Ngày 21/8, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) – ông Trương Quốc Cường – đã kí 5 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 công ty dược, gồm: Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2, Công ty cổ phần tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco, Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 - Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3, Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng.
Nhiều công ty bị xử phạt hành chính vì nhập khẩu thuốc kém chất lượng |
Các công ty này đã nhập khẩu nhiều loại thuốc không đạt yêu cầu chất lượng (mức độ 2 hoặc 3) theo quy định của pháp luật. Hầu hết các thuốc được nhập khẩu đều có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính 100 triệu đồng/công ty, các công ty này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ nhập khẩu thuốc trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký ban hành các quyết định trên.
Riêng với Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1- Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh phải ngừng hoạt động nhập khẩu thuốc trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký ban hành quyết định xử phạt.
Đối với các lô thuốc đã thanh toán, giao hàng trước khi ký ban hành quyết định này, công ty được phép tiếp tục nhập khẩu nhưng phải thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc theo quy định.
5 công ty bị xử phạt vi phạm lần này phải phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tái xuất hoặc huỷ toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo đúng qui định hiện hành, báo cáo Cục Quản lý Dược kết quả chậm nhất sau 10 ngày thực hiện.
Thời gian gần đây, Cục Quản lý Dược liên tiếp có các công văn rút số đăng kí đối với một loạt thuốc ngoại tại Việt Nam (chủ yếu là thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ), rút giấy phép hoạt động của 2 công ty dược Ấn Độ tại Việt Nam vì sản xuất thuốc kém chất lượng.
Ngày 19/8 vừa qua, Cục đã có công văn yêu cầu tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thuốc trong cả nước.
Lo ngại về chất lượng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ Thuốc sản xuất từ Ấn Độ đang đặt ra nhiều lo ngại về chất lượng khi liên tục bị phát hiện không đảm bảo chất lượng. Thống kê năm 2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ trúng thầu vào các bệnh viện tại Việt Nam đứng thứ 2 trong tất cả các thuốc nhập ngoại (chiếm gần 14%, chỉ thấp hơn thuốc nhập khẩu từ Đức với tỉ lệ 16%). Còn trên thị trường tự do, thuốc có nguồn gốc Ấn Độ cũng rất phổ biến. |
Ông Kuo đưa ra dự đoán dựa theo cuộc khảo sát mới nhất của ông, nguồn cung iPhone đang bị ảnh hưởng do virus corona khiến doanh số iPhone giảm đến 10% (khoảng 30 - 40 triệu chiếc) trong Q1/2020.
Xa hơn nữa, ông Kuo cho biết rất khó dự đoán tình hình trong Q2/2020 do dịch bệnh virus corona diễn biến khó lường.
Tuần trước, Kuo cho biết các sản phẩm mới của Apple đáng mong đợi trong năm nay bao gồm sạc không dây, AirTag và tai nghe over-ear. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, dịch virus corona có thể trì hoãn việc ra mắt các thiết bị này.
Dịch virus Vũ Hán có thể làm chậm quá trình sản xuất iPhone |
Mới đây, Apple đã đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và văn phòng công ty ở Trung Quốc đại lục đến ngày 9/2 tới do virus corona. Thời gian đóng cửa có thể sẽ kéo dài thêm nếu dịch virus Vũ Hán tiếp tục diễn biến xấu. Điều này có thể sẽ làm gián gián đoạn tiến độ giao hàng của hàng triệu chiếc iPhone.
Các yếu tố khác có thể làm giảm doanh số smartphone toàn cầu bao gồm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nhu cầu thay thế từ smartphone 4G sang 5G thấp hơn so với mong đợi của các công ty.
Kuo dự đoán nửa đầu năm 2020 sẽ rất khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty Trung Quốc.
Hải Nguyên (theo 9to5mac)
Một báo cáo mới đây cho biết, iPhone 9 đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm, trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt từ giữa tháng 2 này.
" alt=""/>iPhone có thể bị giảm doanh số đến 40 triệu chiếc do virus corona