Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại sự kiện (Ảnh: Tuấn Anh).
Đồng thời, chủ động phối hợp trong xây dựng quy định, chính sách pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
"Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được đầu tư. Tuy nhiên, trang thiết bị hiện đại vẫn chủ yếu tập trung tại tuyến trung ương.
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đang tích cực nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, từng bước đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn...", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, khoa học kiểm nghiệm thực phẩm là một chuyên ngành đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ và hiệu quả từ phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc tiên tiến và hiện đại.
Trong những năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được chú trọng đầu tư, nhờ đó đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của ngành kiểm nghiệm thực phẩm.
Tuy nhiên, tình hình thực tế các sự cố an toàn thực phẩm gần đây cho thấy vẫn còn những mối nguy hiện diện trong các sản phẩm thực phẩm tiêu thụ hằng ngày.
"Do đó, ngoài việc đầu tư phát triển về các kỹ thuật kiểm nghiệm hiện đại, chuyên sâu, các phòng kiểm nghiệm cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý an toàn thực phẩm", PGS Hảo nhấn mạnh.
Đánh giá nguy cơ nhằm xếp hạng nhóm thực phẩm có nguy cơ
Theo TS Trần Cao Sơn, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, phân tích nguy cơ là một quá trình nhằm xác định các mối nguy, xác lập các ảnh hưởng đối với sức khỏe, tìm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ, thông báo thông tin nhằm phòng tránh nguy cơ, phân loại các nguy cơ.
"Thực phẩm nào có nguy cơ cao nhất thì kiểm soát chặt nhất, việc xếp loại nguy cơ để từ đó chúng ta có biện pháp phòng ngừa, tần suất giám sát phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế, nghiên cứu đánh giá nguy cơ tại nước ta còn ít, mới chỉ tập trung vào mối nguy hóa học, mối nguy vi sinh đóng vai trò quan trọng thì ít nghiên cứu thực hiện", TS Sơn nói.
Vì thế, ông cho rằng cần xây dựng và tạo điều kiện phát triển đơn vị đầu mối đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu cho đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức…
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc, nhóm An ninh Y tế và các tình trạng Y tế Công cộng khẩn cấp, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cũng đánh giá gánh nặng bệnh tật do thực phẩm là rất lớn. Ước tính trên thế giới cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh liên quan đến thực phẩm.
Các bệnh lây truyền qua thực phẩm có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính mỗi năm các bệnh này gây ra 420.000 ca tử vong trên toàn cầu, đáng buồn là 1/3 trong số này là trẻ em.
" alt=""/>Mối nguy mất an toàn thực phẩm vẫn còn hiện diệnĐây là một tư thế mở hông cổ điển, phù hợp với mọi trình độ (Ảnh: V.D).
Để thực hiện tư thế con bướm:
- Bắt đầu ở tư thế ngồi.
- Nhẹ nhàng uốn cong đầu gối của bạn và ấn lòng bàn chân vào nhau.
- Đan các ngón tay quanh phía ngón út của bàn chân hoặc đặt tay lên mắt cá chân hoặc cẳng chân.
- Kéo dài cột sống của bạn và mở ngực.
- Kéo vai của bạn xuống và đóng ngực lại.
Bạn hãy giữ vị trí này trong tối đa 5 phút. Hoặc bạn cũng có thể nhịp đập hai đầu gối lên xuống liên tục.
Lợi ích của tư thế cánh bướm
Theo Healthline, tư thế con bướm mang lại một số lợi ích và là tư thế phổ biến trong các lớp yoga như Hatha, Vinyasa và Yin. Ngồi thẳng và kéo dài cột sống của bạn trong tư thế cánh bướm giúp cải thiện tư thế và nhận thức về cơ thể.
Tư thế này nhắm vào các cơ lưng dưới, hông và đùi, giúp giảm đau, khuyến khích sự linh hoạt và tăng phạm vi chuyển động. Nhìn chung, tư thế này có tác dụng xoa dịu, thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó cũng có thể giúp giải phóng sự căng cứng ở hông và các khu vực xung quanh.
Để tăng cường tác dụng giảm căng thẳng này, hãy tập trung vào việc hít thở sâu hoặc tập bài tập thở khi bạn đang ở tư thế này.
Mặc dù nghiên cứu về các tư thế yoga riêng lẻ còn hạn chế, nhưng có nghiên cứu đáng kể về các thói quen yoga bao gồm tư thế con bướm.
Tăng cường sức khỏe vùng chậu
Một nghiên cứu nhỏ đã tạo ra một chương trình yoga trị liệu cho phụ nữ bị đau vùng chậu mãn tính. Những phụ nữ tham gia các lớp yoga hai lần một tuần với 12 tư thế yoga, bao gồm cả tư thế con bướm. Các giảng viên hướng dẫn các chị em tập yoga tại nhà 1 giờ mỗi tuần.
Sau 6 tuần, những phụ nữ này đã giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau vùng chậu và tác động của nó đến các hoạt động hàng ngày, sức khỏe tinh thần và chức năng tình dục.
Tốt cho nam giới
Bài tập giãn cơ háng này có lợi cho hầu hết nam giới - đặc biệt là nhân viên văn phòng và vận động viên - vì nó giúp hông săn chắc và cải thiện khả năng vận động. Thực hiện động tác giãn cơ này cả trước và sau khi tập luyện để vận động hông và giảm áp lực ở lưng dưới hoặc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy căng cứng và muốn giãn cơ nhanh chóng.
Cải thiện chánh niệm
Bạn có thể sử dụng tư thế này để phát triển nhận thức bên trong và chuẩn bị cho cơ thể ngồi trong thời gian dài khi thiền định.
Trong một nghiên cứu nhỏ khác, những người tham gia chương trình kéo dài 6 tuần bao gồm lớp yoga Vinyasa kéo dài 60 phút, sau đó là thiền có hướng dẫn trong 30 phút đã trải qua sự gia tăng đáng kể về kỹ năng chánh niệm và giảm mức độ lo lắng và căng thẳng.
Giảm căng thẳng
Tư thế canh bướm giúp thả lỏng lưng dưới, hông và đùi trong của bạn, điều này có thể làm giảm sự khó chịu và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn về tổng thể. Nó cũng có thể có tác dụng xoa dịu, thư giãn, giúp bạn quản lý và xả stress.
Theo một đánh giá nghiên cứu gần đây, hầu hết các loại hình yoga đều có lợi trong việc giảm căng thẳng ở những người khỏe mạnh.
Giảm trầm cảm
Thực hành tư thế con bướm như một phần của thói quen yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm.
Kết quả của một nghiên cứu nhỏ cho thấy yoga có thể làm giảm mức độ trầm cảm ở những người bị trầm cảm nặng từ nhẹ đến trung bình. Những người tham gia các lớp yoga Hatha 90 phút hai lần một tuần trong 8 tuần đã giảm đáng kể mức độ trầm cảm.
Tốt cho thai phụ
Bạn có thể đưa tư thế cánh bướm vào thói quen tập yoga trước khi sinh một cách an toàn trong suốt thai kỳ. Nó giúp giảm căng thẳng và căng cứng ở lưng dưới, hông và đùi trong, giúp tăng tính linh hoạt và thúc đẩy thư giãn.
Tư thế này cũng giúp tăng cường sức mạnh và tăng cường lưu thông ở cơ sàn chậu của bạn. Những lợi ích này có thể giúp bạn chuẩn bị về mặt thể chất cho quá trình sinh nở và có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.
Yoga trước khi sinh cũng có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và giảm phản ứng với cơn đau đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe tinh thần.
" alt=""/>Tư thế yoga cực kỳ đơn giản tốt cho cả nam và nữBệnh nhân điều trị tim mạch tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Ảnh: Hoàng Lê).
TS.BS Hải cho biết, bệnh tim mạch rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong vòng 6 tháng chẩn đoán ung thư lên đến 4,7%, cao hơn 2 lần so với bệnh nhân không có ung thư (2,2%). Nếu là bệnh ung thư phổi hay giai đoạn ung thư muộn, nguy cơ trên càng cao hơn.
Có 43% bệnh nhân ung thư tinh hoàn gặp tình trạng tăng huyết áp, so với 31% bệnh nhân nam bình thường. Ung thư tinh hoàn cũng liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ hội chứng chuyển hóa, béo phì và rối loạn lipid máu.
Với bệnh nhân ung thư vú, 87% trường hợp có yếu tố nguy cơ tim mạch. Còn ở bệnh nhân ung thư phổi, nguy cơ tử vong vì tim mạch sẽ tăng 30% nếu việc xạ trị hướng về tim. Ở bệnh nhân ung thư là trẻ em, nếu có bệnh tim mạch thường chỉ sống dưới 40 tuổi, mốc tuổi sớm hơn gần 8 năm so với dân số chung.
Theo TS.BS Hải, nếu ung thư làm tăng nguy cơ biến cố và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tim mạch, thì người bị bệnh lý tim mạch cũng dễ xuất hiện ung thư mới mắc. Khi nhận ra sự kết nối giữa ung thư và tim mạch sẽ có ý nghĩa lâm sàng trong việc chẩn đoán, điều trị.
Cụ thể, khi tiến hành điều trị ung thư, bác sĩ phải xem xét xác suất độc tính với tim, như loại thuốc hóa trị dự định sử dụng, loại thuốc hóa trị dùng trước đó, liều dùng của thuốc.
Trước khi hóa trị, cần theo dõi các bệnh lý tim mạch cụ thể của bệnh nhân, như suy tim, bệnh cơ tim do hóa trị, bệnh van tim nặng, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp... để có cách kiểm soát.
Song song đó, cũng cần theo dõi tuổi và các yếu tố nguy cơ tim mạch, như tiền căn gia đình, tiền sử bệnh thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh nhân có hút thuốc lá, béo phì hay không...
Báo cáo viên kết luận, để nhận diện đúng tình trạng, phân loại chính xác mức độ độc tính cho tim khi điều trị ung thư ở mức thấp, trung bình hay cao, cần có sự phối hợp hội chẩn giữa chuyên gia tim mạch và ung thư, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS Nguyễn Hoàng Hải cho biết, trong quá trình điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người mắc nhiều bệnh nền, muốn đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, không chỉ của bác sĩ điều trị trực tiếp mà còn cần sự tham gia của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, dược sĩ, điều dưỡng, chế độ dinh dưỡng...
Hội nghị khoa học năm nay diễn ra sau một năm dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, với số lượng 53 bài báo cáo trong 9 phiên chuyên đề như Ngoại khoa, Sản - Phụ khoa, Tim mạch, Ung thư, Gây mê hồi sức..., tăng hơn so với khi dịch bùng phát. Điều này cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong giai đoạn nhiều biến động, vừa không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
" alt=""/>Căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, rất nhiều người bị ung thư mắc phải