Cúp quốc gia Việt Nam khởi tranh vào ngày 15/5

Giải trí 2025-01-19 21:02:27 471
úpquốcgiaViệtNamkhởitranhvàongàlich van nien 2022   Hoàng Ngọc - 16/04/2020 15:09  Việt Nam
本文地址:http://game.tour-time.com/html/71e399416.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên

Lên cấp 2, trong khi bạn bè tập trung học để chuẩn bị thi cấp 3, anh lại ngày đêm chơi game. "Bố mẹ biết tôi thích chơi game nhưng không cản, còn đăng ký tài khoản để tôi mua đạo cụ. Sau này, tôi mới nhận ra đây là bài học bố mẹ dạy mình".

Kết quả kỳ thi cấp 3, anh đỗ Trường Trung học 1 trực thuộc Đại học Sư phạm Hoa Đông, nhưng điểm đứng 'đội sổ' của lớp chọn. Ngày nhập học, Hàn Bằng Thành nhớ lại từng bị các bạn cười nhạo vì điểm thấp nhất lớp: "Khoảnh khắc này, buộc tôi phải nhận bản thân kém, nếu không mải chơi kết quả đã khác. Bình tĩnh lại, tôi nghĩ cần phải học hành chăm chỉ". 

Nguồn cơn này thôi thúc nam sinh, học nghiêm túc từ lớp 10. Sau 23h, ký túc xá tắt điện, Hàn Bằng Thành ra ban công học. Đến cuối năm, thành tích của nam sinh vươn lên đầu lớp. Với đà này, anh cho rằng nếu không thể vào Đại học Thanh Hoa, vẫn đỗ được Đại học Giao thông Thượng Hải. 

Nghỉ hè năm lớp 10, bố mẹ thông báo hết lớp 12 Hàn Bằng Thành đi du học. Khi đó, bạn bè lại chỉ trích anh không đủ năng lực thi đại học nên phải 'chạy' ra nước ngoài. Không bận tâm đàm tiếu xung quanh, nam sinh 'lao đầu' học tiếng Anh: "Tôi học rất tâm huyết, ngồi ăn cũng cầm theo quyển từ vựng". 

Công sức của Hàn Bằng Thành được đền đáp bằng kết quả đỗ vào khoa Toán của Đại học New York (Mỹ) với TOEFL 112/120, SAT 2260/2400, đạt điểm tuyệt đối SAT II và 5 môn AP (Chương trình xếp lớp nâng cao).

400439098 1078983783455517 1612856253800400756 n 1.png
Hàn Bằng Thành 27 tuổi, thạc sĩ kép duy nhất của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ảnh: Baidu

Bắt đầu cuộc sống sinh viên tuổi 18 ở Mỹ, anh sốc văn hóa vì không tìm được sự kết nối với bạn bè. Chủ đề buổi họp lớp, mọi người chỉ đề cập nhà có bao nhiêu tiền. "Mặc dù điều kiện gia đình tôi khá tốt, nhưng so với các bạn tôi đủ tư cách để nói chuyện. Thời gian đầu, tôi cảm thấy cô đơn và trầm cảm", nam sinh bộc bạch.

Để giải tỏa tâm trạng, anh quay lại sở thích làm ảo thuật giúp bản thân cân bằng cảm xúc. Ban đầu, anh mời 5-6 bạn thân đến nhà xem. Về sau, có nhiều người biết nên tối thứ 7, khoảng 30-40 khán giả ngồi chờ anh làm ảo thuật. Trong số đó, sau này có người vừa là bạn vừa là đối tác của Hàn Bằng Thành.

23 tuổi thành lập công ty du học trực tuyến

Không cho phép bản thân nới lỏng yêu cầu, ở Mỹ, Hàn Bằng Thành vẫn chăm chỉ học tập. Năm 2018, nam sinh tốt nghiệp loại xuất sắc GPA đạt 3.95/4.00.

Kết quả này, giúp anh nhận được lời mời học thạc sĩ của ĐH Columbia, Cornell và New York. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc anh quyết định học thạc sĩ kép tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ngành Phân tích Kinh doanh và Tài chính. 

377149062 339597858770575 5660363346956391134 n.png
Từ bỏ vị trí Quản lý cấp cao tại tập đoàn hàng đầu Mỹ để về nước lập nghiệp, ở tuổi 27, thu nhập của Hàn Bằng Thành khoảng 20 triệu NDT/năm (hơn 68 tỷ đồng). Ảnh: Baidu

Anh được bạn bè gọi là 'kẻ thu hoạch lời mời' vì sở hữu thành tích nổi bật nên được nhiều đại học danh tiếng chú ý. Sau đó, học sinh cấp 2 bắt đầu tìm đến anh, hỏi cách làm hồ sơ và thủ tục xét tuyển vào trường Mỹ. Vì nhiều người có nhu cầu, Hàn Bằng Thành nảy ra ý tưởng cung cấp dịch vụ tư vấn du học trực tuyến trả phí.

Năm 2019, sau khi đăng tải dịch vụ này lên Tweet, vị khách đầu tiên tìm đến anh. Người này cho biết, tin vào trải nghiệm thực tế của Hàn Bằng Thành: "Hy vọng, anh có thể giúp tôi đỗ vào ngôi trường danh tiếng". Đáp lại niềm tin của khách, anh tận tâm hướng dẫn viết từ sơ yếu lý lịch đến cách trả lời phỏng vấn. Kết quả, vị khách đầu tiên của Hàn Bằng Thành đỗ vào MIT.

"Mặc dù phí giao dịch lần đầu thấp, nhưng là cú hích quan trọng giúp tôi thành lập công ty tư vấn và cung cấp dịch du học trực tuyến. Đối tượng khách hàng của tôi, là sinh viên có nguyện vọng đỗ vào đại học danh tiếng ở Anh và Mỹ".

Nói về khó khăn ban đầu, anh cho biết, đa phần khách hàng chưa hiểu rõ, nhưng lại muốn đốt cháy giai đoạn. Thành lập công ty riêng ở tuổi 23, Hàn Bằng Thành thiếu kinh nghiệm quản lý, mong muốn gia nhập tập đoàn lớn để học hỏi. Năm 2019, tốt nghiệp thạc sĩ anh nộp CV vào các tập đoàn lớn ở Mỹ.

24 tuổi kiếm hàng triệu USD/năm

Là thạc sĩ kép duy nhất của MIT, anh được tập đoàn McKinsey nhận vào vị trí Chuyên gia dữ liệu. Hàn Bằng Thành quyết định dừng chân ở tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới, sở hữu hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Đây cũng là thứ anh còn nhiều thiếu sót khi điều hành công ty riêng.

Áp lực công việc lớn, khiến anh cảm thấy ngột ngạt. Năm 2022, sau 3 năm làm việc tại McKinsey, anh rời vị trí Quản lý cấp cao với mức lương hàng triệu USD/năm và chiếc thẻ xanh để về nước lập nghiệp. Gia đình phản đối Hàn Bằng Thành nghỉ việc. Họ cho rằng, anh tốt nghiệp thạc sĩ tại MIT chỉ để điều hành công ty trực tuyến là việc phụ thấp kém. 

Bất chấp lời nói của bố mẹ, anh vẫn về nước điều hành Công ty Tư vấn và Cung cấp dịch vụ du học trực tuyến - PH Education. Công việc hàng ngày của anh là giảng dạy, sửa bài luận và hướng dẫn trả lời phỏng vấn cho sinh viên quốc tế. 

"Việc tôi giúp đỡ các sinh viên đỗ vào đại học top 1 thế giới, là thành tựu lớn không thể so sánh với hào quang ở McKinsey. Sinh viên nói cuộc sống của gia đình thay đổi là nhờ tôi. Với sự khẳng định này, tôi càng chắc chắn về sự lựa chọn của bản thân", Hà Bằng Thành cho hay.

27 tuổi lương 68 tỷ đồng/năm

Khách hàng chủ yếu của công ty là sinh viên Bắc Mỹ và số ít ở Trung Quốc. Đến nay, công ty hoạt động được 5 năm, giúp hàng nghìn sinh viên đỗ đại học top 1 ở Anh và Mỹ: "PH Education là công ty du học trực tuyến duy nhất, 5 năm liền có nhiều sinh viên đỗ vào MIT và học viên tốt nghiệp thạc sĩ có thể gia nhập công ty hàng đầu thế giới".

Tiết lộ về mức lương, thạc sĩ 27 tuổi nói: "Tôi may mắn đạt được tự do tài chính ở tuổi 20. Hiện tại, thu nhập mỗi năm của tôi khoảng 20 triệu NDT (hơn 68 tỷ đồng)". Chia sẻ về dự định, CEO trẻ tuổi cho biết, thời gian tới công ty sẽ chuyển sang hoạt động trực tiếp, thay vì chỉ cung cấp dịch vụ trực tuyến như trước.

Với Hàn Bằng Thành đây là thử thách mới, vì quản lý công ty ngoại tuyến khó hơn xây dựng lộ trình khóa học và kết nối khách hàng. Tuy nhiên, anh không rụt rè vẫn cảm thấy phấn khích với trải nghiệm này. Nhờ những năm tháng học tập, xin việc và khởi nghiệp, anh nhận ra khó khăn giúp bản thân bộc lộ nhiều khả năng.

Luôn kiên định vào con đường bản thân lựa chọn là phương châm hành động của CEO 27 tuổi. Minh chứng cho điều này, là hành trình từ một học sinh ở Vũ Hán, tốt nghiệp Đại học New York và có thạc sĩ kép tại MIT. Sau này, từng đảm nhiệm vị trí Quản lý cấp cao tại tập đoàn McKinsey, đến CEO của công ty du học đạt doanh thu cao hiện nay. 

Theo Sina

Tốt nghiệp thủ khoa, từ chối cơ hội ở lại Úc chàng trai về nước làm giảng viên

Tốt nghiệp thủ khoa, từ chối cơ hội ở lại Úc chàng trai về nước làm giảng viên

Là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại ĐH La Trobe tại Australia, sau đó hoàn thiện luận án tiến sĩ, dù có nhiều cơ hội ở lại nước ngoài nhưng Nguyễn Thành Đạt chọn quay về Đà Nẵng, nơi anh lớn lên.">

Thạc sĩ 27 tuổi nhận lương 68 tỷ đồng/năm, tốt nghiệp trường danh giá

Từ góc độ này, việc cải thiện chế độ đãi ngộ cho giáo viên, không chỉ thu hút nhiều nhân tài giỏi gia nhập ngành, còn khuyến khích họ tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngược lại, hạ lương giáo viên có thể dẫn đến tình trạng bỏ nghề, giảm chất lượng giáo dục, đe dọa đến sự phát triển đất nước và tiến bộ xã hội.

371503508-2917186731756652-6084442429236448048-n-1.png
Ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei, kêu gọi chính phủ Trung Quốc không hạ lương giáo viên. Ảnh: Baidu

Với quan điểm của ông Nhậm Chính Phi, nhiều người cho rằng chính phủ Trung Quốc cần xem xét giá trị và vị thế của giáo dục và dành cho giáo viên chế độ đãi ngộ xứng đáng. Bằng cách này, mới đảm bảo sự phát triển của ngành giáo dục và đặt nền tảng vững chắc trong tương lai của Trung Quốc.

Đồng quan điểm với tỷ phú công nghệ của Huawei, ông Hướng Tùng Tộ -  Giáo sư Kinh tế Trường Đại học Tài chính Nhân dân, cho rằng: "Chìa khóa của giáo dục là cải cách tiền lương cho giáo viên. Họ là cốt lõi và linh hồn của ngành. Giáo viên giỏi làm cho giáo dục vững mạnh và đào tạo được học sinh tốt".

Theo ông Tộ, giáo dục vừa là động lực phát triển cũng là nền tảng cho sự tiến bộ của quốc gia. Giáo dục phát triển, trí tuệ nhân dân được khai sáng, khi đó dân tộc sẽ đứng trên đỉnh cao tri thức và công nghệ. 

"Nếu giáo dục không phát triển, tương lai Trung Quốc sẽ không có nhân tài. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cách duy nhất là tăng chế độ đãi ngộ cho giáo viên. Trên thực tế, lương giáo viên không cao, thậm chí có nơi thấp hơn ngành khác", giáo sư kinh tế cho hay.

Lương giáo viên ở Trung Quốc không cao, do đó sau khi trừ các chi phí hàng tháng thu nhập gần như bằng 0. Lấy dẫn chứng cụ thể, ông Tộ cho biết: "Quê tôi ở vùng dân tộc thiểu số thuộc một tỉnh biên giới. Lương công chức địa phương (nhân viên mới) là hơn 7.000 NDT (23 triệu đồng), trong khi lương giáo viên (nhân viên mới) chỉ được 5.000 NDT (17 triệu đồng)".

Ông Tộ nhận định, mặt bằng chung nghề giáo viên có trợ cấp thấp, công sức bỏ ra nhiều và trách nhiệm nặng nề, nên nhiều người muốn nghỉ. Họ sẵn sàng đóng góp, nếu điểm mấu chốt được giải quyết. Giáo viên cũng giống người bình thường, vẫn phải ăn, mặc và nuôi gia đình. 

Theo NetEase

Quy định hợp nhất về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên THPTBộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản hợp nhất Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập.">

Tỷ phú công nghệ: ‘Trả lương xứng đáng, giáo viên mới cống hiến hết mình’

Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1

"Nếu thế hệ này được giáo dục tốt, các thế hệ sau cũng như vậy. Kéo theo đó, các vấn đề xã hội ở khu vực dân tộc thiểu số cũng được giải quyết triệt để”, ông Nhậm Chính Phi nói.  

Ông Nhậm Chính Phi chia sẻ quan điểm cá nhân về giáo dục. Ảnh: Baidu

Trên thực tế, những năm qua, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường đầu tư vào giáo dục nông thôn. Tuy nhiên, trẻ em ở đây vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, vấn đề chú trọng đến giáo dục nông thôn ở đất nước này vẫn là bài toán lớn được đặt ra.

Lấy quan điểm "giáo dục linh hoạt" - dạy theo khả năng và trình độ người học của Khổng Tử làm cốt lõi, ông cho rằng Trung Quốc cần đầu tư và bồi dưỡng nhiều hơn cho nhân tài đất nước. "Các trường tiểu học và THCS hiện nay, đang đồng loạt chuyển dịch. Điều này, vô tình vùi đi nhiều người tài", ông nói. 

Đề cập đến vấn đề học tiếng Anh, ông Nhậm Chính Phi gay gắt phản đối suy nghĩ: "Không thể học, nếu không đủ năng khiếu". Nhà sáng lập của Huawei cho rằng: "Nếu không học tiếng Anh, trẻ em nông thôn vẫn mãi là nông dân. Chúng không thể vươn ra thế giới để làm việc". 

Ngoài ra, ông còn cho rằng nếu không giỏi Toán và tiếng Anh, sẽ không thể gia nhập các ngành nghề cao cấp. Điều này, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.

Đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục, ông tin rằng chỉ cần được dạy dỗ phù hợp đứa trẻ nào cũng có thể phát huy tiềm năng của bản thân.

"Tôi hiểu việc học tiếng Anh ở vùng nông thôn khó khăn. Nhưng chỉ cần cố gắng, các bạn đều có thể vượt qua tất cả. Ít nhất, nếu không đủ khả năng diễn đạt trôi chảy, vẫn có thể đọc được chữ và hiểu nghĩa", ông nói. 

Đưa ra giải pháp để trẻ em nông thôn nâng cao trình độ tiếng Anh, ông cho rằng cần xây dựng mạng lưới Internet ổn định, để chúng được tiếp cận với nền giáo dục trực tuyến chất lượng cao.

Quan điểm gây nhiều tranh cãi

Xoay quanh quan điểm: "Nếu không học tiếng Anh, trẻ em nông thôn vẫn mãi là nông dân" có nhiều ý kiến trái điều đưa ra. Một bộ phận cho rằng, câu nói của ông Nhậm Chính Phi cần phải hiểu theo nghĩa rộng. 

"Nông dân" ở đây đề cập đến việc, nếu không học tiếng Anh sẽ không thể bắt kịp sự phát triển của văn minh nhân loại ngày này. Học tiếng Anh là cách để họ hội nhập và giao lưu với thế giới. Người đứng đầu Tập đoàn Huawei cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nếu không học sẽ mất nhiều cơ hội trong tương lai.

"Theo tôi hiểu, ông Nhậm Chính Phi đang muốn nói phương Tây tiến bộ hơn Trung Quốc về nhiều mặt và đã đi được một chặng đường dài. Những nước phát triển hơn chúng ta đều đáng để học hỏi. Đừng kiêu ngạo và tự mãn, nếu không chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến bộ hơn. Khi đó, chúng ta vẫn mãi là người nông dân", một người bình luận. 

Người khác lại cho rằng, suy cho cùng câu nói này xuất phát từ việc ông mong muốn xóa bỏ khoảng cách về cơ hội học tập, việc làm trong tương lai giữa trẻ em thành thị và nông thôn. 

"Nếu chúng ta thường cho rằng đọc sách có thể thay đổi vận mệnh, học tiếng Anh lại được ví như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội cho bản thân", người khác nhấn mạnh.

Có người lại cho rằng, sự phát triển của trẻ em nông thôn không chỉ phụ thuộc vào việc học tiếng Anh, mà còn cần sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ. 

"Học tiếng Anh không phải là lối thoát duy nhất cho trẻ em nông thôn. Chúng có thể nhận ra giá trị của bản thân bằng cách học các kỹ năng và chuyên ngành khác", một người bình luận. Có người lại cho rằng, quan điểm của ông Nhậm Chính Phi tác động tiêu cực đến trẻ em nông thôn.

Đáp lại những ý kiến trái chiều, ông khẳng định tầm quan trọng của các kỹ năng nói chung. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc học tiếng Anh là điều cần thiết, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn. 

Bản thân là một doanh nhân thành đạt sinh ra ở vùng nông thôn, ông nhận thức rõ những khó khăn, thách thức mà trẻ em ở đây phải đối mặt. Ông cho biết, thành tựu ngày nay đạt được là do sự chăm chỉ học tiếng Anh từ nhỏ. Điều này, đã giúp ông bước ra cánh cửa thế giới bên ngoài. 

Sau chia sẻ của bản thân, ông cũng hy vọng trẻ em nông thôn sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh để có thêm cơ hội trong tương lai. 

Lý do trường đại học loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộcQuyết định loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc của ĐH Giao thông Tây An (Trung Quốc) được ví là bước ‘mở đường’ phục vụ cho việc cải cách hệ thống giáo dục phù hợp hơn với người học.">

Nhà sáng lập Huawei: 'Nếu không học tiếng Anh, trẻ em nông thôn mãi là nông dân'

友情链接