Huawei đang đẩy nhanh sự phát triển cửa hàng ứng dụng riêng của mình - Huawei AppGallery. Theo Huawei, AppGallery có khoảng 490 triệu người dùng hàng tháng đang hoạt động trong tổng số khoảng 700 triệu người dùng thiết bị. Tổng cộng, Thư viện ứng dụng đã có sẵn ở hơn 170 quốc gia, trên 78 ngôn ngữ.Điểm danh các ứng dụng phổ biến trên Huawei AppGallery
Bản đồ và định vị đã có sự thay thế của Here Maps - một trong những ứng dụng điều hướng miễn phí tốt nhất, cung cấp khả năng điều hướng bằng giọng nói miễn phí, bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng tải bản đồ để sử dụng ngay cả khi không có kết nối internet.
Ứng dụng tin nhắn gần như đầy đủ với sự góp mặt từ các ứng dụng: Viber, Telegram, WeChat...
Các tín đồ mua sắm có thể săn deal cùng Sendo, Tiki, Lazada và Shopee.
Bên cạnh đó, các tựa game chiến thuật nổi tiếng như Garena Free Fire, Lords Mobile, game đua xe Alsphalt 9, dòng game bắt máy bay huyền thoại 1945 Air Force, Galaxy Attack - Alien Shooter, hay nhân vật “nấm lùn” Super Bino Go… đáp ứng nhu cầu giải trí thường ngày của người dùng.
Nhu cầu đọc tin tức của khách hàng hoàn toàn được đáp ứng với những ứng dụng hàng đầu như VnExpress, Dân Trí, Thanh Niên, 24h… Còn các tín đồ mua sắm không tiền mặt hoàn toàn có thể sử dụng các ứng dụng ví điện tử hàng đầu như: Momo, ZaloPay….
Đặc biệt sự xuất hiện của FPT Play và NhacCuaTui là bước tiến mạnh mẽ của AppGallery tại thị trường Việt Nam, mang đến nhiều quyền lợi đặc quyền cho khách hàng của Huawei AppGallery.
Những nỗ lực của Huawei trong sự phát triển AppGallery đang nhận được sự ủng hộ từ các nhà phát triển ứng dụng danh tiếng, sự hợp tác này đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Ưu đãi độc quyền cho người dùng FPT Play và NhacCuaTui
Huawei đang phối hợp cùng các nhà phát triển để đem lại nhiều ưu đãi độc quyền cho người dùng thông qua việc tải và cài đặt các ứng dụng này từ kho Huawei AppGallery.
Hàng ngàn VIP code đến từ NhacCuaTui sẽ mang lại cơ hội trải nghiệm không gian âm nhạc chất lượng cao với nhiều bài hát độc quyền.
Với FPT Play, người dùng mới khi đăng ký tài khoản FPT Play và sở hữu máy Huawei sẽ tận hưởng 12 tháng xem Kênh Gia đình bao gồm các kênh truyền hình trong nước và quốc tế được ưa chuộng nhất như VTV, HTV, HVTC, Fox Movie, Fox Family Movie, Fox Life, Fox HD.... Phát sóng liên tục 24 tiếng mỗi ngày và miễn phí kho phim bộ, phim lẻ, TV Shows, Học Online, Thiếu nhi,…
Ngọc Minh
" alt=""/>Kho ứng dụng ‘khổng lồ’ từ Huawei AppGallery
|
Ông Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam, đồng Trưởng ban tổ chức cuộc thi thông tin về kết quả mùa giải năm nay. |
Thông tin về kết quả cuộc thi năm nay, đại diện Ban tổ chức cho biết, mặc dù phát động trong mùa dịch Covid – 19 và tổ chức thi chỉ một tháng sau khi các trường đi học trở lại, MOSWC-Viettel 2020 vẫn thu hút được đông đảo các thí sinh trên toàn quốc tham gia. Tỷ lệ thí sinh khối trường đại học, cao đẳng và khối trường THCS, THPT là 55%/45%. Vòng chung kết quốc gia có thí sinh của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia tranh tài.
Theo thống kê, điểm trung bình của các thí sinh sau vòng loại quốc gia là 790/1.000 điểm, trong đó 80% thí sinh đạt 700 điểm trở lên đủ điều kiện nhận chứng chỉ Tin học quốc tế MOS. Trong số 5 thí sinh 13 tuổi - độ tuổi nhỏ nhất đủ điều kiện tham gia cuộc thi, có 2 thí sinh lọt vào vòng chung kết quốc gia.
Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức đã trao thưởng cho 3 thí sinh xuất sắc nhất – 3 nhà vô địch quốc gia cuộc thi MOSWC - Viettel 2020: Nguyễn Quốc Huy, học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) - Vô địch quốc gia nội dung Microsoft Word 2016; Thái Bảo Ngọc, sinh viên Đại học Hàng Hải (Hải Phòng) - Vô địch quốc gia nội dung Excel 2016; và Nguyễn Anh Kiệt, học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) - Vô địch quốc gia nội dung Microsoft PowerPoint 2016.
|
Ba thí sinh đạt giải cao nhất trong vòng chung kết MOSWC-Viettel 2020 sẽ đại diện học sinh, sinh viên Việt Nam dự vòng chung kết thế giới. |
Ba thí sinh này được trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và sẽ được Viettel tài trợ toàn bộ chi phí tham dự Vòng chung kết thế giới.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, để đảm bảo an toàn cho tất cả thí sinh và những người tham gia, vòng chung kết thế giới dự kiến được tổ chức tại Orlando, Florida, Mỹ vào năm 2021 trên cơ sở bảo lưu kết quả cuộc thi cấp quốc gia năm 2020, mọi quyền lợi của thí sinh vẫn được giữ nguyên.
Bên cạnh các tân quán quân, các thí sinh đạt giải Nhì, Ba và các thầy cô giáo tin học xuất sắc cũng được nhận Bằng khen từ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Ngoài giải thưởng cá nhân, tại lễ tổng kết, Ban tổ chức cũng vinh danh các địa phương và các trường có thí sinh đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi.
Ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhận định, cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới đã góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học tin học theo chuẩn đánh giá quốc tế, giúp các trường khẳng định chất lượng đào tạo tin học của mình. Qua đó, tạo điều kiện bồi dưỡng và phát triển các nhân tài trẻ tuổi trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.
“Cuộc thi cũng góp phần quan trọng đóng góp vào việc nâng cao mặt bằng dân trí về kỹ năng tin học văn phòng trong giới trẻ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà”, ông Huy chia sẻ.
Microsoft Office Specialist World Championship (MOSWC) là cuộc thi kỹ năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng do tập đoàn Certiport (Mỹ) tổ chức thường niên cho học sinh, sinh viên độ tuổi từ 13 đến 22 với quy mô toàn cầu. Năm 2020 là năm thứ 11 học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế này. Đây cũng là năm đầu tiên các thí sinh thử sức với phiên bản Microsoft Office 2016.
Tham gia cuộc thi MOSWC năm nay, mỗi thí sinh thi đấu ở một trong ba nội dung Microsoft Word 2016, Microsoft Excel 2016 và Microsoft PowerPoint 2016. Bài thi được thực hiện hoàn toàn trực tuyến trong thời gian từ 50 phút với thang điểm tối đa là 1.000 điểm. Các thí sinh đạt 700/1.000 trở lên nhận được chứng chỉ MOS có giá trị vô thời hạn trên toàn cầu." alt=""/>Xác định 3 học sinh, sinh viên Việt Nam giành suất sang Mỹ thi kỹ năng Tin học văn phòng
Dân mạng Việt tấn công trang Facebook của D.T. Max. |
Lý do là một bộ phận dân mạng không đồng tình với một số thông tin về N.H.N. được đề cập trong bài báo của ông.
Vài ngày qua, tạp chí The New Yorker cũng nhận về hàng chục nghìn bình luận trên Facebook từ người dùng Internet Việt.
Bên cạnh những comment lịch sự, chỉ ra các chi tiết chưa đúng trong bài viết trên, không ít lời chửi bới, kêu gọi mọi người đánh sập trang này.
Nhiều người cho rằng nếu họ im lặng, độc giả quốc tế khi đọc bài đăng trên tạp chí Mỹ có thể nhìn nhận không chuẩn xác về cách chống dịch của chính phủ Việt Nam, cũng như lý do thật sự bệnh nhân 17 bị ném đá là khai báo gian dối để tránh kiểm dịch.
Trao đổi với Zing về cách hành xử quá khích của một bộ phận dân mạng Việt trong trường hợp trên, ông Nguyễn Ngọc Long - chuyên gia truyền thông xã hội - nói: “Tương tự câu chuyện về bệnh nhân thứ 17, việc cô đó bị bệnh thì không có gì sai. Thế nhưng, bệnh nhân này dối trá để làm ảnh hưởng đến cả đất nước thì cần phê phán và lên án. Việc nào ra việc đó. Động cơ của các bạn là 'bảo vệ thể diện quốc gia' thì đúng đắn, nhưng cách làm thì sai và đáng trách. Chúng ta cần rạch ròi và sòng phẳng”.
Chuyện "như cơm bữa"
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI).
Thực tế, những năm qua, thói quen làm loạn, chửi bới và bình luận quá khích của một bộ phận người dùng Internet được thể hiện qua nhiều sự việc.
Đầu tháng 9 vừa qua, Pho King Bon, một nhà hàng ở thành phố Montreal (Canada), khiến cộng đồng mạng tức giận khi nhiều món ăn được đặt tên theo nghĩa xúc phạm Việt Nam. Nhiều người nhanh chóng kéo vào bình luận bằng tiếng Việt, Anh, Pháp dưới các bài đăng, rate 1 sao vào phần đánh giá và kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận giải thích tình hình và yêu cầu lời xin lỗi, hành động sửa sai từ Pho King Bon, không ít người lấy cớ “đòi lại công bằng” để tấn công trang Facebook của nhà hàng bằng các bình luận thô tục, chửi bới. Dễ thấy mục đích của các comment này là “chửi cho sướng”, hùa theo hơn là mang tính xây dựng.
|
Nhà hàng Canada bị dân mạng tấn công vì đặt tên chế giếu món phở Việt. |
Chịu chung số phận với fanpage của Pho King Bon, hồi tháng 7, diễn đàn Memes_puaka (Malaysia) cũng phải hứng chịu làn sóng chửi bới, bình luận thô tục từ một bộ phận cư dân mạng Việt. Lý do là trang này chế giễu món gỏi cuốn của Việt Nam bằng cách so sánh phần vỏ bánh tráng với da chết ở bàn chân.
Thậm chí, sau khi đánh sập diễn đàn này, nhiều người dùng mạng còn hả hê tuyên bố “Đừng đùa với dân mạng Việt Nam” hay “Động vào ai chứ đừng động vào dân mạng Việt”.
Chanathip Songkrasin, ngôi sao của đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan, nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công của một bộ phận dân mạng Việt quá khích.
Tháng 6/2019, sau trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan, cầu thủ này viết trên trang cá nhân một dòng trạng thái bằng tiếng Thái, tạm dịch: “Tát trúng đầu. Haha”. Dòng chữ này trùng với lúc Đoàn Văn Hậu bị chân sút Thái Lan Thitipan Puangchan tát vào mặt.
Ngay lập tức, nhiều dân mạng lao vào tấn công trang của Chanathip, lẫn fanpage của CLB Consadole Sapporo - nơi anh khoác áo ở giải J1 League (Nhật Bản).
|
Tháng 11/2019, Changsuek - fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan - chặn IP đến từ Việt Nam. Nhiều người tin rằng động thái này xuất phát từ thói quen bình luận quá khích tại trang cá nhân các cầu thủ "Voi chiến" của một bộ phận người hâm mộ Việt. |
Một số chân sút của “Voi chiến” như Thitipan Puangchan hay Supachai Jaided cũng từng bị dân mạng quá khích tràn vào trang cá nhân chửi bới, chỉ trích xuất phát từ các tình huống phạm lỗi với cầu thủ Việt.
Tương tự, trợ lý đội tuyển Thái Lan Sasa Todic cũng từng phải chuyển trang cá nhân sang chế độ riêng tư sau khi hứng loạt bình luận quá khích, tấn công cá nhân bằng những ngôn từ hằn học do trước đó, ông có hành động khiếm nhã với HLV Park Hang-seo.
Trong các trường hợp trên, bên cạnh một bộ phận dân mạng quá khích, nhiều cổ động viên Việt cũng bình luận khuyên mọi người nên bình tĩnh, giữ thái độ tôn trọng thay vì chửi bới, mạt sát các cầu thủ nước bạn.
Tuy nhiên, điều này dường như đã trở thành thói quen khó bỏ, nhất là khi những hành vi quấy rối trên mạng xã hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có hình thức xử lý nào cụ thể, hiệu quả.
Chửi bới bất cứ ai đều là không văn minh
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định việc chửi bới, xúc phạm bất cứ ai, dù ngoài đời hay trên mạng, đều là hành động không văn minh và không thể cổ xúy dưới mọi hình thức.
“Bên cạnh đó, đây cũng là hành vi vi phạm luật pháp. Bởi vậy, việc làm này vừa dở mà vừa dại, có khi còn tự làm hại bản thân”, ông nhận định.
Trong trường hợp một bộ phận dân mạng Việt tấn công nhà báo D.T. Max, cũng như tạp chí The New Yorker, ông Long cho rằng nhóm người chửi bới, xúc phạm xuất phát từ hai nguyên nhân.
“Thứ nhất là vì một số người mà sự tức giận của họ đang lên tới đỉnh điểm, theo kiểu cả giận mất khôn (biết là sai nhưng vẫn làm). Thứ hai là vì một số người thuộc nhóm 'Chí Phèo', có gì cũng chửi. Chẳng riêng sự việc này, sự việc nào họ cũng muốn chửi cho vui”.
Theo vị chuyên gia truyền thông, việc dân mạng bày tỏ quan điểm bằng cách chửi bới, xúc phạm các tài khoản khác là hoàn toàn sai trái.
|
Dù xuất phát từ lý do nào, việc chửi bới, xúc phạm bất kỳ ai cũng là điều sai trái. |
Ông Long từng đọc các báo cáo về nghiên cứu cho thấy chỉ số mức độ văn minh trên không gian mạng của Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên, ông cho rằng những báo cáo đó chỉ mang tính chất thống kê khoa học và không thực tế.
“Tôi không có cảm nhận rằng về tổng thể, hình ảnh cộng đồng mạng Việt Nam là xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế, dù rằng có những nhóm người chưa đẹp và có những việc làm chưa đẹp”, ông nói.
Vị chuyên gia phân tích phía dưới bài viết của The New Yorker, rất nhiều bạn trẻ người Việt đã vào bình luận bằng tiếng Anh, phân tích rõ đúng sai. Ông biết có nhiều người đã inbox cho tờ tạp chí, liên hệ với tác giả qua mạng xã hội hoặc gửi email để bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng thẳng thắn.
"Đó là cách làm văn minh, lịch sự", ông nhận xét.
Theo ông Long, trong trường hợp này, một số hành động vừa văn minh, vừa hiệu quả khác là sử dụng sự đoàn kết đúng cách và vận dụng các công cụ quốc tế. Cụ thể là viết thư phản đối, ký tên tập thể hay tố cáo nội dung bài viết sai lệch đến nền tảng phát hành là Facebook.
"Hãy thử tưởng tượng, nếu số đông cùng report bài viết có chứa nội dung sai lệch, fake news. Facebook gắn thông báo vào đường link bài viết thì rõ ràng đó mới là thắng lợi và là một thắng lợi chính nghĩa vì có tính chính danh. Các bạn cũng có thể gửi thư phản đối đến các nhà tài trợ, đối tác của tờ báo đề nghị họ lên tiếng không ủng hộ nội dung sai lệch. Cách nữa là viết thỉnh nguyện thư thông qua các nền tảng ký tên trực tuyến như Change, Avaaz", ông nói.
Theo chuyên gia này, cách để cải thiện chỉ số DCI của Việt Nam chỉ có con đường là giáo dục, bằng nhiều cách thức khác nhau, không cứ phải cần đến trường lớp.
“Chúng ta có thể thực hiện các chiến dịch trực tuyến, thông qua báo chí, mạng xã hội. Cái chính vẫn là cần có một cơ quan tiên phong phất cờ và dẫn dắt. Sau đó chương trình cần triển khai đồng bộ và lâu dài, tránh làm kiểu phong trào, chỉ tốn tiền, tốn thời gian vô ích”, ông đánh giá.
|
Theo số liệu được Microsoft thông báo đầu năm nay, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). |
(Theo Zing)
Dân mạng sục sôi quanh câu chuyện “bệnh nhân 17 chữa Covid-19" trên báo Mỹ
“Bệnh nhân số 17” đã trở thành tâm điểm chỉ trích của cư dân mạng sau khi xuất hiện trên tờ The New Yorker của Mỹ, trong một bài viết về chủ đề chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
" alt=""/>Dân mạng nên ngừng chửi bới nhà báo Mỹ viết bài về bệnh nhân thứ 17