Mặc dù không nằm trong danh sách xe bán chạy được VAMA thống kê, nhưng doanh số của Hyundai Grand i10 thậm chí còn hơn của Toyota Vios và Kia Morning.
Cụ thể, theo tiết lộ từ đại diện của Hyundai Thành Công, đơn vị đã bán ra khoảng 20.000 chiếc Hyundai Grand i10 năm 2016 và trở thành chiếc xe bán chạy nhất của thương hiệu này tại Việt Nam. Thành công của i10 cũng giúp cho doanh số bán ra trong năm 2016 của Hyundai Thành Công đạt 36.400 chiếc trong năm 2016.
Trong vài ba năm trở lại đây, Hyundai Grand i10 đã là một trong những chiếc xe có doanh số bán ra thành công nhất tại Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu từ Hyundai Thành công, tổng doanh số 3 năm từ 2014 -2016 đạt hơn 50.000 chiếc i10 đã được bán ra tại thị trường Việt Nam. Lý do khiến mẫu xe này không được nhắc đến trong các bảng thống kê xe bán chạy là do Hyundai Thành Công không thuộc VAMA và đơn vị này cũng không thường xuyên công bố doanh số bán ra của mình.
Tại Việt Nam, mẫu xe cỡ nhỏ này có nhiều lựa chọn và có mức giá khá hợp lý, từ 360 triệu đến dưới 500 triệu đồng tùy phiên bản.
" alt=""/>Điểm danh 3 mẫu xe giá rẻ bán chạy nhất Việt NamPhát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 11 mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, về tiến độ thực hiện cổ phần hóa hai doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT là VTC và MobiFone sẽ phải xem xét lùi thời hạn sau năm 2018. Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, Chính phủ đang rất quyết tâm triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ TT&TT sẽ xem xét để có văn bản báo cáo Chính phủ xin cho lùi thời hạn cổ phần hóa VTC, MobiFone đến năm 2019. Lý do là hai doanh nghiệp này còn phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến công nợ và thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai chưa giải quyết xong, do đó chưa thể làm báo cáo tài chính doanh nghiệp đúng thời hạn.
Theo theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, xây dựng danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo từng năm (giai đoạn 2017 – 2020), MobiFone và VTC hoàn thành cổ phần hóa năm 2018, VNPT hoàn thành năm 2019.
Vào tháng 8/2017, Bộ TT&TT thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ TT&TT giai đoạn 2016 – 2020. Tại cuộc họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ TT&TT giai đoạn 2016 – 2020, Vụ Quản lý doanh nghiệp cho biết, căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, xây dựng danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo từng năm (giai đoạn 2017 – 2020) tại Quyết định số 53//2016/-QĐ – TTg ngày 28/12/2016 của chính phủ, Bộ TT&TT đã rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm trong giai đoạn 2017 – 2020. Cụ thể, MobiFone và VTC hoàn thành cổ phần hóa năm 2018; VNPT hoàn thành năm 2019 và VNPost không thuộc đối tượng phải cổ phần hóa.
Tại Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5 Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc Bộ gồm, MobiFone, VTC, VNPost và thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại đối với VNPT. Thời hạn hoàn thành trước 31/8.
" alt=""/>Xin lùi thời hạn cổ phần hóa VTC, MobiFone đến năm 2019