Trao đổi với VietNamNet,àngtrămđiểmởNghệAnchưacósóngđiệnthoạmu vs live ông Hồ Trung Đông - Trưởng phòng chuyển đổi số (Sở TT&TT tỉnh Nghệ An) cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất cả nước, địa hình miền núi đồi dốc phức tạp, thời tiết khắc nghiệt và nhiều thôn bản nằm thưa thớt, chưa có điện lưới nên khó khăn trong việc phủ sóng điện thoại.
“Chưa có điện nên các trạm viễn thông phải vận hành bằng máy nổ rất tốn kém nhiên liệu, công sức vận hành, hao phí máy móc. Địa hình rất phức tạp, không triển khai được cáp quang nên đường truyền cho trạm viễn thông phải sử dụng đường truyền vệ tinh, chi phí lớn. Theo đó, xây dựng cột phát sóng đã khó nhưng duy trì và vận hành lại càng khó khăn hơn.
Mỗi doanh nghiệp viễn thông khi xây dựng trạm thu, phát sóng phải tính đến chiến lược kinh doanh. Ví dụ, phát triển ở khu vực đồng bằng, chi phí xây dựng cột sóng khoảng từ 700 tr - 1,5 tỷ đồng tùy quy mô. Tuy nhiên, ở miền núi chi phí cao hơn nhưng người dân thưa thớt, lưu lượng thấp và không có lợi nhuận", ông Đông chia sẻ.
Do đó, việc giải quyết bài toán lợi nhuận, cạnh tranh trong kinh doanh và phát triển hạ tầng phục vụ nhiệm vụ công ích được các doanh nghiệp viễn thông hết sức cân nhắc.
Ngoài ra, mấy năm qua, dịch Covid-19 bùng phát cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển của toàn ngành viễn thông nói chung, hạ tầng viễn thông nói riêng.
Cũng theo ông Đông, mặc dù hệ thống pháp luật về viễn thông khá đầy đủ, tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của công nghệ, hạ tầng, dịch vụ, nên một số văn bản hướng dẫn đã chưa theo kịp sự phát triển, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông và quản lý các dịch vụ viễn thông ở địa phương.
Một số doanh nghiệp viễn thông khi triển khai đã cho biết những khó khăn trong quá trình lập quy hoạch. Ví dụ, việc phải "Fix cứng" toạ độ và bắt buộc phải xây dựng đúng vị trí theo quy hoạch đã được phê duyệt gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, khi triển khai xây dựng nhiều vị trí phải xê dịch ở cự ly nhất định, khó đúng theo tọa độ đã được phê duyệt trong quy hoạch, khi xê dịch phải thực hiện quy trình điều chỉnh vị trí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại, mất nhiều thời gian.
Trên cơ sở những vấn đề phát sinh trong thực tế, tháng 11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật viễn thông (sửa đổi) và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với nhiều nội dung mới, dự kiến sẽ tháo gỡ được các điểm nghẽn, giải quyết được các vấn đề hạn chế sự phát triển của hạ tầng cũng như dịch vụ viễn thông.
Ngoài ra, ngày 14/9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tích hợp phần quy hoạch kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hạ tầng viễn thông tỉnh Nghệ An phát triển nhanh, bền vững.
"Việc phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ xây dựng hạ tầng số được Lãnh đạo tỉnh Nghệ An rất quan tâm chỉ đạo, trong đó hệ thống quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được tỉnh triển khai xây dựng một cách bài bản, đúng quy trình, quy định (gồm quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch riêng của các doanh nghiệp được điều chỉnh, bổ sung hằng năm theo nhu cầu phát triển), là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình phát triển hạ tầng viễn thông cho doanh nghiệp tại địa phương", ông Đông cho hay.
Hướng nào cho việc giải quyết vùng lõm sóng?
Sắp tới, nếu theo lộ trình tắt sóng 2G vào tháng 9/2024 của Bộ TT&TT, việc phủ sóng 3G, 4G để bù đắp việc thiếu hụt sóng 2G sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phạm vi phủ sóng 3G, 4G nhỏ hơn so với phạm vi phủ sóng các trạm 2G. Đây là bài toán lớn cần giải quyết của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng.
Theo thống kê, trên địa bàn Nghệ An hiện nay có khoảng 98% diện tích được sóng 2G và 95% là phủ sóng 3G, 4G. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu phủ sóng 100% thôn, bản và 100% dân số. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện.
Trong đó, ngày 11/9/2023, tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 671/KH-UBND về phát triển hạ tầng số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025 với nhiều nhóm giải pháp, bao gồm giải pháp rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn theo Luật Viễn thông (sửa đổi) cũng như quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó bao gồm nguồn kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa; giải pháp truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông...
Theo báo cáo tổng hợp sơ bộ từ các doanh nghiệp viễn thông, tỉnh Nghệ An đang có hàng trăm điểm lõm sóng thông tin di động 4G hoặc sóng không ổn định (VNPT khoảng 319 điểm, Viettel khoảng 218 điểm).
Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác, thực chất vùng lõm sóng cũng như sóng không ổn định, dự kiến quý I năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An sẽ phối hợp với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích tổ chức khảo sát cụ thể tại các địa phương.
Từ đó sẽ xác định được các khu vực ưu tiên xây dựng hạ tầng viễn thông, sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa, biên giới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phủ sóng 4G cho 100% dân số của tỉnh Nghệ An.