>> Nokia Lumia 625 lộ diện trước "giờ G"
Đây là mẫu điện thoại Windows Phone bình dân sở hữu màn hình lớn nhất của Nokia – 4.7 inch độ phân giải 480x800 pixel, mật độ điểm ảnh 201ppi, được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass 2. Tuy không quá sắc nét, màn hình của Lumia 625 vẫn sử dụng công nghệ “cảm ứng siêu nhạy”, cho phản ứng mượt mà ngay cả khi đeo găng tay.
Ngoài màn hình, 625 trang bị chip lõi kép Snapdragon S4 1.2GHz, RAM 512MP, bộ nhớ trong 8GB (hỗ trợ thẻ nhớ), kết nối LTE, Wi-Fi, Bluetooth 4.0, máy ảnh chính 5MP, máy ảnh trước độ phân giải VGA. Những máy ảnh này cũng có thể dùng ứng dụng chụp ảnh tương tự các máy Lumia đắt tiền khác như Nokia Smart Camera và Nokia Cinemagraph.
Thiết bị có các màu cam, xanh lá cây, vàng bên cạnh màu trắng, đen truyền thống; kích thước 133.3 x 72.3 x 9.3mm và nặng 159g. Lumia 625 có giá 220 euro (6,1 triệu đồng) tại Anh, châu Âu và được phát hành tại châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh, một phần châu Á (bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ) vào quý III năm nay.
Ảnh thực tế Nokia Lumia 625:
Các tính năng bổ sung cho Google + Photo tạo ra trải nghiệmtổng thể trên Google+ để chia sẻ hình ảnh tốt hơn nhiều so với Facebook,Twitter và thậm chí mạng chia sẻ hình ảnh phổ biến nhất thế giới - Instagramcũng phải chào thua. Vậy Google đã cải tiến như thế nào?
Một loạt tính năng chỉnh sửa ảnh sẽ là điểm hấp dẫn mới đốivới những người thích ảnh tìm đến Google+. Hiện giờ, Google+ hiển thị ảnh lớnhơn, đẹp hơn nhờ các công cụ tự động làm mờ nếp nhăn trên mặt, giảm nhiễu trongcác bức ảnh chụp thiếu sáng, loại bỏ mắt đỏ, làm cho hình ảnh sắc nét hơn, cảithiện cân bằng trắng...
Đặc biệt, tính năng Auto Awesome để xâu chuỗi các bức ảnhtạo ra một ảnh động đăng lên Google+. Auto Awesome cũng có thể kết hợp các tấmảnh với nhau để tạo thành một ảnh duy nhất mà không bị trùng lặp.
>> Mẹo cho dân công nghệ khi đi du lịch
1. Theo dõi thời tiết
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây những ảnh hưởng rõ rệt lên pin, màn hình hay linh kiện điện thoại. Thậm chí, thiết bị còn có thể gặp phải cái gọi là “cái chết do nhiệt”. Cũng như làn da của bạn, cách tốt nhất để bảo vệ đồ công nghệ là giữ chúng trong bóng râm. Nếu thấy điện thoại quá nóng, hãy tìm cách làm mát nó từ từ.
Nếu điểm đến là các vùng có tuyết, hãy đảm bảo giữ điện thoại ở túi trong, gần sát cơ thể để ngăn nó bị đóng băng hoặc bị thay đổi nhiệt độ thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến màn hình. Do trời lạnh tác hại xấu tới tuổi thọ pin, bạn nên mang theo pin dự phòng.
Sử dụng đế tản nhiệt khi dùng laptop ngoài trời. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc những chiếc laptop mới cũng dễ bị quá nóng dưới ánh nắng mùa hè. Vệ sinh quạt laptop cũng là một cách giúp thiết bị hoạt động tốt và giữ mát. Cách bảo vệ tốt nhất vẫn là dùng trong bóng râm.
2. Dùng vỏ bảo vệ
Một lo ngại khác là nước. Dù vỏ điện thoại có thể bảo vệ nó khỏi tổn hại khi vô tình làm rơi, nó không giúp ích nhiều khi nói về chất lỏng, bụi hay cát.
" alt=""/>4 cách bảo vệ đồ công nghệ khi đi du lịch