Thời sự

Đội golf Mỹ chốt đội hình Ryder Cup 2023

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-24 21:24:09 我要评论(0)

Sau nhiều câu hỏi khác nhau,ĐộigolfMỹchốtđộihìbang diem c1 Zach Johnson cuối cùnbang diem c1bang diem c1、、

Sau nhiều câu hỏi khác nhau,ĐộigolfMỹchốtđộihìbang diem c1 Zach Johnson cuối cùng không ngại khuấy động cảm xúc với những lựa chọn vào đội tuyển Mỹ tham dự Ryder Cup 2023.

Johnson công bố 6 lựa chọn của mình, gồm Brooks Koepka, Justin Thomas, Jordan Spieth, Rickie Fowler, Collin Morikawa và Sam Burns.

6 gương mặt được Johnson lựa chọn

Tt nhất hai trong số những lựa chọn này có thể sẽ tạo ra nhiều tranh luận giữa các golfer và người hâm mộ.

Koepka, người giành chức vô địch PGA Championship hồi tháng 5, được chọn mặc dù đã rời PGA Tour.

Năm ngoái, Koepka là một trong những ngọn cờ đầu bỏ PGA Tour để gia nhập LIV Golf, vòng đua được Saudi Arabia hậu thuẫn.

Trong khi đó, phong độ của Thomas gần đây không thực sự tốt. Anh không có chức vô địch nào kể từ PGA Championship năm ngoái.

Thomas cũng không lọt vào giai đoạn đấu loại trực tiếp cạnh tranh FedEx Cup mới đây, giải đấu mà Viktor Hovland đăng quang.

Ngoài 6 gương mặt kể trên do đội trưởng Johnson lựa chọn, những trường hợp tự động đủ điều kiện thi đấu cho đội Mỹ là Scottie Scheffler, Wyndham Clark, Max Homa, Patrick Cantlay, Xander Schauffele và Brian Harman.

Koepka được lựa chọn dù đã bỏ PGA Tour sang LIV Golf

Một số tay golfthất vọng khi không được gọi. Keegan Bradley và Camerson Young là hai trong số này.

Cả Bradley và Young đều có thứ hạng tốt hơn so với Burns trong bảng xếp hạng các tay golf người Mỹ.

Tương tự, Tony Finau cũng lỡ hẹn với Ryder Cup. Người hâm mộ cảm thấy tiếc cho Lucas Glover, cựu binh có 2 chiến thắng ngoạn mục trên đường PGA Tour tháng này.

"Tôi rất hào hứng với những tay golf này", Johnson giải thích về lựa chọn của mình. "Chúng tôi kiểm tra tất cả các tiêu chí, sự cạnh tranh, tính linh hoạt, bao gồm cả sự linh hoạt khi đánh đôi".

Mỹ đang hướng đến danh hiệu Ryder Cup thứ hai liên tiếp. Giải năm nay diễn ra ở sân Marco Simone, Rome, Italy (29-1/10).

Vô địch FedEx Cup, Viktor Hovland bỏ túi 18 triệu USD

Vô địch FedEx Cup, Viktor Hovland bỏ túi 18 triệu USD

Viktor Hovland tiếp tục phong độ ấn tượng với 7 birdie ở vòng cuối, giành chức vô địch FedEx Cup 2023 và nhận thưởng 18 triệu USD.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cái nóng gay gắt đã trở thành người bạn đồng hành với các vận động viên, giới truyền thông và người hâm mộ trong những ngày diễn ra SEA Games 32.

SEA Games 32 diễn ra dưới nắng nóng. Ảnh: Đ.N

Nhiệt độ ban ngày tại Phnom Penh dao động 37-39oC. Trời nhiều nắng nên khi di chuyển dưới ánh mặt trời có cảm giác khoảng 44oC.

Cái nóng khắc nghiệt rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước.

Vì thế, thứ thiết yếu trong những ngày này phải kể đến chai nước khoáng. Thật may mắn, rất dễ tìm thấy các quầy bán nước bên cạnh nhà thi đấu.

Có khá nhiều lựa chọn về đồ uống, như soda, các loại trà hoặc nước trái cây và tăng lực (thuộc Ichitan). Dù vậy, những loại nước có đường thường khó hợp vị, nên nước khoáng trở thành ưu tiên của khách du lịch, đặc biệt là giới báo chí.

"Nhiều người mua, nên hàng của chúng tôi hết nhanh trong thời gian diễn ra SEA Games. Chúng tôi có thể lãi gấp 5 lần ngày thường", Phunsopheanai, một người bán đồ uống, tâm sự.

Một xe bán nước ở gần địa điểm thi đấu

Thu nhập gấp 5 ngày thường không phải vì nâng giá, mà nhờ lượng tiêu thụ rất cao.

"Người Campuchia thích nhãn hiệu Sting. Mặt hàng này bán chạy hơn các nhãn hiệu khác", cô gái có tên Nai cho biết.

Sting có lượng đường cao, vì người Campuchia thích ngọt, và không phù hợp với nắng nóng. Chính vì vậy, nước khoáng ướp lạnh phù hợp nhất với các nhà báo khu vực khi "chiến" cùng SEA Games.

Thông thường, mỗi người khi vừa rời khách sạn luôn mang theo hai chai nước khoáng. Khi mặt trời vừa lên cao cũng là lúc sử dụng hết và các quầy hàng đông đúc.

Để tránh mất nước, phải mua ít nhất 4 chai nước khoáng. Cho đến buổi chiều, trung bình một nhà báo uống khoảng 8 chai nước loại 500 ml. Khán giả uống ít hơn một chút, vì không di chuyển nhiều.

Huỳnh Như và đội nữ Việt Nam thi đấu dưới nhiệt độ 44 độ c

Campuchia tài trợ hoàn toàn chi phí ăn uống cho các VĐV dự SEA Games 32. Người dân nước này cũng kinh doanh với mức giá phù hợp thực tế.

Một chai nước khoáng 500 ml có giá tương đối rẻ, chỉ 1.000 riel (chưa đến 5.700 đồng).

Các nhà báo khu vực đều bất ngờ với mức giá này. Một số phóng viên đến từ Indonesia xác nhận, trong sự kiện SEA Games mà nước này tổ chức, chi phí sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều so với Campuchia.

Một lựa chọn khác dành cho khách du lịch để chống lại cái nóng là nước mía, với độ ngọt vừa phải và chi phí cũng khá rẻ.

Sự khắc nghiệt của thời tiết càng cho thấy các VĐV vất vả như thế nào. Chiến thắng và những chiếc huy chương, vì thế, càng thêm giá trị.

Ký sự SEA Games 5/5: Ấn tượng Campuchia

Ký sự SEA Games 5/5: Ấn tượng Campuchia

Hôm nay, sự kiện SEA Games 32 chính thức khai mạc với nhiều điểm ấn tượng sớm được chủ nhà Campuchia thể hiện cho các đoàn thể thao và khách du lịch." alt="Ký sự SEA Games 32: Giải đấu của nước khoáng" width="90" height="59"/>

Ký sự SEA Games 32: Giải đấu của nước khoáng

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định việc phàn nàn, ở những chừng mực nhất định, sẽ mang lại những lợi ích tại nơi làm việc như giúp nhận diện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không khó để nhận ra những hệ lụy tiêu cực của việc thường xuyên chỉ trích. Trong cộng đồng những người làm nghiên cứu với vô số áp lực bủa vây thì việc chỉ trích hay phàn nàn có lẽ không phải là chuyện hiếm.

Nhưng có phải lúc nào những phàn nàn của người làm nghiên cứu cũng thực sự có giá trị và làm thế nào để lời phàn nàn được đặt đúng chỗ và có sức thuyết phục?

Hãy cùng bàn về vấn đề qua hai ví dụ nhỏ dưới đây.

Trong một tin tuyển dụng nghiên cứu sinh (NCS) được đăng gần đây, một đơn vị nghiên cứu trong nước đưa tin sẽ trả một khoản lương nhỏ (dưới 250 USD/tháng) cho ứng viên kèm theo những yêu cầu như IETLTS 6.0, điểm trung bình 7.5. Bạn nghĩ gì khi đọc tin đó? 

“Những người đủ điều kiện như vậy thì đã đi học ở nước ngoài rồi”.

“Với mức lương đó tôi thà chọn công việc lao động phổ thông”.

Đây có thể là vài trong số những suy nghĩ điển hình.

Thứ hai, một chủ đề khá nóng được thảo luận trong những ngày qua trong cộng đồng những người quan tâm đến giáo dục nước nhà có liên quan đến một đề án nhằm nâng cao chất lượng giảng viên. Trong bối cảnh năng lực giảng dạy, nghiên cứu trong nước còn rất nhiều hạn chế dù đã trải qua hàng chục năm với các đề án tiền nhiệm, bạn nghĩ sao khi lại có thêm một đề án mới?

“Một đề án với toàn COCC (con ông cháu cha)”.

“Thấy đi mà không thấy về”.

“Thất bại toàn tập”?

Nhưng mọi chuyện có thực sự như vậy?

Quay lại ví dụ đầu tiên, khoản tiền lương chưa đến 250 USD mỗi tháng cho một NCS sẽ là vô cùng khiêm tốn nếu so sánh với thù lao ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng khi đặt ở bối cảnh trong nước với việc NCS không được trả lương là chuyện rất phổ biến thì một khoản hỗ trợ hàng tháng như vậy nên được xem là bước một tiến lớn và rất đáng trân trọng. Về các điều kiện đặt ra, có thể thấy những quy định ngày càng thắt chặt về chuẩn đầu ra với ngoại ngữ từ bậc Đại học đến Cao học đã không còn là chuyện hiếm ở nhiều trường.

Bạn có thể sẽ nói: “Nhưng những người đủ điều kiện như vậy sẽ chọn ra nước ngoài”.

Thực tế là rất nhiều người có đủ năng lực và điều kiện vẫn làm NCS trong nước bởi những ràng buộc về gia đình, công việc, thậm chí cả cơ duyên. Không đặt mình trong hoàn cảnh của họ, bạn sẽ không thể tự trả lời cho câu hỏi: “Tại sao họ làm vậy?” Trong thí nghiệm, việc xác đúng đối chứng là một trong những khâu nền tảng quyết định tính đúng đắn cho việc suy diễn kết quả. Tương tự trong trường hợp này, việc lấy bối cảnh các nước tiên tiến làm thước đo có thể khiến cho lăng kính nhìn nhận vấn đề của bạn bị bao phủ bởi một màu tiêu cực ngay từ quan sát đầu tiên.

Ở ví dụ thứ hai, hãy cùng thử tư duy một chút trước khi phàn nàn. Sau khi được lựa chọn, ứng viên cần chủ động liên hệ với cơ sở đào tạo ở nước ngoài để tiến hành nộp hồ sơ, đảm bảo các yêu cầu về đầu vào và đầu ra của chương trình, cũng như vượt qua các áp lực học tập và nghiên cứu khác. Do vậy, bất kể đối tượng được lựa chọn là ai thì vẫn cần phải thể hiện các phẩm chất và năng lực của bản thân để có thể hoàn thành chương trình đào tạo.

Với tư cách là người trong cuộc, bản thân người viết đã chứng kiến rất nhiều người đăng ký theo các đề án và việc họ được lựa chọn phần lớn dựa vào năng lực của chính họ. Bên cạnh đó, đề án tiền nhiệm chỉ tuyển được khoảng 30% trong số 10.000 chỉ tiêu, con số thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra. Hạn chế về ngoại ngữ là một trong những trở ngại lớn khiến nhiều ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Do đó, có thể khẳng định những đề án như trên không phải chỉ tạo cơ hội cho một nhóm người có đặc quyền nhất định.

Bạn sẽ thắc mắc: “Tại sao các ứng viên không tìm đến những học bổng khác với chi trả cao hơn lại không kèm theo ràng buộc?”.

Đơn giản là mỗi con đường, mỗi lựa chọn đều chứa đựng những khó khăn và thuận lợi, và quyết định của mỗi người sẽ dựa trên sự cân đo của riêng họ. Đơn cử, nhờ đề án của Chính phủ, tác giả có thể đến đúng môi trường học tập mong muốn một cách nhanh chóng thay vì mất nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị hồ sơ. Do vậy, đây là lựa chọn tối ưu nhất cho bản thân người viết trong thời điểm đó.

Và như thắc mắc của nhiều người: “Những đề án thế này có thực sự hiệu quả?”.

Trong những năm qua, khoa học trong nước đã có những bước tiến lớn mà không ai có thể phủ nhận. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy và Trần Tú Uyên (Trường ĐH Ngoại thương) đã chỉ ra số lượng công bố quốc tế của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2018 tăng gần 5 lần, từ 1.764 lên 8.234 bài. Theo Nguyễn Minh Quân cùng các cộng sự, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong đó có địa chỉ tác giả liên hệ tại Việt Nam ở mức dưới 200 bài trong năm 2000. Sau 18 năm, con số này tăng lên trên 1.800 bài vào năm 2018. Các kết quả trên bao gồm đóng góp từ những người được đào tạo trong và ngoài nước và những người đi về từ đề án là một phần không nhỏ. Hoặc nếu vẫn nghi ngờ về những báo cáo hay con số, bạn có thể đến các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu để tận mắt chứng kiến những người đi về đã làm việc và vẫn đang thành công như thế nào. Không ít trong số đó hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan. Nói như vậy không có nghĩa là mặc định chấp nhận những hạn chế còn tồn tại như một điều hiển nhiên. Khác biệt nằm ở chỗ: ngoài những thứ đáng bị chỉ trích ra, bạn còn thấy gì khác nữa hay những gì có thể cải tiến? Qua đó, có thể thấy để những phàn nàn trở lên có giá trị thì điều đầu tiên bạn nên làm là tự phản biện có hiệu quả lại lập luận của chính mình. Từ đó, bạn sẽ rút ra được những gì thực sự nên bị chỉ trích hay những gì có thể sửa đổi.

Khi bạn sống hay làm việc ở bất cứ đâu, sẽ luôn có những thứ chướng tai gai mắt kế bên, những thứ mà với khả năng của mình, bạn sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi.

Khi đó, bạn sẽ có thể chọn: phàn nàn rồi tiếp tục phàn nàn. Hoặc bạn có thể phàn nàn như thể đó là một nhu cầu chính đáng để sau đó tự nhủ: “It nhất phải có gì tích cực ở đây và mình có thể làm gì đó để khiến cái gì đó tốt hơn.”

Lựa chọn là ở bạn!

Dương Mạnh Cường - giảng viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?

Trước Đề án 89, trong vòng 20 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT từng chủ trì thực hiện 2 đề án đào tạo nhân lực trình độ tiến sĩ và thạc sĩ có kinh phí nhiều nghìn tỉ đồng.

" alt="Đề án 89: Nghĩ về những 'phàn nàn' trong cộng đồng nghiên cứu Việt" width="90" height="59"/>

Đề án 89: Nghĩ về những 'phàn nàn' trong cộng đồng nghiên cứu Việt

TS Trịnh Quang Vũ (1990) hiện đang là giảng viên ngành Tài chính và Kế toán tại Trường ĐH Newcastle (Anh). Anh là cựu sinh viên của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính tại ĐH Northumbria (Anh) và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Tài chính tại ĐH Newcastle (Anh) vào năm 2019.

{keywords}

TS Trịnh Quang Vũ (1990) hiện đang là giảng viên ngành Tài chính và Kế toán tại Trường ĐH Newcastle (Anh)

Anh đã có nhiều bài báo khoa học công bố trên các tạp chí uy tín thế giới trong ngành Tài chính, kế toán và ngân hàng. Lĩnh vực nghiên cứu chủ đạo của anh liên quan đến quản trị doanh nghiệp, sự lãnh đạo của CEO (giám đốc điều hành), sự bận rộn của các giám đốc và hội đồng quản trị trong mối tương quan với các chỉ số tài chính và các chính sách quan trọng của công ty,…

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ năm 28 tuổi, anh quyết định ở lại Anh thay vì quay trở về Việt Nam. Anh nói, ngoại trừ những người đi du học bằng học bổng của nhà nước, có cam kết phải quay trở về khi khóa học kết thúc, thì có tới 90% những người trẻ đều mong muốn được ở lại làm việc tại nước ngoài.

Để trở thành giảng viên tại Anh

Để có một vị trí làm việc tại một trường đại học Anh, theo giảng viên 9X, là điều không đơn giản do tỉ lệ cạnh tranh rất lớn. Hầu hết các trường ở Anh khi tuyển dụng giảng viên đều đưa ra yêu cầu tối thiểu phải có bằng tiến sĩ. Chính vì thế, những ứng viên đều có hồ sơ rất đẹp với những khả năng đặc biệt. 

Thời điểm trước khi bắt đầu hoàn thiện luận án tiến sĩ, anh Vũ cũng thử làm hồ sơ để nộp vào một vài trường đại học. “Lúc ấy, do hồ sơ chưa đủ mạnh, tôi đã rớt luôn từ ‘vòng gửi xe’. Nhưng cũng nhờ thế, tôi tự rút được những điều các trường cần tìm kiếm ở một ứng viên để tập trung xây dựng. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và có một số bài báo khoa học được công bố, cơ hội cũng đã đến với tôi”, TS Vũ nhớ lại.

{keywords}

Anh là cựu sinh viên của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Trước khi nhận được cơ hội giảng dạy tại Trường ĐH Newcastle, TS Trịnh Quang Vũ từng có một năm làm việc tại ĐH Huddersfield. Dù ở ngôi trường nào, theo anh, chuyện giảng viên có bài báo công bố trên các tạp chí uy tín của ngành đều được đánh giá rất cao. Đó không những là nghĩa vụ, mà còn là động lực phát triển nghề nghiệp của mỗi nhà nghiên cứu.

TS Vũ nhớ lại thời điểm mình ứng tuyển vào ĐH Newcastle, có những ứng viên cùng tham gia phỏng vấn đã sở hữu rất nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Còn bản thân anh ở thời điểm ấy chỉ có khoảng vài bài báo, nhưng đều là những bài được đăng trên tạp chí uy tín với vai trò là tác giả chính. Kết quả, anh lại là người được chọn.

“Do vậy tôi nghĩ, nếu ứng viên công bố bài báo càng chất lượng trên những tạp chí uy tín, hàng đầu thế giới thì khả năng đỗ vào vị trí ấy sẽ càng cao. Nhưng đó cũng không phải là tất cả.

Một điều quan trọng không kém là sự thể hiện của bản thân ứng viên trước hội đồng tuyển dụng. Tính cầu thị, sự tự tin và quyết liệt trong cách trả lời phỏng vấn, thái độ và tư duy đúng đắng, sự chân thành,... sẽ là những yếu tố giúp ứng viên thành công”, TS Vũ nói.

Sau khi đã trải qua vòng hồ sơ, đến vòng phỏng vấn và thuyết trình trước hội đồng cũng là lúc ứng viên cần thể hiện rõ ràng và thành thật nhất: mình là ai; mình có tư tưởng như thế nào; mình sẽ đóng góp gì được cho trường;…

“Khi tham gia vào vòng phỏng vấn tuyển dụng tại ĐH Newcastle, tôi đã phải trải qua gần 2 ngày phỏng vấn với các hội đồng khác nhau. Sự tuyển dụng khắt khe này là cần thiết để đảm bảo sẽ tìm kiếm được những người giỏi có thể đóng góp cho thương hiệu và sự phát triển của trường. Tất nhiên, mỗi trường sẽ có cách thức và quy trình tuyển dụng khác nhau”.

Nếu có cơ hội, hãy cứ ở lại nước ngoài

Lựa chọn làm việc ở nước ngoài thay vì trở về ngay, TS Trịnh Quang Vũ cho rằng, bản thân anh không phải mất quá nhiều thời gian để đắn đo.

“Khái niệm “chảy máu chất xám” giờ đây đã không còn thích hợp trong thời đại của thế giới phẳng. Đem những tri thức học được ở nước ngoài quay trở về là đóng góp trực tiếp cho đất nước; còn những người ở lại cũng có thể có những tác động tích cực đến quê hương và cả nước sở tại. Dù cách thức đóng góp khác nhau, là trực tiếp hay gián tiếp, thì cũng đều có vai trò quan trọng không kém”, TS Vũ nói.

Anh lấy dẫn chứng, ở nước ngoài, người tài đến từ Việt Nam rất nhiều. Ở các trường đại học hàng đầu nước Anh, họ có thể là những giáo sư đầu ngành, những giảng viên rất giỏi có nhiều nghiên cứu tạo ra sức ảnh hưởng. Cũng vì người Việt ở nước ngoài phát triển rất nhanh, làm việc chăm chỉ, đầy năng lượng, và luôn tìm kiếm cơ hội nên hình ảnh của người Việt tại đây được đánh giá rất cao, đặc biệt là trong môi trường học thuật.

Ngoài ra, khi người Việt làm việc ở nước ngoài, họ cũng có thể đóng vai trò là người tư vấn với một góc nhìn khác biệt. Hơn thế, một khi đã thành danh ở nước ngoài, họ cũng có thể đóng góp cho quê hương mình, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn khoa học mà còn cả về kinh tế.

{keywords}

“Có nhiều người nói rằng, du học sinh chọn ở lại nước ngoài chỉ vì tiền lương và công việc hấp dẫn. Nhưng tôi tin rằng, dù ở đâu, những người giỏi cũng có thể kiếm ra số tiền đủ để phục vụ các nhu cầu cá nhân một cách thoải mái.

Họ chọn ở lại đều vì suy nghĩ sẽ phát triển bản thân, học những thứ tốt nhất, sau đó mang những giá trị ấy quay trở về để đóng góp cho đất nước mình”.

“Để nói nên về hay ở lại, rõ ràng, tùy hoàn cảnh và cũng tùy nhìn nhận của mỗi người. Nhưng theo ý kiến riêng của tôi, sự lựa chọn tối ưu cho những người trẻ có lẽ là nên ở lại để tích lũy kinh nghiệm.

Chẳng hạn đối với giảng viên là kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc tại các trường đại học trên thế giới, chờ đến thời điểm thích hợp là khi mình đủ mạnh (cộng thêm với các mối quan hệ quốc tế) thì hãy nên quay trở về quê hương”, TS Trịnh Quang Vũ nói.

Thúy Nga

PGS người Việt ở ĐH số 1 nước Úc: 'May mắn, tôi được học trường chuyên'

PGS người Việt ở ĐH số 1 nước Úc: 'May mắn, tôi được học trường chuyên'

Là chuyên gia nổi tiếng thế giới về di dân Việt Nam, các nghiên cứu đã được trích dẫn 1.189 lần, nhưng chị Hoàng Lan Anh thừa nhận, lứa du học sinh đầu tiên ra nước ngoài như chị gặp không ít biến cố và có những góc khuất riêng ...

" alt="Giảng viên Việt dạy ở Anh: Làm việc ở nước ngoài cũng là đóng góp cho đất nước" width="90" height="59"/>

Giảng viên Việt dạy ở Anh: Làm việc ở nước ngoài cũng là đóng góp cho đất nước