Phó Thủ tướng nói về khó khăn trong tự chủ giáo dục
Phát biểu trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều nay (28/10),óThủtướngnóivềkhókhăntrongtựchủgiáodụm.24h Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết những khó khăn, bất cập của cả hệ thống - không riêng vấn đề y tế, giáo dục mà cả an sinh xã hội và kinh tế - đã tích tụ từ nhiều năm.
"Có những việc chúng ta đã nhận diện ra thì bây giờ nhận diện rõ hơn, có những tồn tại và bất cập tích tụ thì bây giờ bộc lộ ra sau đại dịch. Không riêng Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển nhất, cũng rất khó khăn, phải đối phó với tình trạng này", ông Đam nói.
Ông Đam dẫn chứng có những nước rất phát triển nhưng đã phải tuyên bố chính thức "nguy cơ sinh viên sẽ bỏ học do giá thuê nhà trọ quá cao". Thậm chí, có những nước rất phát triển bắt đầu phải cắt khẩu phần ăn tại trường của học sinh.
Nhìn về Việt Nam, ông Đam nhấn mạnh mặc dù rất nhiều khó khăn, nhưng "chúng ta vẫn lo rất tốt cho bà con, không chỉ ở vùng đô thị, đặc biệt là cả các vùng núi, vùng dân tộc".
Ông Đam cho biết giáo dục phổ thông Việt Nam đứng trong top 50 quốc gia hàng đầu, đại học phấn đấu ở top 70, giáo dục nghề nghiệp - đã tiến bộ trong những năm qua - hiện đứng khoảng thứ 90. Sự kỳ vọng vào giáo dục là có thật ở tất cả các quốc gia và luôn luôn rất căng thẳng, không chỉ ở các nước đang phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ câu chuyện gần đây nhất, khi sang Việt Nam dự hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, có vị Bộ trưởng ở một đất nước có nền giáo dục rất xuất sắc và từng làm Bộ trưởng Công thương nói rằng: "Khi tôi làm Bộ trưởng Công thương và được chuyển sang làm Bộ trưởng Giáo dục, các thành viên nội các có nói khi anh làm Bộ trưởng Công thương, chỉ có vài nghìn người muốn thay Bộ trưởng, còn sang làm Bộ trưởng Giáo dục hãy sẵn sàng với việc có vài triệu người muốn thay anh".
Từ đấy, ông Đam nhận định ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển, y tế cũng như giáo dục có rất nhiều vấn đề.
"Y tế, giáo dục, văn hóa là những ngành trước mắt không làm ra tiền, thành tích không thấy được ngay. Những ngành này muốn có thành tích cũng phải nhiều năm, bất cập cũng nhiều năm mới bộc lộ và khi bộc lộ cũng mất nhiều năm mới khắc phục được" - ông Đam nhấn mạnh.
Về biên chế, Bộ GD-ĐT lo đào tạo nguồn, lo chuẩn về giáo viên và Bộ muốn rằng "cứ ở đâu có học sinh, phải có giáo viên đủ các môn học và số lượng học sinh trên lớp ít nhất có thể". Theo ông Đam, ở các nước tiên tiến có khoảng 20 học sinh/lớp, Việt Nam hiện nay chuẩn đề ra 35 học sinh/ lớp, nhưng vẫn thiếu.
"Ngành giáo dục lo đào tạo giáo viên, mong có đủ giáo viên, nhưng để có đủ thì phải tăng biên chế. Muốn tăng biên chế mà không phát triển giáo dục ngoài công lập được thì chúng ta phải tăng ngân sách, tăng ngân sách thì không có tiền. Do đó, muốn làm được như vậy, chúng ta phải đồng bộ rất nhiều" - ông Đam nói.
Theo ông, đầu tiên phải phát triển giáo dục ngoài công lập nhanh hơn để có nguồn thu nhiều hơn, nhưng phải làm sao để giáo dục ngoài công lập phát triển thực chất. Muốn trường học ngoài công lập, bệnh viện ngoài công lập thì phải có nghị quyết, chính sách...
Ông Đam cho rằng phải đẩy mạnh hơn nữa tự chủ đại học và làm sao có cơ chế để số giáo viên ở đô thị không phải dùng lương từ ngân sách nhà nước, mà có thể từ khoản học phí của những đối tượng sẵn sàng chi trả.
Nói về học phí, ông Đam cho biết cho biết Chính phủ "đã rất cố gắng, nỗ lực"và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao Việt Nam khi với nguồn kinh phí như vậy nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục và y tế tốt hơn so với những nước có cùng mức chi.
Hiện nay, các trường phổ thông được hưởng 60% từ học phí để lo cho chi chuyên môn. Vừa qua, Chính phủ đưa ra chủ trương không tăng học phí.
"Muốn các trường vận hành được thì ngân sách nhà nước phải bù vào phần lẽ ra phải tăng mà không tăng. Chính phủ đang làm những bước cuối cùng để ban hành nghị quyết theo hướng như vậy" - Phó Thủ tướng thông tin.
Về vấn đề tự chủ, ông Đam chia sẻ "đây là vấn đề rất khó khăn từ nhiều năm nay".
"Hai năm qua có giảm nhiều về đầu mối nhưng tổng biên chế vẫn không giảm. Câu chuyện đặt ra là cơ chế quản trị các đơn vị sự nghiệp này, trong đó chủ yếu là trường học và bệnh viện. Điều này chúng ta vẫn làm nhưng khác thế giới" - ông Đam nhận định.
Theo ông, trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, từ đó cơ sở được quyền tự chủ về bộ máy, về nhân sự, về đầu tư và về lương, về chi. Nhưng ở Việt Nam, vì thiếu tiền nên thiết kế theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên, nếu lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn. Còn nếu ở mức giá thấp hơn, không lo được đầu tư chỉ chi được thường xuyên là tự chủ được, một mức nữa là tự chủ một phần chi thường xuyên và mức cuối cùng là không tự chủ được.
"Chúng ta ra một phương pháp để quản lý các cơ sở này, chúng tôi vẫn nói với nhau đó là một khóa 4 nấc và 2 chìa. Ví dụ như đại học ở Đức là tự chủ nhưng ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, còn ở chúng ta nếu ngân sách nhà nước còn lo thì không có tự chủ và chúng tôi rất tha thiết sẽ phải thay đổi việc này" - Phó Thủ tướng bày tỏ.
'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'
Lãnh đạo nhiều trường đại học, học viện cho hay gặp vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đại học khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan còn thiếu đồng bộ.-
Nhận định, soi kèo Dibba AlVideo bóng đá highlights Colombia 3Đấu U23 Việt Nam, U23 Hàn Quốc ngán Quang Hải, Văn Quyết, Anh ĐứcLịch thi đấu bóng đá Asiad hôm nay 27/8Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầuThương bé mắc bệnh xoắn ruột khó mong có 20 triệu đồngBộ sẽ phạt trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu, mở ngành theo cảm hứngQuang Hải ra đi, CLB Hà Nội lo tìm người thay thếNhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khóBé trai trường Gateway đi học mặc áo đỏ, rời xe lại mặc áo trắng?
下一篇:Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
- ·Nhận định, soi kèo Pyramids vs Mansoura, 22h30 ngày 4/2: Đẳng cấp chênh lệch
- ·2 điều ‘đáng’ để học ở ĐH Thăng Long
- ·Điểm sàn xét tuyển Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) từ 16
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/3
- ·Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 21/6
- ·Vợ đau đầu lo tiêu Tết, chồng nằng nặc đòi mua smartphone
- ·Chờ vào lớp 10, học trò tranh thủ lên thành phố đi làm thêm
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 11/7: Chung kết EURO Anh vs Ý
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 12/2015 (Lần 2)
- ·Cô gái TPHCM kể chuyện hái dâu kiếm gần nửa triệu đồng mỗi giờ ở Australia
- ·Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
- ·Kết quả Burnley 0
- ·Sạc dự phòng phát nổ, hành khách nháo nhác tìm cách thoát khỏi máy bay
- ·Ngủ mơ chồng vẫn gọi tên tình cũ
- ·Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
- ·Nhận định bóng đá Argentina vs Paraguay, Copa America 2021
- ·Erik Ten Hag mang Van Persie hoặc Van Nistelrooy trở lại MU
- ·Xem trực tiếp chung kết ‘Siêu cúp châu Âu 2021’ ở đâu?
- ·Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
- ·Kết quả CH Séc 1
- ·Lịch thi đấu của MU ở Ngoại hạng Anh 2021
- ·Đưa tên GS Hoàng Tụy vào bản dịch đề thi Olympic Toán quốc tế 2019
- ·Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
- ·U23 Việt Nam đấu U23 Bahrain: HLV Park Hang Seo chơi bài ngửa
- ·Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
- ·Nhận định vòng 25 V
- ·Năm 2025, phấn đấu có ít nhất 13,5 triệu đoàn viên công đoàn
- ·Một vài quan sát thú vị từ kết quả Olympic Toán quốc tế 2019
- ·Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 12/2015
- ·Hansi Flick, Đức muốn vào chung kết World Cup 2022
- ·Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
- ·UEFA bỏ luật bàn thắng sân khách Champions League Europa League