Nhận định, soi kèo Namibia vs Equatorial Guinea, 20h00 ngày 24/3: Trái đắng xa nhà
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Soi kèo góc Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3
Bảo Hân đang giao lưu với một em khiếm thị. Chạm là sự khởi đầu cho hành trình mang âm nhạc truyền thống đến gần hơn với cộng đồng Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, dự án cũng góp phần thực hiện sứ mệnh của tổ chức Mizu trong việc lan tỏa và bảo vệ những giá trị nghệ thuật dân gian. Được tổ chức tại không gian mang đậm nét cổ điển của Trung tâm Nghệ thuật V-Art Space, chương trình đưa người nghe kết nối giữa hiện tại và quá khứ, cùng đắm chìm vào những giai điệu nhẹ nhàng, có thể kết nối và chữa lành mọi tâm hồn.
Bảo Hân tiết lộ,Chạmcó thể là chỉ là bước khởi đầu. Những năm sau, em dự định sẽ tận dụng thời gian đi du học tại nước ngoài để thực hiện concert dưới hình thức online và tổ chức những buổi giao lưu âm nhạc dân tộc giữa các quốc gia với nhau chứ không chỉ ở quy mô Việt Nam. Là một du học sinh, Bảo Hân có cơ hội gặp gỡ bạn bè của nhiều quốc gia như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand… phần nào giúp em lan toả rộng rãi hơn về dự án của mình.
Đêm nhạc Chạm có sự tham gia của những nghệ sĩ âm nhạc dân tộc nổi tiếng như nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, NSƯT Bạch Lang cùng các giảng viên, sinh viên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh. Nhận được lời mời biểu diễn của vị nhạc trưởng tài ba, Bảo Hân bày tỏ niềm biết ơn lớn lao: “Chú Quang Vinh chia sẻ rằng rất thích việc chúng em mang âm nhạc dân tộc lan toả với các bạn trẻ ở Việt Nam, phù hợp với định hướng mà chú mong muốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến chú quyết định tham gia trong đêm nhạc ‘Chạm’ của chúng em. Bên cạnh những tiết mục âm nhạc truyền thống của những nghệ sĩ dân gian gạo cội, chương trình còn mang đến làn gió mới mẻ, hiện đại qua sự thể hiện của thế hệ trẻ.
Mai Linh
" alt="Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh tham gia đêm nhạc gây quỹ đặc biệt" />Sân chơi mới thuộc chương trình "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, bừng sức trẻ", do TCP Việt Nam cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam và trung tâm Tình nguyện Quốc gia triển khai. Mục tiêu của chương trình là đồng hành với người dân, đặc biệt đối tượng thanh niên trong rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất.
" alt="Không gian thể thao cộng đồng hút giới trẻ phía Nam" />Bentley Bentayga
Đồng cảm với những nhà nhập khẩu ô tô đang “kêu cứu”, chuyên gia ô tô Vĩnh Nam nhìn nhận: “Năm 2020, ô tô nhập đã chịu sức ép rất lớn từ ưu đãi cho xe lắp ráp, khiến chi phí tồn kho đầu năm 2021 tăng lên. Cộng thêm 3 đến 4 tháng giãn cách vừa qua khiến áp lực tài chính phình to. Bên cạnh đó, xe nhập còn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu thiếu chip, linh kiện khiến nhà sản xuất tăng giá xe. Đứng giữa áp lực như vậy, họ vẫn gồng gánh giữ giá bán và khuyến mại như cũ để tồn tại nên khó có thể đua giảm giá như xe lắp ráp.”
Chuyên gia Vĩnh Nam lấy thêm dẫn chứng một chiếc ô tô trị giá vài tỷ đồng, chỉ cần lưu kho vài tháng không bán được cũng đủ bay hết lợi nhuận. “Giai đoạn này ít nhất ô tô nhập nên được hưởng ưu đãi giảm phí trước bạ, dù ít hay nhiều cũng giúp gỡ khó cho doanh nghiệp”, ông Nam nhận xét.
11 nhà nhập khẩu ô tô cùng ký tên trong thư kiến nghị trên là các thương hiệu đắt tiền như Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar & Land Rover, Jeep, Subaru, Porsche, Volkswagen, Volvo, và Ferrari.
Trong đó thương hiệu Bentley và Ferrari được xếp vào nhóm siêu sang và siêu xe, trung bình mỗi chiếc xe bán tại Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng, có thể kể tên như Bentley Bentayga giá từ trên 13 tỷ đồng, hay Ferrari F8 Tributo giá chạm ngưỡng 30 tỷ đồng.
Thương hiệu có giá “mềm” nhất là Volkswagen chỉ có 3 mẫu xe cỡ nhỏ hạng B và C giá từ 700 đến 900 triệu đồng, còn lại đều giá tiền tỷ, với mẫu đắt nhất là Touareg có giá gần 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các công ty, năm 2020, xe nhập đã giảm sút từ 25-30%. Năm 2021, tổng sản lượng ô tô nhập khẩu của các đơn vị này chỉ chiếm 8% tổng sản lượng ô tô nhập của toàn thị trường. Nói cách khác, 92% xe nhập còn lại đều đến từ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp.
Không thể ưu đãi cho người giàu
Tuy nhiên, với góc nhìn về thị phần cũng nhưng đối tượng khách hàng chính của ô tô nhập, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) lại cho rằng chính sách ưu đãi phí trước bạ đối với xe nội mà không dành cho xe ngoại là hợp lý. Chính sách này dựa trên nguyên lý nền tảng của điều hành kinh tế là kích cầu thị trường nội địa nhưng đồng thời phải đảm bảo các yếu tố cân đối vĩ mô như hạn chế nhập siêu, nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng xa xỉ.
“Phương diện cá nhân tôi luôn ủng hộ nội địa hóa, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy ngay các mác xe phổ thông, đại chúng đều đã ở Việt Nam, dễ tiếp cận. Trong khi đó ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Do đó, chính sách ưu đãi ban hành ra thì không thể theo hướng khuyến khích tiêu dùng xe đắt tiền, cao cấp được", ông Hải chia sẻ.
Thậm chí, ông Hải không ngần ngại đưa ra quan điểm đa phần xe nhập khẩu là dòng cao cấp, dành cho giới nhà giàu. Nhà nước không thể ưu đãi cho người giàu. Với nhóm khách hàng này, việc thêm tiền đóng phí trước bạ thiệt hơn không thành vấn đề. Thậm chí, xét theo tâm lý tiêu dùng thì việc đóng đủ phí, cũng như ra biển trắng còn thể hiện giá trị, chất chơi cho chủ những chiếc xe đắt tiền.
Chuyên gia Hải Kar cho rằng ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Ảnh minh họa: Đình Quý Theo tính toán, nếu ô tô nhập khẩu được hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua siêu sang, siêu xe sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Ví dụ, một chiếc Bentley Bentayga First Edition có giá bán gần 30 tỷ đồng hiện phải chịu lệ phí trước bạ lên tới 3 đến 3,6 tỷ đồng, tùy từng địa phương. Nếu được giảm 50% phí trước bạ, khách sẽ giảm được khoản tiền nộp từ 1,5-1,8 tỷ đồng.
Một chiếc sedan cỡ D nhập khẩu giá mềm nhất như Volkswagen Passat Comfort giá 1,38 tỷ đồng, sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được cao nhất 165 triệu đồng.
Có thể nói, không một đất nước nào lại chi cả tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ cho người tiêu dùng trung lưu, thượng lưu như vậy.
Trong khi đó, với ô tô nội địa, đây là sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp quan trọng. Ưu đãi cho xe nội nói chung không đơn thuần là kích cầu tiêu dùng hàng nội mà còn nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích nội địa hoá. Tất nhiên, việc giám sát hiệu quả lan toả từ các gói ưu đãi này đòi hỏi vai trò của Nhà nước rất lớn trong việc điều tiết chính sách phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn, đối tượng.
"Thực tế, tất cả các quốc gia đều có rào cản thương mại riêng để đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa giữa hàng hóa sản xuất và nhập khẩu. Bởi ngành sản xuất nội địa ít nhất cũng tạo công ăn việc làm cho số đông. Vì vậy cần ủng hộ sự ưu tiên cho doanh nghiệp nội địa”, chuyên gia Hải Kar nói.
Với các khó khăn như đóng cửa showroom do thực hiện lệch giãn cách xã hội, Chính phủ cũng đã có các gói ưu đãi khác đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh dịch bệnh.
Năm 2020 đã minh chứng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đã góp phần giúp thị trường ô tô hồi sinh.
Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như vậy đều đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, nhiều nước áp dụng các biện pháp tương tự trong thời gian ngắn.
Theo kết quả bán hàng trong 9 tháng đã qua của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), xe lắp ráp đạt doanh số 106.362 xe, giảm 6,46 % so với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu đạt sản lượng 82.575 xe, tăng 26,2% so với cùng kỳ.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giảm 50% phí trước bạ có mâu thuẫn với giải pháp hạn chế ô tô vào nội đô?
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giải pháp thu phí ô tô vào nội đô.
" alt="Giảm phí trước bạ cho siêu xe là ưu đãi cho nhà giàu" />Tạt, vẽ sơn lên xe là cách làm mà nhiều người áp dụng để "dằn mặt" đối với những chiếc xe đỗ chắn cửa. Thực tế, những câu chuyện liên quan đến văn hoá dừng đỗ xe luôn là vấn đề nóng, gây nhiều tranh cãi.
Nhiều lái xe cho rằng, họ có quyền đỗ xe ở những nơi không bị cấm, kể cả ngay trước cửa nhà hay mặt tiền của một hộ kinh doanh bởi những gia đình này đâu có “sổ đỏ” ra tận vỉa hè.Số khác lại cho rằng, lòng đường, vỉa hè trước cửa hay ngõ đi vào nhà cũng thuộc sự quản lý, sử dụng của gia đình. Họ tỏ ra khó chịu với những chiếc xe đỗ chềnh ềnh trước cửa cả ngày trời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đặc biệt là công việc kinh doanh của mình.
Do đó, với những chiếc ô tô được đỗ một cách thiếu ý thức trong thời gian dài, nhiều người đã có những hình thức cảnh cáo, thậm chí xuất hiện cả những hành vi phá hoại tài sản để “dằn mặt” chủ xe.
Dưới đây là hàng loạt những hình ảnh “dở khóc dở cười” mà nguyên nhân do cách đỗ xe kém duyên trong thời gian qua:
Đỗ chềnh ềnh giữa ngõ, chiếc KIA Morning bị gắn đầy giấy lên kính lái. Chiếc bán tải này thì bị xịt sơn kín mít xung quanh xe. Chiếc xe KIA Cerato bị xịt sơn với dòng chữ "đỗ ngu" bởi đỗ chắn toàn bộ cửa nhà. Một chiếc Mitsubishi Xpander đỗ trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) bị ăn nguyên cả...bát bún Đỗ xe ở bãi tập kết gạch, chiếc Mazda CX-5 này bị gạch quây kín. Mazda 3 tại Bình Dương này bị quấn chằng chịt băng dính. Một xe Toyota Camry cũng bị điều tương tự khi đỗ xe chắn ngõ. Chiếc taxi này thì còn bị đập phá tàn nhẫn vì đỗ trong một con ngõ hẹp. Mới đây, vào ngày 22/6, một xe taxi bị tạt kín sơn ở Linh Đàm (Hà Nội) dù chiếc xe này không hề đỗ chắn trước một hộ gia đình hay cơ sở kinh doanh nào. Thay vì có những hành vi phá hoại tài sản, nhiều người lại chọn cách nhắc nhở nhẹ nhàng, văn minh và không kém hài hước:
Mảnh giấy để lại cho chủ xe với lời nhắc nhở nhẹ nhàng Lời nhắn hài hước tới chủ xe, kèm theo 20 nghìn tiền "bo" để đi gửi xe. Tờ giấy để lại của chủ xe với lời "xin đỗ nhờ" vô cùng đáng yêu và chân tình. Nhiều người cho rằng, ai cũng có lúc cần đỗ nhờ xe và một điều đơn giản là hãy để lại số điện thoại để chủ nhà có thể liên lạc với bạn khi cần thiết. Hoàng Hiệp (Nguồn ảnh: Mạng xã hội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hành vi tạt sơn lên taxi ở Linh Đàm có thể bị phạt tù đến 20 năm
“Không biết có mâu thuẫn gì trong việc dừng đỗ xe hay không, nhưng hành vi cố tình huỷ hoại tài sản của người khác có thể bị phạt tù đến 20 năm theo Bộ luật Hình sự”, Luật sư Dương Đức Thắng khẳng định.
" alt="'Ngàn lẻ một' kiểu dằn mặt vì đỗ ô tô kém duyên" />Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ngày 3/12 cho biết đang hợp tác với Selex Motor thí điểm dự án tín chỉ carbon cho xe máy điện tại Việt Nam. Đây là dự án tín chỉ carbon đầu tiên trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam, đã hoàn tất quy trình thẩm định và đăng ký quốc tế theo Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard).
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
" alt="Việt Nam sắp bán thêm tín chỉ carbon xe điện và điện rác" />"Tuy nhiên, người đàn ông lái ô tô vừa mở cửa xe bước xuống, đã tiến tới thẳng tay tát vào mặt chị ấy, khiến chị ngã sõng soài xuống lề đường", anh Quân kể lại.
Anh Quân cũng cho biết, người dân xung quanh đã chạy lại can thiệp. Đường lúc này khá đông lại có mưa, người đàn ông lái xe sau hành động đó, đã lên xe đi tiếp để mặc người phụ nữ bị đánh và nhiều người bức xúc
Theo anh Quân, chưa rõ thực hư trong va chạm, bên nào đúng, bên nào sai nhưng hành xử đánh phụ nữ giữa đường của nam tài xế rất đáng lên án.
Trước đó, clip một người đàn đi ô tô thản nhiên mở cửa lấy chùm vải của một người bán hàng rong bị đổ ra đường trên phố Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng khiến cộng đồng mạng dậy sóng, chỉ trích sự vô cảm và ích kỷ của tài xế.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn gì về hành xử của các lái xe khi xảy ra va chạm giao thông? Trân trọng mời bạn đọc chia sẻ ý kiến dưới bài viết này. Mọi tin bài cộng tác hay video từ camera hành trình xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tranh cãi kịch liệt vụ BMW va chạm Mercedes trên phố Sài Gòn
Hai chiếc xe sang trong lúc nhập làn trên phố đã va chạm nhau khiến hai bên bị hư hại lớn. Vụ việc làm nổ ra cuộc tranh cãi kịch liệt về việc ai là người có lỗi.
" alt="Nam tài xế Kia Sorento thẳng tay tát người phụ nữ đi xe máy đèo con nhỏ" />
- ·Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Septemvri Sofia, 22h45 ngày 1/4: Hướng tới top 8
- ·Blogger hàng đầu thế giới thoát bệnh hiểm nghèo nhờ sống tối giản
- ·Phụ nữ mới lái tuyệt đối không nên đi xe SUV
- ·NSND Trung Hiếu tự giảm giá cát sê đóng phim hài Tết
- ·Nhận định, soi kèo Zeledon vs Alajuelense, 09h00 ngày 1/4: Thắng vì ngôi đầu
- ·Món ngon: Nức lòng những thức quà ngon của Hà Nội khi vào hè
- ·Toạ đàm về cố nhà văn Trần Hoài Dương
- ·Người đàn ông cấp cứu khi đang cắt cỏ
- ·Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3: Nối dài kỷ lục
- ·Những lái xe “vác tù và hàng tổng” ngày giãn cách
Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, do Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2017 khiến nhiều độc giả bức xúc vì sai nhiều lỗi chính tả.
Nhà phê bình Hoàng Tuấn Công đã có bài viết phản ánh cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương có rất nhiều lỗi sai chính tả. Ông nhặt ra hơn 40 lỗi là các từ không chuẩn chính tả và sau đó còn nhặt thêm "sạn" ở một bài viết khác.
'Từ điển chính tả' bị sai chính tả. Những lỗi sai mà nhà phê bình Hoàng Tuấn Công như: bánh dày (từ đúng là 'bánh giầy'), bơi chải (từ đúng là 'bơi trải'), chầy chật (từ đúng là 'trầy trật'), chỉnh chu (từ đúng là 'chỉn chu'), xung công (từ đúng là 'sung công'), dằng xé (từ đúng là 'giằng xé'), dày trông mai đợi (thành ngữ 'đúng là rày trông mai đợi')…
Bà Hồng Nga - Phó giám đốc Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội, cho biết cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt đã chính thức bị nhà xuất bản quyết định tạm đình chỉ phát hành vào hôm 10/6.
Lý do tạm đình chỉ phát hành là cuốn sách "đang có nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ từ độc giả, có nhiều vấn đề cần mổ xẻ", nhà xuất bản tạm đình chỉ phát hành để có thêm những trao đổi với các tác giả và tham vấn thêm ý kiến của các nhà chuyên môn khác, "chứ không phải chỉ chạy theo dư luận".
Bà Hồng Nga cho biết thêm, khi biên tập cuốn sách này, nhà xuất bản đã có sự làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, cũng đã nhìn thấy những từ không chuẩn chính tả được đưa vào trong sách như ông Hoàng Tuấn Công chỉ ra trên báo chí những ngày qua, "chứ không phải không nhìn thấy".
PGS-TS Hà Quang Năng, chủ biên cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt chia sẻ: "Muốn phán xét phải hiểu nguyên tắc, mục đích biên soạn của chúng tôi. Tôi không coi những cái đó là sai vì ngay mục đích, nguyên tắc khi biên soạn cuốn sách tôi đã ghi rõ là chúng tôi cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng. Tôi đã tuyên bố rõ trong lời giới thiệu".
"Chính tả là chuẩn mực hóa ngôn ngữ về mặt văn tự… Nhưng do sự phát triển không đồng đều các tầng chức năng của tiếng Việt hiện nay, các quy tắc chính tả cũng cần phải có những dung sai nhất định trong tham chiếu với các vùng chức năng khác nhau. Ngay chính tả cũng cần một thái độ bao dung đa chuẩn mực", PGS.TS Hà Quang Năng viết trong lời giới thiệu.
Theo tác giả, sự cần thiết của việc chuẩn chính tả dù đã được bàn luận từ lâu nhưng luôn luôn là vấn đề thời sự đối với bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới.
Với tiếng Việt, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, khúc mắc trong chuẩn hóa chính tả cần phải được giải quyết. Vẫn còn nhiều những sự khác biệt, dị biệt về cách viết một từ hay một thuật ngữ được phơi bày trên các mặt báo, trên các thông báo của các cơ quan nhà nước và ngay trong cả các từ điển tiếng Việt hay từ điển song ngữ Việt - nước ngoài.
Vì vậy, cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt được biên soạn nhằm cung cấp các dạng chính tả chuẩn của các từ ngữ thông dụng theo chính âm và chính tả tiếng Việt, đồng thời cũng chỉ dẫn những dạng chính tả không chuẩn nhưng vẫn được sử dụng.
Xung quanh những lùm xùm về cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt này chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định đã nắm được thông tin. Lãnh đạo Cục Xuất cho biết ngay trong hôm nay, 12/6, Cục sẽ gửi công văn cho NXB ĐHQG Hà Nội yêu cầu báo cáo về cuốn sách này.
"Nếu cuốn sách có những lỗi như báo chí phản ảnh thì cục sẽ đề nghị NXB thu hồi triệt để cuốn sách này vì trước đó, NXB cũng đã đình chỉ phát hành rồi. Thứ 2, chúng tôi sẽ yêu cầu NXB kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cá nhân và để rút kinh nghiệm. Thứ 3 là rút kinh nghiệm trong toàn ngành đối với các loại sách công cụ nói riêng làm sao đảm bảo sách tốt nhất, đảm bảo tính khoa học, khách quan.
Về phía Cục Xuất bản cũng sẽ rút kinh nghiệm là đối với một số loại sách như từ điển, từ điển chính tả thì Cục phải yêu cầu NXB làm việc kỹ hơn, có ý kiến của các nhà chuyên môn. Rút kinh nghiệm trong toàn ngành, với các đơn vị tham gia xuất bản sách từ điển...", ông Nguyễn Nguyên khẳng định.
Tình Lê
'Đất và người' qua trang viết của NSND Đào Trọng Khánh
Ngày 10/6, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn sách Đất và người của đạo diễn - NSND Đào Trọng Khánh.
" alt="Yêu cầu báo cáo sự việc 'Từ điển chính tả tiếng Việt' bị sai chính tả" />Khán giả truyền hình hẳn quen mặt với diễn viên Lệ Mỹ - người cứ đóng vai nào cũng chỉ là cãi lộn, đánh ghen, má mì, đành hanh bất chấp trong Những cô gái trong thành phố, Về nhà đi con, Quỳnh búp bê..Tung tẩy trên sân khấu hài kịch lẫn phim ảnh là thế nhưng cuộc đời của chị thật éo le. Ba cuộc hôn nhân đứt gãy và những đứa con vẫn bám mẹ đi diễn là hình ảnh khán giả thường thấy sau cánh gà, ở trường quay mỗi lần có sự xuất hiện của diễn viên Lệ Mỹ.
Nghệ sĩ Lệ Mỹ trong vở kịch 'Nỗi niềm của cha'. Tính xấu nhất là đa nghi
- Cảnh một mình nuôi con thơ, lại đúng mùa dịch Covid-19 hoành hành có khiến chị bị bấn loạn?
Tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Đầu năm tôi đã mất 3,4 tháng không đi diễn rồi, đặc biệt tôi lại có cảnh con thơ, ở nhà thuê nên càng khó khăn hơn.
Thực ra vì hoàn cảnh tôi đặc biệt, éo le, lận đận về chuyện tình duyên, người chồng thứ 3 yêu thương tôi hết mực đùng cái nhận "án tử" là ung thư rồi cũng nhanh chóng bỏ mẹ con tôi mà đi. Chỉ có một mình trông con nên đi show là tôi hay cho các con đi theo cùng. Chỉ khi nào đi quay ở xa, bất đắc dĩ tôi mới phải để các cháu ở nhà.
Những lúc như vậy cũng có chút áp lực nhưng tôi không thể làm khác được, tôi buộc phải tạo thói quen cho mình. Nhiều khi đánh thức con dậy từ 5 giờ sáng để đi cùng mẹ tôi thấy rất thương. Thế nhưng các con trộm vía rất ngoan và cũng thích đi quay cùng mẹ, dù ngái ngủ thế nào nhưng chỉ cần bảo đi quay với mẹ là các cháu rất vui vẻ và nghe lời.
Lệ Mỹ xuất hiện chớp nhoáng trong phim 'Về nhà đi con'. - 3 cuộc hôn nhân đứt gãy, chị có ý định tìm một người đàn ông để dựa vào?
Hai cuộc hôn nhân trước thì không nói làm gì, nhưng may mắn tôi có cuộc hôn nhân thứ 3, phải nói là đẹp không khác gì phim Hàn Quốc. Nó đẹp như mơ nhưng kết thúc lại không có hậu, người tôi tin là sẽ cùng tôi đi tới trọn đời lại ra đi sớm quá.
Cho nên tôi nghĩ do số nên chắc sẽ không đi thêm bước nào nữa đâu! Đôi lúc mệt mỏi quá tôi cũng nghĩ giá mà có một người để lo cho con. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng ai lo cho con bằng mình cả nên lại thôi. Tôi bị bệnh yêu con quá, tính tôi xấu nhất là đa nghi mà chỉ nghi là không ai có thể lo cho con mình được, nên nếu có thể đưa con đi diễn cùng là tôi sẽ đưa đi theo cho yên tâm.
- Có khi nào những vai diễn bốp chát, dữ dằn, đánh ghen,... ám vào đời chị và cá tính mạnh đó khiến chị bị thiệt thòi, cả trong tình yêu lẫn cuộc sống?
Đã là diễn viên ai cũng muốn thử những vai diễn mới mẻ nhưng tôi cũng có tuổi rồi nên các vai sắp xếp cho mình cũng không nhiều. Tôi tự thấy mình có tiếng nói hào sảng, âm vực lớn, khuôn mặt trông cũng không hiền dịu lắm nên phải vào những vai mà nó đóng khung như thế ấy. Cũng may nhờ có những vai đó tôi mới tồn tại đến tận bây giờ, bởi có những dạng vai như thế người ta sẽ nghĩ đến tôi, sẽ gọi tôi làm. Tôi nghĩ đó cũng là điều thuận lợi cho sự nghiệp của mình chứ không thiệt thòi gì cả.
Người ta dù có lăng loàn như thế nào nhưng chỉ có một chồng vẫn sẽ không mang tiếng, còn tôi không bao giờ lăng loàn nhưng lại có tới 3 chồng người ta sẽ e dè hơn. Thế nhưng nhiều cái đến nó là cái số nên tôi chấp nhận. Tôi bây giờ sống và nghĩ đơn giản lắm.
Còn trong cuộc sống, cá tính mạnh, thẳng thắn lại là điểm cộng của tôi. Bạn bè quý mến tôi ở điều đó. Chị Thanh Thanh Hiền, anh Hồ Quang 8 rồi cậu Vượng (nghệ sĩ Vượng Râu), chị Trà My, anh Xuân Nghĩa... đều rất thân thiết với tôi. Các anh chị thương quý, giúp đỡ nhiều tôi nhiều lắm. Mỗi lần khó khăn, chưa cần ngỏ lời là các anh chị đã tự động giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Bạn bè chơi với nhau bằng niềm tin chân thành, mọi người đều hiểu và thương tôi. Đấy là sự tự tin cũng như động lực giúp tôi vượt lên khó khăn.
Cuộc đời lãi nhất 4 đứa con
- Chặng đường đã qua, chị thấy mình được gì và mất gì?
Cho đến thời điểm hiện tại ngoài việc tự hào vì đã được làm đúng nghề, đi lên bằng đôi chân của mình tôi tự hào vì đã có những mối quan hệ thân thiết mà nếu không có họ chưa chắc tôi đã được như ngày hôm nay. Ngoài ra tôi hạnh phúc vì sinh được 4 đứa con vừa đẹp vừa ngoan.
Còn hôn nhân, tôi cho đó là số mệnh. Với người chồng đầu tiên, chúng tôi coi như là bạn, tôi gặp lại chồng cũ đi ăn đi uống vui vẻ bình thường. Những gì khó khăn tôi cũng chia sẻ với anh ấy và ngược lại. Chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn ngày ở với nhau nhiều. Tôi nghĩ chia tay là hết duyên thôi, mình thả lỏng ra để các con không khổ.
Nghệ sĩ Lệ Mỹ chỉ mong mua được nhà chung cư nhỏ xinh để ổn định cuộc sống. Chồng đầu theo đạo Thiên Chúa nên nhất quyết không lấy thêm vợ nữa. Tôi cũng động viên anh ấy nhiều, tìm ai tử tế để xây dựng gia đình, lo cho các con nhưng anh ấy từ chối, bảo không ai thương con mình bằng mình. Các con vẫn vun vào để ba mẹ quay lại với nhau, nhưng tôi và anh đều không thể.
Khi nào buồn nhất tôi mới đến anh ấy tâm sự và những lúc kinh tế có khó khăn anh lại giúp. Hàng xóm họ thấy tôi vẫn về thăm con vui vẻ lại tưởng chúng tôi hàn gắn. Có lúc anh ý cũng xin lỗi tôi thật lòng, bảo không hiểu sao ngày xưa lại làm thế với tôi. Bởi thời điểm 2008 - 2010 tôi đi diễn nhiều, thành ra chồng cũ của tôi ghen và đánh tôi dã man, đến nỗi báo chí phải vào cuộc. Nhưng bây giờ nghĩ lại chúng tôi không còn đổ lỗi cho nhau nữa, chỉ đơn giản là duyên hết thì thôi.
Kết hôn với người chồng thứ 2 là sai lầm lớn nhất của cuộc đời tôi, không bao giờ sửa chữa được. Lý do tôi không muốn nhắc đến và anh ta không xứng đáng để tôi nhắc đến. Tôi và các con đang phải trả giá cho sai lầm đó rồi.
- Ước mong năm mới của chị là gì?
Trong năm mới tôi muốn mua sửa nhanh được căn chung cư, tôi mua trả góp thôi nhưng cũng để cuộc sống của 3 mẹ con ổn hơn, đi vào đúng quỹ đạo của nó. Tôi cũng mong có sức khoẻ để lo được cho các con. Có nhà cửa ổn định, tôi còn hào hứng sắm Tết chứ hiện tại, tôi vẫn đi ở thuê, Tết đến lạnh lẽo lắm vì chẳng có tâm trạng gì. Thường Tết là tôi và các con về ngoại đón Tết.
Diễn viên Lệ Mỹ trong trích đoạn "Những cô gái trong thành phố":
Ngọc Hà - Phương Linh
Ba lần hôn nhân gãy đổ của nữ diễn viên bị chồng ghen vì Quang Tèo
Nếu gặp Lệ Mỹ - người chuyên vào vai vợ Quang Tèo - ở những buổi diễn tập trước giờ lên sân khấu, hình ảnh chị bế đứa con nhỏ trên tay chạy ra chạy vào sân khấu, sẽ không ai cầm lòng được.
" alt="Đời buồn và ước vọng của nữ diễn viên chuyên vai đành hanh, dữ dằn" />Cánh đồng lúa rộng hàng ngàn m2 giữa khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) tồn tại mấy chục năm nay. Xa xa, từng đàn cò trắng từ đâu bay về sà xuống tìm mồi. Mấy căn chòi nhỏ nằm giữa cánh đồng, dựng tạm bằng bạt và lá dừa nước, bên cạnh là giàn mướp, vài tấm biển viết chữ: "Ao đang nuôi cá".
Sau đợt thu hoạch lúa hồi Tết Nguyên đán, hầu hết các đám ruộng đều bỏ không, đất nứt nẻ. Chỉ một vài thửa có nước được tận dụng để trồng rau, nuôi cá.
Cách khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP. HCM) chỉ một con đường là cánh đồng lúa rộng lớn tồn tại suốt hơn 20 năm qua. 9 giờ sáng, trời nắng chang chang. Đội chiếc mũ, mang ủng, mặc quần áo lao động, ông Nguyễn Văn Năm (58 tuổi) ra ruộng giăng lưới bắt cá, hái rau chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa.
Ông cho biết, hiện thành phố đang mùa nắng nóng, mực nước sông Sài Gòn thấp vì thế việc trồng lúa phải chờ đến tháng 5, khi mùa mưa tới mới gieo mạ cho vụ hè thu. Tranh thủ mấy tháng “ăn chơi” ông tận dụng những đám ruộng sâu, nước nhiều để nuôi cá rô phi, cá chép, trồng rau muống, rau đắng, bòn bon cho vợ mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập.
“Những năm trước, chúng tôi trồng 2-3 vụ lúa/năm. Bây giờ, trồng lúa phải phụ thuộc nguồn nước và thời tiết, vì thế chỉ được 1-2 vụ thôi. Năng suất giờ cũng không ăn thua nhưng bỏ trống đất, phí lắm”, người đàn ông 58 tuổi nói.
Vợ ông Năm hái rau mang bán cho các mối quen. Tính đến nay, ông Năm đã có hơn 20 năm làm nông dân ở thành phố. Ban đầu, ông chỉ đưa vợ con từ Trà Vinh lên Sài Gòn làm thợ hồ.
Năm 1995, đi câu cá ở khu đất trống trên đường Trương Gia Mô, phường Thạnh Mỹ Lợi, hiện là cánh đồng thẳng cánh cò bay, ông thấy, nơi đây có tiềm năng để trồng lúa. Vậy là, ông về quê mang cuốc xẻng, máy cày lên làm nông dân giữa khu đất vàng.
“Ngày trước, công thuê thấp, đất còn màu mỡ, trồng lúa có lời lắm. Bây giờ, thuê công đắt, khí hậu cũng khắc nghiệt hơn. Đất ở đây cũng đã được quy hoạch, đền bù, chúng tôi làm mà không biết khi nào phải “bỏ xứ” mà đi”, ông Năm tâm sự.
Ông Năm ngồi nghỉ ngơi sau một buổi sáng lao động vất vả. Cách đó không xa, căn chòi nhỏ của ông Nguyễn Văn Tư (76 tuổi) nằm giữa cánh đồng. Đang loay hoay cào rơm ngoài ruộng, người đàn ông có nước da ngăm đen, đôi tay chai sạn vì thời gian dài cầm dụng cụ làm lúa cất tiếng: “Tui đang dở tay, chờ một chút nghe”.
Ông Tư trước đây làm ruộng bên phường An Lợi Đông, quận 2. Khi đô thị hóa phát triển, đất ruộng chuyển thành đất thổ cư hết, ông chỉ biết nơi nào có ruộng là tới.
“Tôi đến đây thuê đất trồng lúa hơn 4 năm rồi. Nhìn tôi già vậy nhưng tay chân còn mạnh khỏe lắm. Mấy đứa con cứ bắt nghỉ cho khỏe mà tui làm ruộng quen rồi. Ngày nào được mang ủng lội xuống ruộng là tôi khỏe re”, ông Tư cười vang.
Thời gian này, lúa đã thu hoạch, mạ chưa gieo nên ông có thời gian rảnh đi thăm bạn bè, vào rừng dừa nước bên cạnh bắt chim sâu, hái trái ăn. Những ngày vào mùa, công việc bận rộn ông chỉ biết quanh quẩn với đồng ruộng. Hết nhổ cỏ, bỏ phân, ông lại canh nước.
Ông Nguyễn Văn Tư đang cào rơm ngoài ruộng. “Ở thành phố, không kiếm được thợ gặt đâu. Lúa chín, tôi phải về quê kêu công, nhờ người quen lên phụ giúp. Lúc đó, căn chòi của tôi vui lắm”, người đàn ông năm nay 76 tuổi nói.
Ông Tư cho biết, việc làm ruộng ở khu đất vàng này đã được phía ủy ban phường tạo điều kiện. Tuy nhiên, việc không biết sẽ phải bỏ nghề lúc nào vì đất nơi đây đã được quy hoạch, đền bù xong làm ông lo lắng.
“Nhiều khi tôi muốn gieo nhiều để lấy số lượng bù chất lượng, nhưng sợ lắm. Mình cứ thoải mái làm, đang lỡ cỡ bị thu lại thành công cốc”, ông Tư giãi bày.
Cũng vì quá quen với công việc “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở.
Điện nước phải đi xin về dùng. Đêm đến muỗi vo ve, côn trùng kêu inh hỏi. Thế nhưng, đi đâu ông cũng muốn về đây để được hưởng một không gian làng quê giữa lòng thành phố.
Dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở để trồng lúa. “Vài năm nữa chúng tôi sẽ được “nghỉ hưu”, vì nơi đây sẽ bị xóa bỏ, thay vào đó là những căn nhà cao tầng, các khu trung tâm thương mại sầm uất”, hướng mắt ra cánh đồng có đàn cò bay lượn trên không trung, ông Năm nói.
Bà trần Thị Phương Thảo, phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM xác nhận, đất ruộng ở phường đã có từ lâu, do những người nông dân đến đây thuê đất trồng lúa. Sau này, khu đất này nằm trong diện quy hoạch, nhưng đã giải tỏa, đền bù xong. Phía công ty sở hữu đất đã có dự án nhưng chưa triển khai, đất còn trống nên họ cho nông dân tiếp tục sản xuất lúa kiếm thu nhập. Khi dự án khởi công người nông dân sẽ phải trả lại đất.
Phía Ủy ban phường cũng yêu cầu, các hộ trồng lúa phải theo phương pháp truyền thống. Việc bón phân, phun thuốc trừ sâu phải theo đúng quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và chất lượng nông sản.
Thương 'em bé Mường Lát', vợ chồng Sài Gòn gác giấc mộng ô tô
Cuối năm, vợ chồng chị Phương muốn đổi chiếc ôtô đời mới để đi làm nhưng nhìn thấy cô bé không manh áo, bò lê giữa trời rét, họ đã quyết định đón bé về nuôi, dành tiền tiết kiệm chữa chân cho em.
" alt="Đất vàng xây biệt thự triệu đô, cụ ông dựng chòi cấy lúa trồng rau" />Dàn nghệ sĩ hoá thân già nua, đi họp lớp sau 60 năm ra trường để ôn lại thời thanh xuân sôi nổi. "Nhà hát Tuổi trẻ đã có thế hệ đạo diễn tài hoa dựng hài kịch như NSND Lê Hùng, NSƯT Chí Trung... và nhiều nghệ sĩ trẻ khác. Tuy nhiên, dựng hài kịch không dễ, để có một đạo diễn hài kịch giỏi, chúng tôi phải tập trung đào tạo hơn nữa thế hệ đạo diễn ở nhà hát độ tuổi 35-40. Vì thế, tôi muốn mời NSƯT Chí Trung dựng chương trình Tiếng gọi mùa hè, cho các đạo diễn trẻ có môi trường học tập. Họ vừa làm đạo diễn vừa làm trợ lý rất nhiều chương trình khác nhằm kế thừa những tinh hoa của thế hệ đàn anh", NSƯT Sĩ Tiến chia sẻ.
Thu Quỳnh vác bụng bầu 5 tháng lên sân khấu. Trước câu hỏi của PV VietNamNet: Thế hệ trẻ hiện nay tiếp cận hài kịch khác trước, từng nổi tiếng với hài kịch thâm thuý sâu sắc, nghệ sĩ Chí Trung phải đan cài như thế nào cho vở diễn bớt nặng, gần hơn với giới trẻ, NSƯT Chí Trung bày tỏ: "Đây là sự trăn trở không riêng của Nhà hát Tuổi trẻ mà cả Đài Truyền hình Việt Nam trong Táo Quânnăm nay. Đó là vấn đề rất rộng, phải có sự tiếp nối kế thừa, tất cả rồi sẽ lớn. Tôi sẽ rèn các bạn ở nhà hát lớn thật nhanh để đáp ứng được nhu cầu của khán giả trẻ. Đúng, những cái cũ của tôi tưởng là hay nhưng có khi lại không hợp với công chúng bây giờ. Tôi trông chờ vào trợ lý, nghe các em đóng góp. Cái tôi thấy hay thì áp dụng luôn, ngược lại sẽ loại bỏ".
Nghệ sĩ tếu táo nói khi xem vở diễn, khán giả sẽ thấy 'hot' hơn Táo Quân.
Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh (váy vàng) cũng tái xuất sân khấu sau thời gian 'chán nản vì vắng bóng người xem'. Chương trình hài kịch - ca nhạc Tiếng gọi mùa hègồm bộ 3 tiểu phẩm: Bắt thi, Tiến sĩ, Trận đồ bát quát.Thông qua những câu thoại hóm hỉnh, lối diễn xuất duyên dáng, độc đáo mang đậm phong vị của Nhà hát Tuổi trẻ, những nghệ sĩ tài năng sẽ dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình với tiếng cười và cả nhiều suy ngẫm.
Tiếng gọi mùa hècó sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Đức Khuê, NSƯT Tuấn Anh, NSƯT Quang Ánh, NSƯT Nguyệt Hằng, NSƯT Hoa Thúy, NSƯT Thanh Bình, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Lệ Quyên, Chí Huy, Anh Thơ, Thanh Tú, Quỳnh Dương, Duy Anh, Đàm Hằng, Huy Hoàng, Minh Trung, Hoàng Minh, Nguyễn Tú, Thùy Dung, Thanh Hòa, Đức Anh...
Đan xen hài kịch là những nhạc phẩm trữ tình, sâu lắng thể hiện bởi các giọng ca: NSƯT Ánh Tuyết, Hoàng Nga, Thanh Nhàn với Xuân đã sang diệu kỳ(Đỗ Bảo), Nhà em ở lưng đồi (Đức Trịnh),Mùa chim én bay (Hoàng Hiệp), Bài học đầu tiên(Trương Xuân Mẫn)...
Vở diễn chính thức công diễn vào 20h ngày 17/2 (mùng 8 Tết Giáp Thìn).
NSƯT Chí Trung 5 năm sau chia tay Ngọc Huyền: Còn nặng tình nên khó làm bạn5 năm sau chia tay Ngọc Huyền, Chí Trung giờ đây có cuộc sống hạnh phúc bên bạn gái kém 18 tuổi. Với vợ cũ, anh nói, chẳng dằn vặt hay tiếc nuối nhưng thương, nhớ và tình thì vẫn còn đó..." alt="NSƯT Chí Trung tái xuất sân khấu hài kịch hứa nóng hơn Táo Quân" />
- ·Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
- ·Bộ GTVT nói gì về đề xuất đăng kiểm ô tô theo km?
- ·Người nước ngoài mua nhà
- ·Tuấn Hưng bị xem xét xử phạt vì hát không phép ở phố đi bộ
- ·Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá
- ·Nguyệt Hằng
- ·60 năm vang mãi bản hùng ca cảnh sát Nhân dân Việt Nam
- ·Nước Ý bảo vệ di sản ô tô trước sự thâu tóm từ Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Nottingham vs MU, 2h00 ngày 2/4: Quỷ đỏ lên tiếng
- ·Mua nhà bằng lương