Theo Guardian, động thái trên sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 1 năm tới nhằm cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn và giảm giá thành phát radio.
Na Uy sẽ sử dụng hệ thống DAB (phát âm thanh số) với chi phí chỉ bằng 1/8 hệ thống phát FM truyền thống.
Nước này đưa vào sử dụng trạm phát radio số từ năm 1995 và hiện đang có 31 trạm phát radio sử dụng DAB. DAB là công nghệ rất phổ biến tại châu Âu với ít nhất 40 quốc gia đang sử dụng.
Mặc dù lợi ích của DAB tương đối rõ ràng nhưng động thái đoạn tuyệt FM của Na Uy cũng vấp phải nhiều chỉ trích bởi không phải vùng nào của nước này cũng tiếp nhận được sóng DAB.
Người dùng lo ngại chi phí mua bộ tiếp sóng sẽ tăng lên, vốn đang trong khoảng 120 - 235 USD. Theo số liệu của Digitalradio Norge, 49% người nghe đài Na Uy đang nghe DAB trên xe hơi.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy số người nghe đài Na Uy giảm 10% mỗi năm. Riêng đài quốc gia NRK giảm nhiều nhất – 21%.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ FM sang DAB chỉ áp dụng cho các đài quốc gia. Các đài địa phương tại Na Uy vẫn phát FM như thường lệ.
Ngoài Na Uy, một số nước châu Âu bao gồm Anh, Đan Mạch, Thụy Sĩ cũng có kế hoạch chuyển đổi sang DAB trong các năm tới.
Nguyễn Minh(theo Mashable)
" alt=""/>Nước đầu tiên trên thế giới ngừng phát đài FM
Garmin cũng trang bị các công nghệ như đo lường sức khoẻ VO2 Max (lượng hấp thụ oxy tối đa) và ước tính độ tuổi vận động cho vívoactive 3 nhằm cung cấp các dữ liệu giá trị nhằm theo dõi các thay đổi về thể chất của người dùng. vívoactive 3 cũng được trang bị công cụ theo dõi mức độ stress hàng ngày của người đeo bằng cách đo biến thiên nhịp tim (HRV). Tính năng đếm thời gian thư giãn Four-FoldBreath cũng giúp người dùng cân bằng giữa trạng thái căng thẳng và trạng thái nghỉ ngơi.
Ông Dan Bartel - Phó Chủ tịch kinh doanh toàn cầu của hãng Garmin cho biết: “Khi vận động thể thao ngoài trời hoặc đơn giản là đi ra ngoài, mọi người đều không biết cất giữ tiền mặt hoặc thẻ tín dụng ở đâu cho an toàn; do đó trong nhiều trường hợp, họ không mang tiền hoặc thẻ và thường gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các dịch vụ ăn uống sau khi luyện tập. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta có thể hoàn toàn thoải mái và yên tâm thanh toán thẻ với sản phẩm vívoactive 3 với công nghệ mới và tiện ích Garmin Pay”.
Tính năng Garmin Pay, hỗ trợ bởi công nghệ FitPay™ sẽ giúp hỗ trợ thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ VISA cho phép người dùng tận hưởng tiện ích từ việc thực hiện các thanh toán ngay trên cổ tay.
Khi tập luyện, đồng hồ thông minh luôn kết nối để giúp người đeo nhận được các thông báo email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại… từ điện thoại thông minh tương thích. Ngoài ra, vívoactive 3 cho phép điều khiển nhạc trên điện thoại, xác định vị trí điện thoại, và điều khiển camera hành trình Garmin VIRB từ xa (Camera VIRB là thiết bị bán riêng); đồng thời cho phép người thân theo dõi hoạt động của người dùng trong thời gian thực bằng ứng dụng LiveTrack.
Ngoài ra, vívoactive 3 có tính năng tự động đồng bộ với ứng dụng trên di động Garmin Connect™ để lưu giữ các số liệu thống kê nhằm dễ dàng truy cập lại.
Trên cộng đồng trực tuyến miễn phí Garmin Connect, người dùng có thể theo dõi kế hoạch tập luyện, các bài tập, mức độ căng thẳng và giám sát giấc ngủ được hiển thị trên đồ thị chi tiết. Người đeo còn có thể theo dõi kế hoạch tập luyện ngoài trời trên bản đồ, kế hoạch thi đấu hàng tuần và kết nối với các người dùng khác bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính để bàn tương thích.
Sản phẩm hiện có sẵn 3 màu: đen,trắng (giá 7,299,000 VNĐ) và đen xám (giá 8,229,000VNĐ). Sản phẩm được phân phối bởi FPT Distribution với tổng đài hỗ trợ khách hàng (miễn phí cước gọi) 120886013 và bảo hành tại hệ thống FPT trên toàn quốc.
Khách hàng cũng có thể tùy chọn mua thêm các phụ kiện theo phong cách của mình (Các sản phẩm phụ kiện được bán riêng).Vui lòng xem thêm các tính năng ưu việt của sản phẩm tại video sau.
Hôm nay, ngày 28/12/2017, FPT đã khởi công Tổ hợp FPT Tower quy mô 100.000 m2 tại khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội, sẽ cung cấp chỗ làm việc cho khoảng 9.000 nhân lực ngành CNTT. Đây là tổ hợp văn phòng làm việc, campus thứ 14 của FPT và cũng là công trình có diện tích xây dựng lớn nhất của tập đoàn tính đến thời điểm hiện tại.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan nhận định đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới đáng tự hào của FPT.
Theo Thứ trưởng, trong suốt thời gian qua, Đảng và Chính phủ quan tâm đến phát triển CNTT, coi CNTT là nền tảng cho đổi mới sáng tạo. “CNTT đang trở thành hạ tầng của hạ tầng phát triển, là động lực để phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc gia góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết, công nghiệp CNTT đang phát triển nhanh và bền vững có doanh thu cao giá trị xuất khẩu lớn và đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của quốc gia. Năm 2017, tổng doanh thu phát sinh trong lĩnh vực CNTT tăng hơn 13% so với năm 2016, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 37.000 tỷ đồng. Xuất khẩu phần mềm ước đạt 58.500 tỷ đồng. Đến nay, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT đã là 27.000 doanh nghiệp. Cả nước có 4 khu CNTT tập trung, đều đang hoạt động tốt.
Nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của CNTT Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp tích cực của FPT, Thứ trưởng Phan Tâm nhận xét, trong suốt 30 nam qua FPT đã luôn nỗ lực khẳng định vị trí là tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam và trên thế giới trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT uy tín cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. FPT đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế khi trở thành đối tác của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Airbus, Microsoft. FPT cũng trở thành đối tác ủy thác dịch vụ phần mềm tin cậy cho nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Thứ trưởng cũng đánh giá, trong 30 năm qua, FPT đã luôn giữ được nhịp tăng trưởng cao, tạo ra hàng ngàn việc làm mỗi năm đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành CNTT Việt Nam. “Nỗ lực và các thành tích rất đáng tự hào của FPT đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với nhiều danh hiệu, được cộng đồng tôn vinh bằng nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế”, Thứ trưởng nói.
Nhận định mô hình xây dựng các campus là xu thế của các tập đoàn công nghệ lớn, theo Thứ trưởng, mô hình này tạo ra môi trường làm việc hiện đại và sáng tạo cho cán bộ, nhân viên. Thời gian qua, FPT đã xây dựng các khu campus như F-Town tại TP.HCM, FPT Complex tại Đà Nẵng, F-Ville tại Hòa Lạc, Hà Nội và hôm nay là khu tổ hợp FPT Tower tại Cầu Giấy, Hà Nội.
“Sự kiện khởi công FPT Tower ngày hôm nay tiếp tục khẳng định FPT đang nỗ lực xác lập dẳng cấp khu vực và thế giới của mình. Bộ TT&TT đánh giá cao và rất ủng hộ bước đi đúng đắn, thể hiện tầm nhìn và phát triển dài hạn của FPT, phù hợp với chủ trương, chính sách”, Thứ trưởng nhấn mạnh.