Năm nhóm mục tiêu chính đến năm 2025 được đề ra trong chiến lược gồm có: Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người dân; Huy động rộng rãi sự tham gia rộng rãi của xã hội; Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội; Thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở.
Việc bản chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đặt ra tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu lớn là nhằm tập hợp được lực lượng, thu hút nhân tài cả trong và ngoài nước cùng tham gia. Khi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, khó khăn, thách thức sẽ trở nên nhỏ lại.
Đặc biệt, theo chiến lược, lần đầu tiên, các địa phương sẽ xây dựng phương án bảo đảm kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho Chính phủ số, phấn đấu tỷ lệ chi cao hơn mức trung bình trên thế giới. Các nước hiện dành tỷ lệ chi khoảng 1- 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho Chính phủ số, cá biệt, một số nước như Singapore, Hàn Quốc dành tỷ lệ chi cao hơn.
Giải pháp đột phá là sử dụng nền tảng và định hướng mở
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những quốc gia tiên phong, đi trước, hành động nhanh sẽ có cơ hội phát triển đột phá. Nói cách khác, ở kỷ nguyên số, không phải "cá lớn nuốt cá bé" mà là "cá nhanh nuốt cá chậm".
Cũng vì thế, bản Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025 đã đặt ra mục tiêu cơ bản là hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
Trước đó, Bộ TT&TT đã xác định đưa 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 là một chỉ tiêu quan trọng cần đạt để mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử được hoàn thành trong năm 2021 và mở đầu cho giai đoạn thực hiện chiến lược Chính phủ số.
Bản chiến lược mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã nhấn mạnh, nền tảng số chính là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Các nền tảng số được tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngay dưới dạng dịch vụ, thay vì phải tự đầu tư, tự vận hành.
Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội.
Bên cạnh đó, nếu như trước đây, thông thường phát triển Chính phủ điện tử đặt ra mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội tốt hơn. Bản Chiến lược này còn đặt mục tiêu trang bị công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, đó là Trợ lý ảo hay những Nền tảng làm việc, cộng tác trên môi trường số.
Quý độc giả có thể xem toàn văn quyết định tại đây.
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025Các bác sĩ Khoa Sơ sinh đã hội chẩn với Tổ chuyên môn của bệnh viện, thống nhất chỉ định thay máu một phần cứu sống bệnh nhi. Qua 6 giờ tiếp theo tiến hành thay máu, bé qua cơn nguy kịch, sức khoẻ hồi phục tốt.
Hiện tại, trẻ không còn sốt, tình trạng đỏ da toàn thân cải thiện rõ rệt, bú mẹ tốt, phản xạ tốt, các chỉ số xét nghiệm trở về bình thường. Dự kiến bé sẽ được xuất viện sớm.
BSCK2 Lê Thị Minh Luyến, Trưởng khoa Sơ sinh, cho biết: "Đa hồng cầu sơ sinh là tình trạng tăng số lượng hồng cầu làm tăng độ nhớt của máu. Tần suất gặp 1-5% số trẻ sơ sinh, trong đó, bệnh lý đa hồng cầu nặng cần phải thay máu rất hiếm gặp".
Cụ thể trường hợp này, bệnh nhi mắc đa hồng cầu kèm theo có bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu và hạ đường huyết sơ sinh làm diễn biến trầm trọng thêm, gia tăng tỉ lệ tử vong. Nếu không thay máu kịp thời, tính mạng của trẻ bị đe dọa bởi các nguy cơ tắc mạch ở các cơ quan như não, phổi, tim, ruột...
Kết quả trận derby Manchester tối 29/10 ở vòng 10 Premier League, một lần nữa cho thấy, Quỷ đỏvẫn ở rất xa ‘hàng xóm’ Man xanh.
Sau trận đấu, Pep Guardiola trong tâm trạng đầy hân hoan, dành nhiều lời khen cho cầu thủ mà ông khẳng định là “không thể thay thế”cũng như thú nhận tưởng đã mất trò cưng trong mùa hè vừa qua.
Đó là chính là tiền vệ Bernardo Silva, người kiến tạo đẳng cấp để Haaland nhân đôi cách biệt cho Man City ở Old Trafford vào phút 49.
Vị thuyền trưởng Man xanh ca ngợi sự linh hoạt của Bernardo Silva trên sân cũng như lối sống giản dị ngoài đời:
“Tôi có thể dành cả 10 phút để nói về ý nghĩa của Bernardo Silva đối với tôi và Man City. Cậu ấy là cầu thủ giỏi còn hơn cả giỏi. Chúng tôi yêu cậu ấy.
Man City sợ mất Bernardol Silva. Cậu ấy là cầu thủ không thể thay thế.
Silva có thể chơi như một số 9 ảo. Cậu ấy rất thông minh. Mọi người đều yêu quý cậu ấy. Tại Old Trafford hôm nay lại là một màn trình diễn đặc biệt khác của Bernardo.
Bernardo Silva là một trong những cầu thủ giỏi nhất mà tôi thấy trong đời. Tôi từng huấn luyện rất nhiều cầu thủ xuất sắc và cậu ấy là một trong những người siêu nhất”.
Pep Guardiola cũng ca ngợi lối sống giản dị của trò cưng: “Bernardo Silva không đeo khuyên tai hay hình xăm, đi một chiếc xe hơi bình thường. Cậu ấy là cầu thủ đáng kinh ngạc đối với chúng tôi”.
" alt=""/>Man City 3