sẽ tự động nhận diện các đặc điểm tổn thương chỉ do Covid-19 gây ra. Đó là những dấu hiệu thương tổn mà tai người không thể phát hiện được. Đây là sức mạnh của công nghệ AI.
Tất nhiên, để ra được kết quả chính xác, nhóm nghiên cứu cần sử dụng phương pháp AI phù hợp, cùng với đó là nhiều bộ lọc phức tạp, ông Hưng cho biết.
Nhóm nghiên cứu của dự án AICOVIDVN cũng đang cần thêm rất nhiều mẫu tiếng ho của người Việt, kèm theo thông tin người cho mẫu dương tính hay âm tính với Covid-19.
AICOVIDVN kêu gọi mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng F0, F1, F2,F3 có thu âm mẫu tiếng ho, sau đó gửi file vào Nhóm Zalo cổng tiếp nhận dữ liệu: bit.ly/dulieutiengho hoặc Messenger của trang thông tin chính thức của dự án: m.me/aicovn
Đây là biện pháp đơn giản nhưng ý nghĩa để chung tay cùng các nhà khoa học Việt Nam phát triển công cụ tìm người mắc Covid-19 bằng công nghệ.
Trọng Đạt
Việt Nam nghiên cứu dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19
Dự án này sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm người mắc Covid-19. Đây là công trình nghiên cứu có sự tham gia, đóng góp tập thể của nhiều nhà khoa học Việt Nam.
" alt="Việt Nam tìm người nhiễm Covid"/>
Việt Nam tìm người nhiễm Covid
Họa mi nướng là món ăn xa hoa và cầu kỳ bậc nhất nước Pháp. Tuy nhiên bản thân những người thưởng thức món ăn này cũng bị ám ảnh khi ăn thịt sinh linh bé nhỏ vô tội này.Pháp được biết đến là một quốc gia có nền ẩm thực tinh tế và sang trọng bậc nhất trên thế giới, khó có quốc gia nào sánh bằng. Bất kể nguyên liệu rẻ tiền hay quý hiếm đắt đỏ đều trở thành những tuyệt tác dưới đôi bàn tay tài hoa của người đầu bếp Pháp.
Tuy nhiên, không hiếm những tranh cãi xung quanh những món ăn nổi tiếng xa hoa tại đất nước này. Một trong số đó là món họa mi nướng đã gây ra nhiều tranh cãi trong lịch sử ẩm thực nước Pháp.
Họa mi là giống chim nhỏ bé, nằm gọn trong lòng bàn tay của con người. Chúng thường sinh sống ở một số vùng ấm áp của châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay miền Nam nước Pháp. Không có ngoại hình tuyệt đẹp cũng không quá nổi trội về tiếng hót nhưng chim họa mi lại khiến ngành ẩm thực của Pháp điên đảo vì chúng thật sự là "nữ hoàng bàn tiệc" – một món ăn ngon xa xỉ và quý tộc.
Món ăn này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, là một trong những món có thể thỏa mãn khẩu vị cao cấp của các vị hoàng đế nước Pháp. Chim họa mi được chế biến cầu kỳ nhằm để giữ được nguyên vẹn độ căng bóng, béo ngậy của thịt đồng thời thấm đượm hương vị của hạt dẻ hòa quyện hoàn hảo với vị ngọt đậm đà của thịt và nội tạng.
|
Chim họa mi được chế biến thành món ăn cầu kỳ và xa hoa của nền ẩm thực Pháp. |
|
Tuy nhiên món ăn này đang gây tranh cãi nhất trong lịch sử nền ẩm thực của nước Pháp. |
Quá trình nuôi giết tàn nhẫn
Nguyên nhân gây tranh cãi về món chim họa mi nướng xa xỉ này xuất phát từ cách thức săn bắt, nuôi và giết thịt rất tàn nhẫn khiến số lượng chim này ở châu Âu ngày càng khan hiếm.
Vào mùa di cư, khi chim bay về châu Phi cũng là thời điểm những người thợ săn đặt nhiều bẫy trên cánh đồng để bắt được nhiều chim nhất có thể. Tuy nhiên, để món chim họa mi trở nên thơm ngon, hấp dẫn nhất đó phải là những con chim béo núc gấp 2 đến 4 lần so với bình thường. Vì vậy, sau khi sập bẫy, chúng bị giam trong những chiếc lồng chật ních để hạn chế tối đa vận động và bắt đầu tiến hành vỗ béo.
Chim họa mi liên tục được vỗ béo bằng cách cho ăn nho khô, hạt kê và quả sung bất kể là chúng có nhu cầu hay không. Thậm chí, tương truyền rằng, Hoàng đế La Mã xưa kia còn cho kẹp mù mắt con chim để chúng tưởng là ban đêm vì thế sẽ ăn nhiều hơn.
Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng để chúng chết từ từ. Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Cuối cùng, đầu bếp chỉ cần thêm chút gia vị và tiến hành nướng chim họa mi trong vòng 6 -8 phút là món ăn đã được hoàn thành.
|
Chim họa mi bị bắt nhốt để vỗ béo, phục vụ cho nhu cầu của thượng đế. |
|
Những con chim béo mầm sẽ bị lột hết lông để chế biến. |
|
Chim họa mi sẽ được nướng trong vòng 6 -8 phút. |
|
Món ăn tinh tế, cầu kỳ và sang trọng đang gây nhiều tranh cãi. |
Cách thưởng thức kỳ dị
Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới. Đối với món thượng hạng này, việc thưởng thức cũng là một quá trình được tiến hành như một nghi lễ. Thực khách không cắt thịt chim ra thành miếng nhỏ và dùng dao dĩa như thông thường.
Theo truyền thống, mỗi người phải dùng một chiếc khăn màu trắng trùm kín đầu, sau đó bỏ cả con chim vào miệng sao cho phần đầu hướng ra ngoài rồi nhai từ từ tất cả các phần từ chân cho đến xương, chỉ bỏ lại đầu. Việc trùm khăn một phần để khiến cho người ăn không cảm thấy xấu hổ với những người xung quanh, nhưng hơn hết là vì người ta tin rằng việc làm này giúp họ lẩn trốn khỏi “đôi mắt phán xét” của Chúa khi ăn thịt sinh linh bé nhỏ.
|
Người ta tin rằng những chiếc khăn trắng trùm kín đầu giúp họ tránh khỏi ánh mắt của Chúa khi ăn thịt chim họa mi. |
Nhằm thu về lợi nhuận khổng lồ, những tay săn trộm đánh bắt số lượng lớn khiến cho số loài chim này giảm 30% với 30.000 con chim bị giết thịt mỗi năm chỉ tính riêng vùng tây nam Aquitaine nước Pháp. Trước thực tế đó, năm 2007, trong khi việc săn bắt để làm thịt chim họa mi bị cấm trên toàn EU thì chính phủ Pháp tuyên bố mức phạt nặng nhất cho hành động này lên tới 6.000 euro (khoảng 150 triệu đồng).
Nhưng một nhóm các đầu bếp hàng đầu nước Pháp đã vận động chính phủ Pháp hủy lệnh cấm giết và chế biến chim họa mi để bảo tồn nét văn hóa lâu đời. Tuy nhiên, Allain Bougrain Dubourg, Chủ tịch Liên minh Bảo vệ chim của Pháp cho rằng những người đầu bếp này cổ hủ và không phù hợp với thực tiễn của thế kỉ 21. Và cho đến nay, câu chuyện về sự sống còn của những chú chim họa mi vẫn còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
|
Michel Guérard (trái) và Jean Coussau là 2 trong số những đầu bếp Pháp kêu gọi bỏ lệnh cấm giết chim họa mi làm thức ăn. |
Theo Afamily" alt="Món ăn xa hoa nhất trong lịch sử ẩm thực nước Pháp"/>
Món ăn xa hoa nhất trong lịch sử ẩm thực nước Pháp
“Chưa bao giờ tôi gần cha nhiều như vậy…” Mùa thu Hà Nội thảnh thơi với ai, nhưng vẻ như với anh thì chưa bao giờnhỉ? Nhất là năm nay?
- Năm nay, cũng như mọi năm, tháng 8 là tháng tôi thường về VN, tranh thủ kỳnghỉ hè ở Châu Âu nhưng không phải để nghỉ ngơi, thăm thân… mà là về “phục vụ”quê hương bằng những cuộc biểu diễn khác nhau. Ngày 9, 21 và 22.8 với Dàn nhạcgiao hưởng quốc gia VN và Nhà hát nhạc vũ kịch TPHCM cùng người bạn đời của mìnhlà nghệ sĩ violon Lidia Dobrevska, 30.8: “Giai điệu mùa thu” (TP.HCM), 2.9:“Điều còn mãi” (Hà Nội) và vào ngày 12.9 tới là chương trình “Giai điệu tự hào”tại TPHCM.
|
Nhạc trưởng Lê Phi Phi.
|
Cùng thời điểm, nghe nói bố anh còn nhập viện? Những ngày qua hẳn là quábề bộn với anh?
- Rất may là suốt hai tháng 6 và 7, trong khi bố tôi nằm viện thì tôi chưavướng các chương trình biểu diễn. Tháng 8, ông đã được xuất viện và cố gắng quaytrở lại nhịp sống thường ngày, ăn, ngủ, tập đi những bước ngắn… Vì vậy, việcchăm sóc ông không cần thiết phải túc trực 24/24 nữa nên tôi vẫn đủ thời gian đểlàm các chương trình đã định sẵn của mình.
Con số chẵn 70 năm có khiến cảm hứng “cầm đũa” của anh dạt dào hơn hẳnnhững “cùng kỳ năm ngoái”?
- Đúng là cảm hứng của tôi có đặc biệt hơn trước vì con số chẵn 70, chứ thựcra năm nào cũng biểu diễn đúng vào dịp lễ Quốc khánh 2.9 với “Điều còn mãi”. Nămnay có cái khác nữa là “Điều còn mãi” đã được nâng lên là một chương trình hòanhạc quốc gia.
Khán giả đã nhìn thấy giọt nước mắt của Đăng Dương khi khép lại “Điều cònmãi” bằng ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”. Anh có nghĩ, những chuyến về nướcthường niên của Lê Phi Phi cũng chính là vì “Tổ quốc gọi tên mình”?
- Nhạc trưởng Lê Phi Phi không chỉ rơi nước mắt ở một bài hát cụ thể nào, mànước mắt của ông đã chảy rất lâu trong tâm hồn. Từ đó, thể hiện được những cảmxúc sâu sắc khi chỉ huy tất cả các tác phẩm trong buổi hòa nhạc. Thay vì “nhìnthấy”, bạn hãy cảm nhận nó.
Tiết mục nào khiến anh ưng ý và xúc động nhất trong “Điều còn mãi”, đó cóphải chính là tác phẩm của bố anh không?
- Tất nhiên khi chỉ huy “Bài ca xây dựng”, tôi đã có nhiều cảm xúc nhất vì đólà bài hát tôi yêu thích của cha mình. Hơn nữa, hai cha con vừa trải qua một đợtchống chọi với bệnh tật, chưa bao giờ tôi gần cha nhiều như vậy. Hàng ngày,chúng tôi vẫn cùng nghe với nhau các tác phẩm bất hủ để đời của ông, bàn luận,phân tích… Trong đó có “Bài ca xây dựng”.
Thật ra, tôi không ưng ý về cách phối lại bài này cho dàn nhạc giao hưởng củamột bạn nhạc sĩ trẻ, bạn ấy đã hoàn toàn không hiểu về tinh thần của tác phẩm,hoàn cảnh ra đời của nó… Nhưng vì thời gian gấp gáp nên tôi không có lựa chọnnào hơn và bắt buộc phải sử dụng nó. Thật đáng tiếc! Bù lại, Đăng Dương đã hátrất hay tác phẩm này.
“Thiêng liêng hơn cả với tôi là sự im lặng trong Nhà hát Lớn”
Kể ra, nếu rảnh, anh sẽ tận hưởng mùa thu Hà Nội theo cách nào?
- Qủa là một thiệt thòi! Tôi thậm chí không có lấy một buổi sáng cho bản thânmình chứ đừng nói là một ngày để có thể tận hưởng trọn vẹn mùa thu ở Hà Nội. Tôithèm được ngồi nhâm nhi một ly càphê sáng ở phổ cổ, mơn man một cơn gió thu vàngắm nhìn những mảng ánh sáng vàng mà chỉ có mùa thu mới có… - Thế thôi, là đủ!
Điều gì anh chỉ có thể tìm thấy ở mùa thu Hà Nội? Hình ảnh nào thườngkhiến anh xao động nhất, mỗi khi trở về?
- Nếu ngược về ký ức tuổi thơ thì mùa thu Hà Nội còn mãi trong tôi với RằmTrung thu, phố Hàng Mã, đèn ông sư, mặt nạ, múa sư tử, đêm trăng rước đèn phá cỗ,quả hồng quả bưởi, bánh dẻo bánh nướng… Nhưng hình ảnh luôn làm tôi xao độngnhất là những con đường rải lá sấu rụng vàng ươm. Năm nay, tôi tiếc là chưa kịpchụp cho mình một bức ảnh thu Hà Nội nào.
Anh sẽ nói gì với vợ con anh về Hà Nội của những ngày này: Lễ diễu binh,diễu hành, những đường phố ngập tràn băng rôn, biểu ngữ, những mặt người dự hội,Nhà hát Lớn và sự im lặng tuyệt đối dưới “cây đũa thần” của anh…? Đó có phải làmột phần lý do của sự trở về?
- Từ năm ngoái qua năm nay, tôi không còn “phải nói” với vợ con mình về mùathu Hà Nội trong dịp lễ Quốc khánh nữa. Hai mẹ con đã cảm nhận được tận mắt. Đẹpvà thiêng liêng hơn cả đối với tôi, hẳn là sự im lặng tuyệt đối của khán giảtrong Nhà hát Lớn, nơi những người nghệ sĩ chúng tôi “gọi Tổ quốc” theo cách củamình.
|
Nhạc trưởng Lê Phi Phi nhận hoa của Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn trong Điều Còn Mãi 2015.
|
Hà Nội rộn ràng náo nức, nhưng ở đâu đó trong một góc nhỏ buồn, là tác giảcủa những ca khúc cách mạng từng lay động mạnh mẽ lòng người đang phải đối diệnvới “sinh lão bệnh tử”. Cảm giác của anh khi đi từ ngoài đường về bên giườngbệnh của bố anh - nhạc sĩ Hoàng Vân?
- Lúc đó, tôi chỉ muốn hứa với bố: “Chỉ cần bố đi lại được vững vàng hơn chútnữa là con sẽ đưa bố xuống phố đi ăn sáng, uống càphê, ngắm vẻ náo nhiệt của phốphường với mùa thu Hà Nội, như hàng bao năm nay bố con mình vẫn làm, bố nhé!”…
Con anh, nghe nói, lại mê nhạc rock? Anh thấy thú vị, hay thất vọng?
- Sao tôi lại phải thất vọng? Nhạc rock, theo tôi, cũng là một thể loại âmnhạc giải trí đáng được trân trọng. Tuổi trẻ có tự do của mình, các cháu muốnnghe nhạc gì là sự lựa chọn cá nhân, cha mẹ không nên can thiệp. Có chăng làhướng dẫn cho cháu biết thưởng thức một cách hiệu quả nhất.
Lấy vợ cùng nghề, cùng dàn nhạc, sát cánh cùng nhau trong những chuyến lưudiễn, hỏi thật, có lúc nào anh muốn được… dãn ra một chút không?
- Chưa bao giờ.
Tôi rất thích cái tên của anh, vừa mạnh mẽ vừa ấm áp. Riêng dành cho anh,hẳn là anh cũng thế?
- Vì sao tôi lại có cái tên như vậy thì phải hỏi bố tôi. Còn tôi có phải làngười đàn ông như vậy không thì phải dành cho phái đẹp nói chung, trong đó cóbạn (cười).
Thật ra, anh có giỏi cầm đũa không, khi… đứng bếp?
- Quá giỏi là khác! Mỗi cuối tuần, hay khi nhà có khách, tôi thường vào bếpnấu các món ăn Việt yêu thích cho mọi người. Thời sinh viên đi du học thì làm gìcó ai nấu cho, “muốn ăn phải lăn vào bếp” thôi. Sống ở Macedonia là một đất nướcnhỏ có hơn 2 triệu dân, không hề có quán ăn Việt và rất ít các quán Á, lại tiếptục phải “lăn”. Và cái chính vẫn là do “bệnh mê cầm đũa” (cười)!
(Thuỷ Lê /Lao Động)
Ảnh: Khánh Hiển
" alt="Nước mắt tôi đã chảy rất lâu cho những 'điều còn mãi'"/>
Nước mắt tôi đã chảy rất lâu cho những 'điều còn mãi'