Sinh viên khóc ròng vì vừa cọc nhà trọ, trường lại bất ngờ 'quay xe'

P. H,ênkhócròngvìvừacọcnhàtrọtrườnglạibấtngờliverpool đấu với man city quê Phú Thọ, là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngày 9/2, sau khi nghe tin trường quyết định cho sinh viên các khóa quay trở lại trường học trực tiếp, H. vội cùng hai người bạn thân bắt xe xuống Hà Nội để tìm phòng trọ.

“Theo kế hoạch, Học viện sẽ cho sinh viên các khoá, hệ dần đi học trực tiếp trở lại trong tháng 2 và tháng 3. Đây cũng là thời điểm “mở cửa” của nhiều trường đại học trên địa bàn, do đó việc tìm nhà trọ vô cùng khó khăn.

Chúng em quyết định sẽ xuống Hà Nội một ngày để tìm phòng trọ trước vì sợ tới muộn sẽ hết phòng. Vì thế, cả ba trước đó đã ghi hết danh sách các phòng cảm thấy ổn trên các hội nhóm, sau đó xuống tìm trực tiếp”.

{ keywords}

Kể từ tháng 2, các trường đại học bắt đầu cho sinh viên quay trở lại trường (Ảnh minh họa).

Sau một ngày tìm kiếm, cuối cùng, cả nhóm đã tìm được một phòng trọ tại Trần Quốc Vượng (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) với giá thuê 3 triệu đồng/ phòng/ 3 người.

“Chúng em vốn định cuối tháng này mới chuyển vào, nhưng chủ nhà không chấp nhận giữ phòng nên cả ba đành phải chấp nhận thuê ngay từ hôm đó. Ngoài tiền thuê nhà, em cũng đã đặt cọc thêm 1,5 tháng, đồng thời cũng ký hợp đồng 1 năm. Chỉ đến lúc đặt bút ký xong hợp đồng, cả ba mới có thể thở phào nhẹ nhõm”, Hòa nói.

Tuy nhiên, đến ngày 18/2, Học viện đưa ra thông báo khẩn về việc tạm dừng việc học trực tiếp đối với các hệ, các lớp; chuyển toàn bộ sang học trực tuyến tới khi có thông báo mới do tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng, cô nữ sinh quê Phú Thọ bỗng chốc rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

“Nếu không trả phòng, em sợ sẽ giống như năm ngoái, mất 6 – 7 tháng tiền nhà nhưng sau đó không ở mà lại về quê học online do dịch bệnh. Trong khi đó, chủ trọ cũng không thông cảm, tạo điều kiện mà vẫn thu đủ cả tiền dịch vụ.

Nhưng nếu bây giờ chấp nhận mất cọc, nhượng phòng thì em sợ một thời gian ngắn nữa trường cho đi học trở lại, lúc đó quá muộn không còn phòng để thuê”.

H. cho biết không chỉ riêng cô mà hầu hết các bạn trong lớp cũng đều đã đặt cọc, thuê nhà và lác đác một vài bạn đã quay trở lại Hà Nội. Những sinh viên này cũng đang rất băn khoăn không biết sẽ phải tính toán ra sao.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm của H. chấp nhận để không phòng trọ và chờ đến hết tháng 3, sau đó sẽ tiếp tục tính toán.

Cũng giống như H., vì lo lắng việc tìm nhà trọ sẽ khó khăn hơn khi đông sinh viên quay trở lại Hà Nội, từ ngày 11/2, N.T, sinh viên năm nhất, Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã đăng lên khắp các hội nhóm để tìm kiếm nhà trọ khu vực Cầu Giấy. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày liền, nữ sinh vẫn chưa tìm được phòng ưng ý.

“Có những phòng đẹp, ưng ý thì giá thuê quá cao hoặc phí dịch vụ rất đắt. Có những phòng giá mềm hơn, khi em gọi qua video, ảnh trên mạng một đằng mà hình trực tiếp lại một nẻo”.

Do đó, nữ sinh đã quyết định từ Thái Bình lên Hà Nội sớm để thuê phòng. Đi hơn 10 phòng trọ, cuối cùng, nữ sinh cũng chốt được một phòng ở Trần Cung với giá thuê 2,5 triệu/ tháng chưa kể điện nước.

Song, vừa trả xong 3 tháng trọ cùng tiền cọc 1 tháng với tổng số tiền là 10 triệu đồng, Trâm tá hỏa khi nhận được tin nhà trường quay trở lại việc cho sinh viên học trực tuyến.

“Quả thực hiện tại em chưa biết sẽ phải làm như thế nào. Tiền nhà cũng đã trả, đồ đạc cũng đã sắm sửa gần xong. Giờ không lẽ bỏ lại hết để về quê”, T. than thở.

Không chỉ riêng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mới đây, Trường ĐH Vinh cũng ra thông báo tới sinh viên về việc tiếp tục triển khai phương án dạy học trực tuyến kể từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, trường này thông báo, kể từ ngày 21/2, trường sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tiếp đối với học sinh trong toàn trường.

Nhiều sinh viên cũng rơi và tình cảnh “ở cũng không được mà về cũng không xong”.

“Trường thông báo quá gấp nên em đã xuống trường và thuê xong phòng trọ tại phường Trường Thi (TP. Vinh). Giờ đây, vì nhà không có điều kiện mà phòng cũng đã thuê rồi, giờ chỉ còn cách ở lại phòng trọ vừa học online, vừa tìm việc làm thêm luôn chứ không thể về nữa”, một sinh viên năm nhất than thở.

Hồi đầu tháng 2, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, 100% các trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2. Hiện, đa số các trường vẫn giữ nguyên phương án cho sinh viên quay trở lại học trực tiếp.

Thời Vũ

Lan truyền clip nam sinh bị trói tay trong ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM

Lan truyền clip nam sinh bị trói tay trong ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM

Nam sinh kể vừa bước ra khỏi thang máy tầng 2 thì bị bịt miệng sau đó lôi vào thang thoát hiểm, bị trói hai tay, vừa la lên thì bị lấy mất điện thoại.

Kinh doanh
上一篇:Nhận định, soi kèo Reims vs Nice, 1h00 ngày 12/1: Chủ nhà gặp khó
下一篇:Nhận định, soi kèo Nacional vs Porto, 22h30 ngày 12/01: Ca khúc khải hoàn