| Thanh niên Mù Cang Chải đi sắm ĐTDĐ ở chợ Ngã ba Kim (Pù Luông,Dếkết quả tennis Mù Cang Chải). Ảnh: N.Đ |
Sau cú vê ga, chiếc Win “Tàu” chở bao nông sản do một thanh niên người Mông quần áo lem đầy đất “cầm cương” rú lên, bánh sau quay tít đẩy chiếc xe vọt qua đoạn đường đất trơn trượt rồi phanh khựng ngay trước cửa điểm Bưu điện Văn hoá xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải). Tỏ vẻ thất vọng, đá đá chân vào cái lốp sau với đoạn xích cam quấn xung quanh đã bị đứt thành mấy đoạn (ở Mù Cang Chải, đồng bào thường mua thêm xích cam cũ của xe máy để quấn quanh lốp, tạo thêm ma sát hạn chế trơn trượt khi băng rừng, vượt núi - PV), không chần chừ, chàng trai liền rút ngay ra một chiếc ĐTDĐ màu đỏ đen gọi cho ai đó bằng tiếng Mông. Thấy chúng tôi ngạc nhiên nhìn anh chàng người Mông bấm số di động “choanh choách” rất… Hi-tech, anh lái xe của UBND tỉnh Yên Bái đứng kế bên hồ hởi: “Cậu ta gọi điện báo cho bạn là xe bị trục trặc, sẽ về sau đấy. Chuyện thanh niên ở bản quanh đây như Trống Páo Sang, Trống Tông, Tả Chí Lừ... sử dụng ĐTDĐ để liên lạc như thế giờ chẳng hiếm. Nhưng chỉ dám dùng loại rẻ tiền của Q-Mobile, của điện thoại Trung Quốc thôi”. Quả thực, trong suốt hành trình của chúng tôi khi chạy xe qua địa phận thị trấn Mù Cang Chải, xã Chế Cu Nha hay Púng Luông…, thì thỉnh thoảng vẫn gặp đồng bào người Mông trên tay rủng rỉnh chiếc ĐTDĐ với màu xanh, hoặc đỏ bắt mắt. Tuy nhiên, cũng đáng chú ý là ở trung tâm thị trấn Mù Cang Chải hay khu vực chợ Ngã ba Kim (nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc trong khu vực xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải), hầu hết tại các cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ đều thấy sự hiện diện của thương hiệu Q-Mobile, điện thoại Trung Quốc hỗ trợ đầy đủ tính năng nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, quay video… Và chiếm số lượng ít hơn là loại giá rẻ chỉ khoảng trên 600.000 đồng có đèn pin của Nokia (như Nokia 1800). Còn lại, hàng loạt điện thoại gắn mác thương hiệu Việt khác như F-Mobile (FPT), Hi-Mobile (HiPT), Bluefone (CMC) hay Avio (VNPT)… gần như vắng bóng. |