Các mạng xã hội (MXH) đã bắt đầu phải nhận đòn "hồi mã thương" cho việc không kiên quyết làm trong lành và an toàn môi trường của mình. Ngày 1/7,ạngxãhộiđếnngàytrảgiádự báo thời tiết hôm nay thêm hơn 100 công ty - trong đó có LEGO Group, Dunkin Donuts, PopSockets, Consumer Reports… - tham gia chiến dịch tẩy chay Facebook. Bảng danh sách này còn có Microsoft, Sony, Coca-Cola, Honda Mỹ, Verizon, Levi Strauss, Target, Best Buy, Pfizer, Ford, Adidas, Clorox, Chobani, Starbucks… Theo Forbes, mỗi năm, hơn 500 thương hiệu đã chi nhiều trăm triệu USD quảng cáo cho Facebook.
Facebook đang bị chỉ trích gay gắt
Việc Unilever, ông lớn ngành hàng tiêu dùng nhanh, quyết định sẽ ngừng các hoạt động quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter tại thị trường Mỹ đến hết năm 2020 giống như dấu chấm trên chữ "i" trong chiến dịch tẩy chay hoạt động quảng cáo trên các trang MXH mà hơn 100 công ty khác đã khởi động từ giữa tháng 6-2020. Riêng với Facebook, Unilever là công ty lớn nhất ngừng quảng cáo trên MXH này.
Các nhóm quyền công dân ở Mỹ, trong đó có Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu và Liên đoàn Chống phỉ báng, đã phát động chiến dịch "Ngừng phát tán nội dung thù hận để thu lợi nhuận" - Stop hate for profit (SHFP) vào ngày 17-6, gây áp lực buộc những công ty lớn phải ngừng quảng cáo ít nhất trong tháng 7 đối với Facebook mà họ cho rằng đã không ngăn chặn "các diễn viên xấu sử dụng nền tảng này để gây hại". Facebook bị phê phán về những lỗ hổng trong chính sách và phản hồi chậm trễ với các phát ngôn thù địch, từ ngữ kích động bạo lực và các bài đăng gây chia rẽ khác.
Website chính thức của chiến dịch Stop hate for profit (Ngừng phát tán nội dung thù hận để thu lợi nhuận) Ảnh: INTERNET
Chiến dịch SHFP chỉ rõ rằng Facebook trong năm 2019 đã kiếm được gần 70 tỉ USD tiền quảng cáo nhưng vẫn cho phép "kích động bạo lực chống lại những người biểu tình đấu tranh cho công lý chủng tộc" và "nhắm mắt làm ngơ cho sự đàn áp cử tri một cách trắng trợn". Những chuyện này có liên quan tới tình hình rối ren ở Mỹ thời gian gần đây - giọt nước tràn ly là vụ cảnh sát da trắng có hành động mang tính bạo lực làm tử vong một người da màu 46 tuổi tên George Floyd tại TP Minneapolis, bang Minnesota ngày 25-5.
Theo bà Ashley Zandy, người phát ngôn của Facebook, công ty đã đầu tư hàng tỉ USD mỗi năm cho việc "giữ cho cộng đồng chúng ta an toàn". Trong một thông cáo, bà cho biết: "Chúng tôi biết mình còn nhiều việc phải làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhóm dân quyền cũng như những chuyên gia để phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách nhằm tiếp tục cuộc chiến này".
Trang công nghệ The Verge nhấn mạnh: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Facebook phải đương đầu với một cuộc tẩy chay tập thể có tổ chức quy mô lớn từ các nhà quảng cáo". Trên website của mình, chiến dịch tẩy chay SHFP ghi rõ: "Chúng ta hãy gửi cho Facebook một thông điệp mạnh mẽ: Lợi nhuận của bạn sẽ không bao giờ đáng để thúc đẩy sự ghét bỏ, sự cố chấp, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và bạo lực".
Tạp chí Forbes cho biết tới ngày 1-7, hơn 500 khách hàng tiếp thị đã tham gia chiến dịch tẩy chay Facebook. Họ nói rằng mình sẽ không làm việc với Facebook cho tới chừng nào MXH này có những hành động ý nghĩa để chống lại tình trạng đưa thông tin sai lạc và các nội dung thù hận.
Trước nay, khi đụng chuyện thì nhiều MXH đổ thừa là do công nghệ và thiếu nhân sự để kiểm soát. Thực tế là vì họ muốn thu hút được nhiều người dùng hơn và làm cho mọi người thấy rằng đây là những MXH tự do, mang tính cá nhân hóa cao, các thành viên được bảo đảm cao nhất về quyền tự do ngôn luận và thể hiện mình. MXH nào cũng đưa ra bộ nguyên tắc cộng đồng nhiều chữ, đầy rối rắm để cuối cùng giành quyền phán xét về phần mình.
Lâu nay, chuyện bê bối và có vấn đề của các MXH vẫn thường được đề cập nhiều. Tuy nhiên, do tính lẻ tẻ và chưa đủ để ảnh hưởng tới nguồn thu của mình, các MXH vẫn làm ngơ. Song, trong bối cảnh các doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại, thậm chí có thể phá sản do kinh tế đình trệ, mọi người đã thấm hơn về tình trạng nhiễu nhương, nguy hiểm vì MXH để những đối tượng có âm mưu lợi dụng gây rối ren. Các doanh nghiệp vừa có cớ do đại dịch Covid-19 vừa bắt tay chống lại các MXH. Giờ đây, chính người Mỹ mới thấy rõ tình trạng bạo loạn, thù địch bùng nổ vừa qua ở nước này một phần là do chịu tác động của các MXH - phương tiện hiệu quả để làm lây lan sự kích động và những tư tưởng, ý nghĩ cực đoan có hại cho xã hội.
Google bắt đầu trả phí cho một số báo
Trong khi đó, tập đoàn công nghệ internet Google vừa cho thấy một sự thay đổi trong cách làm khi chấp nhận bắt đầu chia sẻ lợi nhuận (nói gọn là "trả phí") cho các nhà cung cấp nội dung (như tòa soạn báo).
Ngày 25/6, Google thông báo sẽ trả phí cho những "nội dung chất lượng cao" của các hãng tin địa phương tại Úc, Đức và Brazil. Những nội dung này sẽ được đăng trên dịch vụ mới của Google - chính thức ra mắt cuối năm 2020 trên nền tảng News và Discover.
Trước đó, nhiều cơ quan truyền thông đã nỗ lực đấu tranh với các MXH về việc trả phí cho những thông tin của báo chí bị các MXH khai thác, cho rằng đây là sự công bằng. Các ông lớn như Google và Facebook đều luôn tìm cách né tránh yêu cầu này. Thậm chí, họ lập luận rằng chính nhờ việc được phát tán nội dung trên các MXH mà báo chí có thêm nhiều người đọc và có thể tăng thêm nguồn thu quảng cáo. Trong thực tế, với xu hướng chung gần đây, người ta thích quảng cáo trên MXH hơn là trên các phương tiện truyền thông truyền thống. Và như vậy, báo chí truyền thống đã bị các MXH "cướp" mất nguồn thu quảng cáo - ngân sách chính để họ duy trì hoạt động.
MXH cũng bị quy trách nhiệm góp phần đẩy ngày càng nhiều tờ báo truyền thống vào chỗ phải thu hẹp hoạt động, thậm chí đóng cửa. Chẳng hạn, Google và Facebook bị Úc tố rằng đã tác động lớn đến báo chí ở nước này, dẫn tới số lượng phóng viên báo in và trang tin giảm hơn 20% từ năm 2014 vì bị mất hay giảm doanh thu quảng cáo.
Cho tới nay, tất cả mới chỉ là "thông báo" và chỉ có Google lên tiếng, cũng như giới hạn ở "nội dung chất lượng cao" và ở một số nước. Thế nhưng, việc Google đồng ý trả phí cho báo chí có thể được xem như một tiền lệ, một hình mẫu để các nước khác đấu tranh với những mạng truyền thông xã hội.
Sự "nhượng bộ" của Google chính là kết quả của sự quyết liệt và được cụ thể hóa từ chính phủ một số nước. Chỉ vài tuần sau khi cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp ra lệnh buộc Google đàm phán với các hãng tin và báo đài về khoản tiền thanh toán cho việc sử dụng lại nội dung của họ trên các dịch vụ Google, chính phủ Úc hồi tháng 4 đã tuyên bố sẽ buộc Google và Facebook trả tiền nội dung của các hãng tin, báo chí. Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg cho biết chính phủ nước này sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử vào tháng 7-2020, bắt buộc những công ty công nghệ như Facebook và Google phải trả tiền cho các hãng tin, báo, đài nếu sử dụng tin tức và nội dung của họ. Ông Josh Frydenberg nhấn mạnh rằng Úc muốn xây dựng "một sân chơi bình đẳng..., bảo đảm sự công bằng cho các hãng tin nỗ lực sản xuất nội dung tin tức".
Tất nhiên, cuộc đấu tranh với những MXH này sẽ có thêm sức mạnh nếu như được tiến hành bởi các nhóm nước như EU, ASEAN… thay vì từng nước, từng cơ quan riêng rẽ. Sức mạnh của sự đồng thuận và của cả một khu vực địa lý chắc hẳn sẽ khiến các "người khổng lồ" công nghệ quốc tế phải nghĩ lại.
Facebook sẽ xóa bài có nội dung kích động, bạo lực
Hôm 26/6, gần 10 ngày sau khi chiến dịch Stop hate for profit chống lại Facebook được phát động, MXH này đã công bố các chính sách mới chống lại những nội dung mang tính thù hận. Trong đó, Facebook cho biết sẽ gắn nhãn (label) bất kỳ bài đăng nào vi phạm chính sách của MXH này nhưng còn ở mức độ đủ đáng tin để duy trì trực tuyến. Facebook cũng sẽ xóa tất cả bài kích động bạo lực hoặc tìm cách đàn áp cử tri...
Thực tế là trong vài năm qua, Facebook đã củng cố các nhóm và công nghệ dành riêng cho việc loại bỏ ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch trên MXH của họ. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng những nỗ lực của Facebook vẫn chưa đủ mạnh và còn nhiều bất cập.
Google chỉ "nhượng bộ"?
Trên blog chính thức của Google ngày 25-6, ông Brad Bender, Phó Chủ tịch Google phụ trách sản phẩm, thông báo tập đoàn công nghệ internet này đang tiến hành chương trình giấy phép nhằm hỗ trợ nền công nghệ tin tức, bắt đầu từ một số nước trên thế giới. Để mở đầu, Google đã ký thỏa thuận đối tác với một số nhà xuất bản thông tin quốc gia và địa phương ở Đức, Úc, Brazil.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng động thái trên của Google mang tính nhượng bộ hơn là một chính sách cụ thể của ông lớn công nghệ internet này. 顶: 632踩: 9269
Mạng xã hội đến ngày 'trả giá'
人参与 | 时间:2025-01-23 12:55:43
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- Sự sụp đổ của 'con đường tơ lụa trên Internet'
- Đầu tư bất động sản: Rót tiền vào giỏ nào?
- Khi cuộc đời khốc liệt với ước mơ
- Siêu máy tính dự đoán Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
- Hai thiếu niên đâm cụ bà 78 tuổi để cướp tài sản
- Cơ hội cuối sở hữu phân khu ‘vàng’ The Origami Park ở Vinhomes Grand Park
- Bruno Fernandes, người hùng MU, mờ nhạt cạnh Ronaldo ở Bồ Đào Nha
- Soi kèo góc RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1
- “Người biết đủ” phân trần về chuyện ngoại tình
评论专区