Sự việc diễn ra cách đây đúng 1 năm. Romeo Pierre Louis ngã xuống đất và nằm bất động khi chơi đuổi bắt tại sân trường Học viện Quốc tế Charter Oak ở TP West Hartford (bang Connecticut, Mỹ).
Mặc dù các học sinh khác đã đi báo với các giáo viên vì những biểu hiện bất thường của Romeo, nhân viên trường lại nghĩ rằng cậu bé đang giả vờ chết như trong kịch bản của một trò chơi phổ biến với học sinh ở trường. Mãi 9 phút sau, giáo viên mới nhận ra sự bất thường và can thiệp sự việc.
Theo báo cáo của cảnh sát, những người bạn của Romeo nói rằng các em nghi ngờ bạn không giả vờ ngủ mà đã bất tỉnh thực sự. Vì vậy, nhóm học sinh đã đến và nói với một giáo viên rằng Romeo đang hành động kỳ lạ.
Đoạn video giám sát do nhà trường cung cấp cho thấy, 9 phút sau, một giáo viên mới đến gần Romeo và bắt đầu kiểm tra mạch của cậu.
Hơn nửa giờ sau đó xe cấp cứu mới đến, hỗ trợ y tế mới được thực hiện nhưng không thể hồi cứu.
Kết quả khám nghiệm tử thi kết luận Romeo mắc chứng bệnh gọi là hội chứng Brugada. Đây là tình trạng hiếm gặp, có khả năng dẫn đến nhịp tim bất thường, gây ngừng tim đột ngột, ngất bất thình lình và đột tử.
Gia đình Romeo đã đệ đơn kiện lên tòa án về cái chết của con trai. Họ cho rằng nhân viên của trường đã phớt lờ tình huống nguy kịch này. Phụ huynh của Louis cho rằng nếu nhân viên nhà trường tuân theo các quy định, Romeo sẽ được chăm sóc y tế sớm hơn và có thể sống sót.
Gia đình Romeo đòi bồi thường thiệt hại hơn 15.000 USD, buộc nhân viên nhà trường phải chịu trách nhiệm. Cha mẹ, gia đình và bạn bè của Romeo cũng tổ chức một lễ tưởng niệm nhân một năm ngày mất của cậu bé.
"Chúng tôi biết rằng không gì có thể mang con trai chúng tôi trở lại. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là giữ ký ức về con trong tim và làm những gì có thể để điều này không xảy ra với những đứa trẻ khác. Hãy lắng nghe con cái của chúng ta", mẹ của Romeo nói.
Tử Huy
Nam sinh Mỹ đột quỵ do bị ép hút thuốc lá điện tửNam sinh Mỹ mất thị lực ở mắt phải và không thể cử động cánh tay trái sau khi bị bạn học ở trường ép hút thuốc lá điện tử có tẩm ma túy." alt=""/>Học sinh ở Anh đột tử tại sân trường, gia đình khởi kiện giáo viênHệ thống đập thủy điện nhằm hạ thấp mực nước Địa Trung Hải và sáp nhập châu Âu với châu Phi. Ảnh: Wikimedia Commons
Thập niên 1920 đã sản sinh ra những sáng tạo tuyệt vời như thuốc penicillin và đèn giao thông, nhưng đây cũng là lúc xuất hiện một số dự án kỹ thuật tham vọng đáng lo ngại. Lớn nhất và kỳ lạ nhất là Atlantropa - kế hoạch xây dựng một hệ thống đập thủy điện ngang qua eo biển Gibraltar, sản xuất đủ điện để cung cấp năng lượng cho một nửa châu Âu và rút cạn Địa Trung Hải để mở đường cho con người định cư tại một siêu lục địa Âu – Phi mới.
Mặc dù nghe có vẻ như một câu chuyện khoa học viễn tưởng kỳ quái, kế hoạch này đã thực sự tồn tại. Thậm chí một số chính phủ còn nghiêm túc xem xét nó cho đến tận những năm 1950.
Sau Thế chiến thứ nhất, các nhà khoa học, triết gia và kỹ sư tin rằng có thể giải quyết những gì họ cho là căn bệnh nan y với xã hội châu Âu bằng những đại dự án. Trong số họ có kỹ sư người Đức Herman Sörgel.
Vào năm 1927, ở tuổi 42, Sörgel đã lần đầu tiên xây dựng kế hoạch thành lập siêu lục địa Atlantropa, mà ban đầu ông gọi là Panropa. Được truyền cảm hứng từ những dự án cơ khí khổng lồ như kênh đào Suez, Sörgel thậm chí còn đặt ra tham vọng cao hơn.
Tác giả của dự án Atlantropa, Herman Sörgel (1885-1952). Ảnh: Bảo tàng quốc gia Đức |
Kế hoạch của Sörgel cho Atlantropa là xây dựng một hệ thống những con đập ngang qua eo biển Gibraltar, rút nước ở Địa Trung Hải. Những đập thủy điện cũng được xây dựng qua eo biển Sicily, nối Italy với Tunisia, trong khi những con đập khác bắc qua eo Dardanelles ở Thổ Nhĩ Kỳ, nối Hy Lạp với châu Á.
Tất cả những con đập này sẽ tạo nên một loạt cây cầu nối châu Âu và châu Phi thành một mạng lưới đường bộ và đường sắt khổng lồ, “kết dính” hai lục địa với nhau.
Với trên 660.000km2 đất mới được khai hoang và những con đập tạo ra đủ năng lượng cho trên 250 triệu người mỗi ngày, châu Âu sẽ bước vào mọt kỷ nguyên vàng, với nguồn điện dồi dào, không gian rộng rãi và nguồn cung cấp thực phẩm vô tận từ vùng đất nông nghiệp mới. Trong tầm nhìn của Sörgel, siêu lục địa mới là cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc xung đột toàn cầu khác.
Thời kỳ đó, vẫn quay cuồng với nỗi kinh hoàng của Thế chiến I, châu Âu vật lộn để tìm ra hy vọng cho tương lai. Mặc dù “lục địa già” đã phải chịu tổn thất lớn về sinh mạng trong chiến tranh và đại dịch cúm năm 1918, dân số vẫn tăng từ 488 triệu lên 534 triệu người trong giai đoạn 1920-1930.
Cùng lúc đó, nền chính trị châu Âu đã đạt đến điểm căng thẳng nhất trong nhiều thế kỷ. Các quốc gia như Ba Lan và Nam Tư đã giành được độc lập sau nhiều thập kỷ bị các đế quốc cai trị. Vì thế cư dân của các đế chế cũ lo sợ không còn chỗ cho họ cả về vị trí vật lý, xã hội hay văn hóa. Trong bối cảnh đó, khái niệm về "Lebensraum", hay "không gian sống", đã thu hút sự chú ý trong nền chính trị Đức. "Lebensraum" đặt ra niềm tin rằng điều quan trọng nhất để tồn tại và phát triển đối với một xã hội [phân biệt chủng tộc] là lãnh thổ để cung cấp không gian cho các thành viên. Vì thế cam kết của Atlantropa có vẻ giống như "viên đạn bạc", sẽ giải quyết được những vấn đề của "lục địa già" chật chội.
Điều kỳ lạ nhất về kế hoạch của Herman Sörgel là sẽ hút cạn Địa Trung Hải, nhưng thực tế là ý tưởng đó đã được xem xét nghiêm túc. Ông Sörgel đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Lowering the Mediterranean, Irrigating the Sahara: The Panropa Project in 1929” (tạm dịch, Rút nước Địa Trung Hải, tưới tiêu cho Sahara: Dự án Panropa vào năm 1929). Cuốn sách lập tức khiến dư luận khắp châu Âu và Bắc Mỹ xôn xao.
Minh họa hệ thống thủy điện - cầu ngang qua các eo biển nhằm kết nối châu Âu - châu Phi. |
Thời kỳ thập niên 1930, các dự án kỹ thuật khổng lồ đã phát triển mạnh mẽ, như ngăn lũ ở Thung lũng Tennessee, xây dựng đập Hoover hay đào kênh Baltic-Bạch Hải ở Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Atlantropa có vẻ hợp lý và thú vị.
Kế hoạch táo bạo của Sörgel thậm chí đã truyền cảm hứng cho một cuốn tiểu thuyết có tên là "Panropa" vào năm 1930. Trong đó một nhà khoa học siêu anh hùng người Đức tên là Tiến sĩ Maurus có kế hoạch rút nước khỏi Địa Trung Hải, mang đến sự thịnh vượng tuyệt vời bất chấp âm mưu phá hoại của những nhân vật phản diện người châu Á và Mỹ.
Sörgel còn thành lập cả Viện Atlantropa, với thành viên là những người ủng hộ tài chính, các kiến trúc sư, kỹ sư. Trong nhiều năm kế hoạch được hưởng ứng công khai trên các báo và tạp chí. Những câu chuyện về Atlantropa thường có hình minh họa màu sắc sinh động, do chính vợ Sörgel, một nhà môi giới nghệ thuật thành công, tài trợ tiền.
Mặc dù giấc mơ của Sörgel đã gây chấn động người châu Âu về một xã hội không tưởng vinh quang, nhưng Atlantropa cũng đi kèm một mặt tối hiếm khi được thảo luận trong cuộc đời Sörgel.
Tuy có tầm nhìn xa, Herman Sörgel lại giữ một quan điểm bảo thủ đáng sợ về quốc tịch và chủng tộc. Không giống như những người cùng thời Đức Quốc xã, ông tin rằng mối đe dọa chính đối với Đức không nằm ở người Do Thái, mà là ở châu Á.
Theo baotintuc.vn
Những dư chấn dưới lòng đất thành phố Đường Sơn hôm 12/7 vừa qua đã gợi lại ký ức người dân nơi đây về trận động đất kinh hoàng xảy ra năm 1976 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
" alt=""/>Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu – châu PhiGhi bàn: Harry Kane (37'), Saka (40')
Đội hình ra sân:
Anh (4-3-3):Jordan Pickford; Kyle Walker, John Stones, Harry Maguire, Ben Chilwell; Declan Rice, Jordan Henderson, Jude Bellingham; James Maddison, Bukayo Saka, Harry Kane.
Ukraine (4-3-3): Anatolii Trubin; Oleksandr Karavaev, Oleksandr Svatok, Mykola Matvyenko, Vitalii Mykolenko; Heorhii Sudakov, Taras Stepanenko, Oleksandr Zinchenko; Ruslan Malinovskiy, Roman Yaremchuk, Mykahylo Mudryk.
Ảnh: Reuters
Italy thắng nhọc đội bóng kém tuyển Việt Nam 70 bậc của FIFAChơi áp đảo nhưng Italy cũng giành chiến thắng với tỉ số 2-0 trên sân của đội bóng xếp hạng 167 của FIFA Malta, ở lượt trận thứ 2 bảng C vòng loại EURO 2024." alt=""/>Kết quả bóng đá Anh vs Ukraine