Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Chia điểm trong cơn mưa bàn thắng?


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui -
Kết hôn với Kiên, người đàn ông vô cùng giàu có, Dung sướng như bà hoàng. Ngày nào cũng có xe riêng đưa rước. Đến cơ quan, cô chỉ làm vài công việc giấy tờ lặt vặt, thời gian còn lại, Dung dành cho việc… chém gió. Lấy chồng giàu vẫn giật mình thon thótSáng thứ 2, trong khi những người khác còng lưng giải quyết công việc thì Dung ngồi khoanh chân trên ghế, dẩu mỏ lên "chém" với hội đàn em cùng phòng: "Các chú biết không, chị sống đến tuổi này mới nhận ra, cuộc sống chẳng có gì quan trọng". Hội đàn em nhao nhao: "Èo, chị nói thế nào ấy! Phải có nhiều tiền như chị mới sướng, tiền mua được tất cả".
Dung cười: "Các chú chỉ được cái nhanh nhảu đoảng, chị đã nói hết đâu mà chõ vào. Đồng ý rằng tiền có thể mua được nhiều thứ quý giá, nhưng các chú hãy mở mắt ra mà xem, ối người nằm trên đống tiền mà vẫn khổ. Nói xa nói gần, chị cũng chỉ muốn các chú hiểu rằng, sống ở trên đời, người ta hơn nhau cái nết ăn ở.
Ví như chị đây, tại sao chị luôn được chồng yêu thương? Ấy là vì khi ở nhà chồng, chị đối xử với bố mẹ chồng rất tốt, chị cũng rất chu đáo với các em chồng, với các cháu. Nói chung, chị ăn ở cực kỳ đầy đặn, không ai trách chị được".
Nghe Dung nói, hội đàn em xung quanh gật đầu lia lịa: "Vầng, chị dạy đúng quá chứ lại". Được thể, Dung càng chém hăng: "Chị thấy nhiều trường hợp cũng chồng con đề huề mà không sướng như chị đâu, chị mà kể, các chú sẽ cười đứt mề, haha". Thấy Dung úp mở chuyện "bom tấn", hội đàn em sốt ruột: "Giời ạ, đã nói đến đây rồi thì chị kể xừ ra đi, cứ thế này, chúng em tò mò chết mất".
Dung gắng nhịn cười, kể: "Các chú biết không, có mụ vợ lấy được chồng giàu, nhưng không ngờ ổng là cụ của keo kiệt. Sống với nhau lâu, mụ vợ cũng lây tính kiệt của chồng. Có lần mụ cắn răng mua được chiếc điện thoại cục gạch, vậy mà lúc nào mụ cũng bọc điện thoại trong 3 lớp túi bóng vì sợ xước, cái điện thoại không chết ngạt mới lạ".
Dung kể đến đấy, hội đàn em không nhịn được cười, có kẻ phải rút khăn mùi xoa ra chấm nước mắt. Dung càng được thể khẳng định chân lý của mình: "Đấy, không phải ai nhiều tiền cũng sướng đâu nhá. Người thì không dám tiêu tiền, người thì cầm tiền của chồng nhưng vẫn khổ sở vì không có tiếng nói trong gia đình, chồng chỉ cần "e hèm" là mụ vợ liền cụp mỏ. Nhưng khổ nhất vẫn là mấy bà vợ có chồng ngoại tình. Trong muôn vàn cái khổ thì chị thấy, cái khổ này là… nhục nhất, các đệ ạ!".
Dung đề cập đến chủ đề "tiểu tam", hội đàn em lập tức ngưng cười, ai cũng tỏ vẻ vô cùng nghiêm trọng. Một trong số họ mạnh dạn đặt câu hỏi: "Chị Dung ơi, anh nhà thành đạt và phong độ như thế, hẳn là có nhiều bóng hồng theo đuổi lắm". Mặt Dung không hề biến sắc, cô vẫn giữ thái độ tỉnh bơ: "Ui xời, nhà chị còn bao việc phải lo, chị chả bao giờ bận tâm đến chuyện đó, nghĩ làm gì cho bẩn đầu".
Hội đàn em càng thêm ngưỡng mộ Dung. Chưa kịp cong môi lên để chém tiếp thì Dung nhận được "mật tin". Cô "xin phép" đàn em ra ngoài gọi điện. Yên tâm rằng xung quanh không có ai, Dung mới bấm số, giọng thì thào: "Hôm nay cậu có hóng được vụ gì không? Đừng để đối tượng cắt đuôi đấy nhé".
Đầu dây bên kia trả lời: "Khồng! Em là thám tử chuyên nghiệp mà, chị đừng lo. Hôm nay em đứng ngoài, nghe lén anh nhà nói chuyện với một ai đó, ảnh bảo: "Ở tuổi này, mình vẫn cứ đam mê, vẫn cứ dại khờ".
Dung sôi máu: "Ổng khờ dại với con nào thế?". "Ôi dào, chị an tâm, anh nhà đang nói về mẫu đồng hồ mới nhất của thương hiệu mà ảnh yêu thích ấy mà". Dung cáu: "Đồ điên! Vậy mà cũng phải báo cáo, làm chị mày phải lén lút ra ngoài gọi điện, mất hết phong độ với hội đàn em".
Theo Giáo dục và Thời đại
Tưởng lấy chồng giàu như 'chuột sa chĩnh gạo', cưới xong cay đắng khóc thầm
Em 25 tuổi, là người có nhan sắc, vóc dáng ưa nhìn, được nhiều người theo đuổi nhưng mãi không "chốt" nổi ai vì tất cả những người đến với em, em đều thấy chưa đạt chuẩn.
"> -
Bến này đục thì neo thuyền bến khácMột trong những mối đe dọa của hôn nhân là sự thiếu chung thủy khiến không ai có trọn vẹn hạnh phúc. Không ai dám khẳng định người thứ ba là sung sướng. Dù có tình yêu, cô ấy sẽ đau khổ khi chăn đơn gối chiếc, không bao giờ được khoác tay người mình yêu một cách công khai và hãnh diện. Trong miệng đời, cô ấy mãi mãi là “kẻ giựt chồng” và dù có nuôi con chồng đến lớn thì cũng vẫn là “mẹ ghẻ”.
Người vợ nào cũng điên cuồng vật vã khi chia sẻ người đàn ông của mình mà vì sĩ diện và cay cú, dù không còn tình yêu, bà cũng chẳng dám buông tay cho người ấy ra đi. Bà quên rằng nếu bà có hôn nhân bất hạnh thì cứ chủ động ly hôn, nuôi con một mình và cuối tuần mấy mẹ con cùng nhau rong chơi. Bà là nạn nhân của những quan điểm xưa cũ, bị ru ngủ bởi những bài viết ca ngợi người mẹ kiên tâm chung thủy dù ông chồng bồ bịch lăng nhăng, bỏ nhà bỏ cửa, rồi đến cuối đời mỏi gối chồn chân, ông bẽn lẽn quay về xin lỗi vợ con, và cứ như trong các bộ phim nhiều tập của Đài Loan, Hàn Quốc, cả gia đình lại đoàn tụ trong hạnh phúc viên mãn.
Có người con ca ngợi mẹ mình “Nếu ngày xưa má không hy sinh thì gia đình tôi không được sum họp như ngày hôm nay”. Rồi cũng có không ít bài viết ca ngợi, khuyên nhủ đàn bà chấp nhận nuôi nấng chăm lo cho con riêng của chồng. Có vẻ tác giả quá tàn nhẫn với mẹ mình. 60 năm cuộc đời thì bà đã mất phân nửa thời gian đó nuôi con trong cô độc. Không một người đàn bà nào thật sự cao thượng đến nỗi nuôi con riêng của chồng mà không đau khổ. Ca ngợi sự hy sinh của bà là cổ xúy cho lối sống bất công với phụ nữ. Để bà chịu đựng định kiến mà đánh mất những tháng ngày đáng ra phải được hạnh phúc. Bà quên rằng thà mạnh tay thay đổi cuộc đời còn hơn sống trong u uất.
Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, phụ nữ rạng ngời kiêu hãnh về các giá trị bản thân. Làm gì có một quy tắc chuẩn nào quy định về phụ nữ hoàn hảo? Thế nên nhan sắc, tiền bạc, gia đình không bao giờ là yếu tố làm giảm giá trị của bạn! Mà dù bạn hoàn hảo đi chăng nữa thì liệu người đàn ông của bạn có xứng đáng? Đàn bà thường lo lắng cho cơ hội tìm kiếm “hạnh phúc” theo quan điểm của người đời hơn là hưởng thụ hạnh phúc đích thực mình đang có. Cô ấy vì mọi người hối thúc mà cuống cuồng lấy chồng. Cô ấy vì lỡ đã trao thân mà chấp nhận một người chồng kém cỏi. Cô ấy sợ hãi hai chữ “bỏ chồng” mà trói cuộc đời mình cho người khác vùi dập.
Đàn bà thường hay bất hạnh do ảo tưởng. Họ thường kỳ vọng về một bạch mã hoàng tử nhưng nếu lấy phải con cóc thì cũng cho là do số phận và chịu đựng tất cả. Họ quên rằng phép màu không có thật trên đời và chỉ có họ là người tự quyết định hạnh phúc của mình.
Trên cuộc đời này không có gì là may mắn. Đàn ông khi yêu và cầu hôn là lúc họ nhún mình nhất. Đó chính là cơ hội để những người đàn bà mạnh mẽ thiết lập các quy tắc gia đình. Nếu không tìm được tiếng nói chung thì chia tay là giải pháp đẹp nhất. Không ai xấu hoàn toàn và cũng chẳng dễ tìm được thánh sống, vấn đề là có phù hợp hay không? Đàn ông gia trưởng đi tìm một người đàn bà có tính phục tùng. Đàn bà tham vọng đi tìm một người đàn ông cá tính mạnh mẽ. Thị Nở còn có Chí Phèo nên nếu chưa tìm được người “trời sinh một cặp” thì đừng kết hôn. Vì số lượng người chết vì thất tình không thể cao bằng những cuộc đời chết vì hôn nhân bất hạnh.
Thậm chí đàn bà có một cuộc hôn nhân viên mãn, chồng con đuề huề vẫn chưa chắc thật sự hạnh phúc. Họ bị tác động bởi xã hội. Và xã hội thì quá khắt khe khi giao trọng trách phát triển đất nước cùng với gìn giữ gia đình lên vai các bà. Phụ nữ chỉ nên làm những gì khiến họ hạnh phúc. Nếu yêu gia đình thì nghiêng về gia đình, nhưng đừng bỏ đi những niềm vui cá nhân, đừng dùng chữ hy sinh vì hy sinh đi kèm với thiệt thòi. Mỗi phụ nữ nên thiết lập thời khóa biểu cho những điều mà mình thấy hạnh phúc khi làm: đi du lịch, đi shopping, đi spa, nuôi thú cưng, trồng trọt, làm bánh, nấu ăn… Mình không ngăn cản sự hiến thân cho gia đình, bất cứ sự cống hiến nào cũng đem lại kết quả nhưng sự cân bằng cũng quan trọng. Đừng đặt toàn bộ trứng vào một rổ, vì gia đình mà bỏ cả sự nghiệp, bỏ hết niềm vui riêng thì đàn bà đánh mất đi sự an toàn.
Tôi thích hình ảnh một phụ nữ kiêu kỳ và viên mãn bất kể đến người đàn ông trong cuộc đời cô ấy. Nước đục thì lọc lại cho trong và bến này đục thì neo thuyền bến khác.
(Theo Khánh Vân PR - Phunuonline)"> -
Dạo gần đây, tôi thấy nhiều người cổ súy cho việc đánh giá thấp bằng cấp. Người ta luôn lấy những chuyện không học vẫn giỏi, vẫn làm sếp, vẫn giàu ra để minh chứng. Đúng là vẫn có những trường hợp người ít học làm sếp của người học cao, nhưng đó chỉ là một số lượng rất ít. Còn về cơ bản, người có bằng cấp vẫn luôn hơn người không có bằng, cũng như điểm 10 chắc chắn phải hơn điểm 5, bằng giỏi phải hơn bằng trung bình. Những người mộng mơ 'bằng cấp không quan trọng'Mỗi loại bằng cấp đều có một vị trí, giá trị riêng của nó. Chẳng hạn như bằng cao đẳng sẽ có giá hơn bằng trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT. Còn đòi hỏi bằng cao đẳng được coi trọng như bằng đại học thì rõ ràng là không phù hợp. Thậm chí, bằng đại học của trường top đầu cũng hơn trường top dưới nữa.
"Sau này, trình độ chuyên môn thực tế sẽ quan trọng hơn bằng cấp", nếu giữ quan điểm này thì chẳng lẽ không ai cần đi học nữa? Bằng cấp cho thấy người đó được đào tạo tốt hơn người không được đào tạo, và là căn cứ để lựa chọn ứng cử viên ngay từ vòng xét duyệt hồ sơ tuyển dụng.
>> 'Ai cũng nên học Đại học'
Tất cả những người bảo chỉ cần đảm bảo chất lượng công việc mà không cần bằng cấp đều rất sai lầm. Nếu những người đó có công ty riêng, liệu họ có dám tuyển hàng loạt người không có bằng cấp để làm việc cho mình? Liệu những người không bằng cấp đó có giúp đem về thêm những nhân tài cho công ty? Tôi nghĩ rằng hầu hết những người đứng đầu doanh nghiệp có tầm nhìn đều không làm như vậy, trừ vài trường hợp vô tình tìm được "ngọc nổi" ngay trước mắt.
Câu chuyện xếp loại bằng cấp cũng vậy. Tôi ủng hộ vì đó là việc cần thiết để giảm thiểu thời gian sàng lọc hồ sơ cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng muốn tìm vị trí lương cao có thể lấy những ứng viên có bằng khá, giỏi rồi mới xem bảng điểm sau. Còn nói bằng trung bình mà vẫn có năng lực thì cũng đúng nhưng tỷ lệ chỉ là cá biệt. Ai có nhiều thời gian có thể đăng tuyển và đọc đủ hồ sơ của tất tần tật sinh viên ra trường, để đãi cát tìm một mẩu vàng?
Tóm lại, học gì là do năng lực của bạn, nếu bạn đủ giỏi hãy vào trường đại học hàng đầu, còn nếu không đủ giỏi thì ta cũng nên chấp nhận học cao đẳng vì nó vẫn còn hơn trung cấp hoặc không có bằng cấp gì. Thế nên, thay vì thắc mắc "có cần học cao, có cần bằng cấp không?" hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi "nên học đại học này haycao đẳng kia, trường nào phù hợp hơn?".
Bảo
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">