“Làm con dâu cô nhé”
Những năm học cấp 2,ấycontraicôchủnhiệmXThanhHóađượcyêuthươngvôbờkết quả tỷ số bóng đá hôm nay Hương Ly (SN 1997, thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa) học cùng lớp với con trai cô giáo chủ nhiệm. Lên cấp 3, tình bạn của cả hai gián đoạn vì học khác trường.
Vào đại học, không hẹn mà gặp, Hương Ly lại học cùng trường với con trai cô chủ nhiệm thời cấp 2. Cả hai nối lại tình bạn, đi chơi rồi yêu nhau.
Ly kể: “Sau nhiều lần đi chơi, anh ấy nói không thích làm bạn thân của tôi nữa rồi tỏ tình. Tuy vậy, tôi liên tục từ chối. Đến lần thứ 7 anh ngỏ lời yêu, tôi mới đồng ý.
Tôi từ chối tình cảm của anh vì cả hai chơi thân với nhau từ nhỏ. Tôi sợ khi yêu cả hai sẽ mất đi tình bạn, chứ không phải vì mẹ anh là giáo viên chủ nhiệm của mình.
Tôi không có áp lực với điều này. Bởi, ngày còn học với cô, tôi cũng ngoan, hai cô trò có ấn tượng tốt với nhau.
Thậm chí, lúc trước, khi đến chơi nhà, cô còn trêu tôi: 'Có người yêu chưa? Làm con dâu cô nhé'. Cuối cùng, điều ấy đã trở thành hiện thực. Cô giáo chủ nhiệm trở thành mẹ chồng của tôi”.
Về làm dâu bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1969), Hương Ly sớm đón nhận tình yêu thương của mẹ chồng. Tết đầu tiên về làm dâu, Ly thấy mẹ chồng xót xa khi biết chị đứng rửa chén một mình. Thương con dâu, bà Hoa liên tục động viên, giúp đỡ.
Cưới xong ít lâu, vợ chồng Hương Ly ra ở riêng.
Dù vậy, đôi vợ chồng trẻ vẫn thường xuyên về thăm cha mẹ. Mỗi khi Hương Ly về thăm, nấu cơm, rửa bát, vợ chồng bà Hoa đều ngồi hoặc loanh quanh trong bếp cho đến khi chị làm xong việc vì lo con dâu buồn, tủi thân.
Thương yêu hết mực
Bà Hoa yêu chiều con dâu đến nỗi chỉ cần thấy Hương Ly đang học hay đang làm việc gì đó, bà lại giành làm, không cho chị đụng tay. Bà nổi tiếng là người mẹ nghiêm khắc, sẵn sàng phạt nặng các con.
Dù vậy, từ ngày về làm dâu, Hương Ly chưa bao giờ thấy bà to tiếng với mình. Thay vào đó, bà thường xuyên mua quần áo, gần gũi, quan tâm con dâu từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Tình yêu thương của bà dành cho con dâu khiến nhiều người lầm tưởng Hương Ly là con gái ruột của mẹ chồng.
Hương Ly nhớ lại: “Khi đi lấy chồng, mẹ tôi dặn rằng: 'Không cần biết mọi người có yêu thương con hay không nhưng con phải yêu thương gia đình chồng trước'.
Dù vậy, khi về làm dâu tôi may mắn được mọi người trong gia đình chồng yêu thương. Đặc biệt là mẹ chồng. Mẹ lúc nào cũng cố gắng vun vén cho cuộc sống của chúng tôi tốt đẹp hơn.
Tôi nhớ lần mình vừa xuất viện và được bố mẹ ruột xin đưa về nhà chăm sóc. Thời gian ấy, mỗi chiều khi đi làm về, mẹ chồng lại chưng yến với táo đỏ rồi mang đến tận nhà cho tôi ăn.
Đến bây giờ, mỗi khi về nhà mẹ, sáng mẹ vẫn dậy sớm nấu xôi lạc cho tôi ăn. Chiều đi làm về, tôi vẫn ăn cơm mẹ nấu.
Có hôm mệt quá, tôi ngủ trưa đến 4h chiều mà mẹ vẫn không phiền. Ngược lại, bà còn bảo cứ ngủ thoải mái, không sao".
Điều khiến Ly thấy mình may mắn, hạnh phúc nhất là luôn được mẹ chồng cảm thông, chia sẻ trong mọi hoàn cảnh. Trong thời gian vợ chồng lên kế hoạch sinh con, Hương Ly rất áp lực, lo lắng vì đợi mãi chưa có tin vui.
Biết chuyện, bà Hoa gọi điện, chia sẻ, động viên. Bà nói: "Con cứ vui vẻ, ăn ngủ bình thường. Có thì tốt mà chưa có thì cũng không sao, miễn là các con sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau là được”. Mỗi khi nhớ lại kỷ niệm này, Ly đều xúc động đến rơi nước mắt.
Thương mẹ chồng, khi có thời gian, Hương Ly lại ngồi bên cạnh vừa bóp chân tay vừa trò chuyện, lắng nghe những tâm tư của bà Hoa. Những lúc ấy, Ly thường mong mẹ chồng chia sẻ hết những lo lắng của mình dành cho mình và gia đình.
Hương Ly tâm sự: “Tất cả những chia sẻ, góp ý của mẹ, tôi đều lắng nghe, ghi nhận. Dù vậy, tôi vẫn thành thật với mẹ rằng, tôi sẽ tham khảo ý kiến của mẹ một cách có chọn lọc.
Tôi luôn sống chân thành nhất với mẹ. Tôi nghĩ đó là bí quyết để gia đình hạnh phúc, đoàn kết với nhau”.