Tin đồn rộ lên trước hết trên đường phố kinh đô Huế. Thành phố đầy bụi và ẩm ướt như bừng tỉnh.
Người ta kháo nhau từ nhà này sang nhà khác,ệnBảoĐạiHayLàNhữngNgàyCuốiCùngCủaVươngQuốđá bóng 24h từ chùa chiền đến chợ búa vào tận các cung các phủ, gây sửng sốt cho mọi người dân sống trong khu phố Tây tĩnh lặng lẫn các phố buôn bán náo nhiệt, các thôn xóm tồi tàn bao quanh tường hào hoàng cung. Đâu đâu người ta cũng bàn tán khấp khởi hi vọng Vua Bảo Đại trở về nước nhiếp chính chắc đất nước sẽ đổi mới.
Nguồn tin chính thức do những người Pháp làm việc ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ loan ra(1). Như mọi lần, phải hàng giờ sau mới đến lượt dân phố chợ dọc sông Hương xôn xao tranh luận ầm ĩ. Lúc đầu mới chỉ quanh các sạp hàng trong chợ sau đó lan ra các hàng quán bên ngoài, dân đi chợ mua bán xong, sà vào các hàng ăn, thưởng thức món bún canh, hay bánh xèo đặc sản xứ Huế. Người ta thì thầm to nhỏ rỉ tai nhau, nhưng chẳng mấy chốc đã lớn tiếng bình phẩm vui vẻ pha chút tự hào kín đáo.
Ảnh:Vua Khải Định và con trai Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) tại Paris, 1922
Vậy là vị Hoàng đế trẻ tuổi sắp trở về. Ông ta lại một lần nữa ngắm nhìn thần dân, nhếch đôi môi mỏng khẽ mỉm cười nheo mắt, hoặc gật đầu ra vẻ tán thưởng. Ông sẽ vắt vẻo ngồi trên chiếc ngai vàng của tổ tiên để lại và cũng như họ, lặng lẽ khinh rẻ nhìn đám quan lại khom lưng trước mặt Hoàng đế tung hô vạn tuế. Ông sẽ là một đấng quân vương anh minh, nhân từ được người Pháp không tiếc lời ca ngợi.
Cũng như các bậc tiên đế, ông trở thành con của Trời - Thiên tử, nửa là thần thánh trên cao, nửa là con người trần thế, là đấng thượng đẳng toàn năng ở hạ giới người giữ thế cân bằng cho mọi tầng lớp trong xã hội, từ nông dân đến dân chài, từ thường dân đến binh sĩ. Mọi người thấy ở ông nguồn ánh sáng chỉ đường, làm trọng tài giữa thiện và ác, hết thảy đều sùng bái, tôn thờ ông như mặt trời, như sấm sét dưới bầu trời.
Ở cái xứ An Nam nóng nực và căng thẳng này, tất cả mọi người, bất kể làm nghề gì, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị xã hội ra sao, đều say sưa bàn tán về chính trị, Từ đầu thế kỷ, các trào lưu tư tưởng, các phong trào cách mạng đã khuấy động họ. Đa số dân xứ Huế đều hân hoan hoặc dù sao thì cũng hài lòng với việe phục hưng ngai vàng đã bị bỏ trống từ khi vua Khải Định băng hà. Ngay cả những người cách mạng, những nhà quốc gia cực đoan tất cả đều bực bội, thấy như bị sỉ nhục trước sự bàng quan của hàng triệu người Việt Nam khác ở Sài Gòn hay Hà Nội coi cố đô Huế như thuộc về quá khứ rồi.
Đám đông người hiếu kỳ, những người lái đò trên sông Hương lân la đến tận Ngọ môn, khu vực đẹp nhất kinh thành để đọc cáo thị, nhất là những đạo dụ của triều đình.
Một đạo dụ xác nhận ý nguyện của dân chúng. Vua Bảo Đại sẽ trở về - Một xứ sở lạ lùng phân chia thành ba miền Trung, Nam, Bắc, với ba chế độ cai trị khác nhau ở mỗi miền biệt lập nhau nhưng tất cả đều phục tùng luật pháp chung của quan thầy Pháp. Nhà vua chỉ có quyền hành ở Trung Kỳ, cái xứ nhỏ bé, rất nghèo và rất xa cách các trào lưu trên thế giới. Nước Việt Nam trước đây qui tụ ba miền nay thực tế không còn nữa.
Nội dung đạo dụ rõ ràng, cho biết chính xác tháng 9 năm 1932 vua Bảo Đại sẽ về nước, đúng dịp kỷ niệm ngày sinh thứ 20 của Ngài.
Thật đúng lúc! Bảo Đại đã ra đi từ khá lâu rồi, gần 10 năm, thần dân đang sốt ruột ngóng chờ. Tờ La Dépêche Coloniale (2) (Tin điện thuộc địa) tán tụng: "Đức Vua có biết hàng triệu thần dân đang ngắm sao, ngóng gió, nhìn mây nước để cố tiên đoán triều đại mới sẽ ra sao không?".
Báo chí trong nước đã đăng nhiều bài về thời gian học tập chuyên cần của Nhà vua ở phương Tây qua các ngày lễ lạt, tưởng niệm và những hoạt động tiêu biểu khác mà ông đã phải tham dự. Nhưng chỉ ghi chép theo lối biên niên, được tô màu lòe loẹt về những sự việc, những hoạt động lễ tân, báo trướe vai trò tương lai của ông không đủ nữa. Hình ảnh Nhà vua đã gần phai lạt trong trí nhớ người dân cày An Nam. Chỉ còn lại tấm ảnh đã vàng ố về ngày lễ đăng quang tráng lệ năm nào.
Ảnh:Bảo Đại đăng quang năm 1926