Thể thao

Vinalink Group tài trợ xây bếp ăn trường mầm non cho thôn nghèo ở Lạng Sơn

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-06 18:27:02 我要评论(0)

Lễ khánh thành bếp ăn,àitrợxâybếpăntrườngmầmnonchothônnghèoởLạngSơlịch thi đấu ngoại hạng anh có sự lịch thi đấu ngoại hạng anhlịch thi đấu ngoại hạng anh、、

{ keywords}
Lễ khánh thành bếp ăn,àitrợxâybếpăntrườngmầmnonchothônnghèoởLạngSơlịch thi đấu ngoại hạng anh có sự tham dự của Tổng giám đốc Vinalink Group Nguyễn Đức Anh cùng với đại diện Ban ngành, đoàn thể UBND huyện Bắc Sơn, phòng Giáo dục huyện Bắc Sơn

Xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn vốn là huyện miền núi còn nghèo khó của tỉnh Lạng Sơn. Do địa hình vùng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn, nên hầu hết những em học sinh, những cô bé, cậu bé còn đen nhẻm, gầy gò nhưng vẫn có niềm khát khao lớn với những con chữ, phải học bán trú tại trường. Bữa trưa của các em là những nắm cơm trắng chấm vừng, thậm chí có em còn phải nhịn đói tới trường.

Thấu hiểu tình cảnh khó khăn và đồng cảm với khát khao học tập, vươn lên làm chủ tri thức của các em nhỏ, Vinalink đã ấp ủ về việc xây dựng bếp ăn tình thương, nơi tạo nên những bữa ăn ngon, có đầy đủ dưỡng chất cho điểm trường khó khăn tại nơi đây.

Trong suốt một quãng thời gian dài, Vinalink Group đã đặt nhiều tâm huyết nghiên cứu về địa hình, theo sát quá trình xây dựng, mặc dù gặp một số khó khăn do dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, nhưng đại diện chính quyền địa phương và đơn vị tài trợ Vinalink Group vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành công trình sớm hơn tiến độ để đảm bảo các cô giáo và các em học sinh sớm có một địa điểm sinh hoạt, ăn uống khang trang, sạch sẽ hơn.

{ keywords}
 Đại diện Vinalink Group: Tổng giám đốc Nguyễn Đức Anh, Giám đốc Truyền thông Trần Tiến Độ, Phó Ban đào tạo Nguyễn Hoàng Thái gửi trao những món quà nhỏ cho các em học sinh.

Bếp ăn do Vinalink Group tài trợ hứa hẹn góp phần mang đến những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, trở thành một sự khích lệ rất lớn đối với thầy và trò tại nơi đây trên hành trình đi tìm tri thức cho các em nhỏ.

Đại diện Vinalink Group cho biết, với tinh thần đoàn kết sẻ chia, tiên phong trong công tác xã hội, bếp ăn cho trường mầm non tại xã Nhất Hòa vừa hoàn thiện sẽ là một trong hàng loạt các chương trình từ thiện mang tính bền vững, có giá trị cộng đồng và ý nghĩa thực tiễn mà Vinalink chuẩn bị thực hiện tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trên toàn quốc.

Vinalink Group được ra đời cách đây 16 năm, tuy hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Vinalink Group vẫn phát triển và đang từng ngày được cải thiện và từng bước xây dựng được một hệ thống vững mạnh, hứa hẹn sẽ trở thành một tập đoàn lớn mạnh với tầm nhìn trở thành thương hiệu kinh doanh theo mạng đẳng cấp tỉ USD vào năm 2030.

Với tôn chỉ và triết lý hướng đến là “Chung tay xây dựng cộng đồng khỏe và giàu, đến nay, Vinalink Group đã không ngừng nỗ lực cống hiến các giá trị cho xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng những sản phẩm thực phẩm chức năng cao cấp có nguồn gốc từ thiên nhiên với công nghệ sản xuất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.

Ngoài ra, với tinh thần tương thân tương ái vì thế hệ tương lai, khẳng định vai trò trách nhiệm trong các hoạt động xã hội, Vinalink Group còn thực hiện rất nhiều chuyến thiện nguyện, xây dựng nhiều công trình trọng điểm giúp ích cho hệ thống giao thông, giáo dục tại nhiều địa phương.

Doãn Phong

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Chia sẻ của một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở tại TP.HCM. Thầy là người chứng kiến và trung gian, hòa giải nhiều vụ học sinh đánh nhau.

Tôi cảm thấy sợ hãi 

Năm ngoái, khi xem clip một học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị những người bạn cùng lớp, tôi rất sốc. Tôi bị ám ảnh khi hình ảnh một học sinh nữ ngồi im, chống chọi lại 7 học sinh khác đang cầm ghế phang vào đầu em.

Hôm qua, một nam học sinh lớp 7 ở Hải Dương lại bị một nhóm bạn túm tóc, dùng dép tát vào mặt và đạp thẳng chân vào đầu. Thậm chí nhóm bạn còn bắt em quỳ xuống, vái lạy để xin lỗi và tè bậy trước mặt em. Mặc dù em đã khóc lóc, van xin nhưng nhóm bạn vẫn không dừng lại. 

{keywords}

Đây không phải là vụ bạo lực học đường duy nhất trong thời gian gần đây. Những clip đánh hội đồng bạn xuất hiện trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Chưa kể ở tuổi này, các em không chỉ đánh nhau mà còn yêu đương, quan hệ tình dục, phá thai…

Tôi không dám nói, mình đã chai lỳ cảm xúc khi sự việc lặp tới lặp lui mà không có hướng giải quyết. Tôi chỉ buồn và sợ cái buồn này đến một lúc sẽ thấy là bình thường thì nguy hiểm hơn. Đó là sự vô cảm. Tôi cũng thấy bất lực trước những hình ảnh này.

Chúng tôi đang dạy chữ nhiều hơn dạy người

Câu hỏi đầu tiên về bạo lực học đường là do nguyên nhân nào. Tất nhiên, không thể thiếu các yếu tố như game online, gia đình thiếu quan tâm, những hình ảnh trên mạng khiến các em bắt chước nhau…

Năm ngoái, ở lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh đi học mang theo một thanh sắt bên người. Giám thị nhà trường phát hiện ra và báo cho tôi. Khi tìm hiểu thì được biết em bị một bạn ở ngoài trường dọa dẫm. Bạn ấy kéo theo mấy bạn khác nói sẽ đánh em. Em sợ nên “thủ” theo một thanh sắt đề phòng. Tôi khuyên em đừng hận thù, đánh nhau và em nghe lời. Nhưng bất ngờ hai tuần sau đó em lên gặp tôi với một bịch quần áo trên tay. Em bảo “Thầy ơi, đây là quần áo của em đi học. Nói thiệt với thầy, em nghe lời thầy nên không quậy phá. Nhưng bây giờ vào lớp em cũng không hiểu bài. Bị đúp lớp thì tốn tiền cha mẹ. Để em đi làm kiếm tiền cho mẹ”. Nhìn em, tôi bật khóc. Tôi có thể uốn nắn em về mặt đạo đức, nhưng hơn mười môn học còn lại thì sao. Em muốn học nhưng học không được. Đây là một bi kịch !

{keywords}

Một sự thật đang diễn ra ở các lớp học hiện nay, khi bị mất căn bản,  không hiểu bài, học sinh sẽ bị thầy cô mắng. Về nhà thấy điểm con bị thấp phụ huynh cũng la mắng. Bạn bè học giỏi không chơi chung. Điều này đang vô hình đẩy những em cùng cảnh ngộ chơi với nhau. Khi các em sa sút, nếu có băng nhóm sẽ càng quậy phá hơn

Giá như chương trình hiện nay nhẹ đi một chút. Các em học hiểu một chút, hôm trước được 2-3 điểm thì hôm sau lên 5-6 điểm, thầy cô, bố mẹ khuyến khích, bạn bè chơi chung. Mỗi ngày đến trường đúng nghĩa là là một ngày vui. 

Ngày xưa, một trong những yêu cầu bắt buộc của giáo viên chủ nhiệm là phải đi thực tế tới nhà học sinh. Hiện nay, chúng tôi cũng muốn làm vậy. Ngoài giờ học có thể tới nhà các em, thấu hiểu hoàn cảnh các em, tình cảm thầy trò thêm gắn bó.

Sau những bài giảng chúng tôi muốn thời gian còn lại sẽ dành cho các em. Nhưng ngoài thời gian lên lớp, là hồ sơ, sổ sách, họp hành, sáng kiến, phấn đấu, thi đua…chưa kể là cơm áo, gạo, tiền cho gia đình. Chúng tôi đang phải dạy chữ nhiều hơn dạy người.

Làm thế nào để đưa học trò tránh xa bạo lực

Khi lớp tôi chủ nhiệm có một số bạn đánh nhau ngoài đường. Hôm sau vào lớp tôi quyết định giảng bài học Yêu thương con người . Tôi dán lên bảng hình ba con chim. Hình đầu tiên vẽ một con chim bị thương rơi xuống đất. Hình thứ hai vẽ một con chim khác bay tới con chim bị thương. Hình thứ ba,con chim bay tới kêu đồng loại giúp đỡ nhưng không được, cuối cùng nó dang đôi cánh ôm lấy xác chết của bạn.

Tôi đã nói với các em “chim là loài vật nhưng biết yêu thương bạn, tại sao con người có trái tim, khối óc nhưng không biết yêu thương bạn”. Có học sinh biết rằng thầy đang dùng hình ảnh để nói điều gì. Còn học sinh đánh bạn hôm trước thì phát biểu “con chim thương bạn vì bạn sống tốt với nó. Còn bạn em không sống tốt với em tại sao em phải tốt với bạn”.

Những clip học sinh đánh nhau ở trên mạng tôi không không ngần ngại mở cho cả lớp cùng xem, vì chắc chắn không cho các em cũng lên mạng xem. Chỉ còn cách đối diện trực tiếp. Nhiều câu hỏi lại được đưa ra thảo luận như tại sao khi bị bạn đánh không chạy; chạy thoát hay để bị đánh tới chết; Tại sao không về báo với bố mẹ; Không mách bố mẹ có bị đánh tiếp không…

Tôi cho rằng đó là một kĩ năng của bất kì giáo viên nào khi đứng vào trường hợp của mình. Tôi không phủ nhận giáo viên dạy Giáo dục công dân thì sẽ dễ diễn đạt hơn, nhưng qua những bài giảng tôi muốn “tỉ tê” với các em nhiều hơn. 

Với các bậc phụ huynh, không xúi con đánh bạn nhưng phải dạy con cách tự vệ đó là tìm cách thoát. Không nên im lặng và có chăng việc phạt, đuổi học, đình chỉ các em đánh nhau đã giải quyết hết vấn đề.

Ai là hình mẫu cho các em

Cách đây khá lâu, một học sinh nữ tâm sự với tôi rằng, hằng ngày em ăn cơm ngon, có đồ trang sức đắt tiền, có quần áo tốt nhưng em muốn đánh đổi tất cả để có được bữa cơm tràn ngập tiếng cười. Em bảo, thầy giảng bài mẹ nào cũng thương con, nhưng sao mẹ em lại bỏ em, hay cả chuyện tuần sau ba mẹ ra tòa li hôn, em nên đi theo ai.

Tôi không phủ nhận nhiều phụ huynh là lá chắn cho những việc làm sai của con. Nhưng có phụ huynh dường không biết con đang làm gì. Tức là không quan tâm tới con. Có những học sinh trước mặt bố mẹ rất ngoan, không biết hút thuốc nhưng ra đường lại hút thuốc, đánh nhau, ăn cắp…

Mấy hôm nay, thông tin về cô giáo làm xước má học sinh; Thầy giáo đánh học trò bầm mông dù ít nhiều đã trở thành tấm gương xấu cho học trò. Nhiều em đã hỏi tôi tại sao giáo viên lại như vậy. Tôi không phủ nhận đồng nghiệp của mình sai, nhưng tôi cũng nhìn thầy đồng nghiệp mình đang chịu áp lực về thành tích, công việc…

Tôi cho rằng, câu nói “thương cho roi cho vọt” vẫn còn giá trị. Nhưng giá trị ở chỗ khi thầy phạt học trò bằng roi, phải làm sao để học trò thấy được tâm của người thầy. Thầy đánh trò, trò chưa đau mà thầy là người đau trước tiên.

Lê Huyền (ghi theo lời kể của một giáo viên THCS ở Quận 3, TP.HCM)


" alt="Bạo lực học đường: Tôi cảm thấy bất lực" width="90" height="59"/>

Bạo lực học đường: Tôi cảm thấy bất lực

Tại Nhật Bản, học sinh không phải làm bài kiểm tra cho đến khi 10 tuổi. Trước khi đạt độ tuổi đó, người Nhật coi trọng việc rèn cho học sinh cách sống.

Những đứa trẻ được học cách ứng xử trong cuộc sống. Chúng học cách chăm sóc động vật, tôn trọng người khác và hiểu biết về tự nhiên. Trẻ em được dạy những điều cần thiết như cách tự chủ, tinh thần trách nhiệm và sự công bằng.

Vì sao các trường học tại Nhật Bản không thuê lao công?

Một phần trong cách giáo dục trẻ nhỏ đó là dạy chúng giữ vệ sinh sạch sẽ cho môi trường xung quanh. Nếu ai cũng đều quan tâm và coi trọng không gian công cộng thì tất cả mọi người sẽ sống một cách hòa thuận.

Người Nhật tin rằng việc học những điều này sẽ dạy con họ biết tôn trọng và có tinh thần tự giác. Chúng sẽ hiểu rằng việc lau dọn là trách nhiệm của mọi người. Nhờ đó mà các em học sinh không coi thường việc dọn dẹp mà còn giúp đỡ nhau trong công việc đó.

Trẻ em ăn trưa tại trường phải có trách nhiệm mang rác của mình tới khu vực tái chế và lau dọn bàn ăn trước khi rời đi. Từng hộp sữa sẽ được thu gom để đem đi tái chế. Học sinh sẽ cùng ăn trưa với giáo viên trong lớp học, điều này tạo nên sự gần gũi giữa học trò và thầy cô. 

Trong giờ ăn trưa, chính các em học sinh sẽ chịu trách nhiệm mang đồ ăn cho giáo viên chứ không hề có nhân viên phục vụ. Sau khi ăn xong, việc dọn dẹp sẽ được thực hiện hết sức cẩn thận, bạn sẽ không thể nhận ra rằng đã từng có ai ăn uống tại đó!

Không chỉ có vậy, nhiều trường học còn tự trồng các thực phẩm sạch sau đó dạy cho học sinh cách nấu những món ăn đơn giản và bổ dưỡng. Người Nhật cho rằng, thức ăn không phải trọng tâm mà quan trọng là cách giáo dục. 

Chính việc cho học sinh tiếp cận với các công việc đời thường này sẽ giúp các em tăng tính tự giác, tính trách nhiệm và khuyến khích tinh thần lao động.

{keywords}

Những lợi ích lâu dài

Như đã nói ở trên, việc dạy trẻ em tự giác dọn dẹp sau khi ăn xong là một cách tuyệt vời để tạo nên một nền văn hóa nơi sự sạch sẽ luôn được chú trọng. Ngoài ra, việc này cũng giúp các em học sinh biết tôn trọng lẫn nhau. 

Chúng được dạy cách giữ gìn vệ sinh công cộng và có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau. Khi dọn dẹp, trẻ em có thể trò chuyện với bạn bè để công việc không trở nên nhàm chán.

Trên thực tế, đây không chỉ đơn giản là công việc quét dọn mà nó còn mang một ý nghĩa đằng sau đó. Cho dù là trang trí lớp học, hay cắt tỉa cây cỏ thì học sinh Nhật Bản sẽ vẫn thực hiện một cách chu đáo bởi vì chúng đã được dạy dỗ để giữ gìn môi trường.

Và khi lớn lên, những đứa trẻ sẽ vẫn tiếp tục quan tâm và bảo vệ môi trường xung quanh. Chúng sẽ không bao giờ quên thói quen tốt này. Việc dọn dẹp đơn thuần chỉ là cách để tạo lập thói quen đó.

Michael Auslin, một giáo viên Tiếng Anh tại Nhật Bản từng chia sẻ: “Đến trường không phải chỉ để học kiến thức trong sách giáo khoa mà là để học cách trở thành người có ích cho xã hội và biết tự chịu trách nhiệm với bản thân”. 

Mục đích của trường học là để giáo dục trong mọi khía cạch, chứ không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức trong sách. Họ dạy trẻ em cách sống vì trong tương lai sẽ chẳng có ai đi theo dọn dẹp hộ chúng, vậy nên tốt nhất hãy học cách làm việc này từ bây giờ.

{keywords}
Ảnh: Nishatha Bijeesh

Các bậc phụ huynh có thể học hỏi được gì từ câu chuyện trên?

Trẻ em cần được giáo dục. Giáo dục ở đây không chỉ để có nhiều thêm kiến thức mà còn là để trở thành một người hữu ích. Con người phải biết quan tâm đến những người khác và môi trường xung quanh. 

Đi học là khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ còn trường học là nơi các em được học những kĩ năng mới, tạo lập những thói quen tốt và có được các trải nghiệm.

Đối với các bậc cha mẹ, chúng ta nên dành thời gian xem xét áp dụng phương pháp này trong giáo dục trẻ nhỏ. Chúng ta phải hiểu rằng trẻ em cần biết cách tôn trọng, có tính tự giác và trách nhiệm đối với mọi thứ xung quanh.

Sẽ thật vô ích khi coi trọng việc phát triển trí tuệ mà coi thường việc rèn giũa nhân cách. Có thể chúng ta không muốn nhìn con mình phải quét dọn hay cọ rửa, nhưng chắc chắn ta muốn chúng trở thành những người được giáo dục toàn diện. 

Vậy nên hãy nhớ, điều quan trọng không phải là ở hành động mà kết quả cuối cùng mới là quyết định.

Bạn nghĩ sao về điều này?

Xem thêm: Chuyện gia đình, cách dạy con ngoan

Thanh Phương (Theo Lifehack)

" alt="Vì sao trường học Nhật Bản gần như không có lao công?" width="90" height="59"/>

Vì sao trường học Nhật Bản gần như không có lao công?