'Mật mã 45: Ma đói' đã được thai nghén từ 3 năm trước. |
Phim kinh dị 'Ma đói' đầu tư kinh phí sản xuất 120 tỷ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH -
Đề án đặt mục tiêu vào năm 2025 mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% (Ảnh minh họa) Một mục tiêu cụ thể trong năm 2021 được nêu ra tại Đề án là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu tử Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp.
Cùng với đó, hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 40%, 30%, 20%, 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tỉnh ,cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
Cũng trong năm 2021, tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 100% Trung tâm phục vụ hành chính công.
Mục tiêu đến năm 2022 là hoàn thành số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, tăng tối thiểu 20% đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và đất đai với Cổng Dịch vụ côngQuốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ việc giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp.
Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 50% Bộ phận một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận một cửa cấp xã. Hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Đề án còn đặt mục tiêu đến năm 2022 tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu.
Trong giai đoạn 2023 – 2025, sẽ hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng hồ sơ tiếp nhận…
5 nhóm nội dung đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Đề án mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng nêu rõ 5 nhóm nội dung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, trong đó có việc: mở rộng tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc và địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng CNTT trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới…
Hoàn thiện thể chế; Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống CNTT; và Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện là 3 nhóm giải pháp sẽ được tập trung trong thời gian tới.
Trước đó, trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 18/3 tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, công tác hiện đại hóa nền hành chính đột phá về kết quả xây dựng Chính phủ điện tử đã làm thay đổi lề lối, phương thức làm việc theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, công tác cải cách hành chính thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục, trong đó lưu ý một số vấn đề như: TTHC còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; một số cơ quan còn chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức; vẫn còn hiện tượng tiêu cực, vòi vĩnh, đòi đưa hối lộ ở một số cơ quan, đơn vị khi giải quyết thủ tục có liên quan…
Về định hướng xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về 3 đột phá chiến lược. Cải cách hành chính cần tiếp tục được chỉ đạo và điều hành sát sao, có trọng tâm, bám sát với nhiệm vụ đột phá chiến lược đề ra; công tác cải cách hành chính phải tiếp tục làm cho đất nước hùng mạnh, từng người dân, mọi tổ chức có khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
M.T
Thủ tướng yêu cầu các bộ, tỉnh tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ dịch vụ công mức 3, 4
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 và tích hợp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao.
"> Người dân chỉ phải chờ tối đa 30 phút/lần giao dịch tại bộ phận một cửa -
Trong ngày cuối năm, PV VietNamNet đã có mặt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, trao món quà do quý bạn đọc góp tặng trong chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.50 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng tiền mặt đã được gửi tặng cho những bệnh nhân khó khăn đang điều trị sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Cụ bà liệt giường 17 năm và lời cảm ơn từ tận trái timVừa bước vào phòng bệnh, giọng một cụ bà có phần ngọng nghịu nhưng chậm rãi, rành rọt: “Cảm ơn Báo VietNamNet!”. Cụ bà gầy nhom, mái tóc bạc phơ ấy tên là Trần Hảo. Dù đã 82 tuổi nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn. Bà biết được thông tin Báo VietNamNet đến tặng quà từ nữ điều dưỡng nên đã mong chờ từ sáng sớm.
Bà Trần Hảo nằm lọt thỏm trên giường bệnh. Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Hy động viên cô Vũ Thanh Huyền. Ở giường bên cạnh, bà Văn Thị Tam cũng không kìm được cảm xúc. 17 năm trước, bà bị tai biến liệt nửa người và hỏng mất một bên mắt. Cuộc sống của bà vốn đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, nhưng càng khổ sở hơn nữa khi không may bị lây Covid-19 từ con gái. Mọi việc đều phải trông cậy vào người khác.
Nhờ sự chăm sóc của các bác sĩ, điều dưỡng, sức khỏe của bà đang dần phục hồi, nhưng vẫn chưa thể nói chuyện. Nhận được món quà nhỏ của bạn đọc VietNamNet gửi tặng, bà lặng lẽ rơi nước mắt vì xúc động.
Bà Tam không cầm được nước mắt khi nhận món quà động viên. Cụ ông hơn 90 tuổi nghẹn ngào cảm ơn. Niềm vui nho nhỏ ấy cũng đã giúp họ tạm quên đi nỗi lo bệnh tật, tiền bạc. Mấy ngày nay, vợ chồng chú Hồ Tiến Dũng khá lo lắng vì bệnh tình chưa tiến triển khả quan. Chú vốn có bệnh nền là viên phổi tắc nghẽn mãn tính. Khoảng giữa tháng 10, sau 1 tuần vào viện để điều trị, chú bị nhiễm Covid-19, dẫn đến lao phổi, vì vậy, bác sĩ dự kiến chuyển cho chú sang bệnh viện điều trị chuyên sâu.
“Giờ nằm không thôi cũng mệt, đã lâu rồi tôi không thể tự bước xuống giường được”, chú Dũng chua chát nói.
Suốt thời gian chú nằm viện, cô Yến bỏ hết công việc để chăm sóc chồng, mọi chi phí đều do con gái đi làm mướn gánh vác. Khi không đủ khả năng xoay sở, họ đành vay mượn khắp nơi.
Con gái chú Sang phải chạy thận định kỳ nên không thể vào chăm sóc. Mọi việc đều cậy nhờ người em gái. Cả gia đình bà Cẩm đều bị nhiễm Covid-19 nên chẳng thể túc trực chăm sóc. Một nam bệnh nhân khác cũng đang khổ sở sau khi “dính” phải Covid-19 là chú Trần Vĩnh Sanh. Gia đình ly tán, chú vào chùa làm công quả mấy chục năm nay. Hậu Covid-19, phổi của chú bị xơ, không hấp thụ được oxy nên phải nằm viện dài ngày. Bởi con gái chú bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ nên không thể vào bệnh viện chăm sóc, cũng chẳng thể phụ tiền bạc.
Xót xa không kém là hoàn cảnh của cô Vũ Thanh Huyền. Khi chúng tôi bước vào, cô đang ngồi trên giường bệnh, bất chợt nhìn lên với ánh mắt cầu cứu. “Em ơi, mở cái cửa cho chị”, “Mở cái này ra đi!”… nói rồi hai tay cố gỡ sợi vải buộc chặt 2 thanh giường bệnh. Sau khi trò chuyện cùng người chăm sóc, được biết, cô Huyền không có chồng con, chỉ còn duy nhất một người chị gái.
Cô Huyền từng bị u não. Sau ca phẫu thuật, dây thần kinh bị ảnh hưởng, khiến cho tinh thần không còn minh mẫn. Đợt này, cô nhập viện do bị động kinh, nằm viện dài ngày, phần lưng đã lở loét, đôi chân cũng yếu dần, không còn tự đi lại được nữa. Cô Huyền bệnh, nhưng người chồng của chị gái cũng đau ốm, thế nên chị của cô chỉ có thể mướn người chăm sóc em gái.
Có lẽ, trong số những bệnh nhân chúng tôi đã gặp, người phấn khởi nhất là chú Hồ Vĩnh Tải, bởi bác sĩ nói tuần sau chú có thể được xuất viện. Dù rằng vẫn phải phụ thuộc oxy, nhưng có thể rời khỏi không khí bệnh tật nơi bệnh viện, chú đã vô cùng vui mừng.
Bữa trưa ăn vội là bánh mì chấm sữa đặc của một người con đi chăm sóc cha nằm viện. Chị Đặng Mỹ Trinh động viên một thân nhân bệnh nhân. Một năm sắp qua đi, nhưng ở trong phòng bệnh, mọi thứ vẫn vậy. Họ phải chạy lo từng đồng để đóng viện phí. Họ truyền hỏi nhau: “Hôm nay có cơm từ thiện hay không?” để tiết kiệm từng đồng chữa bệnh cho người thân. Khi nhận được món quà từ bạn đọc báo, số tiền tuy không nhiều nhưng khiến họ có thêm tinh thần để đón nhận những ngày mới.
Rời khỏi bệnh viện, khắc sâu trong chúng tôi là hình ảnh cụ bà tóc bạc nằm liệt giường vẫn gắng nói tiếng cảm ơn chậm rãi, là giọt nước mắt của người phụ nữ liệt giường 17 năm, hay cả cái chắp tay cảm tạ của cụ ông hơn 90 tuổi. Lúc này, họ rất cần có sự giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua bệnh tật.
Chị Đặng Mỹ Trinh, Phó Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp chia sẻ: “Tôi xin thay mặt bệnh viện cùng các bệnh nhân gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Báo VietNamNet và quý bạn đọc. Dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều bệnh nhân rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn, chúng tôi mong rằng sắp tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của quý Báo và quý nhà hảo tâm”.
Khánh Hòa
Tiếng khóc xé lòng của bé gái 2 tuổi bị ung thư biến dạng khuôn mặt
Từng có thời điểm khối u trong má trái của Bảo Ngọc sưng to, chồi ra khỏi miệng, rỉ máu lẫn dịch vô cùng đau đớn. Sau 3 toa thuốc hóa trị, tuy khối u có teo bớt nhưng vẫn khiến khuôn mặt con biến dạng, đau đớn.
"> -
Goá phụ nghèo một mình ở bệnh viện vật lộn với căn bệnh ung thưMắc ung thư, chị Quàng Thị Hoan một mình nuôi con nhỏ Hơn 15 năm về trước, chị kết hôn với một người đàn ông cùng địa phương. Nhưng bất hạnh thay, ngay khi mới xây dựng gia đình, chồng chị đã mắc bệnh phổi rất nặng phải điều trị ở bệnh viện huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) suốt 1 năm trời. Thời điểm đó, chị đang mang thai con gái đầu lòng.
Nhưng cũng chỉ được khoảng 1 năm gắng gượng, chồng chị Hoan qua đời giữa lúc con gái mới được 5 tháng tuổi. Anh chỉ kịp nhìn mặt con lần cuối cùng lời nhắn nhủ vợ cố gắng chăm sóc, nuôi dạy con nên người.
Tạm gác nỗi đau mất chồng, chị một mình chăm sóc con gái. Chồng mất sớm để lại gánh nặng đè lên vai chị. Vừa làm mẹ, vừa phải lo kinh tế cho gia đình, chị chẳng dám đi thêm bước nữa vì sợ con phải chịu khổ.
Do không biết chữ, người mẹ ấy chỉ có thể mưu sinh bằng công việc làm nương rẫy để lo cái ăn trong nhà. Biết hoàn cảnh gia đình mình, con gái chị cũng rất thương mẹ và chịu khó học hành.
Tuy nhiên, một lần nữa tai ương lại tới với mẹ con chị Hoan. Cuối năm 2020, chị xuất hiện một cục u ở vú nhưng không để ý vì không gây đau đớn. Một thời gian sau, khoảng tháng 4/2021, chị sờ vào khối u thấy đau nên đến bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên kiểm tra. Qua xét nghiệm, các bác sĩ kết luận chị Hoan mắc bệnh ung thư vú.
Căn bệnh quái ác ập đến ở độ tuổi ngoài 40 khiến chị như ngã quỵ. Khoảng thời gian đầu, chị bị sốc nặng và tuyệt vọng vô cùng, hễ nghĩ tới chuyện xấu xảy ra với mình thì con gái bơ vơ mà nước mắt chị chực tuôn.
Hai mẹ con goá phụ “ngập sâu” trong nợ nần
Được con gái động viên, chị Hoan gác lại mọi công việc để ra bệnh viện Ung bướu Hà Nội điều trị. Do khối u quá to, các bác sĩ khuyên chị phải truyền hoá chất trước khi tiến hành phẫu thuật.
Những đợt truyền hoá chất mệt nhoài, khi nhiều bệnh nhân khác được gia đình hỗ trợ thì chị chỉ có một thân một mình nơi bệnh viện, lấy y lệnh, phiếu thuốc, các loại thuốc để chờ điều dưỡng vào truyền.
Lúc quá đói mệt, chị phải lê từng bước khó nhọc một mình để kiếm chút gì bỏ bụng. Ở nơi quê nhà, con gái chưa khi nào ngừng lo cho mẹ nhưng cũng chỉ biết thường xuyên gọi điện thoại động viên. Bản thân chị cũng thấy bất an vì căn nhà dựng tạm bợ dưới quê. Mình con gái nhỏ hàng ngày sống trong cảm giác lo sợ, khi những trận mưa dông, gió mạnh như muốn đổ sập bất cứ lúc nào.
Thời điểm mới mắc bệnh ung thư vú, chị đi vay ngân hàng theo diện hộ nghèo được số tiền 100 triệu đồng. Chị dành ra phần nhỏ mua 1 con trâu, 1 con bò, số tiền còn lại để mang đến viện lo các khoản chi phí, thuốc men.
Thế nhưng, do căn bệnh của chị Hoan vào thời kỳ nặng, mỗi lần truyền hoá chất trung bình cũng hết 3 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Cùng với đó là khoản tiền phẫu thuật hết gần 10 triệu đồng mà có khoảng thời gian vì hết sạch tiền, chị đã từng bỏ về quê, không duy trì điều trị nữa.
Nhờ có con gái động viên mà người mẹ ấy lại tiếp tục lên Hà Nội chữa bệnh. Cho đến nay, tổng số tiền điều trị, đi lại rồi sinh hoạt, nhà trọ cho suốt khoảng thời gian ở bệnh viện đã hết sạch 100 triệu đồng đi vay. Cả trâu bò cũng phải bán đi. Chị Hoan như rơi vào cảnh cùng quẫn.
Hoàn cảnh của chị Hoan lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ Lúc này đây, chị đang bước vào quá trình xạ trị nhưng chẳng còn đồng nào. Chị chia sẻ: “Chồng tôi qua đời gần 20 năm nay, một mình vò võ nuôi con, tưởng trời cho sức khoẻ sống tiếp mà ngờ đâu lại ra cơ sự này. Thân tôi không lo nhưng con gái tôi vẫn còn ít tuổi, chưa thể đi làm kiếm tiền được, lại đang vào độ tuổi cần có mẹ bên cạnh hơn bao giờ hết.
Giờ tôi đã hết sạch tiền điều trị rồi, phải xin ở nhờ một trường mầm non của một số nhà hảo tâm. Mẹ con tôi cầu mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ để san sẻ phần nào gánh nặng trong lúc khó khăn này”.
Theo xác nhận của Chủ tịch UBND xã Pú Hồng: Hoàn cảnh gia đình chị Quàng Thị Hoan thuộc diện hộ nghèo, chị lại đang mắc căn bệnh ung thư vú và nuôi con nhỏ. Hiện tại, kinh tế gia đinh vô cùng khó khăn nên rất cần được cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Quàng Thị Hoan, ở Bản Chả C, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Số điện thoại: 0877813485.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.052 (chị Quàng Thị Hoan)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 19001081.">