Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến thắc mắc về chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh bởi thời gian dạy học trực tuyến có thể không chỉ trong 1 hoặc 2 tháng như năm ngoái mà có thể kéo dài hơn, thậm chí cả năm học. Trước những băn khoăn này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, thực hiện kế hoạch năm học trong bối cảnh đặc biệt, Bộ trưởng GD-ĐT đã chỉ đạo các cấp học rà roát điều chỉnh nội dung dạy học, đảm bảo chương trình nhưng tinh giản nội dung.
 |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Thành cho biết, Bộ đã có công văn 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Theo đó, nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Cùng đó, không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, không thực hiện, không yêu cầu,...
“Năm học này, chúng tôi tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng thiết thực, đảm bảo phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Song song với việc này, dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không quá tải cũng là một yêu cầu.
Bộ GD-ĐT đã có văn bản về dạy học trực tuyến và trên truyền hình; tới đây chúng tôi tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế hiện nay. Tinh thần là các nhà trường tổ chức dạy trực tuyến theo cách tăng cường, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài, giao bài qua zalo, thư điện tử, nhắn tin… như thế, khi học sinh vào học trực tuyến đã phải có sự chuẩn bị bài, đã đọc SGK từ trước. Khi đó, giờ học trực tuyến tương tác thực tập trung vào trao đổi, báo cáo, trả lời, giải đáp những vấn đề học sinh còn vướng mắc, giúp giảm thời gian ngồi trước màn hình online”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, trong tuần này hoặc tuần tới, Bộ GD-ĐT sẽ gửi tài liệu biên soạn đến các thầy cô để lan toả, tổ chức các giờ học trực tuyến nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Như vậy, thay vì ngồi trước màn hình thì học sinh có thể tự chủ hơn trong giờ học.
“Chúng tôi kêu gọi các bậc phụ huynh tạo điều kiện quan tâm, hỗ trợ học sinh để các em đảm bảo được yêu cầu học tập trong bối cảnh hết sức khó khăn này”, ông Thành nói.
Học trực tuyến giúp “rèn” phẩm chất trung thực của học sinh
Về việc kiểm tra đánh giá khi học trực tuyến ra sao, ông Thành cho hay, trong Thông tư 22 mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành để áp dụng cho chương trình phổ thông mới, có 4 bài kiểm tra định kỳ trong năm, mỗi kỳ có 2 bài là giữa kỳ và cuối kỳ. Hình thức kiểm tra có thể là trên giấy hoặc máy tính.
Với bài kiểm tra trên máy tính, nhà trường xây dựng ma trận đề thi để đảm bảo ra đề thi khách quan, minh bạch, đánh giá đúng năng lực học sinh. Trong trường hợp nếu có kết quả bất thường, như học sinh có học lực bình thường nhưng kết quả thi rất cao hoặc học tốt nhưng kết quả thấp do đường truyền kém, có vấn đề về kỹ thuật thì nhà trường có thể kiểm tra, đánh giá lại.
“Việc kiểm tra đánh giá trực tuyến, tôi cho là khá minh bạch. Quan trọng nhất là các nhà trường ra đề làm sao đảm bảo được tinh thần này”, ông Thành nói.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Ngoài ra, theo ông Thành, việc kiểm tra đánh giá định kỳ có thể thực hiện qua bài thực hành hoặc dự án học tập và khi đó học sinh có thể thực hiện tại nhà. Nhưng điều quan trọng nhất là báo cáo và trình bày báo cáo của học sinh và phần hỏi đáp của thầy cô, qua đó có thể đánh giá được chất lượng học tập. Đó chính là tinh thần của đánh giá vì sự phát triển năng lực của học sinh. Tuỳ theo đặc thù của môn học, các nhà trường có thể áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá này để vừa phù hợp với môn vừa phù hợp với tinh thần dạy học trực tuyến.
“Điều quan trọng ở đây không phải học sinh được bao nhiêu điểm mà là thúc đẩy được việc dạy học và giúp học sinh tiến bộ cả về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thực.
Cũng đã có người hỏi tôi về vấn đề này. Câu trả lời của tôi là bố mẹ phải làm sao nhìn thấy tương lai của con. Còn nếu không trung thực trong việc kiểm tra, đánh giá này thì vô hình trung lợi bất cập hại”, ông Thành nhắn nhủ tới các bậc cha mẹ học sinh.
Còn việc thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT, theo ông Thành, vẫn thực hiện theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
“Hình thức thi chỉ là một chuyện, quan trọng là nội dung thi. Tinh thần là từng bước đổi mới đề thi sao cho đề thi đó không phải là đề thi kiểm tra kiến thức mà là đề thi đánh giá phẩm chất, năng lực của người học. Sự khác nhau là nếu kiểm tra kiến thức thì chỉ sử dụng kiến thức đó làm bài tập, còn đánh giá năng lực là sử dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề đó trong thực tiễn, như thế mới đúng mục tiêu chúng ta đặt ra”, ông Thành nói.
Những chia sẻ trên được đại diện Bộ GD-ĐT chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Năm học mới trong đại dịch" do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 6/9.
Thanh Hùng (ghi)

Một mùa khai giảng không thể nào quên
Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh cả nước đã dự lễ khai giảng năm học có lẽ đặc biệt nhất từ trước đến nay.
" alt="Bộ Giáo dục nói về tinh giản nội dung khi dạy học trực tuyến"/>
Bộ Giáo dục nói về tinh giản nội dung khi dạy học trực tuyến
Theo tờ Tân Hoa Xã, thầy giáo trẻ trên có tên Lại Gia Ích (Lai Jiayi), sinh năm 1995 tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Bắc Hải, thuộc Quảng Tây, Trung Quốc. Từ nhỏ, Gia Ích đã được ông bà chăm bẵm, nên tình cảm của cậu đối với ông bà rất sâu đậm. |
Đứng đầu top tìm kiếm trên Douyin - ứng dụng TikTok dành riêng cho người Trung Quốc |
Sau khi tốt nghiệp Học viện Sư phạm Ngọc Lâm mùa hè vừa qua, Gia Ích đã chọn quay trở về quê hương để làm giáo viên chủ nhiệm cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Hồng Miên.

|
Lại Gia Ích (Lai Jiayi) là một trong những giáo viên trẻ có nhiều fan hâm mộ trên các trang mạng ở đất nước tỉ dân. Video về thầy giáo trẻ này đăng tải trên Douyin có hơn 1,8 triệu người xem. |
“Tôi vừa có thể chăm sóc ông bà, vừa có thể hoàn thành mơ ước được làm thầy giáo tại quê hương của mình. Tôi là một cử nhân được nhận chính sách hỗ trợ của chính phủ. Nếu không có sự giúp đỡ của chính sách trên, thì bản thân tôi không thể hoàn thành việc học”, Gia Ích cho biết.
“Tôi muốn làm hết sức mình để cống hiến cho xã hội, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tại quê hương. Để từ đó có thêm nhiều em nhỏ có thể tiếp thu nền giáo dục chất lượng, sau khi hoàn thành việc học thì chúng có thể quay trở về xây dựng quê hương”, Gia Ích nói thêm.
 |
Lại Gia Ích cũng từng gây chú ý với bộ ảnh cưới chụp cho ông bà ngoại 80 tuổi. |
Theo Tân Hoa Xã, chính sách hỗ trợ cho sinh viên của Trung Quốc bao gồm toàn bộ học phí, chỗ ở và tiền sinh hoạt cho sinh viên trong thời gian họ học tập, cũng như đảm bảo sinh viên sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp. Dĩ nhiên sau khi tốt nghiệp, những sinh viên này sẽ phải quay trở về quê hương và tham gia giảng dạy tại đó trong ít nhất 6 năm.
Nếu đã nhận hỗ trợ nhưng không muốn quay trở về quê hương giảng dạy, họ sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ học phí và một khoản tiền phạt theo quy định.
Theo số liệu thống kê chính thức, Trung Quốc có gần 18 triệu giáo viên. Nhưng thiếu giáo viên và không đạt cơ cấu hiện vẫn là vấn đề khá nổi cộm. Điều này làm dấy lên câu hỏi về việc vì sao nhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không muốn trở thành giáo viên.
“Trước đây, rất nhiều người cho rằng nghề nhà giáo là nghề nghiệp “rảnh rỗi”, được nghỉ nhiều và ít tiết dạy. Nhưng tới khi vào làm việc, họ mới phát hiện sự thật không phải như thế. Ngoài thời gian dạy học, giáo viên còn phải sửa bài tập về nhà, viết giáo án, chuẩn bị bài giảng… Ngoài ra, các giáo viên còn chịu áp lực từ trường học và hội phụ huynh.
Tại những vùng kinh tế kém phát triển, các giáo viên chỉ được nhận mức lương thấp. Không những vậy, họ còn mắc các bệnh nghề nghiệp như viêm họng hạt, thoái hóa đốt sống cổ, khiếm thính, giãn tĩnh mạch,...” – Tân Hoa Xã lý giải và cho rằng những người như Lại Gia Ích vẫn yêu và lựa chọn nghề giáo viên quả thật rất hiếm thấy.
Tuấn Anh (Theo Tân Hoa Xã, Weibo, Bilibili, Douyin...)

Trung Quốc vinh danh những nhà giáo cống hiến cho nông thôn
Một người phụ nữ liên tục xuất hiện trên báo chí Trung Quốc thời gian qua là nhà giáo Zhang Guimei (Trương Quế Mai) - người đã thông qua giáo dục để giúp đỡ nữ sinh nghèo ở miền núi vươn lên và thay đổi số phận.
" alt="Thầy giáo trẻ về quê dạy học gây sốt trên Tiktok Trung Quốc"/>
Thầy giáo trẻ về quê dạy học gây sốt trên Tiktok Trung Quốc