Phan Tuấn Tài, Lương Duy Cương, Nhâm Mạnh Dũng rồi cả Khuất Văn Khang, Bùi Hoàng Việt Anh… được giới chuyên môn đánh giá rất cao, nhưng khi về CLB chẳng phải ai cũng có cơ hội ra sân tại V-League ngay sau giải đấu kết thúc.
Tất nhiên, một phần của lứa U23 năm 2022 ấy lúc này vẫn đang có tên trong danh sách đội 1 các CLB, thậm chí bay thẳng lên tuyển Việt Nam nhưng cũng chẳng ít bấp bênh với sự nghiệp.
Nhìn từ U23 xuống U20 Việt Nam sẽ thấy được rằng mọi chuyện không đơn giản cho các cầu thủ trẻ vừa chứng minh khả năng triển vọng ở giải đấu châu lục, sau khi trở về.
... và chuyện giữ lửa cho tương lai
Nhìn những thất bại đáng tiếc của U20 hay U23 Việt Nam ở sân chơi châu lục nhiều người khẳng định nếu như có sự trải nghiệm nhiều hơn tại V-League, giải hạng Nhất có thể khác rất lớn.
Vấn đề này ai cũng nhìn ra, kể cả VFF hay VPF tới các CLB, nhưng giải quyết được hay không là chuyện khác. Nói thẳng ra rất khó, bởi thực tế câu chuyện này ở đâu cũng xuất hiện chứ không riêng Việt Nam.
Đòi hỏi các CLB phải sử dụng cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi là điều ai cũng muốn, nhưng rất… phi lý khi những trụ cột dù tuổi cao vẫn chơi rất hay (trường hợp Văn Quyết, Tấn Trường… chẳng hạn) sẽ tính thế nào?
Thực tế V-League từng quy định các cầu thủ trẻ phải được ra sân ở mỗi trận đấu, nhưng nếu các CLB lách luật bằng việc cho vào vài phút cũng chẳng liệu giải quyết được gì lớn.
Chưa nói tới chuyện các CLB vẫn cần thành tích như trụ hạng, đua vô địch… nên việc dùng cầu thủ trẻ gần như bất khả thi, chẳng ai mạo hiểm cả.
Phương án xây dựng một giải cho đội hình 2 lúc này lại được đưa ra, nhưng nhiều CLB ở V-League rồi hạng Nhất còn chưa đủ kinh phí cho đội 1 thì chuyện tạo sân chơi cho cầu thủ trẻ, dự bị thể hiện cũng xác định là… thôi.
Có lẽ, chỉ khi bóng đá Việt Nam có vài chục đến cả trăm đội bóng chuyên nghiệp thay vì lay lắt, ít ỏi như hiện nay (với 24 CLB cả V-League, hạng Nhất) mới mong cầu thủ trẻ đủ sân, đủ chỗ để chơi. Còn giờ, việc giữ lửa vẫn chỉ biết trông chờ vào khả năng của chính họ.
" alt=""/>U20 Việt Nam và chuyện giữ lửa cho tương lai nhìn từ U23 Việt namBild dẫn nguồn tin riêng cho biết Mbappe đã đưa ra lựa chọn dù chưa chính thức công khai.
Mbappe rời PSG khi mùa giải kết thúc và không thực hiện kích hoạt điều khoản gia hạn đến 2025, như trong hợp đồng ký hồi tháng 5/2022.
Giữa Mbappe và Real Madrid đạt thỏa thuận về tiền thưởng ký hợp đồng (hay tiền "lót tay"), trị giá 125 triệu euro.
Thỏa thuận của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha và đội trưởng PSG cũng đề cập đến thời hạn hợp đồng kéo dài tới 2029.
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với tạp chí GQ, Mbappe thừa nhận một ngày nào đó chia tay PSG.
"Đến một lúc nào đó tôi sẽ phải rời PSG. Tôi không sợ những thay đổi. Tôi chỉ nghĩ đến việc tiếp tục sự nghiệp và đi theo con đường của riêng mình", anh nói.
Vướng mắc giữa hai bên lúc này là tiền lương, khi Kylian yêu cầu thu nhập 70 triệu euro.
Trong khi đó, Real Madridkhông chấp nhận mở rộng thang lương vượt quá 35 triệu euro. Thay vào đó là các thỏa thuận thương mại.
Thu nhập hiện tại của Mbappe ở PSG, gồm lương, thưởng và các khoản hoa hồng, ước tính khoảng 200 triệu euro.
Bà Fayza Lamari, mẹ và là người đại diện của Mbappe, rất khó tính trong quá trình đàm phán.
Từ Tây Ban Nha, AS cho biết bà Fayza Lamari yêu cầu Real Madrid về tổng lương trong 5 năm cùng tiền "lót tay" vượt quá 400 triệu euro.
Tin vui tiếp tục được báo về từ tuyển điền kinh Việt Namtại giải vô địch marathon châu Á 2024 khi Hoàng Thị Ngọc Hoa cũng phá kỷ lục quốc gia với thành tích 2 giờ 44 phút 52 (kỷ lục cũ 2 giờ 45 phút 09 do Hoàng Thị Thanh lập năm 2016).
Cả Hoàng Nguyên Thanh và Hoàng Thị Ngọc Hoa đều là hai VĐV marathon quốc gia thuộc đơn vị Bình Phước, là đại diện của Việt Nam tham dự giải marathon vô địch châu Á 2024 diễn ra tại Hong Kong (Trung Quốc).
Hoàng Nguyên Thanh là VĐV đầu tiên trong lịch sử marathon Việt Nam giành được HCV SEA Games 31 năm 2022 trên sân nhà với thời gian 2 giờ 25 phút 7 giây 84. Tại SEA Games 32 năm 2023, anh giành Thanh giành HCĐ.