Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa thông tin về kết quả bình chọn giải thưởng Shôm nay mùng mấyhôm nay mùng mấy、、
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa thông tin về kết quả bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021.
Trong năm thứ 18 được tổ chức,êDoanhnghiệpViệtđầutưmạnhchopháttriểnnềntảngsốhôm nay mùng mấy giải thưởng Sao Khuê thu hút gần 300 đề cử từ 161 doanh nghiệp, tăng đến 57,8% so với năm 2020. Đây là con số lớn nhất về số lượng đề cử và doanh nghiệp đăng ký tham gia kể từ khi chương trình ra đời đến nay.
Hội nghị chung tuyển Sao Khuê 2021 đã diễn ra ngày 31/3 dưới sự điều hành của ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng.
Theo đại diện Ban tổ chức, sau 2 tháng triển khai, chương trình bình chọn giải thưởng Sao Khuê 2021 đã hoàn thành 3 vòng đánh giá quan trọng gồm: Sơ loại hồ sơ, Thuyết trình và Hội nghị đánh giá chung tuyển.
Qua vòng Sơ tuyển, đã chọn được 254 đề cử thuộc 140 doanh nghiệp để tham gia vòng Thuyết trình tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM.
Sao Khuê 2021 ghi nhận sự tham gia vượt trội của các đề cử trong lĩnh vực Chính phủ số với 10 đề cử; lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức, doanh nghiệp với 18 đề cử; lĩnh vực Kế toán - Tài chính với 19 đề cử, trong đó có nhiều đề cử được các Hội đồng giám khảo đánh giá cao và đề xuất bình chọn Top 10 Sao Khuê.
Vào những ngày 21 và 23/3, vòng Thuyết trình đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM do 20 Hội đồng giám khảo gồm 46 chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực chấm điểm và bình chọn. Tiếp đó, trong ngày 31/3 vừa qua, Hội nghị chung tuyển Sao Khuê 2021 đã diễn ra dưới sự điều hành của ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Chủ tịch Hội đồng và ông Trương Gia Bình, Phó chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban tổ chức.
Kết quả, hội nghị đã xem xét, phản biện và bảo vệ để chọn ra 182/254 sản phẩm, dịch vụ, nền tảng… xuất sắc sẽ được trao giải thưởng Sao Khuê 2021.
Theo nhận định của các thành viên giám khảo, các sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT tham gia giải thưởng Sao Khuê năm nay phần đa đều được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… phù hợp với xu thế.
Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển các nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. (Ảnh minh họa: Internet)
Đáng chú ý, Sao Khuê năm nay ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc phát triển nền tảng số, với 22 nền tảng sẽ được vinh danh. Đây là hướng phát triển đúng đắn, phù hợp chủ trương của Chính phủ, Bộ TT&TT và chiến lược của VINASA, làm tiền đề hình thành những hệ sinh thái số cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 6/2020 đã xác định phát triển các nền tảng số là một trong những giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả. Và thực tế, đến nay nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ được các công nghệ cốt lõi, phát triển nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số. Đã có khoảng 40 nền tảng số Make in Vietnam được cho Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ truyền thông.
Trở lại với giải thưởng Sao Khuê 2021, đại diện Ban tổ chức chia sẻ, phần “gay cấn” nhất trong hội nghị Chung tuyển là lựa chọn các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT xuất sắc và nổi trội hơn cả để trao Top 10 Sao Khuê 2021.
Các tiêu chí chính để lựa chọn Top 10 gồm có: doanh thu cao, tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá và tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội…
Hội nghị Chung tuyển mặc dù đã chọn được 10 sản phẩm, giải pháp trao Top 10 Sao Khuê năm nay song danh sách này được Ban tổ chức giữ bí mật đến thời điểm tổ chức lễ trao công bố và trao giải thưởng. Theo kế hoạch, buổi lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới tại Hà Nội.
M.T
Phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
Bộ túi y tế PhanoSafe - Trợ thủ phòng dịch virus Corona gồm các sản phẩm: Khẩu trang, túi đựng, chai xịt mũi, dung dịch súc miệng, nước muối, cồn 70 độ, thuốc giảm đau, hạ sốt và Vitamin C. Bộ túi y tế PhanoSafe tích hợp đầy đủ thuốc và vật tư y tế cần thiết cho cá nhân và gia đình, tiện lợi, nhỏ gọn, có thể thường xuyên mang theo bên mình.
Hình ảnh khách hàng đang được tư vấn về túi y tế PhanoSafe tại nhà thuốc Phano.
Dòng túi y tế Phanosafe còn có nhiều sản phẩm, các danh mục thuốc và dụng cụ y tế được tinh gọn phù hợp và hỗ trợ người sử dụng trong nhiều tình huống:
- Bộ Túi Y tế Công tác: Đáp ứng được sự tiện dụng, nhỏ gọn khi đi công tác ngắn ngày, có thể mua dễ dàng tại bất kỳ nhà thuốc Phano nào trên toàn quốc.
- Bộ Túi Y tế Rừng núi: Các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ cho các hoạt động ngoài trời dễ bị xây xát, ngoại cảnh tác động...
- Bộ Túi Y tế Sông nước (Biển): Các sản phẩm hỗ trợ cho các hoạt động dưới nước hoặc say sóng trong những chuyến đi dài trên biển, giúp khách hàng trải nghiệm một kỳ nghỉ đầy năng lượng và vui vẻ nhất.
- Bộ Túi Y tế Gia đình (hay Văn phòng): Với tính sơ cứu đa dụng trong rất nhiều trường hợp, bộ kít với kích thước lớn, tích hợp danh mục thuốc và dụng cụ đa dạng sẽ hỗ trợ tối đa, linh hoạt cho người sử dụng trong những tình huống khẩn cấp nhất.
Túi y tế PhanoSafe là dòng sản phẩm sơ cứu tiện lợi, năng động
• Vì số lượng sản phẩm có hạn, khách hàng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18006768, hoặc đặt hàng ngay tại Phanolink - Kênh mua hàng trực tuyến của hệ thống nhà thuốc Phano.
• Website: https://phanolink.com/
• Theo dõi trên Zalo: PHANOLINK
• Email: [email protected]
• Tổng đài: 18006768 (miễn phí)
Lệ Thanh
" width="175" height="115" alt="Ra mắt bộ túi y tế hỗ trợ phòng dịch Covid" />
Cửa hàng đóng cửa để chống dịch Covid-19, tiền thuê mặt bằng là gánh nặng đối với các công ty, doanh nghiệp.
‘Anh ấy còn khẳng định, nếu tình hình dịch kéo dài, các công ty gặp khó khăn, anh sẽ tiếp tục giảm tiền thuê để động viên, hỗ trợ chúng tôi’, nam giám đốc chia sẻ.
Anh An rất bất ngờ và cảm kích trước hành động của người cho thuê. ‘Đây là một ‘cú hích’ giúp những doanh nghiệp như chúng tôi vượt qua khó khăn’, anh khẳng định.
Chị Hồng Thơ, quản lý một chi nhánh công ty thời trang tại TP Vinh, Nghệ An, cũng cho biết, công ty vừa nhận được tin tốt lành từ người chủ cho thuê mặt bằng.
Cửa hàng quần áo của chị Thơ có giá thuê mặt bằng là 25 triệu đồng/tháng và theo hợp đồng sẽ đóng tiền 6 tháng/lần.
‘Do việc kinh doanh khó khăn nên 6 tháng cuối năm, chủ thuê mặt bằng đã giảm cho chúng tôi 30-35% tiền thuê mỗi tháng. Ngoài ra, họ cũng đồng ý việc đóng tiền thuê theo tháng để giảm bớt gánh nặng cho các chủ cửa hàng’, chị nói.
Bên cạnh đó, chi nhánh công ty này ở đường Nguyễn Xiển, Hà Nội có giá thuê cửa hàng là 100 triệu đồng/tháng cũng đã được hỗ trợ giảm tiền thuê 25 triệu/tháng.
‘Giữa người thuê và chủ cho thuê mặt bằng có mối quan hệ, ảnh hưởng rất lớn. Nếu cửa hàng làm ăn được và thuê ổn định, chủ mặt bằng cũng sẽ có khoản thu đều đặn.
Nếu các cửa hàng làm ăn kém, người cho thuê cũng khó khăn nên việc giảm tiền cho thuê là một giải pháp ‘cứu cánh’ chung cho hai bên’, chị Thơ khẳng định.
Tương tự, anh Lê Đức (SN 1993), chủ một trung tâm dạy tiếng Anh cũng mừng rơi nước mắt khi nhận tin sẽ được giảm 30% tiền thuê văn phòng. Theo đó, anh Đức thuê phòng ở khu Thanh Xuân, Hà Nội để dạy tiếng Anh.
‘Công việc của tôi khó khăn hơn khi sinh viên nghỉ học. Các lớp tiếng Anh dành cho sinh viên, học sinh đều phải đóng cửa. Trong lúc khó khăn đó, tôi phải xoay được tiền để nộp cho chủ nhà. Bà chủ hỏi han tình hình rồi quyết định giảm bớt cho tôi. Không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn’, anh chia sẻ.
Giai đoạn khó khăn chung cũng khiến nhiều chủ nhà trọ quyết tâm giảm tiền thuê cho người thuê nhà.
Dãy phòng trọ cho thuê của gia đình ông Cường.
20 năm từ Quảng Ngãi ra TP.HCM lập nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường và bà Đoàn Thị Thái cũng mất 10 năm đi thuê trọ. Cách đây 5 năm, họ xây dựng 20 phòng trọ cho thuê với giá 1 triệu/phòng. Hiện có khoảng 60 người, đa số là công nhân từ các tỉnh miền Tây, đang cư trú tại đây.
Dịch Covid-19 bùng phát, một số người mất việc hoặc phải tạm nghỉ ở nhà. Hiểu được khó khăn của họ, ông Cường và bà Thái quyết định miễn phí một tháng tiền thuê trọ.
Anh Nguyễn Cư, con trai ông Cường, chia sẻ: ‘Gia đình tôi thường thu tiền phòng vào ngày 10-15 hàng tháng, vào tháng 4 này, ba mẹ tôi quyết định miễn phí tiền thuê một tháng cho họ’.
Anh Cư cũng khẳng định, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, gia đình sẽ tiếp tục miễn phí tiền thuê trọ tháng 5.
Gia đình anh Cư có 5 người (ba mẹ và 3 người con). Tiền cho thuê trọ là nguồn thu chính nhưng gia đình anh vẫn đi làm thêm các công việc khác. Vì vậy nếu miễn phí cho người thuê, họ vẫn đủ tiền sinh hoạt dù chi tiêu phải thắt chặt hơn.
‘Ba mẹ tôi cũng thường làm từ thiện. Vào các dịp Tết, chúng tôi cũng có quà cho người thuê trọ để họ về quê ăn Tết. Với những gia đình có việc đột xuất, chúng tôi cũng từng cho họ nợ tiền phòng. Thậm chí, có gia đình khó khăn quá, ba mẹ tôi từng biếu họ tiền thuê phòng 1 tháng để giúp đỡ họ’.
Anh Cư chia sẻ thêm, tình cảm giữa người chủ và người thuê rất vui vẻ. Dù nhà không gần khu cho thuê nhưng thỉnh thoảng anh vẫn lên nhậu, nói chuyện rất vui vẻ cùng người thuê.
‘Cũng có quãng thời gian đi thuê trọ không hề dễ dàng nên chúng tôi hiểu được điều đó. Giai đoạn cả nước gặp khó khăn vì dịch bệnh, chúng tôi không giúp được gì cho xã hội nên quyết định làm một việc nhỏ để hỗ trợ những người xung quanh mình’, anh Cư nói.
Cụ bà 78 tuổi đạp xe đến ủy ban xã ủng hộ 1 triệu đồng chống dịch Covid-19
Hình ảnh người phụ nữ 78 tuổi đạp xe đến ủy ban xã để ủng hộ 1 triệu đồng chống dịch Covid-19 đã khiến nhiều người xúc động.
" width="175" height="115" alt="Nhiều chủ nhà hào phóng giảm tiền thuê cho khách" />
Minh Khang mang thai, bên cạnh là Minh Anh - vợ anh.
Họ có sự 'đổi vai' hoàn hảo cho nhau khi Minh Anh sinh ra vốn là một người con trai còn Minh Khang lại từng là một cô gái. Sau đám cưới, Minh Khang đã quyết tâm mang thai thay vợ để có tiếng trẻ thơ trong nhà.
Mới đây, chương trình Come out đã thực hiện thêm phần ngoại truyện để hiểu hơn về hành trình thực hiện ước mơ có con của vợ chồng Minh Khang.
Minh Khang chia sẻ, chỉ khi bé khỏe và ổn định hơn, anh mới quyết định công khai. Trước đây, anh không có suy nghĩ mình sẽ là người mang thai nhưng sau khi cưới Minh Anh và đọc được bài báo về người đàn ông mang bầu đầu tiên trên thế giới, đồng thời xem một chương trình đề cập đến vấn đề này, 2 vợ chồng anh quyết định thực hiện ước muốn có con.
‘Em không nói với gia đình trước vì bác sĩ khoa sản nói rằng cả hai rất khó có con, nếu có cũng khó giữ bởi cơ thể đã bị biến đổi bởi một loại thuốc. Do đó, em không nghĩ mình sẽ đi xa được đến hôm nay nên không báo với gia đình.
Vượt qua nhiều định kiến, họ kết hôn vào tháng 11/2017.
Khi em bé được 3 tháng, em với Minh Anh mới quyết định báo cho gia đình 2 bên. Thậm chí, ông bà nội của em chỉ mới biết gần đây và người ngoài thì không ai biết bởi em vẫn sinh hoạt bình thường, đi khắp nơi, bụng em cũng không lớn như người bình thường’, Minh Khang bộc bạch.
Hiện tại, Minh Khang là người đàn ông đầu tiên ở Việt Nam mang bầu. ‘Nếu thành công, sau này em sẽ liên kết với bệnh viện, hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh giống mình để họ có con.
Em sẽ hỗ trợ cho các bạn một phần chi phí khi các bạn có đủ những điều kiện như gia đình cho phép, sống chung với người yêu hoặc kết hôn công khai giống vợ chồng em và đều ham muốn có con’, Minh Khang chia sẻ.
Khi mang thai, Minh Khang khá lo lắng việc em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi hoocmon và các loại thuốc mà bản thân từng sử dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến 2 vợ chồng không vội công khai tin vui của mình.
Được biết, Minh Khang đã sử dụng hoocmon 3 năm liên tục và ngày anh biết mình có bầu cũng là ngày anh thực hiện ca phẫu thuật chuyển giới.
Minh Anh xuất hiện tại chương trình.
‘Lúc phẫu thuật, em dùng nhiều loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc kháng sinh... nên rất lo em bé sẽ bị dị tật, không phát triển như bình thường’, Minh Khang kể.
Do đó, anh có một bác sĩ riêng để theo dõi thai nhi. Cứ 2 tuần một lần, Minh Khang sẽ đi khám và may mắn, đến hiện tại em bé đã hơn 7 tháng và phát triển rất tốt, ngoại hình như bao đứa trẻ khác.
Dù mang thai nhưng Minh Khang không hề bị ốm nghén và vẫn tham gia các hoạt động cộng đồng, thậm chí đi công tác xa.
Minh Khang hài hước: ‘Nhìn vào không ai nghĩ em có thai, còn người quen thì ví em như một con kangaroo vậy, đi đâu cũng mang con bên mình. Tuy nhiên, em cũng bị tê nhức chân tay, xương sống vì có thể hoocmon của mình không đủ để đáp ứng cho bé’.
Chuyện người đàn ông mang thai đầu tiên tại Việt Nam
Minh Anh vốn là một chàng trai còn Minh Khang lại từng là một cô gái nhưng cả hai đều chuyển giới và đến với nhau. Minh Khang cũng đã quyết tâm mang thai thay vợ để có tiếng trẻ thơ trong nhà.
" alt="Người đàn ông mang bầu đầu tiên tại Việt Nam tiết lộ về thai kỳ" width="90" height="59"/>
Hơn một tháng trước, hôm đó, trong màn đêm và những cơn gió thốc giữa sân bay quốc tế Vân Đồn là cảnh tượng như …"chỉ có trong phim". Một "biệt đội" trang bị đồ bảo hộ trắng toát đợi chờ chuyến bay giải cứu người Việt về từ Vũ Hán cập cảng. "Vũ Hán" thời điểm ấy là một cái tên dễ làm người ta hoảng sợ.
Khu vực khai báo y tế và làm thủ tục hải quan được đưa ra bên ngoài nhà ga
Nhưng đến giờ, nỗi sợ đã được thay thế bằng niềm xúc động, khi thấy đồng bào hạnh phúc đặt chân lên đất mẹ. Liên tiếp những chuyến bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... trở về trong thời gian ngắn là một thách thức cho các cán bộ nhân viên Sun Group tại sân bay Vân Đồn. Thách thức, không chỉ bởi nguy cơ mà những người tuyến đầu gặp phải. Thách thức, không chỉ bởi sự gấp gáp của những chuyến bay, đôi khi chỉ được biết trước 1 giờ đồng hồ, đôi khi "thoắt ẩn thoắt hiện", vừa mới lên xe trở về nhà, được tin báo có chuyến bay sắp hạ cánh, lại lập tức trở lại sân bay, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới, đến khi sẵn sàng tại vị trí làm việc, lại nhận tin chuyến bay hủy. Như anh Nguyễn Hải Linh, Tổ trưởng Tổ bốc xếp hành lý, hàng hoá chia sẻ, là làm sao "vừa đảm bảo nhanh chóng thoải mái cho hành khách nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho cả khách và nhân viên phục vụ, khi phải xử lý nhanh những tình huống chưa gặp bao giờ, trong khi hàng chục chuyến bay, không chuyến nào giống chuyến nào".
Đến "biệt đội" sẵn sàng 24/7
24 chuyến bay từ các vùng dịch đã cập Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn từ ngày 1/2 đến 23/3, mang theo 3.526 hành khách tới các khu cách ly. Một quy trình đón khách thông thường đã được nâng cấp thành "phiên bản" ngoài trời tối ưu, và nhanh chóng được rút ngắn từ 2 giờ sau chuyến bay Vũ Hán xuống chỉ còn khoảng 1 giờ ở thời điểm hiện tại.
Mọi CBNV Sb Vân Đồn đều phải mặc trang phục bảo hộ để đảm bảo an toàn
"Máy bay đậu ở bãi đỗ xa và sau đó xe bus chở lần lượt hành khách vào làm thủ tục: kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sau đó chở thẳng đến các khu vực cách ly. Tất cả những công việc này được xử lý nhịp nhàng cùng với các đơn vị. Đến nay chúng tôi có thể tin tưởng và đảm bảo việc lây nhiễm khó có thể xảy ra đối với nhân viên. Việc lây chéo giữa các hành khách với nhau khi xuống sân bay cũng ở mức thấp nhất" - ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Sân bay Vân Đồn, đại diện Sun Group chia sẻ về công việc đặc biệt của "biệt đội" màu trắng.
Phun xịt khử trùng hành lý xách tay của hành khách
Quy trình đón khách nghe có vẻ... đơn giản, nhưng nếu biết rằng, phương án triển khai phải được thống nhất và tính toán tỉ mỉ đến cả chi tiết nhỏ nhất như việc... đi vệ sinh của khách, không để khách dừng dọc đường mà phải làm toilet di động cho khách sử dụng mới thấy thật lắm "công phu". Chính nhờ sự nghiêm ngặt, chặt chẽ và linh hoạt này mà ca bệnh thứ 18 trở về từ Hàn Quốc đã được xử lý cách ly thành công, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào tới cộng đồng.
Sau khi đón tiếp hành khách, toàn bộ khu vực được xịt khử trùng
"Khi đã hình thành được một quy trình chuyên nghiệp, an toàn và khép kín, chúng tôi tự tin ứng phó với các tình huống bất ngờ, bao gồm cả việc tiếp đón các hành khách từ vùng dịch Covid-19 trở về" - anh Trương Văn Hiếu chia sẻ.
Xen lẫn giữa những tin nhắn báo liên tục cập nhật tình hình các chuyến bay và trao đổi, phân công công việc không ngớt, chàng nhân viên phục vụ hành khách trẻ tuổi Ngô Thanh Tùng nở nụ cười tươi: "Mẹ em vẫn khuyên nên tránh đi nếu có thể. Nhưng em trả lời mẹ: “Phải đối đầu thôi". Nói vui không hẳn là đúng nhưng các nhân viên sân bay Vân Đồn thực sự đã chiến thắng nỗi sợ, và làm việc vui vẻ. Là nhân viên Sun Group ai cũng hiểu triết lý yêu nước. Yêu nước không bằng lời nói, mà bằng hành động. Chúng em biết mình đang phục vụ những chuyến bay đặc biệt chở đồng bào mình về từ vùng dịch".
Trước những chuyến bay Vũ Hán, Incheon, Osaka..., có lẽ không nhiều người nghĩ một sân bay tư nhân mới đi vào hoạt động lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch đảm bảo an toàn đến thế. Nhưng "bí kíp" mà Sun Group áp dụng ở đây là "con người, phương tiện và quy trình" - 3 mũi nhọn tạo nên sức mạnh của sân bay quốc tế Vân Đồn chung tay cùng cả nước vượt qua bão dịch. Còn "bí kíp" của những người Sun Group như chàng nhân viên điều hành sân bay Lê Anh Sơn đơn giản là "làm hết trách nhiệm của mình, không chỉ là trách nhiệm với công việc mà còn là trách nhiệm với đất nước".
Sân bay quốc tế Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) có tổng vốn đầu tư 7.463 tỷ đồng. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên do Sun Group - một tập đoàn tư nhân đầu tư tại Việt Nam và hoàn thành chỉ sau 2 năm thi công xây dựng. Năm 2019, sân bay Vân Đồn đã được nhận danh hiệu: Sân bay mới hàng đầu châu Á và Sân bay mới hàng đầu thế giới do Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng.
Doãn Phong
" alt="Biệt đội sẵn sàng 24/7 ở sân bay Vân Đồn" width="90" height="59"/>