当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
Theo Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, thực hiện ý kiến chỉ đạo của HĐND, UBND TP Hà Nội tại kỳ họp thứ 2 khóa XV về việc tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm, đăng công báo đối với các công trình nhà cao tầng còn tồn tại vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Cảnh sát PCCC TP đã nhiều lần tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư các dự án công trình xây dựng tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp khắc phục nội dung tồn tại về PCCC. Tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn tại một số công trình nhà cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thậm chí có chủ đầu tư vi phạm đã không hợp tác với cơ quan chức năng. Đơn cử Công ty TNHH Bảo Long - Chủ đầu tư Dự án căn hộ, văn phòng làm việc số 75 Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội), dù Cảnh sát PCCC Thành phố đã đặt lịch và liên hệ nhiều lần nhưng lãnh đạo cơ sở không hợp tác thực hiện.
Tòa nhà Star City (81 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân) - một trong 18 công trình cao ốc, nhà cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. |
Hiện tại, UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo các Phòng, Ban nghiệp vụ của Quận, Công an Quận, UBND Phường, Công an Phường phối hợp với Cảnh sát PCCC tổ chức kiểm tra liên ngành và đề xuất xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, theo Cảnh sát PCCC sẽ tiếp tục phối hợp với UBND quận, huyện để có biện pháp cương quyết, yêu cầu buộc cơ sở thực hiện các nội dung tồn tại và cam kết thực hiện của từng chủ đầu tư; trong quá trình thực hiện cam kết tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC. Công khai thông báo các hành vi vi phạm, các nội dung tồn tại, các điều kiện không đảm bảo an toàn về PCCC đối với công trình để người dân sinh sống và làm việc tại các tòa nhà biết và cùng giám sát chủ đầu tư thực hiện. Đồng thời, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các nội dung đã kiến nghị và cam kết theo quy định.
Trước đó, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội đã 02 lần đăng công báo đối với tổng số 61 công trình (lần 1 vào ngày 30/01/2016 với 52 công trình; lần 2 vào ngày 29/7/2016 với 38 công trình, trong đó có 29 công trình đã đăng công báo lần 1). Đơn vi này cũng đã tổ chức buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các chủ đầu tư của 37/38 công trình vi phạm đã được kiểm tra, thanh tra, kết luận, kiến nghị để thống nhất về cách thức và biện pháp tổ chức thực hiện các tồn tại, vướng mắc của từng doanh nghiệp. Sau khi thống nhất về phương pháp, nội dung thực hiện, Cảnh sát PCCC đã tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các nội dung tồn tại vi phạm, hướng dẫn giải pháp khắc phục đối với từng nội dung tồn tại của từng công trình, đồng thời yêu cầu đơn vị chủ đầu tư có kế hoạch, lộ trình và cam kết thời hạn khắc phục các tồn tại về PCCC để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
Dưới đây là danh sách 18 công trình cao ốc, nhà cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng:
TT Tên công trình Địa chỉ Quận/ Huyện/ Thị xã Đơn vị chủ quản
1 Dự án căn hộ, văn phòng làm việc 75 Phương Mai, P. Phương Mai Đống Đa Công ty TNHH Bảo Long
2 Tòa nhà văn phòng 02 Đại Cồ Việt Hai Bà Trưng Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình
3 Tòa nhà văn phòng 55 Bà Triệu Hoàn Kiếm Ông Nguyễn Sử Tiến
4 Dự án nhà ở cho CBCS Công an huyện Từ Liêm (Tòa nhà CT2-đơn nguyên B) Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Cổ Nhuế 1 Bắc Từ Liêm Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinaconex - PVC
5 Tòa nhà Bắc Hà Lucky Số 30 đường Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu Cầu Giấy Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà
6 Chung cư N09B2 Khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng Cầu Giấy Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm
7 Công trình tòa nhà Trung Tín Đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2 Nam Từ Liêm Công ty cổ phần xây dựng Trung Tín
8 Tòa nhà HH1 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ Nam Từ Liêm Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska
9 Chung cư CT1 KĐT Dream Town, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm Nam Từ Liêm Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ
10 Chung cư CT2,3 KĐT Dream Town, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm Nam Từ Liêm Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ
11 Chung cư OCT2- Xuân Phương Khu chức năng đô thị Xuân Phương - Viglacera, phường Xuân Phương Nam Từ Liêm Công ty đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera - Chi nhánh Tổng công ty Viglacera - CTCP
12 Tòa nhà chung cư 130 Nguyễn Đức Cảnh- p.Tương Mai Hoàng Mai Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
13 Công trình nhà ở CBCS Công an Quận Hoàng Mai 79 Thanh Đàm, phường Thanh Trì Hoàng Mai Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà
14 Tòa nhà Nam Anh Số 71 C Đền Lừ II, Tổ 35, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội Hoàng Mai Hộ Kinh doanh
Nam Anh
15 Tòa nhà Star City 81 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN Thanh Xuân Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Vneco Hà Nội
16 Nhà làm việc và chung cư cao tầng cho cán bộ công nhân viên Số 143/85 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Thanh Xuân Công ty cổ phần đầu tư 135
17 Tòa nhà 143 Trần Phú Văn Quán Hà Đông Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà
18 Chung cư CT12 Văn Phú Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La Hà Đông Công ty Cổ phần xây dựng Hạ Đình
H.K
" alt="Hà Nội ‘điểm mặt’ 18 nhà cao tầng vi phạm về PCCC"/>Các dịch vụ mà Chungxe cung cấp, tuy nhiên, tập trung vào thuê xe đường dài phục vụ cho du lịch dài ngày. Các thông tin mà Chungxe cung cấp cho việc đặt xe là tương đối rõ ràng, từ mức giá theo giờ hoặc theo ngày, đến thông số chi tiết của phương tiện thuê, mức giá phải trả.
Đặc biệt, mức giá này đã bao gồm bảo hiểm vật chất và tai nạn trong suốt quá trình thuê xe.
Theo giám đốc khối kinh doanh ông Nguyễn Ngọc Huy, web booking Chungxe.vn hiện đã có hơn 4.000 lượt đặt xe thành công sau 2 năm hoạt động mà hầu như không phải gặp sự cố nào.
Loglag Technology
Được thành lập vào năm 2016, Loglag là giải pháp kết nối giữa chủ xe thiếu hàng để vận chuyển và chủ hàng đang đi tìm xe vận chuyển hàng hóa. Có thể nói, Loglag gần giống như Uber hay Grab ở lĩnh vực logistics.
Ở những ngày đầu khi còn chưa hoàn thiện ứng dụng, bản thân founder của Loglag bà Cao Thị Anh Thư đã phải trực tiếp gọi điện cho chủ xe để thương lượng giá cả. Ngày xe chuẩn bị bốc hàng, chị lại phải gọi cho từng tài xế hỏi han lịch trình.
Đến nay, ứng dụng Loglag đã có phiên bản web để đối chiếu công nợ, kiểm tra đơn hàng, phiên bản app trên Android và iOS để đặt chuyến.
Với giấc mơ chinh phục thị trường vận tải trị giá 11,5 tỷ USD, CEO Anh Thư đặt mục tiêu đến năm 2021 đạt tổng giá trị giao dịch 41 triệu USD, doanh thu 2,85 triệu USD.
Mặc dù vậy, startup này hiện đang gặp khó vì kế hoạch tăng trưởng bị chững lại do ảnh hưởng của Covid-19. Theo báo cáo mới nhất, doanh thu quý I/2020 của Loglag chỉ bằng ⅓ so với cùng kỳ năm ngoái.
NetLoading
Cũng như Loglag, NetLoading là startup hoạt động trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, ý tưởng ở đây là khai thác hết công suất của xe tải chiều về. Bởi có đến 70% xe tải không có hàng chiều về, khiến chi phí logistic chiếm đến 25% tổng GDP của cả nước, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải hồi năm 2015.
Hiện tại, NetLoading đang cung cấp các giải pháp thuê xe chiều về trên web, app và qua số điện thoại hotline. Mục tiêu mà CEO Lê Đình Giáp đặt ra là giúp tiết kiệm 40% cước phí vận chuyển hàng hóa, trong khi chủ xe tăng thêm 20% doanh thu.
Năm 2019, công ty đã kết nối được 8.000 chủ xe, nhận trung bình 4.500 đơn hàng/tháng với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15%/tháng.
An Vui
An Vui là startup cung cấp nền tảng công nghệ số hóa ngành vận tải hành khách đường dài. Các giải pháp được startup này cung cấp gồm phần mềm quản lý bán vé; ứng dụng đặt vé và thanh toán qua app mobile; ứng dụng kiểm tra vé; hệ thống giám sát hành trình và hệ thống chăm sóc khách hàng.
Với doanh thu toàn ngành khoảng 2,1 tỷ USD mỗi năm, CEO Phan Bá Mạnh kỳ vọng các giải pháp của An Vui sẽ giúp thúc đẩy doanh thu thêm 20-30% cho các nhà xe. Startup này cũng đã nhận được khoản đầu tư không tiết lộ từ quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures hồi năm 2019.
Dù không tiết lộ doanh thu, An Vui cho biết hiện đã có hơn 100 hãng vận tải hành khách chọn startup này làm đối tác công nghệ.
Carback
Carback là một startup còn rất non trẻ khi vừa mới thành lập vào tháng 10/2019. Ý tưởng khởi nghiệp của Carback là kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại với tài xế chở khách trống chiều về có cùng cung đường. Từ đó, khách hàng có thể tiết kiệm từ 30-50% chi phí so với phương thức đặt xe truyền thống.
Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ đầu năm nay, Carback đã phục vụ được hơn 14.000 chuyến với doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, theo báo cáo hồi tháng 5 của startup này.
Quy mô tăng trưởng của Carback sẽ còn rất rộng mở bởi mỗi ngày Việt Nam có khoảng 59.000 cuốc xe đường dài với 89% chuyến rỗng chiều về, theo thống kê của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư).
Abivin
Xuất hiện ở Shark Tank mùa 2, Abivin của Phạm Nam Long và Nguyễn Hoàng Anh tham vọng trở thành kỳ lân (unicorn) bằng cách giải bài toán khó định tuyến để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 30% chi phí logistics.
Phần gọi vốn ấn tượng của cặp vợ chồng này đã đem về 200.000 USD từ Shark Dzung Nguyễn, trước khi họ nhận thêm 1 triệu USD từ cuộc thi World Cup khởi nghiệp tổ chức ở Mỹ năm 2019.
Đây là startup ứng dụng rất sâu các giải pháp công nghệ 4.0 (thuật toán, AI, máy học, Big data) để cung cấp giải pháp quản lý vận tải bằng cách số hóa toàn bộ quy trình giao hàng từ kiểm soát kho, đơn hàng, tối ưu quãng đường, tracking, tạo báo cáo chi tiết.
Sau 5 năm hoạt động, Abivin đã tham gia vào trên 35 dự án tối ưu hóa chuỗi cung ứng, làm việc ở 4 quốc gia khác nhau với 3 văn phòng ở Hà Nội, TP.HCM và Singapore. Công ty đặt mục tiêu đạt 1 triệu active user (người dùng hoạt động) vào năm 2023 với 320 khách hàng chính.
Logivan
Cũng cung cấp giải pháp làm đầy xe tải chiều về, Logivan có thể xem là startup đình đám nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải. Được thành lập vào năm 2017 bởi nữ CEO 9x Phạm Khánh Linh, Logivan đã hoàn thành ba vòng gọi vốn trị giá gần 8 triệu USD chỉ sau 2 năm ngắn ngủi.
Với đội ngũ gần 200 nhân sự, mạng lưới 52.000 đầu xe tải, hơn 35.000 chủ hàng tạo ra giá trị vận chuyển gần 14 triệu USD, Logivan được ví như ‘Uber xe tải’ và đang từng bước giải quyết bài toán lãng phí trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Hồi đầu năm nay, CEO Linh Phạm cũng đã được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 under 30, lĩnh vực khởi nghiệp.
Nhiều startup trên thế giới đang tìm kiếm những giải pháp giảm ùn tắc, cải thiện bộ mặt giao thông đô thị.
" alt="Những startup Việt đi tìm lời giải cho giao thông vận tải"/>Các giải pháp cộng gộp và chuyển mạch Ethernet hàng đầu cũng có thể mở rộng băng thông sẵn có theo nhu cầu để giải quyết lưu lượng dữ liệu tăng đột biến, cho phép các nhà mạng hỗ trợ các dịch vụ băng thông cao thế hệ tiếp theo với công nghệ cộng gộp và chuyển mạch cấp độ 10G và 100G tại vùng biên mạng.
Bằng cách thay thế các công nghệ mạng truyền thống đắt đỏ với công nghệ cộng gộp và chuyển mạch Ethernet, các nhà mạng cấp 2 và 3 có thể:
• Giảm các chi phí văn phòng, điện và hệ thống làm mát bằng cách thay thế các bộ định tuyến phức tạp, quá nhiều tính năng và các công nghệ mạng truyền thống khác bằng công nghệ cộng gộp và chuyển mạch Ethernet mật độ cao, tốn ít diện tích phần cứng và phần mềm. Các giải pháp ở Lớp 2 này giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng, giúp các nhà mạng giảm thiểu chi phí vận hành, bảo vệ cũng như tăng trưởng lợi nhuận của các dịch vụ gọi thoại và dữ liệu.
• Giảm thiểu mức độ phức tạp và chi phí hỗ trợ bằng cách thay thế thiết bị mạng truyền thống phức tạp bằng các bộ chuyển mạch cộng gộp Ethernet đơn giản, hiệu quả về kinh tế mà không đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn để duy trì và hỗ trợ.
• Giảm thiểu chi phí truyền dẫn dữ liệu chung dựa trên việc tổng hợp nhiều dịch vụ và cổng 1G thành một số lượng nhỏ hơn các cổng Ethernet 10G và 100G. Công năng sử dụng thường nằm trong khoảng 70% đối với các cổng 10G so với chỉ 40% đối với nhiều cổng 1G, mang lại hiệu quả cộng gộp lớn và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của nhà mạng. Những lợi ích này không chỉ áp dụng đối với mạng cộng gộp Ethernet, mà chúng còn giúp giảm thiểu chi phí trong Mạng Lõi IP bằng cách cộng gộp lưu lượng vào số ít các cổng bộ định tuyến có dung lượng lớn hơn.
• Hiện đại hóa hệ thống mạng dựa trên một kiến trúc đơn giản hơn có thể được lập trình để mở rộng nhằm đáp ứng mức tăng trưởng trong tương lai về yêu cầu băng thông, mà không cần lắp đặt thêm phần cứng hoặc phần mềm. Ngoài Mạng được điều khiển bằng (Software-Defined Networking - SDN) và các công nghệ quản lý mạng, cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet thế hệ tiếp theo cũng hỗ trợ hành trình hướng tới Ảo hóa Tính năng Mạng (Network Functions Virtualization - NFV) và các mạng tự động hóa, thích ứng trong tương lai.
Thông qua việc cung cấp băng thông hầu như không giới hạn theo nhu cầu tại vùng biên mạng – gần hơn với nơi khách hàng cần – cơ sở hạ tầng cộng gộp và chuyển mạch Ethernet thế hệ mới nhất cung cấp cho các nhà mạng một nền tảng tiết kiệm, linh hoạt nhằm mang lại các dịch vụ băng thông tốc độ cao trong tương lai.
Với khả năng mở rộng băng thông có sẵn từ xa với khả năng lập trình không can thiệp và triển khai một số lượng lớn các dịch vụ và kết nối bổ sung gần với thời gian thực, các giải pháp cộng gộp và chuyển mạch Ethernet hàng đầu giúp các nhà mạng tối đa hóa độ linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhanh hơn với các cơ hội mới.
Phương Dung
" alt="Thời đại Siêu Băng Thông: Cộng gộp và chuyển mạch Ethernet đối với các nhà mạng"/>Thời đại Siêu Băng Thông: Cộng gộp và chuyển mạch Ethernet đối với các nhà mạng
Chức năng của ứng dụng My Aladdinz là giúp thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… với khả năng hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn mua hàng.
Người dùng thanh toán càng nhiều thông qua ứng dụng My Aladdinz sẽ được hoàn trả càng nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, My Aladdinz đã thu hút được một lượng đông đảo thành viên tham gia sử dụng.
My Aladdinz được giới thiệu là một ứng dụng thanh toán với khả năng hoàn tiền cao cho người sử dụng. Ảnh: Trọng Đạt |
Để là thành viên của My Aladdinz, người dùng phải đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời nạp vào tài khoản của mình số tiền ít nhất 100 USD (khoảng 2,4 triệu đồng). Số tiền khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành “gem” (đơn vị thanh toán trong ứng dụng). Mỗi “gem” có giá trị tương ứng với 1 USD.
Với hệ thống đại lý, họ sẽ phải bỏ tiền mua 300 “gem” với giá 300 USD (khoảng 7 triệu đồng). Đổi lại, chủ cửa hàng có quyền đăng ký nhiều dịch vụ như thu hộ điện nước, bán thẻ cào điện thoại, thanh toán hộ lãi vay tiêu dùng, học phí, viện phí…
Để thu hút người dùng, My Aladdinz sử dụng hệ thống phân cấp 15 bậc với mức trả hoa hồng cao cho những người tạo dựng hệ thống. |
Theo tìm hiểu của VietNamNet, My Aladdinz chia mức thưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm với tối đa 15 cấp bậc. Nếu lôi kéo được nhiều người khác cùng sử dụng, đầu tư vào My Aladdin, người dùng sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp…
Mô hình này có tỷ lệ ăn chia hoa hồng rất cao. Bởi vậy, không ít hội nhóm đa cấp đã tích cực quảng cáo, “tô hồng” cho My Aladdinz và lôi kéo người dùng tham gia dù ứng dụng này chẳng hề tạo ra giá trị.
Rủi ro mất tiền lớn khi đầu tư vào My Aladdinz
Ngoài hình thức thanh toán bằng “gem”, My Aladdinz còn dụ dỗ người tham gia đầu tư bằng cách cho ứng dụng này vay số “gem” họ có. Đổi lại, My Aladdinz sẽ trả lãi từ 0,1-0,2% mỗi ngày. Số tiền này được app chi trả liên tục cho tới khi người dùng nhận tổng số gem bằng 5 lần mức đã cho vay trước đó.
Thực tế cho thấy, khi trải nghiệm thử My Aladdinz, ứng dụng này sở hữu các tính năng tương tự như một ví điện tử. Trong khi đó, các chức năng khác không thể sử dụng bởi không được đầu tư phát triển. Do vậy, My Aladdinz không tạo ra giá trị nào để có thể mang tới mức lãi suất khủng như những gì đã quảng cáo.
Những khóa học của Success Resources được rao bán với giá của nghìn USD trên ứng dụng My Aladdinz. Ảnh: Trọng Đạt |
Tuy được giới thiệu là ứng dụng quốc tế, My Aladdinz không hề có tư cách pháp nhân hay văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này mang tới những rủi ro rất lớn cho người dùng My Aladdinz, nhất là khi họ mang tiền thật của mình để đổi lấy tiền ảo trong khi khả năng thanh khoản của đồng “gem” do My Aladdinz cung cấp không thực sự rõ ràng.
Hệ thống gian hàng nghèo nàn, thường xuyên bị treo cho thấy sự thiếu đầu tư nghiêm túc vào sản phẩm của My Aladdinz. Vì vậy, mô hình kinh doanh của ứng dụng này khó có thể tìm được lợi nhuận để trả lãi suất cao cho những người đầu tư như những gì đã hứa hẹn. Ảnh: Trọng Đạt |
Lo ngại này chính thức được khẳng định khi mới đây, Công an tỉnh Bình Phước cũng đã ra văn bản cảnh báo người dân khi nạp tiền vào ứng dụng My Aladdinz.
Theo Công an tỉnh Bình Phước, về bản chất, ứng dụng My Aladdinz đang hoạt động theo mô hình đa cấp. My Aladdinz lấy tiền của người sau trả cho người trước, và khi không có người mua “gem", hệ thống sẽ sụp đổ do mất khả năng thanh khoản. Lúc này, những người sử dụng My Aladdinz để kiếm lãi sẽ khó có thể lấy lại số tiền mà họ đã đầu tư.
Mặt khác, ứng dụng My Aladdinz chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do đó, việc người dân đăng ký tham gia ứng dụng có thể dẫn đến mất tiền hoặc bị đánh cắp dữ liệu cá nhân để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp.
Trước những rủi ro rất lớn bởi hình thức huy động vốn đa cấp của My Aladdinz, người dân cần thực sự cảnh giác và cân nhắc kỹ lưỡng khi tham gia đầu tư vào ứng dụng này.
Trọng Đạt
Dù nhận thấy rõ những rủi ro, nhiều nhà đầu tư vẫn bị mờ mắt bởi những lời hứa hẹn về lãi suất lớn. Đó cũng là lý do những mô hình “tiền ảo” đa cấp vẫn tồn tại dai dẳng tại Việt Nam.
" alt="Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz"/>Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz