Soi kèo phạt góc Tigres UANL vs Club Leon, 09h00 ngày 26/4
本文地址:http://game.tour-time.com/html/691f398510.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Hai bố con “túc tắc” cùng tiến
Tuấn Nghĩa sinh ra trong gia đình có bố là giảng viên Toán học, còn mẹ là giáo viên dạy Tiếng Anh. Nhiều người thường nói vui: “Chắc Nghĩa bị bố mẹ ép học dữ lắm!”. Nhưng Nghĩa thường phủ nhận, vì “bố mẹ luôn cho em làm những điều mà mình mơ”.
Trương Tuấn Nghĩa (học sinh lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) – vừa đem về cho Việt Nam tấm Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020.
Thời cấp 1, Nghĩa theo học tại một trường công lập gần nhà. Vốn có sức học khá, thầy cô khuyên bố mẹ Nghĩa nên cho em tham gia vào một vài cuộc thi để cọ xát, giao lưu. Anh Trương Chí Trung, bố của Nghĩa cho hay: vợ chồng anh Trung thống nhất không ép con làm bất cứ điều gì cả. Vì thế, Nghĩa thích thi gì, anh chị đều để con tham gia. Anh thường nói với con: “Đi thi cho vui thôi, không có gì phải áp lực cả”.
Đến cấp 2, Nghĩa xin bố cho thi vào trường Ams vì mê ngôi trường này. Mặc dù có chút lo lắng, nhưng vợ chồng anh Trung vẫn chiều theo ý con.
Vẫn giữ tâm lý học hành thoải mái, cuối năm lớp 6, Nghĩa được lựa chọn sang Singapore tham gia Kỳ thi Toán APMOPS và lọt vào top 40. Đến năm lớp 8, lớp 9, cậu liên tiếp giành giải Nhất, Nhì trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Nam sinh khiêm tốn cho rằng: “Đó chỉ là những thành tích ít ỏi em đạt được vì trong lớp có rất nhiều bạn học giỏi hơn em và luôn khiến em vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng em cũng không cảm thấy áp lực vì em không để ý đến điều ấy, càng chưa bao giờ coi những người bạn là ‘đối thủ’. Em cứ bình thường mà học thôi”.
Trương Tuấn Nghĩa (thứ 3 bên trái) cùng thầy Lê Bá Khánh Trình, thầy Lê Anh Vinh và các bạn trong đội IMO. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Sau này, khi lựa chọn thi vào chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Nghĩa cho hay, lý do đơn giản chỉ vì em thầm ngưỡng mộ một vài “đàn anh” học tại ngôi trường này. Đơn cử như Nguyễn Khả Nhật Long, người giành Huy chương Bạc IMO 2019 hay Nguyễn Quang Bin, người giành Huy chương Vàng IMO 2018.
Dù không quá mong mỏi con phải đỗ vào trường chuyên, lớp chọn, nhưng khi Nghĩa quyết theo “tiếng gọi của trái tim”, một lần nữa, anh Trung lại gật đầu: “Thôi con đỗ thì học thôi. Hai bố con túc tắc cùng tiến”.
Cũng kể từ hôm ấy, anh Trung bắt đầu đồng hành nhiều hơn với con. Cả hai bố con không ngần ngại cùng nhau tranh luận về các vấn đề toán học. Có những khi trên đường đi học về, hai bố con đã tranh thủ giải quyết xong một câu hỏi phức tạp.
“Rất nhiều lần Nghĩa tranh luận thắng bố. Mình cứ để cho Nghĩa được nói, vì việc tranh luận sẽ giúp con định hướng thêm nhiều lối suy nghĩ khác nhau cho một bài toán”, anh Trung nói.
Bên cạnh đó, anh vẫn luôn duy trì quan điểm “dạy con không ép buộc”, bởi theo anh: “Mình muốn ép cũng không được. Nếu như đứa trẻ ấy nghe lời thì sẽ tạo thành một người không chủ động, lúc nào cũng chờ sự sắp đặt của người khác cho tương lai của mình. Còn nếu không, bố mẹ sẽ dần mất đi sự kết nối với chính đứa trẻ ấy”.
Cậu học trò "mê toán vô cùng"
Thầy Lê Bá Khánh Trình, thầy Lê Anh Vinh và các thành viên đội tuyển IMO Việt Nam 2020. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Anh Trung cho biết, ngay từ nhỏ Nghĩa đã có thiên hướng học Toán. Đưa con tới trường mầm non, anh từng vô cùng ngạc nhiên khi nghe cô giáo nói: “Nghĩa đã biết cộng trừ rồi”. Anh Trung thú thực, cả hai vợ chồng đều không có thời gian dạy trước cho con. Nghĩa luôn tự học, tự chơi và rất chịu khó quan sát.
Mỗi dịp nghỉ hè khi còn học tiểu học, được về quê Nghệ An chơi cùng ông nội – vốn là giáo viên Toán của Trường ĐH Vinh - Nghĩa lại xin ông mua cho sách toán để đọc. Việc học Toán luôn khiến Nghĩa cảm thấy thích thú.
Năm lớp 10 đoạt giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, lớp 11 đoạt giải Nhất, đến giờ là tấm Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế, Nghĩa nói, bí quyết quan trọng nhất là “bản thân phải thật thoải mái mới có thể học tốt được”.
Vì thế, ngay cả thời điểm sát ngày thi IMO, em cũng hiếm khi thức khuya. Buổi tối, Nghĩa chỉ học 2 tiếng. Khi cảm thấy căng thẳng quá, nam sinh lại nghe vài bản nhạc ballad, chơi cờ tướng, thậm chí chơi game.
“Em rèn cho mình việc ăn ngủ điều độ, thức dậy đúng giờ và luôn đi ngủ trước 12 giờ. Thời điểm hơn 2 tháng tập trung ôn thi, bố mẹ cũng không quản lý điện thoại, laptop nên lại càng cảm thấy bản thân phải có kỷ luật hơn”.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn IMO Việt Nam, người từng tiếp xúc với Nghĩa từ những năm cấp 2 cho biết, vào năm Nghĩa học lớp 7, anh đã nhận thấy sự đặc biệt ở cậu học trò này.
“Nghĩa mê Toán vô cùng và là nhân tố rất nổi trội. Đến khi vào lớp 10, các thầy trong đoàn đều kỳ vọng Nghĩa sẽ là học sinh được tham gia đội tuyển IMO Việt Nam. Nhưng tiếc là Nghĩa đã thiếu một chút nữa để chạm đến điều đó.
Tới năm nay, Nghĩa giành giải Nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng đứng đầu vòng thi TST. Với sự trầm tĩnh, cẩn thận và chỉn chu, mọi người đều kỳ vọng Nghĩa sẽ đoạt Huy chương Vàng.
Và quả đúng như thế, kết quả lần này đã phản ánh rất chính xác năng lực của Nghĩa”, TS Lê Anh Vinh nói.
Hiện tại, Nghĩa chưa đặt mục tiêu gì cho kỳ thi Olympic quốc tế năm sau vì cho rằng, điều đó có thể khiến bản thân cảm thấy áp lực. “Em luôn muốn mình thoải mái nhất khi học nên vẫn muốn việc học diễn ra tự nhiên”.
Thúy Nga
Không chỉ giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) mà Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên còn xuất sắc xếp hạng 4 thế giới. Thời điểm được chọn vào đội tuyển, Ngô Quý Đăng mới là học sinh lớp 10.
">Trương Tuấn Nghĩa
Hạnh phúc đối với chị Lợi là một điều gì đó quá đỗi ngắn ngủi. Hơn 10 năm về trước, chị bắt đầu mắc bệnh về mắt. Dù biết thị lực chị có vấn đề, anh Trần Xuân Thường (37 tuổi) vẫn quyết tâm lấy chị.
Cưới nhau bằng hai bàn tay trắng, không nhà cửa, đất đai, hai vợ chồng đành ở tạm nhà bố mẹ chị Lợi. Anh Thường xin phụ hồ cho các công trình xây dựng gần nhà. Chị Lợi chăm lo việc đồng áng, chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập.
Hạnh phúc nhân lên khi các con là Trần Xuân Mạnh (sinh năm 2011) và Trần Thái Sang (sinh năm 2015) lần lượt chào đời. Tuy nhiên, sức khoẻ chị Lợi bắt đầu kém dần đi.
Chị mắc bệnh bong giác mạc. Dù hai vợ chồng đi khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc nhưng tất cả đều vô vọng. Căn bệnh hiểm nghèo đó mỗi lúc một nặng hơn, tàn phá sức khỏe chị, làm cho kinh tế gia đình ngày một kiệt quệ.
Hai đứa con trai chỉ sợ mẹ không còn nữa |
“Tôi chỉ còn thấy mờ mờ dáng hình của chồng con nữa thôi. Nghĩ đến một ngày phải sống trong bóng tối, không nhìn được những người thân yêu là tôi lại sợ. Đến giờ lại mắc thêm bệnh suy thận này, hàng tháng chạy thận liên miên...”, chị Lợi rưng rưng chia sẻ.
Cơ thể chị mệt mỏi, da xanh xao, đôi mắt đục ngầu, đờ đẫn ngước nhìn hai con trai một cách khó khăn. Chị thương các con còn quá nhỏ lại phải chăm mẹ bệnh tật cả ngày lẫn đêm. Cứ thế, cả gia đình 4 người sống trong những chuỗi ngày lay lắt.
Hai con khẩn cầu xin cứu con mắt còn lại cho mẹ
Do mẹ mắc bệnh hiểm nghèo phải đi bệnh viện thường xuyên, hai cháu Mạnh và Sang rất có ý thức tự lập. Ngoài giờ đến lớp, hai đứa trẻ luôn ở bên cạnh mẹ. Mạnh phụ giúp công việc nhà. Sang là đôi mắt, dẫn mẹ đi những nơi mẹ cần. Những lúc mẹ mệt, hai đứa trẻ lại ngồi xoa bóp chân tay cho mẹ.
Lắm lúc thấy con ngoan ngoãn, chị lại mát lòng mát dạ nhưng nghĩ mình trở thành gánh nặng của các con còn quá nhỏ, chị lại thấy đau lòng. Song vì con, chị Lợi gắng gượng qua những tháng ngày “địa ngục” đầy đau đớn.
Bên cạnh nỗi lo về bệnh tật, chị thường xuyên trăn trở gánh nặng kinh tế. Suốt hàng chục năm qua, để có tiền chữa bệnh cho vợ, lo cho hai con ăn học, anh Thường đã phải vay mượn khắp nơi số tiền hơn 200 triệu đồng.
Nhà cửa chưa có, nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con. Đến nay, gia đình khốn khổ đó đã mất hết khả năng trả nợ. Chưa kể, căn bệnh suy thận mà chị Lợi mới mắc phải đã đẩy cả nhà lâm vào cảnh cùng quẫn. Bởi chi phí chạy thận hàng tháng, tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hết sức tốn kém,
“Bác sĩ cho biết đôi mắt vợ tôi vẫn có cơ hội chữa trị nhưng thời gian lâu dài, mà tôi không biết nhìn vào đâu để tiếp tục vay mượn, hai bên nội ngoại đều nghèo khó. Bây giờ tôi chỉ mong cứu lấy con mắt còn lại cho vợ thôi, để cô ấy sống ngày nào thì được nhìn thấy cha mẹ, chồng con ngày ấy. Đó cũng là tâm nguyện duy nhất của vợ. Còn nợ nần thì sống cả cuộc đời để làm trả nợ tôi cũng cam lòng”, anh Thường tâm sự.
Hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Lợi đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Ngồi cạnh xoa bóp chân tay cho mẹ, cháu Mạnh cũng không giấu được vẻ phiền não. Một đứa trẻ mới 9 tuổi nhưng đã quá đỗi già dặn khi phải cùng bố gồng lên gánh vác gia đình nghèo.
“Cháu muốn được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Mẹ nói đôi mắt của mẹ gần như không nhìn thấy bố, thấy anh em cháu nữa rồi. Mẹ chỉ ước cứu được con mắt còn lại để hàng ngày được nhìn thấy anh em cháu thôi. Cháu thương mẹ lắm nhưng không biết làm thế nào”, Mạnh khẩn cầu tha thiết.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Liên hệ: anh Trần Xuân Thường, xóm 4, xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại:0343 139 837. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.307(chị Chu Thị Lợi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Phúc Lâm được 1 tháng tuổi thì mẹ qua đời. Còn quá nhỏ để cảm nhận nỗi đau mất mẹ nhưng cậu bé lại bị bệnh tật dày vò. Giờ đây, đứa trẻ khốn khổ mới 3 tuổi vẫn đang cần được chữa bệnh nhưng gia đình đã kiệt quệ.
">Tiếng khóc nghẹn của hai đứa trẻ xin cứu mẹ mù mắt, suy thận
HLV Park Hang Seo đã chọn ra 28 gương mặt cho đợt thử nghiệm này, trong đó có sự đan xen giữa các cầu thủ đã từng được triệu tập và các cầu thủ đang trong diện theo dõi. Do các giải chuyên nghiệp đang diễn ra, nên dễ hiểu khi vẫn còn rất nhiều cầu thủ nằm trong kế hoạch tuyển chọn của BHL nhưng không có tên tại đợt tập trung này.
HLV Park Hang Seo triệu tập 28 cầu thủ U22 Việt Nam |
U22 Việt Nam hội quân vào sáng ngày 1/7 tới. Chiều cùng ngày, đội bước vào buổi tập đầu tiên trên sân của Trung tâm đào tạo bóng đá Việt Nam. Ngày 2/7, HLV Park Hang Seo dự kiến có bài kiểm tra đối với các cầu thủ bằng trận đấu tập nội bộ. Sau đó 1 ngày, các cầu thủ được trả về CLB chủ quản.
Do thời gian còn nhiều nên HLV Park Hang Seo và các cộng sự tiếp tục tuyển quân, có những đợt tập trung ngắn hạn từ nay tới SEA Games 31.
Video chung kết SEA Games 30 U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia:
Đại Nam
">U22 Việt Nam: Thầy Park triệu tập 28 cầu thủ
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Ly hôn vợ cách đây 3 năm, anh Đáng sống trong cảnh "gà trống nuôi con". Một mình anh làm lụng nuôi hai đứa trẻ ăn học, ngoài ra còn chăm sóc bố mẹ già. Gánh nặng quá nhiều, anh phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh.
Bên cạnh việc đồng áng, người đàn ông mang khuôn mặt khắc khổ đó còn đi bán hoa quả, nhặt nhạnh chút ít kiếm miếng ăn qua ngày. Do một mình nuôi mấy miệng ăn nên dù đi làm cật lực, gia đình anh vẫn chẳng dư dả, thậm chí còn thuộc hộ cận nghèo trong vùng.
Giữa lúc còn bộn bề nỗi lo, bố anh Đáng bất ngờ phát hiện bệnh ung thư hạch. Thời điểm phát hiện bệnh, khối u ác tính bất đầu di căn sang phổi. Kinh tế quá khó khăn, anh không có điều kiện chữa trị cho bố, đành phải đưa về nhà chăm sóc. Tháng 4/2020, bố anh Đáng qua đời.
Nén đau buồn, anh tiếp tục cặm cụi đi làm nuôi mẹ già cùng hai con nhỏ. Nào ngờ, ngày 18/11/2020, lúc đi bán hoa quả ngoài chợ, anh Đáng bị một cơn đau đầu dữ dội. Chẳng thể gắng gượng được tiếp, anh phải bắt xe ôm về nhà.
Mọi người trong gia đình giục anh đến bệnh viện khám nhưng vì không có tiền, anh đành cố chịu đựng uống thuốc giảm đau. Đến tối cùng ngày, anh bắt đầu nôn, mặt mũi tím tái.
Tại Bệnh viện huyện Nam Sách, bác sĩ xác định anh Đáng bị xuất huyết não, chỉ định chuyển tuyến đến Bệnh viện tỉnh Hải Dương. Trên đường đi cấp cứu, anh đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, co giật. Đêm ngày 18/11 rạng sáng ngày 19/11, đánh giá diễn biến quá nặng, các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương tiến hành phẫu thuật cho anh Đáng.
Bác sĩ tiên lượng tính mạng anh Đáng rất xấu, hiện đã chết một bên não |
Mặc dù được cấp cứu kịp thời song do gia đình đưa đến khá muộn, anh bị chết một bên não, hiện vẫn nguy kịch. Cùng với đó, tiên lượng bệnh của anh vẫn rất xấu, khả năng hồi phục gần như rất khó. Tai hoạ ập xuống khiến người mẹ già cùng hai con anh mất đi chỗ dựa vững chắc.
Hai con nguy cơ phải bỏ học
Do anh Đáng không có bảo hiểm y tế nên quá trình điều trị hết sức tốn kém. Để có tiền đóng viện phí, mẹ đẻ cùng anh em trong nhà phải đi vay mượn khắp nơi số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng.
Sau ca mổ, trung bình gia đình phải chi trả 7 triệu đồng/ngày các loại chi phí điều trị. Số tiền vay được nhanh chóng hết sạch.
Con trai lớn của anh là cháu Vũ Bá Đức hiện đang học lớp 11E trường THPT Mạc Đĩnh Chi, con nhỏ, cháu Vũ Bá Đại đang học 8B trường THCS Quốc Tuấn đều đang theo những năm cuối cấp. Thấy gia đình nợ chồng chất, bố rơi vào tình trạng nguy kịch, hai cháu đều sốc và suy sụp nghiêm trọng.
Gặp người lớn tới thăm hỏi, cháu Đại khẩn thiết cầu cứu: “Các cô chú ơi cứu bố con với, cháu không muốn bố cháu chết đâu…”. Nói rồi cháu oà khóc trong sự tuyệt vọng khiến ai nấy đều xót xa.
Bố bệnh nặng nguy kịch, 2 đứa con nguy cơ nghỉ học giữa chừng |
Em trai anh Đáng - anh Vũ Bá Đang chia sẻ: “Anh em chúng tôi cắt cử nhau vào trông anh, ai ở nhà thì tranh thủ thời gian đi vay mượn khắp nơi để cứu anh. Nhìn hai cháu tôi nheo nhóc, bậc cha chú chúng tôi cũng đau lòng lắm”.
Vừa đi học về, hai con của anh Đáng liền vào bệnh viện xin trông bố để chú ruột về nghỉ ngơi. Các cháu đều rất có ý thức, thương bố, thương cả nhà. Tuy nhiên, trước tình cảnh khó khăn của gia đình, cháu Đức và cháu Đại đã tính đến chuyện bỏ học vì điều kiện không cho phép. Nguy cơ mất bố, nguy cơ thất học đang đe dọa những đứa trẻ từng ngày.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Vũ Bá Đáng, ở đội 10, Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương. Số điện thoại:0865868295. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.334(anh Vũ Bá Đáng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Đúng vào thời điểm cậu con trai 1 tuổi phát hiện mắc bệnh ung thư mô bào tai ác tính, con gái chị Mai lại đổ bệnh xương khớp đến mức nằm liệt giường. Vét sạch túi, chị cũng không còn nổi một đồng để đưa con đi khám.
Mái tóc rụng lưa thưa, nụ cười tươi thay thế bằng nét mệt mỏi. Từng là tấm gương sáng trong học tập được nhà trường khen thưởng, giờ đây Quỳnh có nguy cơ phải gác lại ước mơ của mình để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo
">Bố đơn thân chết một bên não, các con nguy cơ phải bỏ học
Ông Trần Quốc Tuấn |
“Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất trước Hội đồng về phương án tổ chức AFF Cup 2020 theo thể thức chia làm hai bảng đấu do một hoặc hai quốc gia đăng cai tổ chức trong trường hợp dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tốt tại các quốc gia Đông Nam Á vào thời điểm cuối năm nay.
Điều này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro cũng như giúp BTC dễ dàng hơn trong việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn sức khỏe cho các đội tuyển, các thành viên tham dự giải và cho cộng đồng.
Hội đồng AFF đã ghi nhận ý kiến đề xuất này và giao nhiệm vụ cho Tổ công tác đặc biệt tiếp tục bám sát tình hình diễn biến của dịch Covid-19 để đảm bảo sự kiện bóng đá lớn nhất khu vực sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch”, ông Tuấn nói.
Tuyển Việt Nam có lợi thế lớn nếu được chơi trên sân nhà |
Nếu AFF Cup 2020 phải xoay theo cục diện mới, Việt Nam coi như chạm tay tay trở thành chủ nhà AFF Cup 2020, bởi Việt Nam đang làm rốt tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Hiện tại, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ở khu vực tổ chức trở lại các giải chuyên nghiệp và có khán giả vào sân.
Ngoài ra,các ý tưởng và đề xuất của Ban thi đấu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, thể thức được áp dụng cho các giải đấu tập trung cũng như giải đấu cao nhất cấp khu vực là AFF Cup 2020 cũng được thống nhất.
Các đội dự AFF Cup 2020 được mở rộng đăng ký sơ bộ từ 50 lên 70 cầu thủ, đăng ký chính thức được mở rộng từ 23 cầu thủ lên 30 cầu thủ và đăng ký thi đấu được mở rộng từ 20 cầu thủ lên 23 cầu thủ...
Video tuyển Việt Nam 0-0 tuyển Thái Lan:
Đ.Nam
">Việt Nam sắp thành chủ nhà AFF Cup 2020
TIN BÀI KHÁC
Phát hiện bạn trai yêu 9 năm có con riêng ở ngoài
TIN BÀI KHÁC:
Lời xin lỗi muộn màng của người làm sai">Một năm VietNamNet đồng hành cùng dân oan
友情链接