Sarah Culberson (sinh năm 1976) chào đời ở bang West Virginia (Mỹ), là con lai của một người đàn ông châu Phi và một phụ nữ da trắng.Sau đó, cô bị đưa vào trại trẻ mồ côi, rồi được nhận nuôi bởi Jim và Judy Culberson, một cặp vợ chồng da trắng sống ở cùng bang.
Trong quá trình trưởng thành, Sarah không tránh khỏi những suy nghĩ, tò mò về danh tính và nguồn cội 2 chủng tộc của mình. Năm 21 tuổi, cô quyết định tìm kiếm mẹ ruột của mình, nhưng nhận được tin rằng bà đã qua đời vì bệnh ung thư 10 năm trước đó.
|
Sarah Culberson (giữa) hỗ trợ cuộc sống của những người dân ở quê hương. |
Sarah tiếp tục tìm cha đẻ. Nghe theo gợi ý của bạn bè, cô thuê một thám tử tư với giá 25 USD, theo Business Insider. Người này đã kết nối Sarah với cô ruột hiện sống ở gần bang Maryland.
Khi gặp mặt, người chú ruột tiết lộ thân phận thật của Sarah là công chúa của bộ tộc Mende ở Sierra Leone. Tìm được nguồn cội của mình, cô liền đặt vé trở về quê hương để gặp lại bố ruột.
|
Sarah cảm thấy bản thân cần thực hiện trách nhiệm của một công chúa. |
Năm 2004, Sarah, lúc này 28 tuổi, đã tới Bumpe (Sierra Leone). Vào thời điểm đó, đất nước đang hồi phục sau cuộc nội chiến kéo dài 11 năm. Khung cảnh vô cùng ảm đạm. Trường học và các cộng đồng đều bị tàn phá.
Chứng kiến tình hình nghiêm trọng của quê hương, Sarah thành lập quỹ phi lợi nhuận Sierra Leone Rising - tổ chức ủng hộ giáo dục, trao quyền phụ nữ và an toàn sức khỏe cộng đồng.
Quỹ cũng thúc đẩy phong trào Mask on Africa - một chiến dịch khuyến khích mọi người nên đeo khẩu trang để phòng tránh Covid-19.
Bên cạnh việc quản lý quỹ phi lợi nhuận, công chúa Sarah còn là một diễn giả bàn về giáo dục, tiếp cận cộng đồng, sự đa dạng và vấn đề nhận con nuôi. Theo NBC News, cô cũng trao đổi với các công ty và tổ chức khác để thúc đẩy một môi trường làm việc hòa nhập hơn.
Ngoài ra, cô còn là giám đốc tiếp cận cộng động của Trường Oakwood ở Los Angeles (bang California, Mỹ), phụ trách nhiệm vụ truyền đạt thông tin, tổ chức các chiến dịch tiếp cận công chúng, điều phối sự kiện và lập ngân sách.
Năm 2009, công chúa đã đồng sáng tác và xuất bản cuốn sách A Princess Found, ghi lại câu chuyện cuộc đời và quá trình khám phá ra dòng dõi hoàng gia của cô. CNN đưa tin hãng Disney đang trong quá trình chuyển thể câu chuyện ly kỳ này thành một bộ phim.
“Cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Trở thành một công chúa đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm cần gánh vác”, Sarah, hiện 45 tuổi, nói với Tamron Hall Show.
Theo Zing
Sự thật được tiết lộ sau 21 năm làm con nuôi
Lần gặp gỡ đầu tiên sau 21 năm xa cách, bà sợ tôi bị sốc nên đã cố kìm nén nước mắt và không ôm tôi vào lòng. Tôi cũng không nhìn thẳng vào bà.
" alt="Người phụ nữ phát hiện mình là công chúa sau 28 năm"/>
Người phụ nữ phát hiện mình là công chúa sau 28 năm
Ngày 6/9, UBND tỉnh Cà Mau quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, thay cho Chỉ thị 16 trước đó. Thời gian áp dụng từ 0h ngày 7/9/2021 cho đến khi có thông báo mới, trên phạm vi toàn tỉnh (trừ khu vực phong tỏa, khu cách ly y tế thực hiện theo quy định về phòng chống dịch Covid-19). |
(Ảnh: camau.gov.vn) |
Người dân đi chợ 2 ngày/lần; không được ra đường từ 21h đến 4h
Theo quy định mới, tỉnh Cà Mau tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường. Theo đó, tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cấp giấy đi chợ cho người dân 2 ngày/lần/hộ. Người dân được yêu cầu chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và không tập trung quá 10 người ở nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, người dân không được ra đường từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau, trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
Từ 0h ngày 7/9, toàn tỉnh Cà Mau tạm dừng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ quán bar, vũ trường, karaoke, phòng game; rạp chiếu phim; cơ sở massage; cơ sở dịch vụ làm đẹp (bao gồm tiệm cắt tóc, uốn tóc); phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ; sân bóng đá, hồ bơi, thư viện; các hoạt động văn nghệ, thể thao có tập trung trên 10 người; dịch vụ tham quan, du lịch; chợ đêm, chợ tự phát; mua bán hàng rong, mua, bán, thu, lượm phế liệu; các hoạt động trực tiếp đi tiếp thị, giới thiệu sản phẩm; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tập trung; hoạt động vận tải hành khách công cộng...
Người dân Cà Mau đồng thời được yêu cầu không di chuyển ra khỏi tỉnh (trừ trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép); tất cả người và các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Đối với việc di chuyển, đi lại hằng ngày, người dân chỉ được lưu thông nội tỉnh đối với các trường hợp cấp thiết và phải được Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy đi đường (trừ trường hợp bệnh tật, cấp cứu và các trường hợp khẩn cấp). Giấy phải ghi rõ cung đường cụ thể (điểm đi, điểm đến).
Nhiều hàng quán chỉ được bán mang về
Cũng từ 0h ngày 7/9, các dịch vụ kinh doanh ăn uống không sử dụng rượu, bia được hoạt động, nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc mỗi bàn không quá 4 người, khoảng cách giữa các bàn tối thiểu 2m.
Riêng địa bàn các phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Xuyên, xã Lý Văn Lâm, xã Tắc Vân, một phần xã Định Bình (phần tiếp giáp với Quốc lộ 1, đoạn từ xã Tắc Vân đến phường 6) thuộc TP. Cà Mau và các thị trấn thuộc các huyện chỉ được bán mang về.
Hoạt động giao, nhận hàng hóa bằng xe (kể cả xe 2 bánh), phương tiện thủy chưa được cấp mã QR-Code chỉ được hoạt động trong phạm vi huyện hoặc thành phố; chỉ được vận chuyển để giao: gas, nước lọc (loại bình lớn), cung cấp giống, vật tư, thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, vật tư phục vụ xây dựng công trình, thu mua, thu hoạch nông sản; khi có nhu cầu phải được Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy đi đường và định kỳ xét nghiệm (bằng RT-PCR hoặc Test nhanh, mẫu gộp) 3 ngày/lần.
Trường hợp đơn vị giao, nhận hàng hóa muốn hoạt động sang địa bàn huyện, thành phố khác thì phải được Chủ tịch UBND huyện, thành phố đó (nơi đến) đồng ý bằng văn bản.
Doanh nghiệp tự cấp giấy đi đường cho công nhân
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó có chế biến thủy sản), cơ sở sơ chế nông, lâm, thủy, hải sản (bao gồm sơ chế tôm) được trở lại hoạt động theo trạng thái bình thường mới. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất theo phương án 3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến (nếu có điều kiện).
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ được sản xuất theo trạng thái bình thường mới khi đã được UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19; trong đó phải thật chặt chẽ, đúng định kỳ việc xét nghiệm sàng lọc (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh) cho 100% công nhân 3 ngày/lần. Số công nhân trước đây doanh nghiệp đã cho nghỉ ở nhà, nay trở lại làm việc phải thực hiện xét nghiệm 100% và có kết quả âm tính trước khi tham gia sản xuất.
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm nguy cơ cao, nguy cơ, nguy cơ thấp, tiếp tục duy trì sản xuất theo phương án: 3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến; thực hiện xét nghiệm RT-PCR định kỳ 3 ngày/lần cho 100% công nhân đến hết 14 ngày, kể từ ngày có F1 tiếp xúc với doanh nghiệp.
Tỉnh Cà Mau giao doanh nghiệp cấp giấy đi đường cho công nhân. Doanh nghiệp phải báo cáo danh sách đến UBND cấp xã nơi công nhân ở (cư trú, tạm trú) để phối hợp theo dõi, quản lý.
T.H
" alt="Từ ngày 7/9, Cà Mau nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15"/>
Từ ngày 7/9, Cà Mau nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15
Gen sống xanh trong mỗi ngườiChọn tên nhóm là Gen Xanh, theo Đặng Thị Thơm, Gen ở đây nghĩa là gen di truyền, Xanh là lối sống xanh, tối giản.
“Trong mỗi người chúng ta đều có rất nhiều loại Gen và tôi tin rằng trong đó có tồn tại một loại Gen mang tên “Gen Sống Xanh”. Không chỉ vậy, Gen Xanh này sẽ còn di truyền qua nhiều thế hệ khác nữa”, cô thủ lĩnh trẻ nói với VietNamNet.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập nhóm của mình, Đặng Thị Thơm cho biết, bắt đầu từ việc xót xa với cảnh tượng túi nilông, quần áo cũ, giấy báo và rác điện tử... bị vứt bỏ khắp nơi. “Tôi muốn làm gì đó”…
Và cô bé vừa đỗ Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM đã làm thật nhiều việc. Trong đó phải kể đến chiến dịch "Rác đi quà về" tại TP.HCM. Nhiều ngày hội đã diễn ra từ chiến dịch này, thu gom được hơn 10 tấn quần áo cũ, vài tấn pin, rác thải điện tử cùng với số lượng lớn vỏ hộp sữa và thuỷ tinh. Trung bình cứ 1-2 tháng Gen Xanh sẽ tổ chức ngày hội đổi rác và phiên chợ xanh cho người dân.
|
Đặng Thị Thơm trong một chương trình gây quỹ cho hoạt động của Gen Xanh. |
Đáng tiếc là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM nên các hoạt trong chiến dịch trên phải tạm dừng. Tuy vậy, tính đến nay, như Thơm thống kê, Gen Xanh đã tổ chức được khoảng 6-7 ngày hội, 2 buổi workshop cho trẻ em và phụ huynh, 2 buổi talkshow cho công ty.
Có dịp đi tham dự các buổi chia sẻ mà Thơm là diễn giả mới thấy tâm huyết, cũng như tấm lòng của bạn với một dự án thiện lành cho môi trường. Các hoạt động vì môi trường của Thơm không ngoài việc kích hoạt suy nghĩ của mọi người, rằng nếu mỗi người chung góp một tay sẽ làm cho môi trường dễ thở hơn, cũng chính là làm cho mình sống khỏe hơn, bình an hơn trong tinh thần ta và môi trường sống tác động qua lại lẫn nhau…
Những ngày này, Đặng Thị Thơm đang tham gia tình nguyện chống dịch ở địa phương, nhưng vẫn trăn trở với hoạt động mới. Đó là tìm nguồn máy vi tính rẻ, cũ để kết nối trao tặng học trò khó khăn bắt buộc học online để chống dịch.
Hối hả với công việc thiện nguyện, cô sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng chia sẻ: “Gen Xanh không đặt ra mục tiêu lớn lao là phải tác động được đến 1.000 - 2.000 người mà chỉ nghĩ là, dù chỉ 1-2 người đến với nhóm, nhưng họ nhận thức được việc bảo vệ môi trường và ý thức hơn về thói quen tiêu dùng của bản thân - đó đã là một điều rất đáng mừng.
|
Đổi pin, hộp sữa, chai nhựa lấy cây xanh do Gen Xanh tổ chức |
Hiện tại, trong team Gen Xanh có những người trước đây chỉ vì tò mò mà tới tham gia chương trình nhưng sau đó đã bắt đầu nhận thức được và cùng đồng hành với dự án, giúp thêm nhiều người thay đổi thói quen cũ, hình thành lối sống xanh.
Vượt qua khó khăn
Có khó khăn nào trong việc làm dự án? Câu hỏi này đã được Thơm thật thà bày tỏ, rằng bản thân bắt đầu các hoạt động tình nguyện từ khi 16 tuổi, và bắt đầu hoạt động độc lập lúc 17 tuổi nên đương nhiên gặp khá nhiều khó khăn.
Có thể với nhiều người lớn tuổi hơn thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Trong những khó khăn mà cô nói là thử thách đó chính là cân bằng việc học tập, sự phản đối của gia đình, thầy cô. “Học không lo mà lo làm chuyện… bao đồng”, đấy là điều thi thoảng Thơm vẫn nghe, hay có lúc kinh phí cho hoạt động “kẹt cứng”, tưởng phải dừng.
“Tuy nhiên, bản thân tôi khá lạc quan, nên thường sẽ gạt những điều đó qua để cố gắng làm”, Thơm nói về cách vượt qua chướng ngại.
Nhờ vậy, đến thời điểm này, khi Gen Xanh được biết đến trên cộng đồng thiện nguyện thì gia đình và thầy cô cũng đã hiểu, ủng hộ tinh thần cho Thơm tiếp tục dự án.
|
Đặng Thị Thơm trong workshop “Trẻ em hòa nhập với thiên nhiên” |
Trăn trở về ý tưởng lan tỏa lối sống xanh, ý thức bảo vệ môi trường, Thơm nói đây là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên, có thể do thói quen sống “thoải mái” lâu nay, vứt rác bừa bãi, đi chợ bằng bao nilông, phung phí điện, nước nên mọi người chưa quan tâm tới bảo vệ môi trường.
“Việc làm của tôi và các bạn tuy bé nhỏ nhưng sẽ góp một ngọn lửa thắp sáng câu chuyện bảo vệ môi trường; cùng với những tổ chức hoặc nhà nước chuyên chở thông điệp sống xanh, sống tích cực từ việc làm xanh đất mẹ…”, Thơm hoan hỉ nhìn lại quá trình đã đi qua.
Với Thơm, việc lớn lao - bảo vệ môi trường - ngoài hoạt động thiện nguyện, tự phát nhỏ lẻ, quan trọng hơn phải là chính sách quốc gia. Đặng Thị Thơm góp ý, cần có những biện pháp chế tài mạnh tay hơn nữa, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy mỗi người cùng góp tay cho việc này. Theo thủ lĩnh Gen Xanh, khi hiểu rõ bảo vệ môi trường cũng quan trọng không kém thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội thì nhà nước và nhân dân, các tổ chức sẽ cùng làm.
“Mỗi chúng ta nếu đều có ý thức từ từng hành động nhỏ nhất thì sẽ góp phần rất lớn cho công cuộc xây dựng môi trường xanh này”, Đặng Thị Thơm nói.
Lưu Đình Long
Ông chủ phòng gym và 4 tháng vui buồn cùng những chuyến cứu trợ
Có những tình huống dở khóc dở cười, có những hình ảnh xót xa mà anh gặp phải trong suốt 4 tháng tham gia hỗ trợ lương thực cho người nghèo nghèo.
" alt="Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người"/>
Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người