您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
NEWS2025-02-05 21:00:01【Thời sự】1人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 03/02/2025 09:54 Nhận định lichbongdalichbongda、、
很赞哦!(22837)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
- Trấn Thành tức giận y tá xin chụp hình khi Hari Won co giật vì tụt canxi
- Tặng thưởng 15 tác phẩm lý luận phê bình văn học, nghệ thuật 2019
- Đăng đơn ly hôn lên mạng, người phụ nữ nhận trái đắng
- Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- Những người ‘giải cứu’ cuộc đời trẻ em đường phố
- 'Thế tử' Moon Sang Min bùng nổ sức hút sau 'Dưới bóng Trung điện'
- Quang Hải
- Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
- Hỗ trợ 4 triệu nâng đời xe máy 'cà tàng', người nghèo vẫn băn khoăn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
Tuy nhiên, niềm vui có xe đi lại chẳng được lâu. Một tuần sau đó tôi đã phải đưa xe vào gara để làm lại máy vì những tiếng gõ bất thường nơi khoang máy. Số tiền để sửa động cơ và sơn lại xe khiến tôi tiêu hết 25 triệu đồng, tức là mất đứt 1/3 cái xe đã mua.
Tưởng vậy đã xong mà bệnh cũ vừa hết, bệnh mới đã đến. Điều hòa hỏng, xe có hiện tượng ga không đều, đề kéo dài cảm giác có tiếng ngộp hơi... Tôi lại đưa xe đến một gara gần nhà kiểm tra. Ngoài các vấn đề ở máy phát, lọc xăng, bơm xăng thì thợ cho tôi biết chiếc xe có hệ thống điện chế cháo lung tung, nhiều đoạn dây đã chai sờn có dấu hiệu chập cháy. Để ổn định cần phải đi lại hoàn toàn hệ thống điện để xe về hoạt động như cũ.
Chiếc Mazda 626 đời 1995 mới mua chưa được một tháng nhưng liên tục gặp vấn đề, xong bệnh cũ thì lại thêm bệnh mới. Ảnh minh họa (Đình Quý) Chưa rõ lần sửa mới sẽ kéo dài "tuổi thọ" chiếc xe thêm được bao lâu nhưng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với "ông lão" hàng chục tuổi này. Chẳng nhẽ "đã đâm lao phải theo lao", nhưng nếu cứ hỏng lại sửa, tôi sợ số tiền nuôi xe sẽ chạm tới ngưỡng một chiếc xe đời cao hơn.
Theo các bạn tôi nên bán rẻ để thu hồi được đồng nào càng tốt hay cố gắng khắc phục để đi xe thêm thời gian nữa, có tiền sẽ mua lại xe mới?
Độc giả Nguyễn Văn Tuấn(Bắc Ninh)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mùa dịch săn xe sang cũ thanh lý, giá siêu rẻ
Nhiều cơ quan nhà nước đăng tin thanh lý xe công có thể là cơ hội cho người tiêu dùng săn xe sang đời cũ giá rẻ để làm phương tiện cá nhân đi lại trong mùa dịch bệnh.
">Ô tô mua 75 triệu đồng mới mua hỏng liên tục, tôi có nên sửa để đi tiếp
Chiều Xuân sinh năm 1967, là con gái đạo diễn sân khấu Đức Đọc. Chị đóng phim sớm, nổi tiếng với vai Thuận phim Mẹ chồng tôi(đạo diễn Khải Hưng), Na phim Người yêu đi lấy chồng, Ngân Hà phim Hà Nội 12 ngày đêm, Hương phim Hàng xóm, Mai phim Tình biển...
Với vẻ đẹp đằm thắm, lối diễn tự nhiên, chị là một trong những mỹ nhân "làm mưa làm gió" trên màn ảnh.
Gần đây, chị trở lại trong dự án phim điện ảnh Kẻ ăn hồn- một tác phẩm kinh dị. Trong phim, NSƯT Chiều Xuân xuất hiện trong vai bà Tám Kheo với nhiều phân đoạn cảm xúc, gây ấn tượng với khán giả.
Nhiều người thắc mắc, vì sao NSƯT Chiều Xuân lại nhận lời vào phim "Kẻ ăn hồn" của đạo diễn Trần Hữu Tấn?
- Khi Trần Hữu Tấn mời tôi tham gia phim, tôi đã phải suy nghĩ khá nhiều. Tôi buồn và thương cho nhân vật vì đó là một bà mẹ có con bị chết thương tâm. Sau khi đọc kịch bản, tôi quyết định tham gia vì thấy đây là vai diễn có chiều sâu.
Bên cạnh đó, Tấn làm nhiều phim như: Rừng thế mạng, Chuyện ma gần nhà, Bắc Kim thang… có yếu tố kinh dị, tôi xem thấy rất cuốn hút. Phim của cậu ấy cũng có nhiều chất liệu văn hóa dân gian, đó là điều tôi thích thú.
Vai bà Tám Kheo có phải là một vai khá nặng về tâm lý với chị không?
- Đó là một vai với tâm lý khá nặng. Trước khi quay, tôi thường ngồi suy nghĩ về vai diễn, nỗi đau mất con đẩy lên cùng cực khiến khá giả cũng có nhiều đồng cảm với nhân vật này.
Nhiệm vụ của nghệ thuật là phải khai sáng, để người diễn viên được lăn lộn vào những bi kịch, đau thương lẫn hân hoan để soi chiếu chiều sâu bên trong con người. Khi phim ra rạp, xem lại, tôi cũng thấy xúc động và thương nhân vật Tám Kheo hơn.
Làm phim ở Hà Giang một thời gian dài, chị có gặp có nhiều khó khăn?
- Sau Tết Nguyên đán 2023 là chúng tôi đã quay phim. Tôi đã có hơn 1 tháng để lên Hà Giang làm phim Kẻ ăn hồn. Để lên trên Hà Giang, tôi phải di chuyển bằng xe khách giường nằm, lên xe chỉ ngủ một giấc dài là đến Yên Minh, có thể ngắm nhìn các đèo trên đó.
Lên một chút nữa là tới dốc Thẩm Mã, tôi từng lên đây chụp ảnh nên khá quen thuộc với nơi này. Khi trở lại làm phim, tôi thấy rất sung sướng.
Làng mà chúng tôi quay phim có nhiều thiếu thốn, nơi đây không có điện, không có nước. Để có nước sinh hoạt, đoàn phim phải kéo từ dưới lên, dùng một cái ống dài, kéo nước vào một cái hồ lớn, từ đó bơm nước lên làng. Ê-kíp có dựng các lều ở ngoài để sinh hoạt và để đồ quay phim.
Thời gian đó, đoàn phim "dính" 2 lần Covid-19. Cả đoàn ai cũng bị và khỏi dần, nhưng không ai kêu ca mà rất quy củ để đoàn kết vượt qua khó khăn.
Chị đi xa nhà lâu vậy, ông xã chị - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - có cằn nhằn không?
- Trong thời gian đi quay ở Hà Giang, tôi về nhà 1 lần. Ông xã bảo, thôi cứ ở lại quay xong hãy về, vì sợ tôi đi lại, di chuyển vất vả. Đi xa thế, tôi thấy mình vẫn có thể sắp xếp việc nhà từ xa được.
Nhà tôi ai cũng nấu ăn ngon, kể cả anh Quân. Cả nhà thường gọi anh ấy là "siêu đầu bếp". Anh ấy nấu cơm, hay phở cũng rất ngon.
Mỗi lần đi làm về, mệt, tôi chỉ cần mua nguyên liệu và ông xã sẽ là người nấu. Tôi may mắn vì có được điều này nên luôn yên tâm mỗi khi đi làm. Nhà lại có bác giúp việc nên tôi không lo lắng lắm.
Có thời gian tôi rất nóng tính
Nhắc đến Chiều Xuân - Đỗ Hồng Quân, người ta thường nói đến một cặp đôi gần 40 năm chung sống vẫn giữ được hạnh phúc, anh chị có bí quyết gì không?
- Nếu nói gần 40 năm chỉ ngọt ngào thì cũng không đúng, để có được hạnh phúc thì cũng có nhiều sóng gió, vất vả. Đừng nghĩ, vì sao tôi chăm sóc anh mà anh không chăm sóc tôi? Khi mình chăm sóc chồng con thật tâm thì họ cũng sẽ lo lắng cho mình thôi.
Khi chúng tôi lớn tuổi, vẫn thấy rất yêu nhau là vì chúng tôi hiểu được giá trị của nhau, tôn trọng nhau từ lúc lấy đến bây giờ.
Tôi cũng luôn tâm niệm, giá trị của chồng ngày càng tăng lên. Đừng nghĩ, thân quen quá rồi thì không cần trân trọng nữa. Đừng nghĩ "gần chùa gọi bụt bằng anh", điều đó là không được.
Nhiều phụ nữ muốn mình là nội tướng trong gia đình thì mới giữ chân được người đàn ông, với chị thì sao?
- Câu "lạt mềm buộc chặt" không đúng với tôi lắm. Mình đừng giữ ai thì mọi người sẽ không bỏ mình đi đâu cả. Mình tôn trọng tự do của mọi người, thì mình sẽ được tự do. Mình phải hiểu đối phương chứ không phải trong gia đình, mình muốn làm bà tướng, điều khiển mọi thứ theo ý mình, vậy là hỏng hết.
Tôi còn có công việc, sở thích riêng. Tôi không có thời gian để quản lý sở thích của mọi người trong gia đình, điều này rất vô lý. Khi mình vui thì mọi người sẽ ủng hộ mình thôi.
Dù không nói ra nhưng các thành viên trong gia đình đều coi chị là nội tướng?
- Trong cuộc sống, mình vẫn phải "nghệ thuật" một chút nhưng mình đừng phụ thuộc vào câu "nghệ thuật để sống", như thế rất mệt mỏi.
Tôi thấy mình là người biết nhu, biết cương. Anh Quân cũng là một người rất chiều vợ, thương con, thương cháu. Vợ con chưa có vấn đề gì anh ấy đã "rền rĩ, nỉ non" lo lắng. Tôi phải luôn động viên anh ấy rằng, anh yên tâm, mọi chuyện đều ổn.
Trong gần 40 năm sống bên nhau, chị đã bao giờ phải giữ chân anh Quân, hay anh ấy phải giữ chân chị không?
- Chắc cũng có, hồi trẻ thì có đấy. Điều này tôi tự nghĩ ra thôi, vì tuổi trẻ mọi thứ đến với mình rất nhanh, nhưng mỗi tuổi một khác, suy nghĩ cũng chín chắn hơn.
Anh Quân có phải là người lãng mạn?
- Anh ấy là người rất chân chất, nhưng tận cùng bên trong là người lãng mạn, chân thành. Từ hồi đi học nước ngoài, hay sống với người lớn tuổi anh ấy vẫn vậy.
Nhiều người hỏi tôi: "Ở cơ quan anh ấy là lãnh đạo thì về nhà, anh ấy có quan cách không?". Tôi nói: "Quan cách với ai? Quan cách làm gì? Đi làm việc đã vất vả, nguyên tắc, kỷ luật thì về nhà thả lỏng ra, quan cách làm gì cho khổ ra".
Có thời gian anh ấy làm việc mệt mỏi, tôi rủ anh lên vườn (khu nhà vườn ở ngoại thành của vợ chồng chị) thư giãn, anh ấy đi luôn. Chưa lần nào tôi rủ mà anh từ chối.
Tôi thường đi xe buýt lên đó, xong anh ấy lên sau đón tôi về, hoặc sáng tôi lên vườn, trưa anh ấy chạy xe lên đó ăn cơm xong lại quay về thành phố. Anh ấy là người quý trọng tình cảm.
Nhắc đến Chiều Xuân, người ta nghĩ đến một người phụ nữ Hà Nội nhẹ nhàng, tình cảm, ở nhà chị có bao giờ to tiếng?
- Tôi có nổi nóng đấy, có thời gian tôi rất nóng tính. Tôi đã từng gào, hét vào mặt anh ấy, ầm ĩ cả nhà cửa. Đến mức con tôi nói: "Mẹ xem thế nào chứ, cứ gào lên như thế, con không thể chịu được". Con cái nói vậy, tôi cũng buồn, nghĩ các con "tệ" với mình quá. Sau đó, tôi lại nghĩ mình cũng tệ, "nguy hiểm quá, mình đang làm cái gì đây?"
Gia đình nào cũng giống nhau thôi. Lúc đó, tôi muốn mình phải hoàn thành việc này nhưng mọi người không cùng suy nghĩ với mình nên nổi điên một cách vô lối.
Tôi cáu, anh ấy không nói gì, thế là tôi hết "nhiệt huyết" cãi nhau. Giờ thì khác, mọi thứ thuộc vào tâm lý và tuổi tác, tôi giờ điềm đạm hơn rồi.
Trong gia đình, có phải chị là người thiên về cảm xúc, anh Quân là người kéo chị về lý trí?
- Không hẳn thế, anh ấy không có thời gian để đấu khẩu với tôi. Chính vì tính cách thế, mình hiểu được nên hóa giải được mọi thứ, biến chuyện lớn thành nhỏ.
Tôi thấy sung sướng và may mắn khi lấy được anh Quân. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn "chốt đơn" anh ấy. Sống với anh ấy, mọi thứ đều rất nhẹ nhàng vì anh ấy không chấp nhặt, anh ấy có nhiều việc lớn để làm hơn là đôi co với vợ.
Giờ tôi già rồi, đáng nhẽ phải lắm điều hơn, khó khăn hơn, nhưng tôi hiểu, mình cứ bình thường đi, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.
Chị có phải là "bà ngoại bỉm sữa" không?
- Tôi cũng tự tay chăm các cháu ngoại, tuy không ở cùng nhưng tôi biết các con cần mình ở thời điểm nào để hỗ trợ, chăm sóc. Nhiều lúc tôi ngồi ứa nước mắt vì sợ đi nhiều, các cháu quên bà ngoại. May mắn là các bạn nhỏ coi tôi là đồng minh, tôi thường đưa các cháu đi dạo, các cháu rất thích chơi với bà.
Có lần sang chơi, tôi bảo cháu ngoại là chuẩn bị đi làm xa. Cháu nói: "Sao bà đi nhiều thế mà chơi với cháu ít vậy?". Tôi kể với con gái thì bị trêu: "Đấy, bà thấy đau lòng chưa?". Chính vì thế, khi tôi có thời gian là sang thăm các cháu ngay.
(Theo Dân Trí)
">NSƯT Chiều Xuân ân hận khi từng quát chồng, ở tuổi 56 vẫn được yêu chiều
Chị Tươi hiện là chủ một cửa hàng đồ gia dụng ở Hà Nội. Tuy nhiên, chị cho biết, đến thời điểm hiện tại, chị vẫn thấy lựa chọn của mình là đúng đắn. “Nếu cho tôi lựa chọn giữa làm công việc hành chính, văn phòng lương 10-20 triệu/tháng và kinh doanh tự do thì chắc chắn tôi vẫn lựa chọn kinh doanh tự do”.
Với chị, nếu làm văn phòng, các cơ hội về thu nhập, thăng tiến đều bị hạn chế hơn nhiều, nhất là với phụ nữ đã có gia đình, vướng bận con cái.
Với công việc kinh doanh tự do, chị được thoả mãn “vẫy vùng”, phát huy hết khả năng, đạt được hiệu suất dựa trên năng lực của mình. Chị nói, mặc dù là phụ nữ và đang làm tự do nhưng chị không chấp nhận quá thua kém chồng về thu nhập.
“Cả hai vợ chồng tôi đều là trụ cột về tài chính trong nhà. Nếu như chồng tôi kiếm được 10 thì tôi cũng phải kiếm được 9. Tôi luôn tự đặt ra mục tiêu như thế để bản thân có sự cố gắng đạt kết quả tốt nhất, không ỉ lại vào chồng”.
Khởi nghiệp vì khát khao của một người mẹ
Giống như chị Tươi, công việc hành chính cuối cùng của chị Hoàng Thị Minh Hồng (Lạng Sơn) là cách đây hơn 7 năm. Ngày đó, chị làm việc ở một văn phòng luật. “Công việc 8 tiếng/ngày khá bó buộc tư tưởng, cộng với đặc điểm khác chuyên ngành học nên tôi cảm thấy mình không được phát huy sở trường. Ngoài ra, khi có con nhỏ, công việc khiến tôi không thể chủ động chăm sóc con nên tôi đã từ bỏ”.
Từ đó đến nay, sau khi mở một cửa hàng thực phẩm sạch, rồi chuyển sang làm du lịch, chị Hồng đang dừng chân ở việc tạo dựng một cơ nghiệp sản xuất mì ngô bắt đầu có tên tuổi trên thị trường.
Dù là bán thực phẩm sạch hay sản xuất mì, chị Hồng cho biết, đó đều là những công việc xuất phát từ niềm đam mê và khát khao của một bà mẹ muốn cho con ăn đồ sạch, muốn tìm đầu ra cho cây ngô của bà con ở địa phương. Nếu như làm việc công sở, chị sẽ không có được niềm đam mê ấy.
“Kinh doanh tự do giúp tôi thỏa mãn đam mê của mình, được tự do phát triển những ý tưởng mình nung nấu, có được nguồn thực phẩm tốt cho gia đình từ chính tay mình làm ra và có được nguồn thu nhập tốt, tự chủ”.
Chị chia sẻ, nếu muốn một cuộc sống yên bình, hàng tháng lĩnh lương đều đặn thì công việc hành chính sẽ là một lựa chọn tốt. Chọn làm kinh doanh tự do là chọn một bài toán khó hơn cho chính bản thân và gia đình chị.
Giống như chị Tươi, bà mẹ người Nùng cũng phải đối mặt và xử lý rất nhiều vấn đề phát sinh từ doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, với sản phẩm đang làm chị phải quản lý đầy đủ các quy trình từ lúc gieo hạt cho đến khi ra sản phẩm.
Bà mẹ 2 con hài hước nói rằng, nếu như ngày trước, chị chọn nghỉ làm công sở để tự chủ được thời gian dành cho gia đình thì bây giờ chị phải làm cả ngày, chứ không phải chỉ làm 8 tiếng.
Mặc dù đã có chồng chia sẻ việc chăm sóc con cái, có người giúp việc phụ việc nhà nhưng trong thâm tâm chị vẫn luôn muốn có nhiều thời gian hơn cho con. “Vì lí do phải cân bằng giữa công việc và gia đình nên đôi khi tôi chưa được dốc toàn lực cho sự nghiệp".
Tuy vậy, chị cũng khá hài lòng về sự phát triển trong công việc của mình khi đơn hàng ngày một lớn, nhà xưởng và vùng nguyên liệu ngày một mở rộng. Chị cho rằng, đây là sự lựa chọn đúng đắn mà chị chưa bao giờ thấy ân hận.
Câu chuyện của chị Tươi hay chị Hồng là 2 trong số hàng nghìn câu chuyện khởi nghiệp của những phụ nữ khác trong các năm gần đây.
Theo kết quả đánh giá Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 của nhóm chuyên gia độc lập, đã có 50.665 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đề án được Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2017 này đang được thực hiện đúng tiến độ so với kế hoạch, đạt 3/5 mục tiêu vượt trên 100% so với kế hoạch đề ra.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng lên nhanh chóng những năm gần đây, hiện chiếm tỷ lệ hơn 25% tổng số doanh nghiệp và giữ vị trí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Để xóa bỏ ranh giới vô hình cản trở sự phát triển và khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025, khoảng 20.000 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
Cái khó của phụ nữ khi làm sếp
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc thăng tiến trong công việc nhờ thành tích làm việc, kết hôn muộn. Bên cạnh đó, gánh nặng chăm sóc gia đình là lý do khiến số khác ở nhà nội trợ.">Những phụ nữ không thích đi làm công sở
Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- Mỗi khi chuẩn bị đưa má đi chơi, tôi lại hỏi Ba đi đâu rồi má? Ổng đi biển rồi. Vậy mình đi biển thăm ba hen?Má cười, đôi mắt sáng lên. Má thích lắm.
Biển là nơi ba tôi trở về khi thân xác đã hóa thành tro bụi.
Đưa má đi chơi biển hay đi đâu đó là cách tôi chọn để xóa bớt nỗi buồn trong lòng má. Người già luôn cảm nhận được nỗi trống vắng quá lớn khi mất đi người bạn đời bên cạnh mình suốt bao năm.
Hồi ba còn sống, không dễ để thuyết phục cặp tình nhân già đi du lịch đây đó. Mắc mỏ, tốn kém, đông đúc, chen chúc mệt lắm con.Cứ những lý do vậy vậy mà từ chối. Ở nhà quanh quẩn có nhau đã quen, có thêm con cháu ở xa về tụ tập, vậy là quá đủ vui rồi.
"Triết lý" xưa của người già về chuyện đi chơi hay đi du lịch, thường là vậy. Luôn sợ làm phiền con cháu, lo chúng tốn kém tiền bạc vì mình.
Giờ chỉ còn lại mỗi một người nên chuyện rủ đi chơi dễ dàng hơn. Tôi muốn thay đổi cách nghĩ đã xưa của má bằng lối nói của những người trẻ bây giờ: đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi cùng nhau.
Sinh ra ở miền Trung, lớn lên má tôi lấy chồng sớm. Chọn người cùng quê, rồi cả hai dắt nhau phiêu bạt, làm ăn xa xứ gần hết trọn cuộc đời. Ba tôi còn về thăm quê được đôi lần khi có giỗ chạp, cúng kiếng hội tụ ở nhà thờ họ. Còn má hiếm có dịp trở lại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Vì thế tôi ấp ủ một chuyến đi dài, đưa má về thăm quê. Không làm được bây giờ thì còn chờ đến bao giờ?
Rồi tôi cũng thực hiện được điều đó. Một chuyến đi cùng nhau vào những ngày Tết năm trước. Xuất phát từ Sài Gòn, tôi đưa má dọc theo một trong những cung đường ven biển nổi tiếng nhất Việt Nam. Má thích thú ngắm bãi cát trắng chạy dài theo biển và những làng chài xinh đẹp rồi tấm tắc "đường về quê mình đẹp thiệt".
Đích đến là vùng đất Quảng Nam nằm bên dòng sông Thu Bồn thân yêu thuở xưa của má. Cuộc hội ngộ trùng phùng hơn nữa thế kỷ của những người già ở quê chứa đựng quá nhiều cảm xúc. Từng cái ôm siết chặt, từng nụ cười trong rưng rưng nước mắt... Nghĩa tình quê hương trong ngày trở về của một người biền biệt xa xứ từ thuở con gái làm xáo động tâm hồn của những người trẻ đi theo - đám con cháu vốn quanh năm chỉ quen chốn thị thành.
Tôi có cái máy ảnh đã cũ, luôn đeo kè kè bên người trong mỗi chuyến đi. Đi chơi với má, tôi có sẵn một người mẫu... "độc quyền" để luyện tay nghề. Mẫu rất dễ thương và dễ chịu. Được hướng dẫn tạo dáng, cười ra sao, đôi tay để đâu hay nhìn vào ống kính như thế nào... là mẫu làm theo rất nhanh và rất chuẩn. Thợ ảnh và người mẫu phối hợp với nhau cực kỳ ưng ý.
Thỉnh thoảng, tôi đưa má xem lại ảnh tôi chụp trong các chuyến đi. Nhìn những tấm ảnh theo mô-típ "biển một bên và... má một bên", mẫu của tôi trầm ngâm rồi nhoẻn miệng cười "hồi xưa tao đẹp lắm, ba tụi bây đeo riết, trốn không được luôn".
Ký ức được giữ lại, không thể quên trong trái tim của người già vẫn luôn luôn đọng lại một cuộc tình đẹp và thủy chung. Má tôi, nhờ những chuyến đi, dần dà bớt tiếc tiền, bớt trầm ngâm và trở nên trẻ trung hơn.
Sống với người lớn tuổi, chăm sóc bố mẹ già thế nào cho tốt ở cả hai phương diện vật chất và tinh thần là vấn đề đặt ra với mọi gia đình từ xưa tới nay. Nhưng khác xưa, nặng về chăm lo vật chất, sự quan tâm bây giờ hướng nhiều hơn tới các giá trị tinh thần, trong đó có các chuyến đi.
Thế giới đang lão hóa với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Nhưng sự bùng nổ dân số già lại trở thành một cơ hội hấp dẫn với ngành du lịch toàn cầu. Sau đại dịch, phân khúc khách hàng lớn tuổi có tác động rất lớn đến ngành du lịch. Năm 1999 có hơn 593 triệu du khách từ 60 tuổi trở lên, chiếm khoảng một phần ba chi tiêu trong kỳ nghỉ. Con số này dự kiến đạt hai tỷ vào năm 2050 - theo Tổ chức Du lịch Thế giới - khi người cao tuổi ước tính chiếm gần 25% dân số thế giới, so với chỉ 10% năm 2000.
Một báo cáo của Eurostatnăm 2022 cho thấy, khách du lịch độ tuổi 65-70 có xu hướng thực hiện các đợt nghỉ dưỡng dài hơn hẳn nhóm tuổi 15-64 (do có lợi thế hơn về quỹ thời gian) và chủ yếu chọn điểm đến trong nước hoặc các quốc gia láng giềng gần gũi (do những hạn chế nhất định về sức khỏe). Nhiều quốc gia sớm nhận ra và tận dụng được đặc điểm này của thị trường để đầu tư mạnh vào phân khúc dành cho người lớn tuổi, chú trọng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch y tế. Một số quốc gia châu Á đã vươn lên, trở thành những điểm đến du lịch y tế hàng đầu trong khu vực như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc.
Việt Nam chưa có các thống kê cụ thể, nhưng tôi thấy quan niệm và cách thức báo hiếu của giới trẻ đang dần dịch chuyển. Không chỉ chú trọng lo "cơm ăn ba bữa, nhà ở nhiều tầng" cho bố mẹ, bạn bè cùng lứa với tôi giờ phấn đấu năm đôi ba lần dắt bố mẹ đi chơi. Một chuyến du ngoạn mang tính chất gia đình với con cháu, hoặc hội nhóm với bạn bè cùng lứa, cho dù chỉ đôi ba ngày thôi, cũng sẽ mang lại cho người già cơ hội trải nghiệm, liều thuốc tinh thần tốt hơn.
Sự dịch chuyển nhu cầu và những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần này có thể là những gợi ý về hướng mới cho du lịch Việt Nam trong việc chuẩn bị hạ tầng và dịch vụ phù hợp, để khai thác phân khúc khách hàng lớn tuổi có điều kiện chi tiêu lớn và đang ngày càng mở rộng.
Hà Đức Trí
">Dắt má đi chơi
Con trai HLV Park Hang Seo Park Chan-sung dự kiến sẽ tổ chức đám cưới tại TPHCM. Nhiều khả năng một số trợ lý cũ cùng một số học trò cũ của chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ được mời tham dự đám cưới này.
HLV Park Hang Seo và một số người bạn hiện đang có mặt tại Việt Nam. Trở lại Việt Nam lần này, chiến lược gia Hàn Quốc đang cố gắng hoàn tất công tác thành lập học viện bóng đá ở Việt Nam. Ông Park cho biết, mục đích của ông là giúp phát triển bóng đá học đường ở Việt Nam.
Thầy Park cũng khẳng định rằng, ông sẽ sử dụng kinh nghiệm mà mình tích luỹ được trong quãng thời gian làm việc ở Hàn Quốc và Việt Nam để góp phần giúp bóng đá Việt Nam tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Cũng theo cựu HLV đội tuyển Việt Nam, ông cùng 3 cộng sự khác sẽ chung tay xây dựng và phát triển học viện bóng đá ở Việt Nam. Trong số 3 cộng sự, có 1 người nước ngoài, 1 người Việt thuộc 1 tập đoàn lớn, người còn lại không được nhà cầm quân 65 tuổi đề cập đến.
Theo Giáo dục thời đại
">HLV Park Hang Seo tổ chức đám cưới cho con trai tại Việt Nam
Cấp biển số cho xe ôtô trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: M.T 20 năm chưa xong câu chuyện đấu giá biển số
Việc đấu giá biển số xe đã được Cục CSGT (Bộ Công an) đề xuất từ năm 1993, thời điểm đó Hải Phòng là địa phương đầu tiên tự tổ chức đấu giá biển số xe, tuy nhiên bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”. Hơn 10 năm sau, Bình Thuận, Nghệ An là hai địa phương “vượt rào” tổ chức đấu giá biển số xe, số tiền thu được hàng tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo. Nhiều biển số có giá trị đến 900 triệu đồng, tuy nhiên sau đó Bộ Tài Chính, Bộ Công an tiếp tục “tuýt còi” việc đấu giá này vì vướng mắc thủ tục pháp lý.
Có nhiều ý kiến cho rằng đấu giá quyền sử dụng biển số xe ôtô, xe máy đẹp không chỉ xuất phát từ mục đích tăng thu ngân sách cho nhà nước mà do nhu cầu muốn sở hữu biển số đẹp của một bộ phận người có tiền, muốn sở hữu những số mình thích. Hơn nữa, đấu giá cũng là cơ sở để tăng tính minh bạch, tránh hiện tượng cò mồi, tiêu cực trong khâu cấp biển số.
Đến năm 2008, Cục CSGT tiếp tục đề xuất đấu giá biển số xe, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương và giao cho các bộ nghiên cứu triển khai. Hai Bộ Công an và Tài chính đã xây dựng dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng số đăng ký biển xe cơ giới đường bộ, chế độ thu, quản lý, sử dụng tiền đấu giá, nhưng sau đó thông tư không được thông qua vì vướng Luật Đấu giá tài sản.
Đến đầu tháng 3.2017 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương, giao cho Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng cơ chế về việc đấu giá biển số xe.
Năm ngoái, khi trình dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ thì vấn đề sở hữu, cá nhân hoá hay đấu giá biển số xe cơ giới đã một lần nữa được đặt ra.
Lãnh đạo Cục CSGT phân tích: “Thực hiện đấu giá biển số xe có nhiều lợi ích. Thứ nhất, đáp ứng một số nguyện vọng của người dân trong việc sở hữu và sử dụng biển số xe. Thứ hai, đem lại nguồn ngân sách cho Nhà nước.
Thứ ba, thông qua đấu giá biển số xe, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt, đảm bảo vừa đăng ký, quản lý biển số nói chung và biển số xe tham gia giao thông nói riêng, đảm bảo công bằng, khách quan trong nhiệm vụ quản lý Nhà nước và đảm bảo quyền lợi nhu cầu người dân về sử dụng biển số theo sở thích và ý muốn”.
Giải thích rõ hơn một số điều trong dự thảo luật, phía CSGT đưa ra 3 vấn đề:
Thứ nhất là cấp biển số xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe.
Thứ hai là cấp biển số ôtô thông qua đấu giá. Đối với hình thức này, hội đồng đấu giá sẽ được thành lập, đồng thời thiết lập, vận hành trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để đấu giá trực tuyến biển số xe. Người trúng đấu giá có quyền sở hữu biển số xe đó, không phải nộp lệ phí đăng ký cấp biển số ô tô.
Thứ ba là cấp biển số xe theo sở thích có thu phí.
Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, hệ thống dữ liệu sẽ phân loại biển số dạng tứ quý hoặc số đẹp để đấu giá. Với các dãy số theo sở thích, người dân có nhu cầu được lựa chọn và chỉ phải đóng một khoản tiền theo quy định.
Trong trường hợp nhiều người có cùng sở thích (ví dụ trùng năm sinh), biển số liên quan sẽ được đấu giá trên hệ thống điện tử, ai trả giá cao, người đó được sở hữu.
Vướng luật
Trên thực tế, dù có tiềm năng và mang lại lợi ích cho người dân và ngân sách thì việc đấu giá hay sở hữu biển số xe suốt đời đang vướng nhiều bởi các quy định hiện hành.
Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: Biển số xe được cấp cho phương tiện cơ giới đủ điều kiện, mỗi phương tiện chỉ được cấp một biển số xe duy nhất.
Bên cạnh đó, hành vi sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy, người dân không thể bán biển số xe của mình. Đây bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Nếu người mua thích biển số xe của ai đó thì chỉ có thể mua lại cả chiếc xe và làm các thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Thông tư 58/2020 nêu rõ trường hợp sang tên xe khác tỉnh, chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp bán xe cùng tỉnh của chủ xe thì mới được giữ biển số xe cũ còn nếu mua bán xe khác tỉnh thì sẽ được cấp lại biển số xe khác.
Ngoài ra, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 kho số của biển số xe do Bộ Công an đang quản lý để đăng ký, cấp biển số xe là tài sản công, nếu mang đấu giá phải thực hiện Luật Đấu giá tài sản.
Rõ ràng, việc triển khai đấu giá biển số, hoặc biến biển số thành vật sở hữu suốt đời là việc nên làm và càng để lâu thì “nguồn tài nguyên” càng lãng phí và ngân sách càng thất thu. Cơ quan chức năng cần xem xét, sửa rất nhiều quy định, thậm chí sử luật để nhu cầu của người dân được đáp ứng.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Các nước cấp biển số riêng cho xe điện: Dễ nhận diện, dễ quản lý
Để nhận diện ô tô điện, mỗi quốc gia trên thế giới có nhiều quy định nhận diện khác nhau, tập trung chủ yếu ở biển số và ngoại thất xe.
">Đấu giá, sở hữu biển số xe suốt đời: Lợi nhiều, sao vẫn chưa làm?