Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
Tiến sĩ Pastyrnak khuyên, đặt câu hỏi để tìm hiểu về tình hình của con bạn. Đồng thời, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm qua những người bạn thân của con.
"Khi biết chuyện, cha mẹ sẽ tức giận hoặc thất vọng nhưng trẻ em không cần bạn phản ứng thái quá. Con cần bạn lắng nghe, trấn an và hỗ trợ. Hãy thể hiện là người ổn định, mạnh mẽ và có thể giúp đỡ con trong mọi tình huống" chuyên gia nói.
Dưới đây là những cách đối phó vấn nạn bắt nạt ở học đường:
Ngăn chặn sự bắt nạt trước khi nó bắt đầu
Bạn nên chuẩn bị một số biện pháp để trẻ đối phó khi bị bắt nạt. Ví dụ hướng dẫn con cách nói để ngăn chặn hành vi trên như: "Để tôi yên", "Dừng lại ngay”…
Bạn cũng nên có kịch bản nhập vai "Chuyện gì xảy ra nếu con bị bắt nạt". Cụ thể, bạn có thể đóng vai kẻ bắt nạt trong khi con bạn thực hành các phản ứng khác nhau cho đến khi bé cảm thấy tự tin xử lý các tình huống rắc rối.
Khi bạn nhập vai, hãy dạy bé nói bằng giọng mạnh mẽ. Chắc chắn, rên rỉ hoặc khóc sẽ chỉ khuyến khích kẻ bắt nạt.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
Đến 3 tuổi, con bạn đã sẵn sàng học các thủ thuật để có thể bảo vệ bản thân. Hãy giúp con thực hành cách nhìn thẳng và lên tiếng ngăn chặn khi có người khác đang làm phiền con.
Thay vì có thái độ buồn, sợ hãi hãy khuyên con chuyển sang dũng cảm, tự tin nếu đang bị làm phiền.
Giữ liên lạc với con thường xuyên
Kiểm tra con mỗi ngày về mọi thứ đang diễn ra ở trường. Sử dụng giọng điệu điềm tĩnh, thân thiện để con không ngại nói với bạn nếu có gì đó không đúng. Nhấn mạnh rằng sự an toàn và hạnh phúc của con rất quan trọng và con phải luôn nói chuyện với người lớn về bất kỳ vấn đề nào.
Xây dựng sự tự tin của con
Con bạn càng cảm thấy tốt hơn về bản thân, khả năng bắt nạt sẽ ít ảnh hưởng đến trẻ. Khuyến khích sở thích, hoạt động ngoại khóa và các tình huống xã hội mang lại điều tốt nhất cho con bạn.
Tôn vinh sức mạnh của trẻ và khuyến khích kết nối lành mạnh với người khác có thể tăng sự tự tin lâu dài của trẻ, ngăn ngừa mọi tình huống bắt nạt tiềm ẩn.
Khen ngợi tiến bộ
Nếu con bạn đang bị bắt nạt, hãy nhắc nhở rằng đó không phải là lỗi của con. Con không cô đơn vì bố mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ.
Khi con bạn nói với bạn cách con đối phó với kẻ quấy rối, hãy cho con biết bạn rất tự hào. Nếu bạn chứng kiến một đứa trẻ khác đối phó với kẻ bắt nạt trong công viên, hãy giúp con học tập, tham khảo.
Dạy đúng cách để phản ứng
Trẻ em phải hiểu rằng những kẻ bắt nạt có nhu cầu thể hiện quyền lực, kiểm soát người khác và mong muốn làm tổn thương mọi người.
Đừng thưởng cho kẻ bắt nạt bằng nước mắt. Kẻ bắt nạt muốn làm tổn thương cảm xúc của bạn, vì vậy hãy tự tin, bình tĩnh khi bị tấn công bằng lời nói.
Ví dụ, khi kẻ bắt nạt gọi bạn là "béo", hãy nhìn thẳng vào mắt anh ta và nói một cách bình tĩnh: "Bạn biết đấy, tôi cần phải bắt đầu tập thể dục nhiều hơn". Sau đó tự tin bước đi.
Báo cáo tình trạng bị bắt nạt
Nếu con bạn không muốn báo cáo về sự bắt nạt, hãy đi cùng với con để nói chuyện với giáo viên, hiệu trưởng trường học. Khi cần thiết, hãy nhờ sự giúp đỡ của những người khác bên ngoài trường, như chuyên gia hoặc cảnh sát.
Ngoài ra, bạn cũng nên đề xuất việc đưa các chương trình chống bắt nạt và chống bạo lực vào chương trình giảng dạy của trường.
Khuyến khích con chống lại hành vi sai
Bạn nên hướng con có hành động tích cực khi nhìn thấy một người bạn hoặc một học sinh khác bị bắt nạt.
Hỏi con bạn cảm giác thế nào khi có ai đó đứng lên bảo vệ mình và khuyến khích con đứng lên bảo vệ bạn bè khi họ bị tấn công.
Liên lạc với cha mẹ của người bắt nạt
Đây là cách tiếp cận đúng đắn chỉ dành cho những hành động đe dọa dai dẳng và khi bạn cảm thấy những phụ huynh này sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn. Gọi điện hoặc gửi email cho họ bày tỏ mong muốn của bạn là cùng nhau giải quyết vấn đề.
10 sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh
Cha mẹ nào cũng nhất mực thương yêu con cái. Nhưng có thể vì nhiều lý do như công việc bận rộn, tư duy sai lầm mà chúng ta quên đi hoặc có lúc thờ ơ với những điều vô cùng quan trọng việc dạy và rèn con trẻ.
" alt="9 cách bố mẹ giúp con đối phó khi bị bắt nạt ở lớp" />- Tôi và chồng mới kết hôn được 3 năm. Chồng tôi là một nhiếp ảnh gia, còn tôi quản lý một cửa hàng áo cưới. Chúng tôi đến với nhau qua mai mối và kết hôn chỉ sau 4 tháng tìm hiểu.
Về nhà anh làm dâu, tôi mới biết, anh từng có mối tình sâu nặng với một chị gần nhà. Tuy nhiên, chuyện kết hôn của hai người bị phản đối vì chị ta từng phá thai khi còn đang học cấp 3.
Không thể thuyết phục được gia đình, chị ta đi xuất khẩu lao động rồi kết hôn với một người đàn ông ở nước sở tại. Khi cưới tôi, anh vẫn chưa quên được chị ta nên thường nhắc đến bằng giọng tiếc nuối khiến tôi cảm thấy rất bất an.
Một lần, khi đang mang thai ở tháng thứ 3, tôi phát hiện anh nhắn tin với chị ta. Nội dung tin nhắn cho thấy, chị ta đã về nước và đang tìm việc tại thành phố nơi vợ chồng tôi ở.
Tôi đã cãi nhau rất to với chồng. Thậm chí, tôi còn thưa chuyện với bố mẹ hai bên về hành động quá đáng của chồng tôi. Tất cả đều trách anh. Thậm chí, chị gái tôi còn gọi điện mắng anh, bảo anh đang làm chuyện thất đức trong lúc vợ mang bầu.
Anh đã giải thích với tôi và mọi người rằng, anh chỉ giúp đỡ cô ấy trong lúc cô ấy đang khó khăn về chỗ ở và việc làm. Ngoài ra, anh không có ý gì khác. Chuyện tình cảm ngày trước đã chấm dứt lâu rồi.
Tuy nhiên, làm sao tôi có thể tin lời anh trong khi cứ thỉnh thoảng, tôi lại không thể liên lạc được với anh. Nhóm chụp ảnh cùng anh cũng không biết anh đang ở đâu.
Để có bằng chứng khiến anh không thể chối cãi, tôi đã thuê thám tử theo dõi mọi động thái của anh mỗi khi ra khỏi nhà. Chỉ 1 tuần sau khi theo dõi, thám tử báo cho tôi biết, anh thường xuyên ra vào một căn hộ chung cư.
Lúc đó, tôi đang bầu ở tháng thứ 8 nhưng vẫn gọi anh trai và vài người bạn đến đánh ghen. Hóa ra, căn hộ đó là do anh thuê cho người yêu cũ và con trai của chị ta ở.
Việc đến nước đó thì tôi không còn gì để níu kéo nữa. Sau khi quậy tung căn hộ của chị ta, tôi yêu cầu chồng về ký đơn ly hôn.
Bố mẹ đẻ của tôi vì quá bức xúc nên cũng bắt anh trả lại chiếc ô tô mà ông bà mới cho tiền chúng tôi mua. Anh không dám cãi lời nhưng tỏ ra rất cay cú.
Đêm đó, anh về nhà và nói với tôi rằng, chính tôi đã phá nát gia đình, khiến đứa con chưa kịp trào đời đã không có đủ cha mẹ. Lỗi tày trời này là do tôi chứ không phải anh. Sau đó, anh lấy quần áo, đồ đạc rồi bỏ đi.
Ít ngày sau, tôi hẹn gặp người phụ nữ của anh. Mục đích là để sỉ vả chị ta, khiến chị ta phải đau đớn. Tuy nhiên, chị ta khá điềm tĩnh.
Sau khi nghe tôi chửi bới, thóa mạ. Chị ta xin lỗi rồi nói rằng, tôi đã quá ghen mà khiến mọi chuyện rắc rối. Thực chất, bây giờ, chị ta chỉ coi chồng tôi là ân nhân.
Cuộc hôn nhân của chị đã tan vỡ nhưng chị không có ý muốn tái hợp với chồng tôi. Cách đây mấy tháng, con trai chị bị ốm, chị phải đưa con đến thành phố này để sống và giúp con chữa bệnh. Chồng tôi biết chuyện nên giúp đỡ bằng cách tìm nhà cho chị thuê, giới thiệu việc làm và thỉnh thoảng mang cho đứa trẻ chút quà...
Tôi không biết câu chuyện chị ta nói có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Tuy nhiên, sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã nhắn tin cho chồng và hỏi anh ấy có điều gì giấu tôi không? Thực chất, mối quan hệ của anh với cô ta đã đi đến đâu? Thế nhưng, chồng tôi không trả lời.
Từ đó đến nay, anh ta không về nhà, cũng không hỏi han đến mẹ con tôi.
Hôm tôi nhập viện để mổ cấp cứu, bố mẹ chồng gọi và nhắn tin cho anh ta, nhưng anh không trả lời. Đến hôm nay là ngày thứ 3 tôi mổ đẻ, anh vẫn không đến. Có lẽ, anh đã quyết định ly hôn và không muốn nhìn mặt con.
Tôi cũng không còn gì níu kéo nữa nhưng sao nước mắt tôi cứ chảy dài. Có phải tôi đã trách nhầm anh hay không?
Về nhà lúc nửa đêm, vợ giật mình nghe tiếng động trong phòng giúp việc
Sau chuyến công tác kéo dài 4 ngày, tôi về nhà vào lúc nửa đêm. Vì không muốn mọi người thức giấc, tôi nhẹ nhàng mở cửa bước vào.
" alt="Tâm sự người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình trước ngày sinh nở" /> - Loạt tuyến đường tại khu vực bến Ninh Kiều - địa danh du lịch nổi tiếng của Cần Thơ như Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Phan Đình Phùng, Ngô Quyền, Thủ Khoa Huân, Lý Thường Kiệt... biến thành sông khi triều cường vượt báo động 3 từ 11-20 cm vào các ngày 17-20/10. Nước từ sông Hậu theo sông Cần Thơ tràn ào ạt qua đoạn bờ kè khoảng một km tại công viên bến Ninh Kiều, cặp đường Hai Bà Trưng vào bên trong, gây ngập ở nhiều khu vực. Một số đoạn nước dâng cao gần một mét khiến cuộc sống, sinh hoạt, kinh doanh của người dân đảo lộn...
- Hơn ba năm qua, mỗi tháng 1-2 lần, anh Trần Khắc Huynh, 55 tuổi, Quận 10, TP.HCM lại cùng thành viên trong nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity đưa các cặp vợ chồng khuyết tật, nghèo đến phim trường, công viên, khu du lịch… thực hiện album cưới tặng họ.
Mỗi lần chỉ chụp cho một cặp vợ chồng, nhưng nhóm phải huy động 20-30 người để phân việc cho nhau. Người trang điểm cô dâu, người giúp chú rể thay đồ, người bồng, bế cô dâu chú rể, giúp họ di chuyển từ điểm chụp này đến địa điểm khác, người cầm đèn, người trải váy cưới, anh Huynh và một vài người nữa sẽ chụp hình…
Anh Trần Khắc Huynh. Ảnh: Tú Anh. Buổi chụp hình kết thúc, khoảng 10-15 ngày sau, nhóm cử người đưa cuốn album, tấm hình phóng lớn, đóng khung gỗ đến nhà cô dâu chú rể tặng. Với những cặp ở xa, nhóm phải gửi đi bằng đường bưu điện.
Thời gian đầu, nhóm ít tình nguyện viên, anh Huynh phải thiết kế những xe ván trượt để giúp cô dâu - chú rể di chuyển giữa các phân cảnh. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh trước đây làm thợ hàn, thợ mộc. Mê chụp ảnh từ nhỏ nên thời gian rảnh, anh mang máy ảnh rong ruổi khắp nơi ghi lại những khoảnh khắc, cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt của người dân… Anh cũng thường đến những vùng quê nghèo, những hoàn cảnh khó khăn để trao gạo, quà, tiền mặt, giúp họ xây căn nhà lụp xụp...
Hiện nay, cô dâu - chú rể di chuyển dễ hơn, vì nhóm có người hỗ trợ. Ảnh: Trần Huynh. Một lần, anh Huynh gặp được nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định và được ông chỉ dạy cho các kỹ năng chụp hình nghệ thuật. “Kết thúc khóa học với thầy, tôi chụp hình đẹp hơn”, anh Huynh nói. Sau đó, anh bỏ những công việc đang làm để tập trung cho sự nghiệp chụp ảnh.
Năm 2016, anh Huynh đọc được lời kêu gọi của một người bạn đi chụp hình cưới miễn phí cho các cặp đôi khuyết tật nên đăng ký tham gia. Nhìn cô dâu – chú rể với cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn tràn ngập tình yêu dành cho nhau, anh Huynh rất ngưỡng mộ.
Một tình nguyện viên bế chú rể di chuyển. Ảnh: Trần Huynh. Tìm hiểu thêm, anh Huynh biết, có nhiều vợ chồng khuyết tật nghèo, không có khả năng làm đám cưới, có cặp cả đời không biết cuốn album cưới ra sao. “Tôi muốn giúp họ lưu lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong trang phục cưới, để sau này, họ kể cho con nghe”, người đàn ông sinh năm 1965 nói.
Anh quyết định lập nhóm chụp ảnh Thiện Tâm Charity để làm thiện nguyện bằng chính công việc của mình.
Các thành viên nhóm chụp ảnh thiện nguyện chụp ảnh kỷ niệm với cô dâu chú rể. Ảnh: Trần Huynh Lúc mới bắt tay vào làm, anh Huynh đến các khu nhà trọ, mái ấm… tìm người rồi bỏ tiền túi ra làm. Lâu dần, cặp này giới thiệu cho cặp kia nên lượng hồ sơ gửi đến xin giúp đỡ ngày một nhiều. Các chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh, những công ty, cửa hàng về đồ cưới cũng tình nguyện xin hỗ trợ.
Nhận hồ sơ xong, anh Huynh cùng các tình nguyện viên đi xác minh thông tin rồi mới đưa ra quyết định có giúp hay không. “Có nhiều cặp, họ đủ điều kiện lo cho tiệc cưới nhưng vẫn gửi hồ sơ đến, vì vậy, chúng tôi phải xác minh kỹ”, anh Huynh nói.
Một trong những cuốn album cưới của cặp vợ chồng người khuyết tật. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh cho biết, việc ghi lại các khoảnh khắc đẹp của cô dâu – chú rể là người khuyết tật vô cùng khó, vì họ thường tự ti, mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết của mình, nhất là khi ‘diễn’ trước ông kính.
Để giúp họ quên đi những điều đó, anh Huynh và các tình nguyện viên phải dành thời gian làm quen, trò chuyện như những người bạn, rồi các thợ ảnh sẽ chớp những khoảnh khắc tự nhiên nhất để tạo ra tấm hình đẹp.
Điều khó khăn tiếp theo đối với nhóm là việc di chuyển các cặp vợ chồng khuyết tật, vì họ phải ngồi xe lăn, đi bằng nạng, trong khi việc chụp ảnh phải chuyển cảnh liên tục.
Để khắc phục, nhóm phải phân người bồng, bế cô dâu chú rể. “Chụp xong bộ ảnh, anh em chúng tôi mệt nhoài, mồ hôi túa ra như tắm, nhưng nghĩ đến cảnh người chụp cầm cuốn album cưới, miệng cười hạnh phúc, mang đi khoe hết người này đến người kia, hay bật khóc vì xúc động, cả nhóm lại có thêm động lực làm tiếp”, anh Huynh nói.
Có cặp vợ chồng đã lớn tuổi mới được chụp ảnh cưới, vì không có điều kiện. Ảnh: Trần Huynh. Anh Huynh kể, có một cặp vợ chồng đều cụt chân, muốn chụp hình mình mặc quần áo cô dâu chú rể làm kỷ niệm nhưng không có điều kiện. Biết câu chuyện của họ, nhóm anh liên hệ để giúp. “Lúc cầm cuốn album cưới, cô dâu mừng lắm, mang đi khoe khắp xóm”, anh Huynh nhớ lại, giọng hạnh phúc.
Việc trang điểm cho cô dâu cũng hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Trần Huynh. Chiều 8/6, nhận được cuốn album cưới và ảnh ép gỗ của nhóm, chị Hoa xúc động viết trên trang cá nhân: “Ở đâu đó có rất nhiều người tốt quan tâm và tạo điều kiện để chúng ta đi đến đích của hạnh phúc. Những khoảnh khắc này sẽ được lưu lại mãi trong cuốn album này để về gia đình, chúng ta sẽ cùng nhau xem lại. Em cảm ơn nhóm rất nhiều”.
Anh Huynh cho biết, ngoài nhận được những lời cảm ơn, nhóm còn nhận được những món quà quê: con gà, cặp gò lụa, bịch trái cây... của các cặp vợ chồng. Dù đó là những món quà bình dị, đơn sơ, nhưng giúp anh và các tình nguyện viên luôn thấy ấm lòng và có thêm động lực để tiếp tục mang lại nụ cười hạnh phúc cho những hoàn cảnh khó khăn, không may có một cơ thể khiếm khuyết.
'Chú hề' mang đến phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh nhi ung thư
Được thổi nến, cắt bánh kem, nhận quà của "chú hề Sido" Lê Văn Hải, "các em nhỏ đầu trọc" tíu tít, cười nói rộn rã cả khu điều trị.
" alt="Anh thợ chụp ảnh mang niềm vui đến các cặp đôi khuyết tật nghèo" /> - Kết hôn với ông Don Morris – CEO của Morris Group International (Tập đoàn Quốc tế Morris) với 9 chi nhánh, văn phòng trên toàn thế giới, Mimi Morris – một người phụ nữ Việt nghiễm nhiên trở thành triệu phú đô la. Mimi sống trong căn biệt thự bề thế nguy nga trên đất Mỹ trị giá lên tới 800 tỷ, dàn siêu xe kín gara và có cuộc sống xa hoa, thượng lưu, hàng hiệu "dát" từ đầu đến chân.
2 người kết hôn đã nhiều năm và có 3 người con với nhau. Trong đó có một cậu con trai lớn 28 tuổi, con gái thứ 2 hiện 24 tuổi và một bé nhỏ năm nay 6 tuổi. Các bé đều sinh ở Mỹ, sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính tuy nhiên bé Hannah, con gái lớn của Mimi Morris rất giỏi Tiếng Việt.
Nữ triệu phú đô la Mimi Morris là phu nhân của CEO của Morris Group International (Tập đoàn Quốc tế Morris).
Mimi Morris có mối quan hệ rất thân với Hồ Ngọc Hà và vô số người đẹp có tiếng khác như Diễm My, Lê Thúy, Hà Kiều Anh. Ngoài ra, Vũ Khắc Tiệp cũng là cái tên không thể thiếu trong danh sách này. Năm 2019, Hồ Ngọc Hà và Kim Lý cũng từng tham dự một bữa tiệc hoành tráng của tỉ phú Mimi Morris.
Mới đây nhất, Mimi tiếp tục gây choáng với không gian lễ kỷ niệm ngày cưới như một khu vườn cổ tích. Cô sử dụng số lượng hoa tươi lớn để trang trí vô cùng kỳ công. Trong không gian lãng mạn, Mimi và chồng trao cho nhau nụ hôn cực tình cảm.
2 người cưới nhau nhiều năm và có 3 đứa con với nhau.
Trước đó, cả gia đình Mimi đã cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm. Bà mẹ tuổi trung niên khoe thân hình cực nóng bỏng, sexy trong bộ váy màu xanh được thiết kế cầu kỳ. Nhìn ảnh của Mimi Morris, không ai nghĩ tỷ phú này đã 51 tuổi.
Tỷ phú Mimi Morris tổ chức kỉ niệm ngày cưới hoành tráng bên chồng.
Không gian tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới của Mimi Morris.
2 người hôn nhau say đắm trong khung cảnh lãng mạn.
Cảnh làm dâu trong gia đình thương gia giàu nức tiếng Hà Nội xưa
Về làm dâu gia đình từng giàu có nức tiếng một thời ở phố cổ, bà Chức không khỏi lo lắng nhưng nhờ cách đối đãi chân thành của mẹ chồng, mọi áp lực đều được giải tỏa.
" alt="Kết hôn với tỷ phú Mỹ, nữ Việt kiều ở cung điện 800 tỷ, kỷ niệm ngày cưới như cổ tích" /> - Tôi tên đầy đủ là Lê Xuân Bảo Cương. Tên này là do bác ruột của tôi đặt cho. Thực ra, lúc đầu, ba tôi tính đặt tên cho con là Lê Nguyễn Nam Long. Thế nhưng, biết tin, bác tôi từ Sài Gòn tức tốc bắt xe hơn nghìn cây số ra Quảng Trị để can ngăn bằng được.
Lý do theo bác tôi giải thích là tôi vốn tuổi Ngọ, trong khi ở nhà ba đã đặt tên cúng cơm là Phi. Bác nói: "Đã Ngọ (ngựa) lại Phi, giờ còn tên thật là Long thì đi nhanh quá, đi xa quá, mà không kiểm soát được bản thân".
Thay vào đó, bác gợi ý cái tên Lê Xuân Bảo Cương, trong đó mỗi từ đều có ý nghĩa riêng của nó: Lê là họ, Xuân là mùa tôi sinh ra, Bảo Cương ở đây nghĩa là cái yên cương quý báu, nghĩa là mong tôi biết ghìm cương trước vực, suy nghĩ chín chắn hơn.
>> Nỗi khổ của những người được đặt tên độc, lạ
Đến sau này, khi tôi có gia đình và sinh được một bé trai, tôi đặt tên con là Lê Nguyễn Minh Đăng. Trong đó, Lê và Nguyễn là họ của tôi và vợ, thể hiện sự tôn trọng tôi dành cho vợ mình, cũng như khẳng định rằng con là máu mủ của cả hai gia đình, cả bên nội lẫn bên ngoại, phải có đủ cả hai bên thì mới có con trên đời. Còn Minh Đăng nghĩa là ngọn đèn sáng.
Ông ngoại bé hỏi tôi: "Sao không đặt tên con là Minh Nhật, mặt trời thì phải sáng hơn ngọn đèn chứ?". Nhưng tôi chỉ cười và đáp: "Con không mong con của con lớn lên phải tỏa sáng như mặt trời, làm mặt trời nhiều lúc cũng khổ lắm chứ chẳng sướng sung gì. Con chỉ mong nó như ngọn đèn tỏa sáng trong đêm tối, tỏa sáng vào lúc người ta cần con nhất, vậy là đủ rồi".
Đối với tôi, cái tên không chỉ để gọi, cái tên còn là nơi gửi gắm mong ước, kỳ vọng của cha mẹ, gia đình, của người đặt tên cho đứa trẻ. Thế nên, tôi mong mỗi người hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đặt tên cho con mình, đừng chỉ "Văn" hay "Thị" một cách máy móc, hãy đặt những cái tên lạ khiến con tự tin sau này.
Cây tùng thơm là cây thân bụi, lá kim, được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình và văn phòng. Toàn thân cây tùng thơm toát ra một mùi chanh thơm nhẹ rất dễ chịu, giúp tinh thần phấn chấn và thư thái hơn. Tuy nhiên mùi thơm này của cây lại khiến loài muỗi không bao giờ dám đến gần.
Cây phong lữ thảo
Hoa phong lữ thảo Phong lữ thảo là loài hoa có màu sắc đa dạng từ tím, đỏ, đến vàng... thường được treo ở góc vườn hay đặt trước ban công làm đẹp không gian sống. Ngoài ra cây phong lữ thảo còn chống muỗi hiệu quả do muỗi cực kỳ ghét tinh dầu của cây này.
Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ Màu sắc rực rỡ của cúc vạn thọ không chỉ giúp ngôi nhà thêm tươi sáng mà còn là “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng, trong đó có muỗi, rệp vừng. Tinh dầu trong chúng cũng được dùng để thoa lên vết muỗi cắn để giảm sưng và ngứa.
Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì Thêm một loại cây có mùi thơm dịu nhẹ nhưng lại giúp đuổi muỗi an toàn và tự nhiên chính là ngũ gia bì. Loại cây này cũng được sử dụng khá phổ biến để làm đẹp không gian nhà, văn phòng làm việc.
Tuy nhiên, vào buổi tối, cây sẽ hấp thụ oxy và thải ra khí CO2, do đó không nên trồng nhiều chậu trong nhà và tránh đặt trong phòng ngủ.
Cây sả
Trong Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, mọc thành chùm với bụi rế dày. Cây sả có chứa tinh dầu, chủ yếu ở phần thân, hương thơm tự nhiên. Lá sả cũng chứa tinh dầu dễ bay hơi. Do đó, đây là loại cây rất hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi. Có thể trồng sả quanh nhà hoặc trồng vào chậu nước, đặt trên bàn.
Cây bạc hà
Bạc hà không chỉ giúp xua đuổi muỗi mà còn là khắc tinh của nhiều loại động vật gây hại như kiến, gián, ong, chuột,… Tinh dầu ẩn chứa bên trong lá bạc hà sẽ reo rắc nỗi khiếp sợ, khiến chúng không dám lại gần.
Một chậu cây bạc hà xinh xắn hoàn toàn phù hợp để đặt trên bàn, cạnh cửa sổ, ban công hoặc những khu vực mà bạn không muốn côn trùng đến gần.
Những thực phẩm cho vào tủ lạnh sẽ vừa mất chất, vừa 'sinh độc'
Tủ lạnh có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng cũng có thể khiến nhiều thực phẩm biến chất sinh độc.
" alt="Những loại cây trồng trong nhà giúp đuổi muỗi an toàn, hiệu quả" /> - Người phụ nữ đó tên là Lê Thị Trí Hiền (60 tuổi, ngụ TP Sóc Trăng, Sóc Trăng).
Có đến 26 đứa trẻ lớn, nhỏ, tất cả gọi bà Hiền bằng bà nội. Và đối với các em chỉ có bà nội Hiền là người thân yêu nhất.
Bà Lê Thị Trí Hiền cùng các trẻ mồ côi được bà nuôi dưỡng Bà Hiền kể, cha bà là cố Hòa thượng Tịnh Hạnh, Trụ trì chùa Năng Nhơn ở TP Sóc Trăng. Lúc còn sống, ông xây chùa, hướng đạo chúng sinh.
Ông còn nhận cưu mang nhiều trẻ bị cha mẹ bỏ rơi trước cửa chùa. Đến khi cha qua đời, thực hiện di nguyện của ông, bà Hiền tiếp tục nhận trẻ mồ côi đem về nuôi dưỡng. Bà đón nhận những sinh linh bé bỏng bằng tất cả tình yêu thương của mình.
Bà Hiền mong những đứa trẻ có tâm từ bi vô lượng Hơn 10 năm qua, bà Hiền đã nhận nuôi 26 trẻ mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi, bé nhỏ nhất khoảng 4 tuổi.
Hiện còn 18 trẻ nhỏ ở lại nhà bà, các trẻ lớn đã xin đến các chùa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để tu học.
“Tôi luôn dạy các cháu hướng thiện. Nếu đủ duyên lành thì trở thành tu sĩ chân chính với tâm từ bi vô lượng, còn không thì ra đời cũng phải trở thành công dân tốt cho xã hội”, bà Hiền chia sẻ.
Dù nuôi đến hàng chục đứa trẻ, nhưng việc chăm nom các cháu đều do một tay bà Hiền làm.
Những đứa trẻ bà Hiền nuôi dưỡng, có trường hợp bị bỏ rơi trước cổng chùa hay bà vào bệnh viện nhận các cháu bị mẹ bỏ rơi về nuôi. Có nhiều người nói, nếu không có duyên được gặp bà nội Hiền, biết đâu một trong những đứa trẻ này đã lành ít dữ nhiều và không có cuộc sống an yên như vậy.
Song, đối với bà Hiền, sự trưởng thành, khỏe mạnh của các cháu mới chính là niềm vui sống của bà.
Những đứa trẻ được bà Hiền nuôi dưỡng “Buổi đầu nhận nuôi các cháu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các con còn quá nhỏ, phải chăm sóc, nuôi dưỡng thật kỹ. Ban đêm bé quấy khóc, tôi cũng thường xuyên mất ngủ vì ẵm bé, dỗ dành”, bà Hiền chia sẻ.
Bà Hiền chia sẻ thêm, muốn nuôi được các cháu tốt thứ nhất phải có cái tâm. Thứ hai phải cho các em tình thương và cuối cùng phải cho những đứa trẻ này điểm tựa.
Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi trong vườn nhà Bà Hiền có bốn người con thì ba người xuất gia. Cô gái còn lại ở nhà phụ giúp mẹ nấu ăn, chăm sóc trẻ mồ côi.
Nhà của bà Hiền được tạo thành nhiều khu như: khu vui chơi, tkhu rồng hoa, rau cải, trái cây... để tạo không gian sinh hoạt thoải mái cho các bé.
Ngoài ra, bà còn ký hợp đồng thuê xe đưa đón các cháu đến trường học.
Bữa ăn của các cháu cũng được bà Hiền lo rất chu đáo, đầy đủ chất dinh dưỡng với các món mặn, xào, canh.
“Do không có cháu, nên tôi coi tất cả các bé như cháu ruột của mình. Con gái tôi cũng tham gia lớp huấn luyện y tế để về chăm sóc cho các cháu lúc đau bệnh”, bà Hiền nói và cho biết, tên của các bé đều do đặt.
Bà Hiền nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình để nuôi các cháu Bà Hiền lo cho tất cả các cháu học đến hết lớp 12, sau đó cho học trung cấp Phật học. Đến năm 20 tuổi, mỗi em sẽ được quyền lựa chọn định hướng vào đời cho bản thân. "Nhìn các cháu lớn lên khoẻ mạnh mỗi ngày là niềm vui đối với tôi. Tôi đã nguyện dành hết cuộc đời còn lại của mình cho các cháu", bà Hiền tâm sự.
Chi phí để lo cho các em mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của các Phật tử gần xa, bà Hiền còn được người thân hỗ trợ.
Không chỉ chu đáo việc nuôi dạy trẻ mồ côi, bà Hiền còn đóng góp tích cực trong công tác thiện nguyện tại địa phương như: Xây dựng phòng học, xây nhà và cầu giao thông nông thôn...
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ.
" alt="Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây" /> Chợ heo Bà Rén Chợ Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) có lẽ là chợ heo đầu mối độc nhất vô nhị. Nơi đây chỉ bán heo con, heo “choai” đi khắp mọi miền đất nước.
Nhiều thương lái đến mua để cung cấp cho nhà hàng làm heo sữa quay, hay có người mua heo giống về nuôi lớn bán thịt…
Chợ heo Bà Rén ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
Dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua khỏi cầu Bà Rén (cũ) là nhìn thấy chợ heo nằm bên tay phải. 7 giờ sáng là lúc chợ bắt đầu đông đúc.
Người dân chuyên nuôi heo ở các vùng lân cận lần lượt chở heo đến chợ bán cho thương lái. Khi 2 bên mua - bán đã ngã giá xong xuôi là lúc tới công việc của chị em - những người chuyên làm nghề bồng heo.
Đến chợ, không khó để nhận ra những chị em làm nghề bồng heo. Họ thoăn thoắt đi lại, bồng heo từ giỏ người bán sang giỏ người mua.
Nhanh như sóc, chị em tháo dây, giở nắp giỏ bồng heo từ người bán bỏ vào giỏ người mua. Cả chục con heo được sang giỏ chỉ trong nháy mắt. Nhận tiền công xong, chị em nghỉ ngơi chờ đến lượt khác.
Giá mỗi lần bồng từ 500-1.000 đồng/con. Cả buổi chợ, 1 người bồng từ 100-150 con, thu nhập khoảng hơn 100.000 đồng. Nhưng để kiếm được số tiền đó cũng trần ai.
Những giỏ heo con, heo “choai” được nông dân mang ra chợ giao dịch
Với những ai có nhu cầu heo con cân kí, chị em ôm con heo ngồi lên cái cân. Cân xong, chị em thả heo vào giỏ của người mua rồi leo lên cân lại. Lần cân trước trừ lần cân sau là ra số kg của con heo.
Bà Phạm Thị .M., một trong những người làm nghề bồng heo lâu năm ở đây cho biết, chợ heo Bà Rén thành lập khoảng năm 1975-1980.
Thương lái và người nuôi heo đang giao dịch.
Chợ có “thâm niên” trên dưới 40 năm thì bà M. cũng đã có vài chục năm gắn bó với nghề bồng heo. Vui buồn bà đều trải qua.
Bà M. kể mình đã làm việc tại chợ này 20 năm có lẻ. Trong hơn 20 năm làm nghề bồng heo, cộng thêm với làm ruộng bà đã nuôi 3 người con ăn học đến nơi đến chốn dù thu nhập của nghề này không cao.
“7 giờ sáng tôi làm việc đến 9-10 giờ là về vì chợ tan, mỗi buổi chợ tôi cũng kiếm được từ 100-150 ngàn tùy buổi chợ đắt ế. Trước dịch tả lợn Châu Phi, lượng heo về chợ nhiều thì công việc cũng nhiều, chứ như hiện nay lượng heo về chợ giảm còn khoảng 30-40% nên thu nhập cũng giảm”, bà M. chia sẻ.
Sau khi người nuôi và thương lái giao dịch xong, heo được những phụ nữ bồng lên xe hoặc sang giỏ khác.
Hầu hết những người phụ nữ làm nghề bồng heo ở chợ này đều có thâm niên trên 10 năm. Chợ chỉ họp trong vài giờ buổi sáng, bất kể nắng mưa. Hết buổi chợ, họ lại về với công việc đồng áng, ruộng vườn mới đủ trang trải cuộc sống và lo cho con cái ăn học.
Nghề nào cũng có rủi ro, nghề bồng heo cũng không ngoại lệ. Có người lúc mới ra nghề, chân tay chưa quen bồng heo hay chú heo hơi lớn, quẫy mạnh nên vuột khỏi tay chạy mất, thế là phải đền cho họ.
Những con heo sau khi được giao dịch và đưa lên xe chở đi tiêu thụ.
Công bồng heo chỉ có 1.000 đồng mỗi con. Nhưng nếu để heo vợt mất, chị em phải đền cả mấy trăm ngàn đồng, có khi cả triệu đồng.
Đó là chưa kể làm nghề bồng heo nên quần áo, tóc tai lúc nào cũng có… mùi heo. Xong buổi chợ là về nhà thay quần áo, tắm rửa nhưng mùi heo cứ… ám cả ngày. Nhiều chị em chia sẻ, tuy nghề bồng heo cực khổ, thu nhập không bao nhiêu nhưng có việc làm là vui.
Những chị em làm nghề bồng heo ở chợ này hiện chỉ còn chưa đến 10 người, do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát cuối năm ngoái kéo dài đến đầu năm nay. Người dân chưa tái đàn kịp nên số lượng heo đến chợ giao dịch hiện giảm nhiều so với trước khi dịch, công việc của chị em vì thế cũng ít.
Bữa sáng muộn của những người bồng heo ở chợ.
Bà Nguyễn Thị N. - một trong những người cũng có thêm niên bồng heo ở chợ - cho biết, bà đã theo nghề bồng heo đã mấy chục năm, khi dịch bệnh bùng phát, lượng heo trong dân ít nên heo mang ra chợ cũng ít, vì thế công việc bồng heo “nhàn” hơn nên thu nhập cũng thấp.
Bà N. chia sẻ, nghề này chỉ hợp với chị em phụ nữ, dù thu nhập không cao nhưng mỗi buổi làm việc cũng kiếm được hơn trăm ngàn, cũng lo được chợ búa trong ngày, còn ở nhà thì đã có lúa gạo.
“Làm nghề này không có dư, mỗi ngày thu nhập chỉ đủ bữa chợ là vui rồi. Lúc trước mình làm nuôi con, giờ con cái lớn, đi làm cả rồi lo lại gia đình. Tôi cũng lớn tuổi, tính nghỉ ở nhà để con cái lo nhưng lại nhớ nghề, mỗi ngày lại ra chợ kiếm trăm bạc cũng vui”, bà N. tâm sự.
Ông Phạm Cư - Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, chợ này thành lập được khoảng 40-50 năm trước, trung bình mỗi ngày chợ tiếp nhận trên 1.000 con heo được giao dịch qua chợ. Vì dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm ngoái nên lượng heo hiện giao dịch qua chợ còn khoảng 30%.
“Chợ heo này là đầu mối, là chợ duy nhất có ở Việt Nam. Heo con, heo “choai” từ chợ này được thương lái đưa bằng ô tô đi khắp nơi như Đà Nẵng, TP HCM, các tỉnh Tây Nguyên… để làm heo sữa quay cung cấp cho nhà hàng, quán ăn”, ông Cư cho biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Quế Xuân 1 - cho biết, hiện lao động chính ở chơ heo Bà Rén còn chưa đến 10 người nhưng có khoảng 50-60 lao động liên quan đến chợ này như bán nước, đan giỏ, quét dọn…
“Dù lượng heo hiện nay giảm chỉ còn khoảng 1/3 so với trước nhưng các lao động vẫn bám trụ, chờ nông dân tái đàn heo, chợ sẽ tấp nập trở lại và thu nhập của những người bồng heo cũng sẽ tăng trở lại”, ông Thành nói.
Bé gái 12 tuổi đi bán vé số gửi tiền về quê cho mẹ nuôi em
Hơn hai năm dẫn ông ngoại bị mù đi bán vé số, bên cạnh được nhiều cho tiền, bé Lan còn người xấu dụ dỗ đi làm việc xấu.
" alt="Ở Quảng Nam có nghề đặc biệt: Phụ nữ 'bồng heo'" />Người trẻ Hàn Quốc chuyến tất cả hoạt động sang trực tuyến. “Untact” là từ được kết hợp giữa tiền tố “un” (không) và một phần của từ “contact” (liên lạc, kết nối). Nó đã xuất hiện từ năm 2017. “Untact” được dùng để mô tả cách làm những việc mà không cần tiếp xúc trực tiếp với người khác, ví dụ như các ki-ốt tự phục vụ, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến…
Một số người cho rằng đây là sự tiến bộ của một xã hội hiện đại như Hàn Quốc trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động đang bị thu hẹp lại.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, “untact” từ một khái niệm thông thường trở thành chính sách của Chính phủ nước này.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 71,6% người trưởng thành Hàn Quốc cảm thấy các hoạt động kinh tế “untact” của họ đã tăng lên như một hệ quả trực tiếp của đại dịch.
Tuy nhiên, ở nơi được cho là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất thế giới này, sự phát triển nhanh chóng của một xã hội chỉ tiếp xúc ở mức tối thiểu đang bỏ lại người cao tuổi ở lại phía sau.
Người già Hàn Quốc thích nghi kém với lối sống mới khi phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Bà Chung Hyang-sook, 71 tuổi cho biết, bà đã xếp hàng đợi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ để mua khẩu trang y tế nhưng ngay khi đến lượt bà thì cửa hàng đã hết. Bà ra về tay không.
“Tôi nghe nói có các ứng dụng kiểm tra xem khẩu trang còn hay hết, nhưng thật khó để người già có thể sử dụng. Ở tuổi chúng tôi, tới cửa hàng mua sẽ nhanh hơn kiểm tra trên ứng dụng điện thoại” - bà nói.
Câu hỏi tiếp sau đó là làm thế nào để trải qua chuỗi ngày dài giãn cách. Các biện pháp giãn cách xã hội có vẻ như không tác động tiêu cực đáng kể tới những người trẻ thành thạo công nghệ. Thậm chí, một số người trẻ còn cho rằng lối sống mới này tốt hơn lối sống cũ.
Thời gian này, Beon Gi-yeong, một sinh viên đại học ở Seoul, đang thưởng thức các triển lãm nghệ thuật online, những buổi hòa nhạc được “live-stream” trực tiếp. Cô nói rằng, cô có cơ hội tiếp cận với nghệ thuật nhiều hơn kể từ khi Covid-19 bùng phát. “Tôi đã luôn mơ ước được xem buổi biểu diễn Hồ Thiên Nga của Matthew Bourne, và bây giờ tôi được xem nó miễn phí trên live-stream”.
Tuy nhiên, nhiều người già lại đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống bị cô lập khỏi các hệ thống hỗ trợ thường dùng của họ.
Hầu hết các trung tâm sinh hoạt dành cho người già ở địa phương đều đóng cửa. Theo một khảo sát của Hankook Research, 97% người già từ 60 tuổi trở lên cho biết, họ tự nhốt mình trong nhà sau khi dịch bùng phát.
“Tôi nhốt mình trong nhà đã nhiều tháng nay” - ông Choi Byung-wan, 79 tuổi, hiện sống một mình ở Seoul chia sẻ. Trước đại dịch, ông thường xuyên tới các trung tâm sinh hoạt dành cho người già ở địa phương, nhưng từ đầu tháng 2 năm nay, ông đã bỏ thói quen đó.
Ông Choi sợ bị nhiễm virus và chỉ mạo hiểm ra ngoài khi ông phải đi mua hàng hoặc đến bệnh viện.
Mặc dù cũng có điện thoại thông minh nhưng ông không thể điều hướng cuộc sống của mình giống như những người trẻ. Để giết thời gian, ông xem tivi và YouTube. “Không có nhiều thứ tôi có thể làm, vì thế tôi chỉ dành cả ngày xem tivi” - ông kể.
“Các trung tâm phúc lợi thường gọi tới hỏi thăm, và đó là niềm vui duy nhất với tôi trong những ngày này”.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" alt="Giãn cách xã hội ở Hàn Quốc: Người trẻ thích nghi nhanh, người già bị tụt lại" />
- ·Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Botev Plovdiv, 22h59 ngày 4/2: Khẳng định vị thế số 1
- ·Người dùng Messenger, Instagram có thể tự tạo chatbot AI cá nhân
- ·Honda Vario 2018 giá 67 triệu đầu tiên về Việt Nam
- ·Mitsubishi hợp tác Nissan phát triển xe tự lái
- ·Nhận định, soi kèo Yverdon
- ·Tình yêu đầy phép màu của cô gái bị bỏng gần 80% cơ thể
- ·Con gái đáng yêu của cầu thủ Bùi Tiến Dũng
- ·Bỏ TP HCM về quê làm công nhân lương 10 triệu đồng
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
- ·Người đàn ông gánh 2 con, đi bộ 160km suốt 7 ngày để về quê