Những đứa trẻ ấy không nhận ra đâu là giới hạn của việc nhận về, cho đi và thể hiện lòng biết ơn.Một Chủ nhật, tôi có hẹn bên ngoài vào giờ cơm trưa, cô con gái 13 tuổi của tôi gọi cho mẹ và báo rằng con đang đói. Khi nghe tôi nói mẹ ở ngoài, con gái tôi liền trách: “Sao mẹ về trễ mà không chuẩn bị bữa ăn trước?”. Con bé không hề bận tâm mẹ có việc gì và vì sao phải ở ngoài đường vào giờ cơm. Đó chỉ là một cuộc điện thoại bình thường nhưng khiến tôi suy nghĩ mãi.
Không biết từ khi nào tôi đã trở thành người giải quyết mọi vấn đề giùm con, từ nhu cầu cơ bản nhất là tự kiếm cơm để ăn khi đói. Giọng con bình thản như thể đó chính là trách nhiệm của mẹ. Tôi bần thần tự hỏi: “Mình đã làm gì con mình?”.
Nhận diện những đứa trẻ được nuông chiều thái quá
Không khó để chúng ta có thể bắt gặp quanh mình những đứa trẻ được cưng chiều quá mức. Thực tế, việc nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều kỹ năng nhưng đa phần chúng ta lại nương theo bản năng mà dạy con. Bây giờ, trong việc yêu chiều một đứa trẻ, chẳng còn ranh giới nào giữa hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế hay trình độ nhận thức của cha mẹ.
Cách đây vài hôm, trong một quán cà phê, tôi tình cờ chứng kiến cảnh một đứa trẻ chừng bảy tuổi lăn đùng ra giữa quán khóc rống lên chỉ vì mẹ không đồng ý cho cậu bé gọi thêm một phần thức uống.
Câu chuyện loáng thoáng có vẻ như con đang dư cân và phải kiêng đồ ngọt. Trên bàn la liệt thức ăn nhưng cậu nhóc vẫn cứ gào lên đòi một phần trà đào. Người phụ nữ cứ dỗ dành, giọng vẫn ngọt ngào tình cảm. Bạn tôi nói: “Nếu là mình, chắc mình cho liền mấy roi”.
Đa phần chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất thường của người khác mà chẳng nhận ra rằng chính mình cũng không được bình thường. Bạn tôi thực ra cũng nuông chiều con thái quá. Hai con của bạn là những đứa trẻ luôn được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu.
Trước đó, bạn vừa khoe mới mua cho con bộ tai nghe của Apple với giá hơn 4 triệu đồng. Một đứa trẻ 10 tuổi sở hữu một bộ tai nghe đắt tiền liệu có phải là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sai, nhất là khi cảnh nhà bạn tôi cũng không quá dư dả?
Chúng ta thường nhân danh tình yêu thương và dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Việc đáp ứng những yêu cầu dù nhỏ nhất ấy giống như cách hóa giải một ám ảnh tâm lý trong tiềm thức của bố mẹ - những thiếu thốn của chính bản thân chúng ta trong quá khứ thường được giải quyết bằng việc bù đắp tất cả cho con.
Chúng ta không có thời gian cho con nên bù đắp bằng những thứ đắt tiền hoặc đáp ứng các yêu cầu của trẻ để chứng tỏ tình yêu đối với con. Cứ thế, chẳng cần bất cứ ràng buộc nào, người lớn đã vội đáp ứng mọi thứ.
Cách hành xử của cha mẹ đã biến bọn trẻ thành những đứa trẻ ưa ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh, xem việc người lớn đáp ứng nhu cầu của mình là chuyện hiển nhiên.
Tại sao những đứa trẻ được nuông chiều thường vô ơn?
Khi tôi đặt vấn đề này với nhiều bậc cha mẹ, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Thực sự đây cũng không phải là quan điểm dễ dàng được chấp nhận. Có mấy ai can đảm nhìn nhận lại quá trình dạy con của mình và điều chỉnh. Có mấy ai đủ tỉnh táo để nhận biết mình có đang đi sai đường, thương con mù quáng và đang tước đi cơ hội được trưởng thành của con. Mấy ai tự nhận thấy rằng thật đáng lo ngại trước một thế hệ được bảo bọc từ nhỏ đến lớn, cơm không tự ăn, nước có người nhắc mới uống.
Những đứa trẻ ấy chỉ biết ăn món nào ngon nhất, dùng đồ nào đẹp nhất mà không cần biết những thứ đó từ đâu mà có. Rồi chúng sẽ trở thành những con người chỉ quen hưởng thụ. Những đứa trẻ được bảo bọc từ bé, nâng như nâng trứng, chưa từng bị té đau, chưa từng vận động nặng… chắc chắn sẽ lớn lên với tâm thế thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự sắp đặt của người khác.
Truyền thông Trung Quốc từng kể câu chuyện về Lý Sâm - một người lớn lên trong một gia đình bình thường nhưng được bố mẹ nuông chiều một cách kỳ quặc. Thuở Lý Sâm là học trò, chỉ cần thầy cô phiền trách, bố mẹ anh đã xông vào trường quậy phá. Khi bố mẹ lần lượt qua đời, Lý Sâm không biết cách làm việc để nuôi sống bản thân, bởi mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ anh đã quen được bố mẹ làm cho. Sau đó, Lý Sâm phải đi xin ăn rồi chết cóng trong một mùa đông lạnh lẽo. Câu chuyện về cuộc đời Lý Sâm đã được nhiều ông bố bà mẹ lấy làm bài học để tự răn chính mình.
Tuấn - một du học sinh tại Úc - kể anh từng oán trách bố mẹ thay vì biết ơn, dù anh biết bố mẹ đã nuôi mình cực khổ suốt bấy nhiêu năm. Khi vừa đặt chân đến xứ người, điều khiến anh hoảng hốt nhất là khi nhớ ra mình không biết nấu cơm. Lúc đó, anh có cảm giác bố mẹ đã quá tàn nhẫn với mình khi không hề cho anh một trải nghiệm thực tế nào, kể cả những việc đơn giản như nấu cơm, rửa chén, quét nhà…
Anh đã từ chối về nhà khi cảm nhận bây giờ mình mới được sống. Mẹ Tuấn từng khóc hết nước mắt khi đứa con trai duy nhất mà đến lớp 10 mình vẫn còn gỡ xương cá cho ăn, những tưởng sẽ khó sống khi thiếu mẹ, lại quay lưng với bà trong chớp mắt với câu nói lạnh lùng: “Con không về nước nữa đâu”. Là con một, lại là đích tôn, Tuấn vốn được “ngậm thìa vàng” từ khi vừa ra đời. Mẹ anh từ một kế toán trưởng đã nghỉ việc ở nhà chăm con. Tuấn lớn lên trong những điều kiện vật chất thừa mứa và tình yêu thương đặc biệt của mẹ anh để rồi chính anh là người lên tiếng khước từ bố mẹ.
William Golding - tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học - đã nói: “Nếu một đứa trẻ không bị trừng phạt bởi những hành vi sai, lớn lên chúng sẽ thành những con người hung ác”. Câu nói đó nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng không phải là không có lý. Không thể tự nhiên mà có những đứa trẻ lớn lên lại trở nên bạc bẽo và lạnh nhạt với chính gia đình mình.
Cũng chẳng có gì tự nhiên nếu sau này con chúng ta không biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho chúng. Những câu nói kiểu như “Bố mẹ ngày xưa đã cực khổ, đã hy sinh mọi thứ, đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất…” rồi cũng đến lúc trở thành những câu nói thừa thãi.
Cuối cùng, gia đình, bố mẹ vẫn là chốn bình an nhất cho những đứa trẻ lớn lên, trưởng thành. Yêu thương vẫn muôn đời là đích đến, là nền tảng của mọi vấn đề. Những đứa trẻ lớn lên vẫn luôn cần được yêu thương, chăm sóc, lắng nghe những lời tình cảm từ bố mẹ, hiểu rằng mình lớn lên ở một gia đình có nền nếp và được giáo dục đầy đủ để hội nhập, để có thể sống được ở bất cứ môi trường nào.
Quan trọng hơn, mỗi đứa trẻ cần được dạy làm người tử tế, biết thể hiện lòng biết ơn.
Theo Phụ Nữ TP.HCM
![3 thói quen làm trẻ kém phát triển ngôn ngữ, nhiều phụ huynh mắc phải mà không biết](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/giadinh.mediacdn.vn/zoom/600_315/296230595582509056/2021/11/23/avatar1637632676914-163763267732925002007.jpeg?w=145&h=101)
3 thói quen làm trẻ kém phát triển ngôn ngữ, nhiều phụ huynh mắc phải mà không biết
Thói quen sai lầm sẽ khiến cho trẻ bỏ lỡ giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm nói, phát âm không rõ, ngôn ngữ kém logic...
" alt="Con hư vẫn là tại mẹ?"/>
Con hư vẫn là tại mẹ?
![](<table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/12/16/16/cau-lac-bo-trieu-phu-nhung-khong-phai-ai-co-tien-cung-vao-duoc.jpg) |
R360 là câu lạc bộ chỉ dành cho những người có giá trị tài sản ròng từ 100 triệu USD trở lên. |
Charles Garcia, người đồng sáng lập R360, một câu lạc bộ xã hội và đầu tư dành cho các triệu phú, cho biết: “Kết nạp nhầm người sẽ làm sụp đổ một cộng đồng”.
“Soho House” - tập đoàn tư nhân lâu đời lập ra R360 nhắm đến bất kỳ ai có tài sản ít nhất 100 triệu USD. Chỉ riêng phí đăng ký làm thành viên đã lên tới 180.000 USD (có giá trị trong vòng 3 năm), nhưng không phải cứ có đủ tiền là vào được.
Chỉ riêng ở Mỹ, có tới hơn 20.000 gia đình có tài sản ở mức trên 100 triệu USD - nhưng chỉ những người chứng minh được nguồn tiền đó sạch và có ý thức về mục đích cao cả của cuộc sống mới vượt qua được vòng thẩm định của ủy ban xét duyệt.
Một người từng bị từ chối vì gia đình anh ta thích vung tiền vào những thứ xa xỉ. Hay một người 86 tuổi cũng bị từ chối vì rõ ràng ông coi R360 như một cơ hội để kết nối và bán các dịch vụ đầu tư của mình.
Pearl Baker Katz - một thành viên - cho biết, thật nhẹ nhõm khi nằm trong số những người hiểu được đặc thù của việc giàu có. “Tôi có thể mô tả chính xác về số tiền tôi có, điều mà hầu hết mọi người trên thế giới không làm được”, người phụ nữ 57 tuổi, thường nghỉ dưỡng mùa đông trên đảo Fisher và mùa hè ở San Diego, cho biết. Tài sản của bà đến từ việc cho sinh viên vay tiền với số vốn ban đầu 1 triệu USD mượn từ bạn trai. Tới năm 2009, công ty của bà có giá trị 144 triệu USD và bà bắt đầu nghỉ hưu ở tuổi 44.
Ông Garcia, 60 tuổi, nói: “Chúng tôi kiên quyết loại bỏ những người không phù hợp. Đây là điều không phải bàn cãi”.
Ông bố 4 con này là một cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ. Ông trở nên giàu có sau khi chuyển sang ngành quản lý tài sản và bán công ty của mình “Sterling Financial” vào cuối những năm 1990.
Ông đã nảy ra ý tưởng thành lập R360 khi đang theo học chương trình vườn ươm mạo hiểm tại Harvard. Ông tự hỏi điều gì còn thiếu đối với những người giàu có như ông mà các câu lạc bộ hiện tại không cung cấp?
Cá nhân Garcia từng là thành viên của “Tiger 21”, một “nhóm người cùng đẳng cấp có giá trị tài sản lớn” với mục tiêu đặt ra tương đối giống với R360, nhưng ông băn khoăn không biết làm cách nào để cải thiện nó. Vì vậy, R360 cung cấp cái mà Garcia gọi là “ốc đảo cho những người tạo ra của cải lâu dài và giữ cho gia đình của họ phát triển mạnh mẽ”.
Sự khác biệt giữa 2 tổ chức cũng rất rõ ràng. Trong khi, phí thành viên hàng năm của “Tiger 21” chỉ là 30.000 USD và bạn chỉ cần tài sản 10 triệu USD để tham gia, thì phí thành viên của R360 ở mức gấp đôi.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/12/16/16/cau-lac-bo-trieu-phu-nhung-khong-phai-ai-co-tien-cung-vao-duoc-1.jpg) |
Các thành viên tận hưởng một kỳ nghỉ ở đảo Necker thuộc quần đảo Virgin (Anh). |
Mỗi thành viên trong câu lạc bộ sẽ nhận được một cuốn sách là cẩm nang của câu lạc bộ có tên “Hơn cả tiền” do đồng sáng lập R360, Michael Cole là tác giả.
Nó cung cấp một lộ trình để sự giàu có của các thành viên được duy trì lâu dài, thậm chí dài hơn 3 thế hệ. Đó là một cách tiếp cận tổng thể, khuyến khích người giàu suy nghĩ về những thứ như “Gia đình bạn có mục đích rõ ràng nào không? hay “Bạn đóng vai trò gì trong cộng đồng?”.
Cái tên R360 cũng là một dấu hiệu cho sự cao cấp của nó - nó là viết tắt của Raziel, thiên thần hiểu biết mọi thứ trong truyền thuyết của người Do Thái.
Các thành viên gặp nhau 10 lần mỗi năm ở các địa điểm khác nhau. Họ sẽ được gặp gỡ các khách mời, là các diễn giả cao cấp, bao gồm các giáo sư Harvard và các tác giả sách bán chạy nhất.
Danh sách của câu lạc bộ được giới hạn ở mức 500 thành viên trong nước và 500 người ở nước ngoài. Tất cả đều phải được mời vào hoặc được giới thiệu để gia nhập. Nhưng cho đến nay, chỉ có 60 người cực kỳ giàu có vượt qua được các tiêu chí của Garcia. Trong số đó, có 48 thành viên, mỗi người đầu tư 350.000 USD cho 1,25% cổ phần của công ty.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/12/16/16/cau-lac-bo-trieu-phu-nhung-khong-phai-ai-co-tien-cung-vao-duoc-2.jpg) |
Một trong số các đặc quyền của câu lạc bộ là tiếp cận với “Global Guardian”, một công ty an ninh có thể giải cứu các thành viên nếu họ gặp rắc rối ở bất kỳ đâu trên thế giới. |
Baker Katz là một trong những người sáng lập. Bà nói: “Đó là một không gian an toàn mà tôi có thể đến và nhận được sự giúp đỡ về bất cứ điều gì tôi cần trong cuộc sống, bởi vì chúng tôi đang là cố vấn của nhau”. Bà cho biết, chính các kết nối trong R360 đã giúp bà lập kế hoạch cho “Deerhaven Gardens”, một khu vực dành cho phụ nữ điều trị phục hồi chức năng mà bà mới mở ở Bắc Carolina vào tháng 1/2021.
Nhưng bà nhấn mạnh rằng đó không phải là tất cả khi là thành viên của R360. Còn có rất nhiều điều khác nữa bạn có thể tìm thấy ở đây để sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.
Như một món quà chào mừng, R360 sẽ sắp xếp để một người viết truyện ghi lại cuộc sống của một thành viên mới trong một cuốn sách bìa cứng dày 200 trang. Ngoài ra, các thành viên còn được giữ an toàn bởi hệ thống an ninh được giám sát bởi cựu lãnh đạo an ninh mạng FBI. Bạn sẽ có một nút khẩn cấp trên điện thoại và khi nhấn nó, bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 15-20 giây dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nếu bạn gặp trục trặc với bình dưỡng khí khi đang lặn ở quần đảo Bora Bora và vấn đề quá phức tạp đối với các bác sĩ địa phương thì đã có “Global Guardian”. Đây là một công ty an ninh hoạt động 24/7 trên toàn thế giới, có hơn 50 trực thăng cứu nạn cho các thành viên tùy nghi sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Garcia giải thích : “Có vẻ như đây là một món hời, vì vậy chúng tôi rất kén chọn người mà chúng tôi cho gia nhập”.
Đăng Dương(Theo The NY Post)
![6 người đổi đời, trở thành triệu phú đô la theo cách không ai ngờ tới](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/12/07/18/rich-ava.jpg?w=145&h=101)
6 người đổi đời, trở thành triệu phú đô la theo cách không ai ngờ tới
Giàu có và nổi tiếng là ước mơ của nhiều người nhưng vô tình trở nên giàu có thì không phải ai cũng may mắn có được. Đôi khi tiền tự dưng lại tìm đến bạn một cách tình cờ.
" alt="Câu lạc bộ triệu phú chỉ người có 'tiền sạch, sống cao cả' mới được vào"/>
Câu lạc bộ triệu phú chỉ người có 'tiền sạch, sống cao cả' mới được vào
Có vô vàn lý do dẫn đến quyết định đường ai nấy đi của các cặp vợ chồng. Đôi khi họ hết yêu nhau hoặc không thể xử lý những khác biệt giữa hai người. Nhưng cũng có khi chỉ vì cô vợ luôn ngáy như sấm mỗi đêm hoặc anh chồng không chịu cùng vợ xem phim hoạt hình cũng đủ để một cặp đôi phải kéo nhau ra tòa. Dưới đây là những câu chuyện ly dị lạ đời nhất mà báo chí từng biết được:
1. Người chồng không thích bộ phim "Frozen" (tựa tiếng Việt là Nữ hoàng băng giá)
Chuyện hai vợ chồng có sở thích phim khác nhau là cực kỳ phổ biến. Đa số các bà vợ vẫn bỏ qua khi gout phim của chồng mình quá tệ, nhưng một phụ nữ Nhật Bản mới đây đã đệ đơn xin ly dị chồng sau khi phát hiện anh này "không mảy may quan tâm đến bộ phim Frozen", trang Metro News của Anh đưa tin. Cô này tuyên bố, "nếu như anh không hiểu được điều gì khiến cho bộ phim này tuyệt vời đến vậy thì anh hẳn là có trục trặc nào đấy về mặt đầu óc". Và rồi cô này nhất mực đòi ly hôn.
2. Cô ấy "thuộc sở hữu của một vị thần"
Đôi khi một cuộc hôn nhân đơn giản là mất đi phép màu của tình yêu. Ít nhất thì một người đàn ông ở Dubai đã lý giải như vậy khi ly dị vợ, theo trang Gulf News. Sau khi cô này từ chối ngủ cùng anh ta, gia đình nhà vợ giải thích với người chồng rằng cô vợ đã thuộc sở hữu của một "dijin" - một vị thần trong tín ngưỡng Ả - rập. Và đương nhiên là anh chồng không thể chấp nhận.
3. "Cái ấy" giả của anh chồng bị vỡ ngay lúc cao trào
Sau khi phát hiện ra rằng vợ mình không thực sự được thỏa mãn về chuyện ấy, một người đàn ông ở Nga đã đặt mua một món "đồ chơi" đặc biệt có hình dạng giống "cái ấy" nhưng với kích cỡ cực khủng để làm vợ bất ngờ. Nhưng theo trang Metro News, khi món đồ chơi này bất ngờ gãy đôi đúng lúc cao trào, người vợ đã như phát điên, bất chấp người chồng hứa hẹn sẽ mua lại cái khác. "Cô ấy nói rằng đã chán ngấy với những thất bại trên giường của tôi và muốn ly dị", người đàn ông khốn khổ tâm sự.
4. Vợ quá mê "chuyện ấy"
Đó chính là lý do mà một người đàn ông ở Ấn Độ đã dẫn ra khi đệ đơn xin ly dị vợ. Trước tòa, anh này khai rằng vợ mình "cáu kỉnh, cứng đầu và luôn trong tình trạng nghiện sex", buộc anh ta phải uống thuốc tăng sinh lực thường xuyên. Bà này cũng đe dọa sẽ ngủ với những người đàn ông khác nếu chồng không thể đáp ứng nhu cầu của mình.
5. Đặt nickname cho vợ là "Nhà tù Guantanamo" trong điện thoại
Không phải mọi nickname đều dễ thương như nhau. Cứ hỏi người phụ nữ Ả-rập Xê-ut vừa đệ đơn xin ly dị chồng sau khi phát hiện chồng mình đặt biệt danh cho mình trong điện thoại là Guantanamo thì rõ, trang Al Arabiya News đưa tin. Cô này tình ngờ biết chuyện khi gọi vào số máy của chồng và nhận ra anh ta đã để quên điện thoại ở nhà. Người chồng giải thích rằng nickname này chỉ để bảo vệ sự riêng tư của hai vợ chồng, rằng "không muốn những người xung quanh biết được là vợ tôi đang gọi". Nhưng bà vợ lập tức đáp trả: "Vậy hóa ra anh muốn người ta nghĩ Nhà tù Guantanamo đang gọi anh chăng?".
6. Vẹt nuôi tố cáo chồng đang ngoại tình
Một người phụ nữ Trung Quốc đã phát hiện ra sự vụng trộm của người chồng thông qua con vẹt nuôi, ABC News đưa tin. Chú vẹt này đã cung cấp nhiều đầu mối cho người vợ khi bắt đầu nói những từ như "ly dị", anh yêu em hay "hãy kiên nhẫn", hiển nhiên là học lỏm từ người khác. Không lây sau đó, cô này đã đến gặp luật sư và mang theo chú vẹt.
7. Cô vợ nhận nuôi 550 con mèo
Một người đàn ông đã ly dị vợ sau khi người vợ mang một lúc 550 con mèo về nhà, Times of Israel đưa tin. Trước tòa, người chồng nói rằng anh ta không thể ngủ trên giường vì mèo đã nằm chật cứng, cũng không thể ăn một bữa yên lành vì mèo nhảy hết lên bàn và đánh cắp thức ăn của mình. Cặp đôi sau đó đã cố hàn gắn nhưng bất thành vì người vợ từ chối tiễn đàn mèo đi.
8. Người chồng quá sạch
Một phụ nữ Đức đã ly dị chồng sau 15 năm chung sống vì không thể chịu nổi sự sạch sẽ của ông này. Theo Reuters, người vợ luôn ghét thói quen gọn gàng, ngăn nắp và lau dọn thái quá của chồng, nhưng một ngày, ông này đã đẩy mọi chuyện đi quá xa: Kéo đổ cả một bức tường trong nhà chỉ vì nó quá bẩn.
9. Vợ tôi hôn một con ngựa
Một người đàn ông đã ly dị vợ sau khi nhìn thấy bức ảnh chụp cô này đang hôn một chú ngựa trên mạng xã hội. Người vợ không hề xin lỗi mà chỉ nói rằng, bức ảnh thể hiện tình yêu động vật của mình. Cô cũng không muốn sống cùng một người đàn ông coi việc hôn ngựa tương đương với phản bội nữa.
10. Bà ta ngoại tình từ thập niên 40
Một cặp vợ chồng già người Ý đã quyết định ly dị vào năm 2011, sau khi người chồng 99 tuổi tìm thấy những lá thư tình giữa bà vợ 96 tuổi của mình với người yêu cũ, USA Today cho biết. Những lá thư này được viết từ thập niên 40, nhưng theo người chồng, một lần lừa dối thì mãi mãi là kẻ phản bội.
Y Lam
" alt="10 lý do ly dị điên rồ nhất thế giới"/>
10 lý do ly dị điên rồ nhất thế giới