Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), tháng 10/2017, thông qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, Cục đã tiếp nhận thông tin về việc Tập đoàn Kobe Steel của Nhật Bản làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm và đồng, một phần trong số sản phẩm này hiện đã và đang được sử dụng trên các sản phẩm xe hơi cung cấp bởi các tập đoàn lớn của Nhật Bản bao gồm Toyota, Honda, Mazda và Subaru.
Nhận thấy vụ việc nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng các sản phẩm liên quan; nhằm có thông tin chính xác để cập nhật, thông báo tới người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có văn bản đề nghị các công ty xác minh và cập nhật thông tin.
Tới thời điểm hiện tại, một số công ty đã có văn bản cập nhật thông tin tới Cục với kết quả: hiện chưa có ghi nhận về bất cứ thiệt hại thực tế nào đến từ việc sử dụng các sản phẩm có sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Kobe Steel.
" alt=""/>Toyota, Honda, Mazda và Subaru xác minh thông tin Kobe Steel làm giả dữ liệu độ bền sản phẩmVNPT triển khai giải pháp Thành phố thông minh cho Phú Quốc.
VNPT cho biết, lĩnh vực CNTT là một trong những trụ cột chính của tập đoàn. Đến thời điểm hiện tại, VNPT đã xây dựng và làm chủ nhiều sản phẩm, dịch vụ cốt lõi ở nhóm khách hàng Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, duy trì thị phần dịch vụ trên toàn quốc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, Chính phủ điện tử.
Tính đến tháng 12/2018, bộ sản phẩm Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 51 tỉnh, thành phố. VNPT đã phát triển thành công giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia, sử dụng công nghệ X-Road. Phần mềm VNPT-iOffice tăng thêm 74% số cơ quan cấp tỉnh, 67% cơ quan cấp huyện và 20% cơ quan cấp xã sử dụng; phần mềm i-Gate tăng thêm 68% cơ quan cấp tỉnh, 43% cơ quan cấp huyện, 87% cơ quan cấp xã sử dụng. Giải pháp phần mềm quản lý bệnh viện VNPT-HIS được triển khai tại 7.300 cơ sở y tế sử dụng, chiếm 53% thị phần. Giải pháp này đang ngày càng được tích hợp, tối ưu hóa, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện cũng như đáp ứng việc phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, tạo thành một hệ sinh thái Y tế điện tử tin cậy, hiện đại.
Trong lĩnh vực giáo dục thông minh, giải pháp VnEdu được triển khai tại 12.000 trường học sử dụng, cung cấp 3,3 triệu sổ liên lạc điện tử với gần 6 triệu hồ sơ học sinh cùng hơn 650.000 giáo viên sử dụng trên khắp 63 tỉnh/thành phố. Dịch vụ hóa đơn điện tử VNPT hiện có 6500 khách hàng sử dụng với tổng số 740 nghìn hóa đơn. 20 tỉnh/thành đã tham gia khảo sát, xây dựng đề án Đô thị thông minh. Giải pháp Du lịch thông minh đã triển khai gần 30 tỉnh/thành phố.
" alt=""/>Bộ sản phẩm Chính phủ điện tử của VNPT đã được triển khai tại 51 tỉnh, thành phốTrong tháng 7 và 8, Uber Việt Nam đã phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Audience Project thực hiện một đề án khảo sát ý kiến người dân tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM về việc di chuyển trong thành phố, vấn đề sở hữu và công nghệ chia sẻ phương tiện.
Khảo sát được thực hiện với số lượng 1.029 đáp viên tại Hà Nội và 1.009 đáp viên tại TP.HCM có độ tuổi từ 18 – 65 tuổi.
Theo số liệu từ bản báo cáo của Uber Việt Nam thì tắc đường và khó khăn về chỗ đậu xe là những vấn đề lớn nhất mà người dân tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM thường gặp phải.
Cụ thể, tại Hà Nội, 65% người tham gia khảo sát cho biết vấn đề lớn nhất họ gặp phải là tiêu tốn quá nhiều thời gian vì tắcđường và 63% cho rằng tìm chỗ đỗ xe là khó khăn thứ 2 họ gặp phải khi sử dụng phương tiện. Tại TP.HCM, con số tương ứng là 62% và 57%.
76% những người tham gia khảo sát tại TP.HCM cho biết họ tiêu tốn 30 phút mỗi ngày vì kẹt đường, thậm chí 13% cho biết họ thường kẹt đường mỗi ngày 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn thế nữa. Và trung bình mỗi ngày người sở hữu ô tô cá nhân mất khoảng 31 phút tìm kiếm chỗ đậu xe.
" alt=""/>Người dân Hà Nội và TP.HCM muốn từ bỏ ô tô vì tắc đường?