GS Mario đang chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam
GS Mario giải đáp câu hỏi của các đồng nghiệp Việt Nam |
Điều trị táo bón theo phương pháp mới |
Bệnh nhi đang được GS Liêm và GS Mario điều trị táo bón theo phương pháp mới |
Bệnh nhân cao tuổi đang được chữa bằng phương pháp phục hồi cơ năng |
GS Mario Pescatori là chuyên gia về phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tiêu hóa và nội soi, được công nhận bởi Hội đồng châu Âu về phẫu thuật hậu môn trực tràng và đang là thành viên của Hội đồng châu Âu. Ông đã có 20 năm làm việc tại Đại học Công giáo ở Rome và hơn một năm tại Bệnh viện St Mark với Alan Parks, Christopher Williams và Peter Hawley. Ông đã đến thăm Bệnh viện Mayo, Bệnh viện Cleveland ở Mỹ và Bệnh viện London ở Anh. Ông phụ trách các đơn vị hậu môn trực tràng tại Bệnh viện Villa Flaminia ở Rome trong 14 năm. Cho đến nay, ông đã thực hiện hơn 3.000 ca phẫu thuật và nội soi và xuất bản khoảng 200 bài báo, chủ yếu về viêm loét đại tràng, sa trực tràng, táo bón, đi ngoài không tự chủ và rò hậu môn. |
Marc Benioff, CEO Salesforce, đã tặng tên miền AppStore.com cho Steve Jobs khi biết Apple ra mắt kho ứng dụng tên App Store. Ảnh: The Verge.
Năm 2005, Salesforce ra mắt AppExchange, nơi cung cấp các ứng dụng từ bên thứ 3 dành cho khách hàng của công ty. Đến tháng 5/2018, AppExchange có khoảng 3.400 ứng dụng với hơn 5,6 triệu lượt tải.
Trong cuộc phỏng vấn kỷ niệm 20 năm Salesforce thành lập, đồng sáng lập Parker Harris cho biết ý tưởng kho ứng dụng xuất hiện sau cuộc gặp với Steve Jobs vào năm 2003. Benioff, Harris và Dave Moellenhoff được mời đến Cupertino gặp gỡ Jobs.
Trong buổi gặp mặt, CEO Apple gợi ý 3 nhà sáng lập tạo ra hệ sinh thái ứng dụng đám mây để Salesforce thực sự phát triển. Vào năm 2003, đó là ý tưởng hoàn toàn mới với Benioff và các cộng sự.
Benioff đã nhờ Jobs giải thích về ý tưởng hệ sinh thái ứng dụng, Jobs đáp lại rằng nó tùy thuộc vào Benioff. Phải đến vài năm sau, Benioff mới thực sự hiểu rõ khái niệm ấy trong khi đang... ăn tối.
"Khi đang dùng bữa trong một nhà hàng tại San Francisco, một ý tưởng đơn giản xuất hiện khiến tôi không thể cưỡng lại. Sẽ ra sao nếu các lập trình viên ở khắp nơi có thể tạo ứng dụng của riêng họ cho nền tảng Salesforce? Và điều gì xảy ra nếu chúng tôi cung cấp nó trực tuyến để mọi người tải về?", Benioff chia sẻ.
Sau bữa tối ấy, Benioff bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng và nhanh chóng giới thiệu kho ứng dụng AppExchange. Tuy nhiên đó không phải tên gọi đầu tiên.
Thực chất, Benioff muốn đặt tên kho ứng dụng của Salesforce là AppStore. Ông thậm chí đã mua tên miền AppStore.com ngay khi nghĩ ra tên gọi ấy.
Dù vậy khi thảo luận với khách hàng, họ không thích tên AppStore dù rất hài lòng về ý tưởng nên Benioff đành sử dụng tên gọi AppExchange. Đến năm 2007, Force.com ra đời cung cấp nền tảng phát triển toàn diện cho các lập trình viên trước khi phát hành ứng dụng trên AppExchange.
Tên miền AppStore.com vẫn thuộc sở hữu của Benioff nhưng không có gì cả. Tháng 2/2008, Benioff được mời tham dự sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple, nơi Steve Jobs giới thiệu kho ứng dụng App Store.
Steve Jobs giới thiệu kho ứng dụng App Store cho iPhone vào năm 2008. Ảnh: Getty Images. |
Benioff và các cộng sự đã "há hốc mồm" khi nghe đến App Store. Làm thế nào mà sau một thời gian, cả 2 công ty cùng nghĩ về một tên gọi này?
Do Salesforce không sử dụng tên AppStore, Benioff đã tặng lại nó cho người giúp mình hiểu về khái niệm kho ứng dụng. Sau khi sự kiện kết thúc, Benioff ra hậu trường và lập tức ký tặng tên miền AppStore.com cho Jobs.
Có lòng thì nhận, song Steve Jobs không quá quan trọng về tên miền AppStore.com vì bản thân kho ứng dụng đã có sẵn trên mọi thiết bị iOS. Hiện tên miền AppStore.com vẫn hoạt động, nếu truy cập sẽ chuyển hướng bạn đến iTunes. Dù sao đây vẫn là câu chuyện thú vị về ý tưởng lớn gặp nhau, cũng như cách trả ơn của Benioff cho người giúp ông phát triển Salesforce.
Nhóm sinh viên ngành phần mềm của FPT Edu, tác giả ứng dụng Let’s Talk.
Trong thời đại 4.0, nếu Internet được mệnh danh là công cụ kết nối vạn vật thì tiếng Anh lại là thứ ngôn ngữ khiến vạn vật trên thế giới trở nên gần nhau hơn. Thế nhưng, theo xếp hạng của English Proficiency Index, Education First, chỉ số năng lực Anh ngữ của Việt Nam lại có xu hướng giảm trong vòng 2 năm gần đây,. Lý do chủ yếu đến từ sự phát triển nhanh chóng của các nước nói Tiếng Anh trong khi Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, và sự thiếu hụt kỹ năng nghe – nói của người Việt.
Học tập bằng giáo trình 100% tiếng Anh, từng mày mò tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ việc học và sử dụng ngôn ngữ này, nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu) gồm Phạm Thị Minh Anh, Nguyễn Duy Quang, Vũ Quang Minh, Trần Như Quỳnh và Đặng Anh Tuấn đã có nhiều trải nghiệm học tiếng Anh trực tuyến nhưng dường như không một sản phẩm nào đáp ứng đủ nhu cầu của nhóm.
Có ý tưởng tự làm một phần mềm luyện nói tiếng Anh, tùy chỉnh tính năng phù hợp và tạo hứng thú cho giới trẻ học ngôn ngữ này, nhóm sinh viên FPT Edu dưới sự dẫn dắt của thầy Bùi Ngọc Anh đã hiện thực hóa mong muốn ấy trong khoảng 3 tháng và lần đầu giới thiệu sản phẩm của mình tại đợt bảo vệ đồ án tốt nghiệp mới đây.
Sản phẩm của nhóm là phần mềm mang tên Let’s Talk với chức năng chính là tạo kênh kết nối những người có chung nhu cầu giao tiếp, luyện tập Tiếng Anh với nhau, tạo ra một “môi trường số” giúp người dùng có thể luyện tập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Theo chia sẻ của nhóm sinh viên, Let’s Talk được xây dựng giống như một mạng xã hội dành cho những người có chung nhu cầu luyện tập Tiếng Anh Tại đây, người dùng có thể luyện tập với người dùng khác bất cứ lúc nào, có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và theo dõi, lưu trữ những kiến thức mà người khác chia sẻ. Hình thức mạng xã hội cũng dễ dàng gây thiện cảm và tạo hứng thú sử dụng trong thời gian dài đối với đối tượng người dùng trẻ.
Để “cuộc nói chuyện” trên Let’s Talk đạt được hiệu quả, dựa trên kết quả của bài kiểm tra đầu vào, hệ thống còn tự động nghiên cứu và đề xuất những người dùng khác có chung mục đích học tập (lấy chứng chỉ IELTS, TOFEL, TOEIC…), có trình độ tiếng Anh gần nhất với trình độ của người dùng.
Hệ thống học tập được xây dựng dưới dạng mạng xã hội tạo hứng thú với người dùng. |
Bên cạnh đó, khi người dùng thực hiện những cuộc gọi video call cho nhau về những chủ đề (Hashtag) được hệ thống lựa chọn sẵn, hệ thống còn tự động hiển thị các từ vựng được gợi ý (Hint) để cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả hơn với thời lượng dài hơn và nội dung phong phú hơn.
" alt=""/>Lấy cảm hứng từ startup Việt được Forbes khen, sinh viên FPT làm phần mềm luyện nghe nói tiếng Anh