Làm cán bộ lớp là công việc đòi hỏi những phẩm chất tâm lý tổng hợp, không phải bé nào cũng có tố chất để làm. Đây là cơ hội để trẻ thể hiện trách nhiệm của mình đối với tập thể, giúp giáo viên chủ nhiệm giám sát, nhắc nhở các bạn tuân thủ nội quy của lớp, của trường để chung tay xây dựng nề nếp kỷ luật.
Qua việc làm “quan nhí”, trẻ hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho việc hòa nhập xã hội sau này. Nhiều trẻ trưởng thành hơn và có kỹ năng ứng xử giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phán đoán, ra quyết định... khi thực thi trách nhiệm của mình. Nhưng cũng có trẻ nhận ra sức mạnh của mình có thể ảnh hưởng đến người khác, nên sử dụng uy quyền để ra oai bắt nạt bạn bè, thậm chí bao che cả bạn vi phạm kỷ luật!
Chị Hồng có con học lớp 3 tâm sự rằng giáo viên chủ nhiệm vừa mời chị đến trường để nói chuyện về việc con gái chị - cô lớp trưởng vốn ngoan ngoãn, học giỏi đã trở thành “đại ca” trong lớp. Chị sốc khi biết con mình “lợi dụng chức vụ” để bắt các bạn quy phục và “cống nạp” vật chất... dù gia đình chị không để bé thiếu thốn.
Các bạn trong lớp răm rắp nghe theo, nếu không sẽ bị lớp trưởng ghi tên, bắt tham gia vào những buổi trực nhật để cô giáo phạt, hoặc thậm chí lôi kéo cả lớp tẩy chay kẻ chống đối! Chị không ngờ được bé con nhà chị đã “lợi dụng chức vụ” của mình, trở thành “gấu nhí” bắt nạt, dọa dẫm các bạn.
Có phụ huynh chỉ muốn con mình là học sinh bình thường vì sợ khi có chức tước trong lớp, trẻ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Việc “bắt lỗi” các học sinh khác có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ghét, bị công kích; thầy cô lại trút trách nhiệm lên trẻ để chỉ trích, khi bạn bè vi phạm quy chế nhà trường hoặc học không nghiêm túc; bên cạnh áp lực học tập thì gánh nặng trách nhiệm của vị trí đầu tàu càng làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi…
Cần giáo dục cho trẻ nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với tập thể lớp học để trẻ có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ giao tiếp học đường. Giúp trẻ hiểu rằng muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo phải rèn ý thức tự giác cao trong học tập; để được các bạn tin tưởng, nể phục, trẻ phải biết tạo uy tín bằng sự gương mẫu và tích cực của bản thân.
Qua đó, trẻ sẽ có được môi trường để tự rèn những phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, năng lực điều hành lãnh đạo và làm việc nhóm... Nếu trẻ có năng lực và tố chất lãnh đạo, cha mẹ nên khích lệ và ủng hộ trẻ, bởi thông qua công việc thực tế, trẻ sẽ học được các phương thức xử lý và giải quyết vấn đề, trở nên năng động, tự tin và trưởng thành rất nhiều trong vai trò người thủ lĩnh.
(Theo Phụ Nữ TP.HCM)
Sẽ có chủ tịch hội đồng tự quản học sinh ở lớp tiểu học?" alt=""/>Con thích… 'làm quan'Theo bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu: "Israel là điểm đến tiếp theo trong hành trình của VinFast. B-EV Motors sẽ cùng chúng tôi đặt nền móng vững chắc cho sự hiện diện của VinFast tại thị trường này. Chúng tôi cùng chia sẻ tầm nhìn về di chuyển điện hóa - giao thông phải xanh hơn, thông minh hơn".
Israel đang sở hữu động lực mạnh mẽ trong việc phát triển di chuyển điện hóa nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030, 100% xe bán ra trên thị trường là xe điện.
Với các lợi thế sẵn có về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện, giá điện thấp, nền tảng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đây là thị trường lý tưởng để VinFast nhanh chóng thúc đẩy phát triển kinh doanh các sản phẩm xe điện, gia tăng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Phúc Vinh
Trong khi mỏ quặng không khan hiếm, nguồn cung một số loại than chì dùng để sản xuất pin xe điện có thể thiếu hụt trong năm nay.
" alt=""/>VinFast bán xe điện tại Israel